Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa

10/02/202207:39(Xem: 3139)
02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa

CHÙA TỔ ĐÌNH THIÊN QUANG

 

 

         Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thường ở gọi là chùa Thiên Quang, tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây yên tĩnh ven theo bờ sông Cái, thuộc Thị trấn Thành - Diên Khánh. 

         Thôn Phú Lộc Tây từ hơn trăm năm trước nổi tiếng là làng nghề đúc đồng với những sản phẩm như lư hương, lục bình, chân đèn, đài đựng nước, cổ bồng và đồ dung kim khí sinh hoạt đời thường, nông cụ… Các vị bô lão cho hay là làng đã được vua Tự Đức triều Nguyễn ban sắc phong công nhận làng nghề truyền thống. Được xem là làng nghề lâu đời và có tiếng ở vùng Nam Trung bộ, sản phẩm đồng của Phú Lộc Tây không chỉ tiêu thụ ngay tại tỉnh nhà mà còn xuất bán đến nhiều tỉnh, thành miền Trung… Hiện còn khoảng trên 50 hộ còn gìn giữ và tiếp nối sự nghiệp của tiên tổ cha ông. Hằng năm, đến ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ Tổ nghề đúc đồng của làng.

         Ngày nay, một con đường rộng lớn được mở rộng và tráng nhựa đi ngang qua bên dòng sông Cái trước làng nghề và chùa, nên chùa có địa chỉ mới nhất là 208 đường Trần Phú.

 

         Chùa do Hòa thượng Nhơn Duệ, húy thượng Trừng hạ Thông, tự Đại Trí, dòng Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 42 khai sơn kiến lập.

         Sau, năm 1944, khi HT. Nhơn Duệ  tự thiêu, ngôi chùa được truyền lại cho đệ tử là HT. Thích Hạnh Giác, húy thượng Tâm hạ Bình, tự  Định Đẳng tu bổ trông coi, cho đến khi ngài viên tịch (1969).

        Hòa thượng Minh Mỹ, húy thượng Nguyên hạ Cao, kế thừa trụ trì đời thứ 3.

         Đời thứ 4 là Sa di Thích Nguyên Đại, tự Trí Tánh làm giám tự.

         Đại đức Thích Tâm Định, môn đồ Tổ đình Linh Sơn Pháp Bảo (ở Phú Nông - Cầu Dứa) được kế thừa làm giám tự cho đến nay.

         Ngôi chánh điện được xây dựng hoàn thành vào năm Mậu Dần 1938 với lối kiến trúc phổ truyền “tiền Phật, hậu Tổ”, nóc có rồng uốn lượn chầu pháp luân, qua hai lần trùng tu vào năm 1992 và 2004. Cổng tam quan được xây vào năm 1959, đến nay vẫn còn giữ nguyên vẻ mộc mạc của ngày xưa.

        Khu vườn có cây xanh bóng mát bao bọc xung quanh nằm bên phải ngôi chánh điện là khu bảo tháp trầm mặc của chư tôn đức tiền nhân trụ trì. Vào năm 2004, bảo tháp của Cố HT. Hạnh Giác được đệ tử  lập một bia ký kỷ niệm tóm tắt tiểu sử và công hạnh của ngài.

        Riêng vị Tổ khai sơn thì đồ chúng dựng một tượng đài tưởng niệm lộ thiên phía sân sau gần bên ngôi chánh điện, ngay tại nơi Tổ tự thiêu vào ngày 19 tháng 7 năm Giáp Thân (1944).


Chua Thien Quang (1)Chua Thien Quang (2)Chua Thien Quang (3)Chua Thien Quang (4)Chua Thien Quang (5)Chua Thien Quang (6)Chua Thien Quang (7)Chua Thien Quang (8--1)Chua Thien Quang (9--1)Chua Thien Quang (10--1)Chua Thien Quang (11--1)Chua Thien Quang (12)Chua Thien Quang (13)Chua Thien Quang (14)Chua Thien Quang (15---1)Chua Thien Quang (16)Chua Thien Quang (17)Chua Thien Quang (18)Chua Thien Quang (19)Chua Thien Quang (20)Chua Thien Quang (21)Chua Thien Quang (22)Chua Thien Quang (23----1)Chua Thien Quang (24--1)Chua Thien Quang (25--1)Chua Thien Quang (26---1)Chua Thien Quang (27--1)Chua Thien Quang (28)Chua Thien Quang (29)Chua Thien Quang (30)Chua Thien Quang (31)Chua Thien Quang (32)Chua Thien Quang (33--1)Chua Thien Quang (34)Chua Thien Quang (35)




       Dạo quanh sân chùa, chúng ta còn có thể chiêm bái được tôn tượng lộ thiên màu trắng bạch như đức Bổn Sư Thích Ca tĩnh tọa thật lớn, đức Bồ Tát Quán Thế Âm hiển hiện ngay bên trong cổng tam quan với đôi chim hạc đứng chầu hai bên, và một gác chuông treo đại hồng chung với kiến trúc thanh cao đậm nét mỹ thuật…   

      Trên chánh điện, bảo tòa an vị tôn tượng đức Bổn Sư Thích Ca thật lớn, còn có bộ Thất Phật Dược Sư, và đặc biệt là bộ tượng Di Đà Tam Tôn tĩnh tọa bằng đất nung cũ kỹ rất hiếm thấy do Thầy Tổ lưu truyền lại cho hậu duệ phụng thờ. Nằm bên phải phía sau chánh điện là Nhà Tổ, bên trong có bài trí linh vị và linh ảnh của chư vị khai sơn và trụ trì các đời, ấn tượng nhất là tôn tượng của Tổ Nhơn Duệ bằng đất nung tĩnh tọa, tay cầm mộc trượng có nhánh.

       Trong hơn mười năm qua, nhà chùa cùng đàn na tín thí gần xa đã và đang tiếp tục trùng tu, kiến thiết thêm nhiều công trình phụ quanh khuôn viên chùa, tô điểm thêm cho chốn già lam ngày càng trang nghiêm, thanh tịnh, đẹp hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên của vùng nông thôn mới…

 

Tâm Không Vĩnh Hữu



***
Chua Long Son Nha Trang (3)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2011(Xem: 3948)
Chùa Tây Thiên, tuy mới được kiến tạo từ năm Nhâm Dần, 1902 nhưng qua quá trình hình thành và phát triển suốt nửa đầu thế kỷ XX thì ngôi chùa mới này cũng đã đóng giữ một vai trò trọng yếu trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại miền Trung; đã góp phần đánh thức nhiều thế hệ Tăng, tín đồ Phật giáo Việt Nam, sau hơn một thế kỷ ngủ vùi trong suy vi, đình đốn, làm cho tất cả đều đứng dậy và vươn lên mạnh mẽ.
04/01/2011(Xem: 4441)
Chùa tọa lạc dưới chân đồi Hòn Thiên, số 143 đường Đặng Huy Trứ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 054.821593. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
24/12/2010(Xem: 4104)
“Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”. Đã hơn 300 năm qua, tiếng chuông Thiên Mụ vẫn đều đặn giữ nhịp thời gian. Nhưng, chuông ấy mỗi ngày hai buổi được gõ như thế nào thì mấy ai biết ?
11/12/2010(Xem: 3449)
Trong việc nghiên cứu Phật Pháp, chúng ta cần hiểu rằng có một cách thế đúng đắn để thực hiện điều đó. Khi bạn nghe giảng những giáo lý Phật giáo này, hãy đặt sang một bên mọi sự xao lãng và tập trung tâm bạn với ý hướng nhất tâm trên những ngôn từ và ý nghĩa của chúng. Điều này cũng phải được thực hiện với một thái độ nhớ tưởng tới tất cả những chúng sinh khác không thể nghe giáo lý Giác ngộ. Hãy đưa họ vào tâm bạn với những niệm tưởng từ bi và với một quyết định rằng, nhân danh họ, bạn sẽ học tập Pháp một cách đúng đắn, nhớ tới nó, kinh nghiệm và chứng ngộ nó bằng những nỗ lực của riêng bạn.
05/12/2010(Xem: 3451)
Chùa Thiên Phước, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình được dựng từ năm Tân Hợi (1911). Ngày 11 tháng 12 năm 2010 (nhằm mùng 6 tháng 11 Canh Dần) là ngày kỷ niệm 100 năm thành lập chùa, nhân dịp này chùa tổ chức lễ đặt viên đá khởi công trùng tu ngôi chánh điện mà mái ngói bể dột, tường vôi mục rữa, cột kèo mối mọt sắp sụm.
05/12/2010(Xem: 4523)
Chùa xây đã 100 năm, trải bao biến thiên của đất trời và bom đạn chiến tranh, nay đã đến lúc phải trùng tu nếu muốn được tiếp tục sinh hoạt. Ngôi chánh điện dung chứa hàng trăm phật-tử nhiệt tâm mỗi ngày để bái sám tụng niệm, và hàng ngàn đồng bào qui tụ những ngày sóc vọng, lễ lớn, có nguy cơ sẽ bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Điều này khiến sư cô trụ trì ngày đêm ưu tư, lo lắng, và cuối cùng cũng phải cất lời kêu gọi sự hằng tâm hằng sản của chư tôn đức Tăng Ni và đạo hữu khắp nơi.
04/12/2010(Xem: 5275)
Video: Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa, Thành Phố Nha Trang
13/11/2010(Xem: 3497)
Chùa Từ Đàm, Ngôi Đại Già Lam Xứ Huế
31/10/2010(Xem: 4754)
Chùa Minh Đức ở huyện Phú Ninh, Quảng Nam, theo như lược ghi trong phần lịch sử ngôi chùa từ bức thư của Thầy Viên Quán, không phải là ngôi chùa được xây trên núi. Nhưng tôi vẫn muốn gọi là "chùa núi", vì chùa nằm ở nơi đìu hiu hút gió, xa cách phố thị, mặt hướng kênh nước và hồ sen, lưng dựa núi đồi trầm mặc; với một địa danh xa lạ (Phú Thịnh, Phú Ninh) mà tôi mới nghe lần đầu. Một ngôi chùa, xây ở một địa phương tuốt trong vùng núi rừng như thế (trong nước bây giờ người ta gọi là "vùng sâu, vùng xa,") thì chẳng phải là chùa núi thì là gì. Đó là nói về địa thế, cảnh trí.
29/10/2010(Xem: 4708)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567