- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
Chùa Long Thọ - Nha Trang
Chùa toạ lạc tại thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang, trên khoảng đất rộng với diện tích 4.000m2.
Địa chỉ hiện nay: Số 21 đường Cầu Bè.
Trong thời kỳ chấn hưng Phật học, vào những năm đầu của thập niên 50 của thế kỷ 20, ngoài những cơ sở Phật học vững chắc được thành lập khắp Trung và Nam Kỳ, còn có các Khuôn Hội và Niệm Phật Đường được những người tín tâm với Tam Bảo hưởng ứng cùng nhau kiến lập dưới sự hướng dẫn và chứng minh của Giáo Hội Phật Giáo. Niệm Phật Đường Long Thọ, trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Khánh Hoà tại xã Vĩnh Thạnh nằm trong số đó.
Cách đây 80 năm về trước, với niềm kính tín Phật Pháp, Cụ Ông Lê Văn Hà và Cụ Bà Nguyễn Thị Quê là người trong làng đã hiến cúng mãnh đất này cho Giáo Hội lập ngôi Tam Bảo để mọi người về lễ bái, tụng kinh niệm Phật và cầu nguyện... Căn cứ theo năm kiến lập còn lưu trên vách điện xưa, hậu sinh được biết ngôi thờ phụng Tam Bảo này được kiến lập vào năm 1955.
Sau khi thành lập xong thì trong thập niên 50 có một vị Tỳ kheo từ Huế vào an trú và hành đạo ở nơi đây, bà con Phật tử không biết rõ gốc gác môn phong nên chỉ biết gọi là Thầy An Hoà. Thầy ở lại hoằng pháp một thời gian rồi rời đi, trở ra lại đất cố đô. Niệm Phật Đường lại vắng bóng Tăng Bảo, bà con Phật tử lại luân phiên nhau trông nom hương đăng suốt quãng thời gian xảy ra nhiều biến động lịch sử đất nước...
Khoảng thập niên 80, những vị bô lão đại diện cho bà con Phật tử thôn Phú Thạnh đã đến Tịnh Thất Thanh Bình cung thỉnh Hoà thượng Thích Minh Quang về trụ trì. Lúc bấy giờ Hoà thượng đang hành đạo và bốc thuốc trị bệnh cho dân nghèo quanh vùng, đã không thể nhận lãnh sứ mệnh "trú Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng" nơi khác được, nên Ngài đã đề cử đệ tử là Thích Giác Tấn về đảm nhiệm Niệm Phật Đường Long Thọ.
Thầy Giác Tấn, huý Trừng Thông, hiệu Chơn Khánh, đã xuất gia và tu học với cố Hòa Thượng thượng Minh hạ Quang tại chùa Vạn Đức ở thôn Võ Dõng, xã Vĩnh Trung, Tp. Nha Trang. Thầy đảm nhận nhiệm vụ trụ trì Niệm Phật Đường vào thời điểm kinh tế đất nước còn muôn trùng khó khăn thiếu thốn, nhưng Thầy vẫn giữ đạo tâm kiên cố, chí nguyện dõng mãnh để từng tháng năm gìn giữ, kiến thiết, xây dựng.
Đầu năm 2010, Thầy đã cơi nới thêm Chánh điện để bà con Phật tử về tu tập có không gian rộng rãi thông thoáng. Vì một mình trông lo Phật sự xây dựng nên Thầy đã ngã bệnh và viên tịch khi công trình vừa hoàn tất. Thầy mất vào lúc 01h ngày 17 tháng 12 năm Canh Dần (20/01/2011).
Vì không để Niệm Phật Đường vắng đi hình ảnh Tăng Bảo, nên đầu năm 2011, Tỳ kheo Thích Tâm Trí, pháp hiệu Tịnh Hạnh, được chư tôn đức trong môn phong đặc cử về trụ trì Niệm Phật Đường. Từ đó, ngôi Niệm Phật Đường khởi sắc qua các đợt trùng tu, kiến thiết các công trình mới, như: xây dựng tường bao cho khuôn viên được quang đãng vào năm 2011, xây mới nơi thờ linh cốt vào năm 2016, và đã ổn định nhân sự. Năm 2018, Thầy được Giáo Hội Phật Giáo Tỉnh Khánh Hoà đã trao quyết định bổ nhiệm trụ trì. Sau đó, Thầy trụ trì đã làm đơn hợp thức hoá Niệm Phật Đường Long Thọ trở thành ngôi thiền tự - Chùa Long Thọ. Từ đó, Thầy từng bước xây dựng Khách đường vào năm 2019, rồi đến Tăng phòng và nhà trù vào năm 2022.
Vào đến Chùa Long Thọ hôm nay, chúng ta có thể thấy cảnh trí xanh tươi mát mẻ với nhiều sắc màu của hoa lá đan xen cùng các thánh tượng. Thầy trụ trì cho hay, Thầy không chủ trương xây chùa lớn, nguy nga tráng lệ, mà chú trọng trồng cây xanh rợp bóng mát chốn già lam.
Trải qua trên 70 năm, Chùa hiện chưa có Tổ đường nên tôn tượng và bài vị của chư Tổ vẫn đang thiết trí tạm trên ban thờ phía bên phải của tượng Bổn Sư Thích Ca trên Chánh điện. Dự án xây Tổ đường và nơi thờ Phật trang nghiêm rộng rãi hơn đang còn trên bản vẽ. Đó cũng là tâm nguyện, là ước mong của Thầy trụ trì cùng bà con Phật tử gần xa, Chắc chắn rằng mai sau, khi hội duyên lành, ngôi Tam Bảo Long Thọ sẽ thành tựu viên mãn.
Bài và ảnh: Tâm Không Vĩnh Hữu