Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

65. Thiền Sư Phong Huyệt Diên Chiễu, Tổ thứ 41, đời thứ 4 Thiền Phái Lâm Tế

13/10/202107:10(Xem: 11302)
65. Thiền Sư Phong Huyệt Diên Chiễu, Tổ thứ 41, đời thứ 4 Thiền Phái Lâm Tế


209_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Dien Chieu


Kính bạch Sư Phụ


Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về thiền sư Phong Huyệt Diên Chiểu (896-973).

Ngài Diên Chiểu thuộc đời thứ tư của thiền phái Lâm Tế, ngài trụ trì chùa Phong Huyệt nên cũng được gọi là Thiền Sư Phong Huyệt Diên Chiểu.

 

Thuở nhỏ ngài thông  lỗi lạc, học rộng hiểu nhiều, cha và anh của ngài ép ngài đi thi ra làm quan. Khi tới kinh đô, ngài bỏ thi và đến chùa Khai Nguyên xin xuất gia với thiền sư Trí Cung.

Sau khi thọ giới Cụ Túc, Ngài lên đường đi hành khước và gặp thiền sư Cảnh Thanh. Thiền sư Cảnh Thanh hỏi ngài đến đây phải qua sông nhỏ.

Ngài đáp thuyền to chỉ bay trên không.

Thiền sư Cảnh Thanh biết là ngài Diên Chiểu chỉ nói chữ nhưng chưa đạt đạo rốt ráo.

Ngài Diên Chiểu nói tiếp, biển cả thuyền chiến ra khơi còn sợ.

TS Cảnh Thanh biết ngài Diên Chiểu giỏi, thiền sư muốn thử lửa, thiền sư đưa cây phất trần lên để xem thiền khách có nhận ra ý chỉ không.

Ngài Diên Chiểu hỏi cái này là cái gì.

TS Cảnh Thanh biết là ngài Diên Chiểu chưa ngộ và đuổi ra khỏi giảng đường.

 

Ngài Diên Chiểu ra đi ngoài nhưng nghĩ rằng mình đến đây để tu học, chưa đạt được gì mà đi về thì uổng phí cho cuộc đời, nên ngài quay trở lại sám hối  với Sư phụ vì “con đã có lời trình bày cạn hẹp, nếu con không nói lời khó nghe thì con không thấy được từ tâm của Hoà Thượng độ cho con”.

TS Cảnh Thanh bảo hãy nói ra những gì con thấy được.

Ngài Diên Chiếu trả lời, nếu nói ra thì được cái gì.

TS Cảnh Thanh hiểu là ngài Diên Chiểu chưa đạt đạo rốt ráo nhưng có thấy tánh một chút.

 

Ngài Diên Chiểu từ tạ TS Cảnh Thanh đến tu học với TS Hoa Nghiêm, tại đây duyên lành giúp ngài gặp thị giả Khoách (đã ngộ tánh) đệ tử của TS Huệ Ngung. Ngài Diên Chiểu kết làm bạn và thầm ngộ được “chỉ yếu tam huyền” của Tông Phái Lâm Tế, nên ngài rất thích thú.

 

Sư phụ giải thích: Yếu chỉ Tam Huyền là: 1.Thể trung huyền: những câu nói hoàn toàn không trau chuốt văn hoa, chỉ nhắm vào chân tướng của vạn hữu. 2/ Cú trung huyền: lời nói chân thực, không liên quan đến tình thức, nhằm tỏ ngộ ý nghĩa sâu kín của lời nói. 3/ Dụng trung huyền: câu nói sâu xa mầu nhiệm, xa lìa tất cả sự trói buộc của ngữ cú...


Ngài Thị giả Khoách khuyên Ngài Diên Chiểu đến gặp thiền sư Nam Viện Huệ Ngung.


Ngài liền tìm đến Nam Viện để cầu pháp. Đến nơi, ngài không lễ bái. TS Nam Viện cảnh báo: “Vào cửa phải rành chủ”.


Kính mời xem tiếp



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 34119)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
05/04/2013(Xem: 16697)
Sau khi Ðức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma". Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả.
04/04/2013(Xem: 7380)
Giới thiệu: Trong bài kinh nầy, Đức Phật tóm tắt các điều cần yếu của một cư sĩ Phật tử: thọ trì Tam Quy (Phật-Pháp-Tăng), thực hành Ngũ Giới, và sống theo tinh thần "tự lợi, lợi tha", giúp cho bản thân được thăng tiến và đồng thời cũng giúp đỡ, khuyến khích người khác cùng được thăng tiến trong Chánh Pháp.
04/04/2013(Xem: 7396)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch : Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp", nghĩa là pháp tối thượng (PHIÊN DỊCH DANH NGHĨA TẬP 4), cũng dịch là "giáo", là "truyền", nghĩa là giáo pháp được lần lượt truyền trao nhau (NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA 24)
04/04/2013(Xem: 10951)
Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/04/2013(Xem: 7114)
1. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà-Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền, xét về số lượng cũng như diệu lý. Kinh gồm 600 quyển, chiếm tới 3 tập với 3.000 trang in khổ lớn của Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu (ĐTK/ĐCTT, No 220, các tập 5,6,7), do Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán.
04/04/2013(Xem: 5277)
Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji, mà các lân bang quen gọi là Licchavì, là một đô thị phát triển trù phú thời đức Thích Tôn tại thế, và những người Licchavì giàu có, vinh quang, được ví như các thiên thần cõi trời Ðao-lợi (Trayastrimsa).
04/04/2013(Xem: 6000)
Kinh Giải Thâm Mật gồm năm quyển do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch tại chùa Hoằng Phúc niên hiệu Trinh Quán thứ 21 (năm 647) đời Ðường. Tương truyền bản tiếng Phạn bộ kinh này có mười vạn bài tụng, bản dịch hiện nay là bản lược dịch có một ngàn năm trăm bài tụng, chia làm 8 phẩm. Trước đó, quyển kinh này đã có ba bản dịch
04/04/2013(Xem: 5514)
Kinh Hoa Nghiêm, gọi đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, là bộ kinh điển trọng yếu hiển bày ý nghĩa tuyệt vời về nhân hạnh quả đức của Phật-đà như tạp hoa trang nghiêm rộng lớn viên mãn, vô tận vô ngại, qua các vị Bồ-tát lớn Phổ Hiền, Văn-thù, sau khi Phật thành đạo tại các nơi như Bồ Đề Tràng v.v…
04/04/2013(Xem: 6074)
Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh lớn của hệ thống Kinh tạng Đại thừa Phật giáo, được các học giả phương Tây cho là 1 trong 20 Thánh thư phương Đông. Sự hành trì tụng niệm một cách sâu rộng và bền bỉ của Phật tử đối với Kinh Pháp Hoa cho thấy rằng đây là một bộ kinh đặc biệt về cả hai mặt triết lý và huyền bí. Ở Việt Nam, Kinh Pháp Hoa được trì tụng hàng ngày như một thời khóa tu học kể cả chư tăng lẫn Phật tử tại gia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567