Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.

09/03/202207:56(Xem: 5070)
17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.

TỊNH XÁ NGỌC TÒNG


           1. Tên gọi – Địa chỉ:

 

           Tịnh Xá Ngọc Tòng toạ lạc bên Quốc lộ I, cách thành phố Nha Trang gần 10km về phía Bắc, thuộc thôn Lương Hoà, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

          Tịnh Xá cùng với Tổ Đình Nam Trung và Tịnh Độ Ni Giới là 3 công trình kiến trúc tâm linh của Đạo Phật Khất Sĩ được thiết kế và xây dựng nối liền nhau trên khu đất hơn 10.000 m2  dưới chân núi Hoàn Vũ có đường tàu Bắc Nam chạy ngang qua phía sau lưng, và cảnh biển Lương Sơn xinh đẹp ở phía Đông. Từ phía ngoài Quốc lộ I nhìn vào sẽ thấy 3 cổng lớn riêng biệt. Ở giữa là cổng vào Tổ Đình Nam Trung, bên tả là cổng vào Tịnh Xá Ngọc Tòng là nơi chư Tăng tu học và hành đạo, bên hữu là lối vào Tịnh Độ Ni Giới dành riêng cho chư Ni sinh hoạt tu học.

            2. Lịch sử: 

          Vào năm Bính Ngọ 1966, khi Đức Thầy Thích Giác An, đệ tử Tổ sư Minh Đăng Quang, cùng chư Tăng hành đạo đến vùng dân cư dưới chân núi Hoàn Vũ, đã có rất nhiều người dân thiện tín xin quy y Tam Bảo. Một gia đình tín chủ đã thành kính hiến cúng 5.000m2 đất dọc theo Quốc lộ 1 để Đức Thầy và chư Tăng kiến lập đạo tràng, truyền bá Phật pháp, khai sáng cho bá tánh. Tịnh xá Ngọc Tòng được hình thành từ nhân duyên nhiệm mầu ấy.

         Trên bước đường hoằng hoá, và quá trình phát triển Giáo đoàn, Tịnh Xá Ngọc Cát ở Phan Thiết là ngôi già lam đầu tiên Đức Thầy Giác An khai dựng, còn Tịnh Xá Ngọc Tòng là chốn thiền môn sau cùng Ngài khai sơn lập tự. Tuy được kiến lập sau, nhưng do Tịnh Xá Ngọc Tòng có phước duyên hiện hữu ở vị trí thuận lợi, đắc địa toạ sơn hướng thuỷ, nên được Đức Thầy chọn làm Tổ Đình của Giáo đoàn. Tổ Đình Nam Trung chính là nơi đặt trụ sở Văn phòng Trung tâm của Giáo đoàn III Hệ phái Khất sĩ, khu vực Trung phần Cao nguyên và Duyên hải.

         *Truyền thừa:

          Từ sau khi Ngài Giác An, Trưởng Giáo đoàn III Hệ phái Khất Sĩ khai lập sơn tự, chư Tăng kế thế trụ trì qua các đời:

-         Sư Thích Giác Phất

-         Sư Thích Giác Liên

-         Sư Thích Giác Trụ

-         Sư Thích Giác Sự

-         Trưởng lão Thích Giác Phải

-         Hoà thượng Thích Giác Phùng (từ năm 1975 đến nay)

 

         Lúc mới thành lập, chư Tăng và Phật tử chỉ tập trung kiến tạo các công trình quan trọng như Chánh điện, nhà thờ Cửu Huyền, nhà Tăng, nhà khách và tịnh cốc bằng tranh lá, cây ván thô sơ mộc mạc. Về sau, đã có nhiều thiện nam tín nữ trong vùng thành kính quy y Tam Bảo, khởi phát thiện tâm cúng dường tịnh tài, sang nhượng đất đai, để ngôi Tịnh Xá được kiến tạo và tu bổ rộng rãi, khang trang hơn.

         Năm 1969-1970, Thượng tọa Thích Giác Liên kiến lập thêm Tịnh Độ Ni Giới. Tiếp sau đó, Thượng tọa Thích Giác Sự khai khẩn, mở rộng thêm đất phía sau Tịnh Xá, khu vực dưới chân núi, nên diện tích sau này rộng hơn 10.000m2.

          Năm 1971, Trưởng lão Thích Giác Phải là vị truyền đăng tục diệm làm Trưởng Giáo đoàn III, đã cùng Sư Thích Giác Lượng xây dựng ngôi Bảo Tháp hình bát giác với 7 tầng, đường kính 4m, để tưởng nhớ và tri ân Đức Thầy Giác An. Sau này, khi Đức Trưởng lão Giác Phải viên tịch, chư Tăng môn đồ pháp quyến cũng đã xây dựng Bảo Tháp tưởng niệm Đức Trưởng lão - Đệ nhị Trưởng Giáo đoàn III vào năm 1996. Bảo tháp này cũng được mô phỏng theo Bảo Tháp của Đức Thầy Giác An, nhưng nhỏ hơn, với đường kính 3m, chiều cao 5m.

         Sau khi đất nước thống nhất, sau năm 1975, chư Tôn đức trong Giáo đoàn III đã bổ nhiệm Hoà thượng Thích Giác Phùng về trụ trì Tịnh Xá Ngọc Tòng để điều hành ổn định môn phong, Giáo đoàn và phát triển Phật pháp.

         Năm 1990, Hoà thượng Giác Phùng đã quyết định khởi công xây dựng Tổ Đình Nam Trung được thiết kế kiểu “tiền đường hậu tẩm”,với chiều dài 20m và rộng 15m, có Cổ Lầu, để chư Tăng Ni trong Giáo đoàn tu tập, đây cũng là nơi tập trung an cư kiết hạ, hoặc diễn ra các hoạt động Phật sự chung.

        Năm 1991, Tịnh Xá tiếp tục tiến hành xây dựng ngôi Bảo điện tôn trí tượng Đức Bồ tát Quán Thế Âm có chiều cao 3m, đồng thời đúc Đại hồng chung có chiều cao 1,50m, đường kính 1,20m, trọng lượng 1.000kg.

         Năm 1994, ngôi Chánh điện được trùng tu trang nghiêm kiên cố hơn, được xây dựng theo kiểu truyền thống đặc thù của Hệ phái Khất Sĩ với khối hình bát giác (Bát Chánh Đạo), là nơi thờ phụng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phía trước, phía sau là Nhà Tổ thờ Tổ sư Minh Đăng Quang.

          Năm 2000, Tịnh Xá đã xây dựng thêm nhà Tăng hai tầng, chiều dài 20m và rộng 8m. Năm 2001, khu Bảo Tháp có an trí thêm hai tháp tròn với chiều cao 3m để tưởng niệm chư Tăng trong Giáo đoàn viên tịch tại Tịnh Xá Ngọc Tòng.

        Ngoài ra, Tịnh Xá còn xây dựng tu bổ thêm nhiều công trình phụ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Tổ Đình, cũng như tạo cảnh quan trang nghiêm, thanh nhã cho chốn già lam tịnh tu phụng Đạo.


Tinh Xa Ngoc Tong (1)Tinh Xa Ngoc Tong (2)Tinh Xa Ngoc Tong (3)Tinh Xa Ngoc Tong (4)Tinh Xa Ngoc Tong (5)Tinh Xa Ngoc Tong (6)Tinh Xa Ngoc Tong (7)Tinh Xa Ngoc Tong (8)Tinh Xa Ngoc Tong (9)Tinh Xa Ngoc Tong (10)Tinh Xa Ngoc Tong (11)Tinh Xa Ngoc Tong (12)Tinh Xa Ngoc Tong (13)Tinh Xa Ngoc Tong (14)Tinh Xa Ngoc Tong (15)Tinh Xa Ngoc Tong (16)Tinh Xa Ngoc Tong (17)Tinh Xa Ngoc Tong (18)Tinh Xa Ngoc Tong (19)Tinh Xa Ngoc Tong (20)Tinh Xa Ngoc Tong (21)Tinh Xa Ngoc Tong (22)Tinh Xa Ngoc Tong (23)Tinh Xa Ngoc Tong (24)Tinh Xa Ngoc Tong (25)Tinh Xa Ngoc Tong (26)Tinh Xa Ngoc Tong (27)Tinh Xa Ngoc Tong (28)Tinh Xa Ngoc Tong (29)Tinh Xa Ngoc Tong (30)Tinh Xa Ngoc Tong (31)Tinh Xa Ngoc Tong (32)Tinh Xa Ngoc Tong (33)Tinh Xa Ngoc Tong (34)Tinh Xa Ngoc Tong (35)Tinh Xa Ngoc Tong (36)Tinh Xa Ngoc Tong (37)Tinh Xa Ngoc Tong (38)Tinh Xa Ngoc Tong (39)Tinh Xa Ngoc Tong (40)Tinh Xa Ngoc Tong (41)Tinh Xa Ngoc Tong (42)Tinh Xa Ngoc Tong (43)Tinh Xa Ngoc Tong (44)


 

        Trải qua thời gian gần 60 năm, Tịnh Xá Ngọc Tòng đã là một quần thể kiến trúc tâm linh với các công trình hiện đại uy nghiêm mà vẫn giữ được những đường nét riêng biệt của Hệ phái Khất sĩ.

        Bên ngoài, cũng như bên trong dãy tường thành của Tịnh Xá được bài trí các biểu tượng đặc biệt như: bản đồ Việt Nam khắc trên đá với hình ảnh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chim bồ câu hòa bình, con thuyền tri thức, cùng các họa tiết tranh phù điêu về lịch sử hoằng hoá của Tổ sư, và chữ thư pháp trên đá mang đậm ý nghĩa Từ Bi – Hỷ Xả của nhà Phật, đều nhắn gửi thông điệp đến thế hệ mai sau…

         3. Đạo tràng tu tập:

       Cũng như các Tịnh Xá khắp nơi trong nước, Tịnh Xá Ngọc Tòng luôn xướng minh Đạo pháp, xứng thuận với tông chỉ của Tổ Thầy, ngày ngày tu tập tinh tấn, hành pháp tinh chuyên, truyền bá và hướng dẫn cho thiện nam tín nữ trì niệm kệ kinh, bỏ dữ làm lành, đồng thời chư Tăng Ni đều không quên giáo hóa nhận thức và phép bố thí cúng dường cho hàng Phật tử tại gia, cũng như tạo duyên lành cho bá tánh thập phương có một đời sống thiện lành dưới ánh sáng Chơn Lý của Phật đạo.

Tâm Không Vĩnh Hữu

 

 

 

 

 

         

         

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2011(Xem: 2561)
Cuộc khai quật khu vực chùa Báo Ân (xã Dương Quang, Gia Lâm, HN) kéo dài 3 năm trên tổng diện tích 1000m2, được xem là công trình khảo cổ rộng lớn và tập trung bậc nhất của Hà Nội, chỉ sau cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long. Từ đây đã có thể khẳng định sự tồn tại của chùa Báo Ân thời Trần, một trong những Trung tâm lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
23/06/2011(Xem: 2667)
Cho đến bây giờ, hướng về Yên Tử ai cũng nghĩ đây là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, nơi Đầu đà Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, vị tổ khai sáng ra dòng thiền này đắc đạo thành Phật chính.
13/06/2011(Xem: 4175)
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
14/05/2011(Xem: 8840)
Chùa Thiên Liên toạ lạc tại số 244 Võ Duy Linh thị xã Gò Công, do Hoà ThượngThích Hoằng Minh và các Mạnh Thường Quân, cùng Phãt tử sáng lập năm 1955. Khithành lập , chùa được xây dựng bán kiên cốvới chánh điện và nhà trù,(nhà ăn), nhà khách thô sơ cho đến nay.
08/05/2011(Xem: 10650)
In the long way history of Buddhism, an ancient and profound religion which has been constantly developing and modernising, Buddhist architecture has been changing increasingly both in form and content. From small buts for some monks in early times, they have gradually become large monasteries or Pagodas for a community of monks, together with dome-shaped or multi-faceted stupas enshrining holy Buddhist relics, subordinate structures, stele houses, statues, religious decorations and musical instruments….Today, one can see in a typical pagoda a harmonious and original combination of various characteristic of Buddhist architecture.
07/01/2011(Xem: 4492)
Chùa Tây Thiên, tuy mới được kiến tạo từ năm Nhâm Dần, 1902 nhưng qua quá trình hình thành và phát triển suốt nửa đầu thế kỷ XX thì ngôi chùa mới này cũng đã đóng giữ một vai trò trọng yếu trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại miền Trung; đã góp phần đánh thức nhiều thế hệ Tăng, tín đồ Phật giáo Việt Nam, sau hơn một thế kỷ ngủ vùi trong suy vi, đình đốn, làm cho tất cả đều đứng dậy và vươn lên mạnh mẽ.
04/01/2011(Xem: 4816)
Chùa tọa lạc dưới chân đồi Hòn Thiên, số 143 đường Đặng Huy Trứ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 054.821593. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
24/12/2010(Xem: 4551)
“Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”. Đã hơn 300 năm qua, tiếng chuông Thiên Mụ vẫn đều đặn giữ nhịp thời gian. Nhưng, chuông ấy mỗi ngày hai buổi được gõ như thế nào thì mấy ai biết ?
11/12/2010(Xem: 4081)
Trong việc nghiên cứu Phật Pháp, chúng ta cần hiểu rằng có một cách thế đúng đắn để thực hiện điều đó. Khi bạn nghe giảng những giáo lý Phật giáo này, hãy đặt sang một bên mọi sự xao lãng và tập trung tâm bạn với ý hướng nhất tâm trên những ngôn từ và ý nghĩa của chúng. Điều này cũng phải được thực hiện với một thái độ nhớ tưởng tới tất cả những chúng sinh khác không thể nghe giáo lý Giác ngộ. Hãy đưa họ vào tâm bạn với những niệm tưởng từ bi và với một quyết định rằng, nhân danh họ, bạn sẽ học tập Pháp một cách đúng đắn, nhớ tới nó, kinh nghiệm và chứng ngộ nó bằng những nỗ lực của riêng bạn.
05/12/2010(Xem: 3831)
Chùa Thiên Phước, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình được dựng từ năm Tân Hợi (1911). Ngày 11 tháng 12 năm 2010 (nhằm mùng 6 tháng 11 Canh Dần) là ngày kỷ niệm 100 năm thành lập chùa, nhân dịp này chùa tổ chức lễ đặt viên đá khởi công trùng tu ngôi chánh điện mà mái ngói bể dột, tường vôi mục rữa, cột kèo mối mọt sắp sụm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]