Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.

30/10/202319:41(Xem: 685)
36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.

 

Chùa Thiên Bình khởi sắc

 

        Chùa toạ lạc tại thôn Phú Bình 2, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.

        Khai sơn lập tự là Tổ Từ Ân (1886-1967), huý Đồng Trí, tự Thông Huệ. Ngài vốn là đệ tử thế phát quy y, xuất gia học đạo nơi Hoà thượng Thích Quảng Đức tại chùa Sắc tứ Thiên Ân ở thôn Phước Thuận, xã Ninh Đông, huyện Ninh Hoà vào năm Ngài 40 tuổi (Ất Sửu 1925).

        Năm Quý Mùi 1943, Ngài được Bổn sư cho phép vân du hành đạo, từ Ninh Hoà vào đến vùng đất Phú Bình – Bầu Đầm thuộc xã Suối Tân, tổng Hiệp Cát, huyện Vĩnh Xương (nay là xã Cam Tân, huyện Cam Lâm) thì dừng chân nghỉ ngơi. Chính trong thời gian này, nhân duyên đưa đẩy cho Ngài gặp gia đình kính tín Tam Bảo là ông Trần Đình Mộng và bà Nguyễn Thị Hoà cùng các con thỉnh Ngài về tư gia cầu pháp, xin quy y thọ giới toàn gia, đồng thời phát tâm cúng dường 4 sào ruộng, cùng 1 mẫu 4 đất thổ phát nguyện xây cất chùa.

        Sau một thời gian thi công, một ngôi chùa tranh vách đất tươm tất đã được dựng lên trên mảnh đất thổ cư với đầy đủ pháp cụ, pháp khí hoàn mỹ trang nghiêm, Ngài Từ Ân được cung thỉnh nhập tự và làm lễ khánh tạ, đặt tên chùa là Thiên Bình. Từ thời điểm đó, những người dân quê chất phác hiền hậu quanh vùng đã về nơi chốn tôn nghiêm để xin thọ giới quy y Tam Bảo với vị trụ trì đầu tiên của ngôi “Chùa Làng” ngày càng đông, phải đến hết một nửa dân số của làng Phú Bình đã thọ tam quy ngũ giới chính thức trở thành phật-tử (làng của thời xưa cũ đến nay đã được chia tách thành 2 làng Phú Bình 1&2)!

        Chiến tranh, loạn lạc…

        Năm Mậu Tý 1948, dân chúng phải dời khỏi làng Phú Bình để tập trung ở làng dưới khi giặc Pháp xua đuổi, tàn phá cửa nhà và đình chùa, vị trụ trì phải trở về lại Ninh Hoà. Bà con phật-tử khi di cư đã gìn giữ bảo quản những pháp cụ pháp khí của chùa, riêng chiếc đại hồng chung thì thả giấu dưới giếng, cho đến sau này tình hình ổn định (vào năm 1954) thì cùng nhau về lại làng cũ để dựng lại chùa tranh vách đất trên 3 sào đất do gia đình ông Phạm Khôi và bà Nguyễn Thị Lý hiến cúng.

        Trong thời gian điêu linh loạn lạc đó, Ngài Từ Ân đã về lại ngoài Ninh Hoà để xây dựng lại ngôi chùa mang tên Lạc Sơn, cắt cử người cháu ở lại Phú Bình với bà con phật-tử để duy trì Phật pháp, lo cúng kiếng lễ bái. Bà con phật-tử cùng các vị hào lão và những vị tín chủ đã phát tâm xây dựng lại ngôi chùa làng Thiên Bình với tường gạch mái ngói trang nghiêm. Giám tự vào thời gian này là người cháu của Ngài Từ Ân, đã thọ giới tỳ-kheo với pháp tự là Thích Pháp Thân (viên tịch năm Giáp Thân 2004).

        Vào năm Kỷ Hợi 1959, Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, do nhu cầu Phật sự quá cấp thiết, Ngài được Phật Học Viện đề cử vào trụ trì chùa Thiên Bình. Sau một thời gian, Ngài được Phật Học viện Trung phần gọi về tham gia công tác quản lý.

         Khi Giáo hội Thống nhất cơ cấu tổ chức Phật Học Viện toàn quốc, Ngài được đề cử giữ chức vụ Giám sự Phật Học Viện Hải Đức, đồng thời được mời giữ chức Giám viện Phật Học Viện Sơ đẳng Linh Sơn, (Chùa Linh Sơn Pháp Bảo, thôn Phú Nông, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang), nên đã không trở lại chùa Thiên Bình nữa.


chua thien binh (1)chua thien binh (2)chua thien binh (3)chua thien binh (4)chua thien binh (5)chua thien binh (6)chua thien binh (7)chua thien binh (8)chua thien binh (9)chua thien binh (10)chua thien binh (11)chua thien binh (12)chua thien binh (13)chua thien binh (14)chua thien binh (15)chua thien binh (16)chua thien binh (17)chua thien binh (18)chua thien binh (19)




        Năm 1960, các vị hào lão và phật-tử đã ra đến Ninh Hoà, đến chùa Sắc Tứ Thiên Ân trình nguyện vọng lên Hoà thượng trụ trì để xin cung thỉnh Ngài Từ Ân vào lại trụ trì chùa Thiên Bình. Ngài Từ Ân được Hoà thượng Bổn Sư cho phép đã vào hành đạo, hoằng pháp một thời gian, rồi ra lại chùa Lạc Sơn để tiếp tục lo Phật sự. Đến năm 1965, Ngài Từ Ân trở vào lại với chùa Thiên Bình đã hoàn mãn ngôi Chánh điện khang trang, Ngài đã không ngừng hoằng pháp lợi sanh khi tuổi cao sức yếu. Đến năm 1967, vị trụ trì đầu tiên của chùa Thiên Bình thâu thần thị tịch vào giờ Ngọ ngày 13 tháng 3 năm Đinh Mùi, hưởng thọ 81 tuổi, với 42 tuổi đạo, được Giáo Hội Tỉnh Khánh Hoà tấn phong Thượng Toạ. Sau này, theo di nguyện của Ngài Từ Ân, chúng đệ tử đã cải táng cung thỉnh di cốt của Ngài nhập bảo tháp được xây dựng trong khuôn viên chùa với sự chứng minh của chư tôn đức GHPGVN Huyện Cam Lâm và chùa Phổ Thiện vào năm 1998.

        Kể từ khi Ngài Từ Ân viên tịch, chùa Thiên Bình không có vị trụ trì, bà con phật-tử luân phiên nhau chăm nom hương đăng, gìn giữ ngôi Tam Bảo trong thời gian dài, có nhiều vị Tăng đến an trú hành đạo với cương vị giám tự, thủ tự một thời gian rồi cũng rời đi đến chùa khác, nên chỉ còn Ban Hộ Tự của làng là chính trong việc bảo tồn ngôi già lam.

        Vào năm 2008, Hòa Thượng Thích Minh Khai- Chánh Đại diện Phật giáo huyện Cam Lâm đã ký quyết định bổ nhiệm giám tự cho Thượng toạ Thích Tâm Niệm đang trụ trì Chùa Linh Sơn Pháp Ấn về kiêm nhiệm Chùa Thiên Bình. Lúc đó, ngôi chánh điện Chùa Thiên Bình đã xuống cấp trầm trọng, nhà cửa xung quanh tiêu điều cho nên Thượng toạ đã bắt tay vào công tác hướng dẫn phật-tử tu học, cũng từ đây Thầy bắt đầu làm sổ đỏ cho Chùa, cũng như việc xin giấy phép xây dựng ngôi Chánh điện để có nơi cho phật-tử tu học. Đó là một công tác Phật sự rất lớn, một công trình kiến trúc quan trọng mà Thượng toạ Thích Tâm Niệm đã phát đại nguyện hoàn thành viên mãn trong suốt thời gian giữ cương vị giám tự chùa Thiên Bình.

        Đến tháng tháng 7 năm 2022, Tỳ kheo Thích Đồng Tài, pháp hiệu Nghiêm Đức, được GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà bổ nhiệm trụ trì. Với đạo tâm kiên cố, tâm nguyện cao cả, cùng với sức trẻ xông xáo linh hoạt, Thầy đã nỗ lực trùng tu kiến thiết chùa Thiên Bình vốn đang tiêu điều vắng lạnh qua thời gian dài đã trở thành ngôi đại tự khang trang tú lệ. Các công trình quan trọng của chùa đều đã hoàn mãn như ngôi Bửu điện, Tổ đường, Cổng tam quan, khu Bảo tháp… trong niềm hoan hỷ của Tăng Ni và đông đảo phật-tử. Những công trình phụ còn đang nằm trên bản vẽ kế hoạch, rất cần được trợ duyên để ngôi già lam vùng quê qua từng năm tháng hoàn thiện.

        Đặc biệt, để có nguồn thu ổn định kinh tế cho sinh hoạt của chùa, Thầy trụ trì đã linh hoạt liên kết với Cơ sở Tượng Gỗ Phật giáo Thiên Phú Tài để cung ứng các sản phẩm tượng gỗ (phụng thờ cũng như trang trí) đến tất cả các tự viện khắp nơi có nhu cầu thỉnh những tôn tượng đạt chuẩn Chân Thiện Mỹ và giá cả hợp lý.

 

Tâm Không Vĩnh Hữu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2011(Xem: 3948)
Chùa Tây Thiên, tuy mới được kiến tạo từ năm Nhâm Dần, 1902 nhưng qua quá trình hình thành và phát triển suốt nửa đầu thế kỷ XX thì ngôi chùa mới này cũng đã đóng giữ một vai trò trọng yếu trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại miền Trung; đã góp phần đánh thức nhiều thế hệ Tăng, tín đồ Phật giáo Việt Nam, sau hơn một thế kỷ ngủ vùi trong suy vi, đình đốn, làm cho tất cả đều đứng dậy và vươn lên mạnh mẽ.
04/01/2011(Xem: 4441)
Chùa tọa lạc dưới chân đồi Hòn Thiên, số 143 đường Đặng Huy Trứ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 054.821593. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
24/12/2010(Xem: 4104)
“Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”. Đã hơn 300 năm qua, tiếng chuông Thiên Mụ vẫn đều đặn giữ nhịp thời gian. Nhưng, chuông ấy mỗi ngày hai buổi được gõ như thế nào thì mấy ai biết ?
11/12/2010(Xem: 3448)
Trong việc nghiên cứu Phật Pháp, chúng ta cần hiểu rằng có một cách thế đúng đắn để thực hiện điều đó. Khi bạn nghe giảng những giáo lý Phật giáo này, hãy đặt sang một bên mọi sự xao lãng và tập trung tâm bạn với ý hướng nhất tâm trên những ngôn từ và ý nghĩa của chúng. Điều này cũng phải được thực hiện với một thái độ nhớ tưởng tới tất cả những chúng sinh khác không thể nghe giáo lý Giác ngộ. Hãy đưa họ vào tâm bạn với những niệm tưởng từ bi và với một quyết định rằng, nhân danh họ, bạn sẽ học tập Pháp một cách đúng đắn, nhớ tới nó, kinh nghiệm và chứng ngộ nó bằng những nỗ lực của riêng bạn.
05/12/2010(Xem: 3451)
Chùa Thiên Phước, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình được dựng từ năm Tân Hợi (1911). Ngày 11 tháng 12 năm 2010 (nhằm mùng 6 tháng 11 Canh Dần) là ngày kỷ niệm 100 năm thành lập chùa, nhân dịp này chùa tổ chức lễ đặt viên đá khởi công trùng tu ngôi chánh điện mà mái ngói bể dột, tường vôi mục rữa, cột kèo mối mọt sắp sụm.
05/12/2010(Xem: 4523)
Chùa xây đã 100 năm, trải bao biến thiên của đất trời và bom đạn chiến tranh, nay đã đến lúc phải trùng tu nếu muốn được tiếp tục sinh hoạt. Ngôi chánh điện dung chứa hàng trăm phật-tử nhiệt tâm mỗi ngày để bái sám tụng niệm, và hàng ngàn đồng bào qui tụ những ngày sóc vọng, lễ lớn, có nguy cơ sẽ bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Điều này khiến sư cô trụ trì ngày đêm ưu tư, lo lắng, và cuối cùng cũng phải cất lời kêu gọi sự hằng tâm hằng sản của chư tôn đức Tăng Ni và đạo hữu khắp nơi.
04/12/2010(Xem: 5275)
Video: Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa, Thành Phố Nha Trang
13/11/2010(Xem: 3497)
Chùa Từ Đàm, Ngôi Đại Già Lam Xứ Huế
31/10/2010(Xem: 4754)
Chùa Minh Đức ở huyện Phú Ninh, Quảng Nam, theo như lược ghi trong phần lịch sử ngôi chùa từ bức thư của Thầy Viên Quán, không phải là ngôi chùa được xây trên núi. Nhưng tôi vẫn muốn gọi là "chùa núi", vì chùa nằm ở nơi đìu hiu hút gió, xa cách phố thị, mặt hướng kênh nước và hồ sen, lưng dựa núi đồi trầm mặc; với một địa danh xa lạ (Phú Thịnh, Phú Ninh) mà tôi mới nghe lần đầu. Một ngôi chùa, xây ở một địa phương tuốt trong vùng núi rừng như thế (trong nước bây giờ người ta gọi là "vùng sâu, vùng xa,") thì chẳng phải là chùa núi thì là gì. Đó là nói về địa thế, cảnh trí.
29/10/2010(Xem: 4707)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567