Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

62. Sư Cố là ai? (Đặng Nga)

17/06/201408:47(Xem: 15549)
62. Sư Cố là ai? (Đặng Nga)

 Theo lời thỉnh nguyện của chùa Phật Tổ Thích Ca, hằng năm vào khoảng trước Tết Nguyên Đán Thầy Phương Trượng Viên Giác đều sang Thụy Sĩ để hướng dẫn các Phật tử 2 ngày thọ Bát Quan Trai và nhân đó cũng để thăm viếng, khích lệ cộng đồng tinh tấn tu tập. Hồi đó, lúc ông xã tôi còn đi đứng bình thường và nhà cũng không xa chùa mấy nên chúng tôi thường đến chùa và được gặp Thầy một vài lần, nhưng chỉ ở xa nghe Thầy giảng thôi rồi về.

 Năm nay như một nhân duyên tốt, chị Hai tôi ở Hamburg có nhắc đến Thầy và báo tin Thầy sẽ sang Thụy Sĩ, tôi bỗng thấy nhớ đến Thầy và làm gan mời Thầy đến thăm nhà lần nữa vì cách đây lâu lắm Thầy có đến nhà tôi một lần rồi. Và Thầy nhận lời đến! Ông xã tôi bị bịnh nặng nhưng nghe Thầy thăm cũng vui mừng cố gắng ngồi xe lăn để tiếp Thầy. Con gái Út tôi cũng có ở nhà hôm đó. Câu chuyện bắt đầu là tôi nói với con nhỏ gọi Thầy là Sư Cố vì Thầy là Thầy của bà ngoại. Nó không hiểu nhưng cũng nghe lời gọi theo nhưng Thầy cười vui vẻ bảo nó gọi bằng Thầy được rồi. Sau khi Thầy về nó hỏi: ”Sư cố là ai? ở đâu vậy mẹ?”. Câu hỏi của nó bình thường tự nhiên nhưng làm cho tôi hơi chột dạ. Thứ nhất là không biết có từ Sư Cố trong Phật giáo Đại Thừa không? hay là tôi nói trật mà Thầy vẫn cười thông cảm. Thứ hai là biết nói Thầy ở đâu đây khi tôi cũng không biết, vả lại Thầy đã là người vô sự ”hưu tri” rồi thì Thầy như cánh chim bay khắp mọi nơi có biết Thầy ở đâu chắc đâu mà nói. Nhưng mà những điều đó không có gì quan trọng.

 Thầy vẫn là Thầy như thuở nào. Tôi trả lời đại khái cho xong câu hỏi. Nhưng từ câu hỏi đó làm gợi cho tôi hình ảnh về Thầy và làm duyên cho tôi hôm nay có cảm hứng viết lên những dòng về Thầy.

 Thật ra từ trước đến giờ tôi và Thầy ít gặp và biết nhau. Tôi sống xa nhà từ nhỏ. Lớn lên lại lấy chồng xa nên ít gần gũi gia đình. Má tôi thì thích tu tập theo Đại Thừa, còn tôi và người chị thứ sáu thì được người cô dẫn dắt theo truyền thông Nguyên Thủy. Do vậy các vị bên Bắc Tông tôi không biết nhiều lắm.

 Riêng về Thầy thì hồi đó khi má tôi còn sống tôi thường được nghe bà kể và nhắc về Thầy. Bà có vẻ thương quí Thầy lắm. Mỗi lần mẹ con trò chuyện đều có đề tài về Thầy. Bà kể từ lúc biết Thầy khi chưa có chùa đến khi Thầy tạo dựng được một ngôi chùa lớn tráng lệ ở Hannover, từ cuộc sống giản dị, đơn độc, khó khăn của Thầy lúc đầu ở Đức cho đến vị học trò đầu tiên Thầy thường dẫn theo đến Lebach khi đi Phật sự là Thầy Hạnh Tấn, cho đến ngày Thầy có gần trăm đệ tử xuất gia và hàng ngàn đệ tử tại gia... Câu chót bao giờ má tôi cũng kèm: “Tao phục ổng thiệt đó!”. Do nghe vậy nên dần dà tôi có cảm giác như quen Thầy từ lâu.

 Tôi nhớ lần đầu gặp Thầy lâu nhất là lúc đám tang má tôi. Thầy ở lại 2 hôm phát tang và làm lễ. Mấy ngày đó vì buồn nên tôi cũng ít thăm hỏi, trò chuyện với Thầy. Tuy nhiên do lòng từ mẫn và cảm thông nên Thầy đã ân cần chỉ dạy chúng tôi những nghi lễ cũng như cách hướng tâm cúng dường đến vong linh cho má tôi nên tôi cảm thấy được an ủi, ấm cúng phần nào.

 Thời gian trôi qua khoảng 2 năm sau tôi được gặp lại Thầy tại chùa Phật Tổ Thích Ca. Do hoan hỷ nên sau buổi lễ tôi mời Thầy và phái đoàn về nhà tôi dùng cơm tối. Tôi quên mất hôm ấy là chủ nhật nên không có chợ để mua thức ăn. Tôi thật ái ngại và lo lắng vì không có chuẩn bị thức ăn trước nên đành cúng dường một bữa cơm đơn sơ đến phái đoàn và vị cao tăng như Thầy. Thầy điềm nhiên độ thực và vui vẻ như ở chùa. Sau đó Thầy có đốt cho má tôi một nén nhang và nói rõ cho mọi người biết tên tuổi lẫn pháp danh của bà. Tôi thật sự vô cùng cảm động và kính phục trước trí nhớ cẩn mật và đức độ của Thầy. Sau đó phái đoàn tiếp tục cuộc hành trình về Đức. Cuộc gặp gỡ tuy thật ngắn nhưng Thầy đã để lại nơi tôi một ấn tượng thật thân thiện và an lành. 

 Sau gần 10 năm vì hoàn cảnh gia đình tôi không có dịp đi chùa như trước nữa nên dần dà cũng ít liên lạc với các Thầy và các bạn hữu. Khi được chị Hai nhắc là Thầy qua lại Thụy Sĩ, bỗng nhiên trí óc tôi gợi lên những ký ức cũ về Thầy và tôi đã cố gắng đến thăm Thầy tại chùa. Tôi nghĩ chắc Thầy không nhớ mặt tôi đâu vì tôi thuộc loại tín nữ vô danh, tiểu tốt bao năm trời biệt vô âm tín, nên khi đến nghe Pháp tôi ngồi vào một góc nghe Thầy giảng. Bất ngờ Thầy gọi tên tôi để hỏi pháp giữa đám đông và còn chỉ điểm đúng danh là Phật tử Nam Tông chính thống. Tôi hết hồn kinh ngạc và khâm phục Thầy vô cùng. Dường như Thầy luôn là như vậy, hay quan tâm đến mọi người dầu người ấy có lưu lạc hay xa cách Thầy bao lâu, nhưng khi gặp lại Thầy vẫn ân cần như trong thân thuộc. Cử chỉ đó, đức hạnh đó khiến nọi người cảm thấy gần gũi với Thầy. Rồi Thầy đến nhà thăm theo lời mời, nhân tiện thăm ông xã tôi đang bị bịnh. Con gái Út cũng được một lần hội ngộ với Sư Cố. 

 Do câu hỏi của nó nên tôi mới ngẫm nghĩ. Sư Cố ”là ai?. Có phải Sư Cố là sự phụ của bà ngoại hay không? mà sao lại không quản ngại đến thăm một gia đình không cùng Tông phái Đại Thừa? Hay Sư Cố là người luôn với tấm lòng rộng lượng phóng khoáng không phân biệt giai cấp tín ngưỡng, luôn mở rộng tầm tay và tâm hồn với mọi người nên có khả năng thu phục được cả ba thế hệ? Hoặc Sư Cố có phải là vị Phương Trượng có đông học trò mà trong đó có những đệ tử tài đức và những Tăng túc uyên thâm? hay Ngài là vị Tăng lỗi lạc đã đóng góp một phần quan trọng trong việc truyền bá Giáo Pháp Đại Thừa tại Châu Âu mà cả Phật Giáo thế giới cũng công nhận công lao hoằng pháp này? Hay Sư Cố là một vị Tăng đã ly gia cắt ái nhưng vì hạnh nguyên độ đời vào giữa thế gian để dìu dắt người qua sông mê biển khổ? Cho dù Sư Cố là gì đi nữa thì với tôi Thầy đơn giản chỉ là vị Thầy khả kính với đầy đủ ý nghĩa và đi đến đâu Sư Cố cũng đem sự an bình, ấm áp cho mọi người.

 Còn “Sư Cố ở đâu?”. Người xuất gia có chỗ nào để buột chân đâu. Bốn bể năm châu đều là nhà mà. Thầy tuy tạo ra nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng không trụ vào nơi nào cả vì đối với Thầy tất cả đều là hư huyễn. Thầy đến và đi như là “như điển”. Vậy thì nghe Thầy ở đâu biết Thầy ở đó vậy thôi. Có phải chẳng Thầy là người mà:

 

Bình bát cơm ngàn nhà.

Thân chơi muôn dặm xa.

Mắt xanh xem người thế

Mây trắng hỏi đường qua?

 

Thuỵ Sĩ, 30.05.2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2023(Xem: 590)
- Chiếu Hiến Chương, Chương III, Điều 14, Thành Phần Nhân Sự của Hội Đồng Điều Hành - Chiếu biên bản phiên họp của Giáo Hội tại Khóa Tu Học PPUC kỳ 21 tại Y Camp Adair, Papakura, Auckland ngày 26/12/2023, nay: QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 22 sẽ được tổ chức từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 12 năm 2024 tại đất trại Woodhouse Activity Centre, Piccadilly, South Australia 5151 Điều 2: Thành phần nhân sự Ban Tổ Chức Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 22: -Trưởng Ban: TT Thích Viên Trí -Phó Ban điều hành tổng quát: ĐĐ Thích Viên Thành -Phó Ban đặc trách Nghi Lễ: TT Thích Nhuận Chơn -Soạn Thảo Chương Trình Giảng Dạy: Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục -Thư Ký: TT Thích Viên Tịnh. Phó Thư ký: Đh. Hải Hạnh -Thủ Quỹ: Đh. Lý Tố Lan. Phó Thủ Quỹ: Đh. Thiện Tâm -Ban Vận Chuyển: Trưởng Ban: Đh. Đồng Khiết -Ban Trần Thiết: Trưởng Ban: ĐĐ Thích Chúc Hân. Phó Ban: Đh. Trúc Lâm -Ban Cư Trú: Trưởng Ban: Đh. Giác Định -Ban Ẩm Thực: Trưởng Ban: SC TN
15/12/2023(Xem: 15545)
An lạc thảnh thơi là chất liệu tâm linh, là dược nguồn năng lượng mà mỗi người con Phật đều mong ước tìm cầu và trải nghiệm. Để đáp ứng nhu cầu thiết thực đó và tạo thuận duyên cho hàng Phật tử xa gần đến Auckland - NZ tu tập và tận hưởng suối nguồn an lạc, khóa tu học “AN LẠC THẢNH THƠI” sẽ được tổ chức tại trại YMCA Camp Adair nhằm giúp cho mỗi học viên tự trải nghiệm sự tinh thông của trí tuệ, an lạc của thân tâm, và thảnh thơi của tâm hồn thông qua việc thực hành giáo lý Phật Đà.
12/12/2023(Xem: 2357)
Thời tiết đã vào Thu, hoa lá đã chuyển màu, không mấy chốc mùa Đông sẽ trở về trên xứ Âu Châu. Cũng là thời gian của Khoá An Cư Kiết Đông 10 ngày sắp đến. Năm nay Giáo Hội quyết định tổ chức An Cư Kiết Đông tại : - Địa điểm : Tổ Đình Viên Giác - Hannover - Đức Quốc. - Thời gian : từ ngày 10.12.2023 đến 20.12.2023
29/10/2023(Xem: 796)
Đại diện nhà Chùa, Thầy Thích Nhuận Ân chia sẽ: “Về văn hoá và ngôn ngữ giữa hai nước Nhật- Việt, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến đời sống của bà con nơi đây. Và những khó khăn nhất định mà mọi người sẽ đối diện thường nhật từ sự rào cản này.” Tiếp lời, Sư cô Thích Nữ Giới Bảo cho biết: “Từ sự ngăn ngại về văn hoá và ngôn ngữ, các bậc phụ huynh và con cái sinh ra, lớn lên được tiếp xúc với môi trường, hoàn cảnh hiện tại. Nên giữa hai thế hệ sẽ gặp khó khăn về mặt truyền thông, giáo dục, văn hoá kể cả tín ngưỡng tâm linh. Thứ đến, vì cuộc sống kinh tế và gia đình nên bà con mình làm việc cũng nhiều hơn, đôi lúc những áp lực từ công việc cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Chính vì vậy, mỗi khi bà con về chùa được quý Thầy, quý Sư Cô hướng dẫn thực hành theo sự chỉ dạy của Đức Phật qua nhiều phương pháp như: tụng kinh, ngồi thiền, cầu nguyện…cũng phần nào giúp ích cho bà con về mặt tinh thần an tịnh và tích cực hơn, tháo gỡ những khó khăn về mặt tâm lý và cảm xúc trong cuộc sống”.
29/10/2023(Xem: 2690)
Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức Khóa Huân Tu Tịnh Độ và xuất gia gieo duyên trong 3 ngày, từ Thứ Sáu, 8-12-2023 đến Chủ Nhật 10-12-2023. Chương trình tu học mỗi ngày gồm có công phu, tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền, lễ sám, nghe Pháp, ăn cơm trong chánh niệm, chia sẻ pháp đàm . Mọi phương tiện, ăn uống, ngủ nghỉ… đều miễn phí.
28/10/2023(Xem: 2032)
Thấm thoát đã 40 năm kể từ ngày Phật tử Việt Nam tại Hòa Lan cùng nắm tay nhau gây dựng nền móng Phật sự tại quê hương mới này. 40 năm, một chặng đường dài, một chặng đường lịch sử đánh dấu sự thành hình của Phật giáo Việt Nam tại Hòa Lan nói chung và Chùa Vạn Hạnh nói riêng.
25/10/2023(Xem: 1021)
Chùa An Lạc tọa lạc tại số 5249 E. 30th Street, thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ. Vào lúc 6 giờ chiều ngày chủ nhật 22/10/2023, chùa tổ chức chương trình Ca nhạc gây quỹ xây dựng hội trường và Trường Việt ngữ chùa An Lạc tại Adaggios Banquet Hall, số nhà 5999 W. Memory Ln Ste C., Greenfield, Indiana 46140 với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc của GĐPT. chùa An Lạc và các ca sĩ: Quách Thành Danh, Minh Hiếu, Hồ Lệ Thu, Tuấn Hiền, Jennifer Ngọc, Châu Nhật Long, Diễm Tuyết, Mỹ Hiền …
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567