- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
CHÙA PHÁP HOA
Chùa Pháp Hoa, còn được gọi là chùa Gò Hoàn, tọa lạc tại thôn Hiền Lương, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Chùa do Hòa thượng Thích Toàn Thiện khai sơn năm 1973, xây dựng trên nền di tích của "Sa Long Cổ Tự" đã hoàn toàn biến mất khỏi trần thế, nằm ngay trên một gò cát trắng, tứ bề là ruộng đồng mênh mênh mang mang...
Xưa, vào thập niên 1930s, khi dân khai khẩn đất hoang, tình cờ phát hiện một phần mộ của một vị Tăng nhân bị vùi dưới lớp đất cát sâu, cùng với một số tượng Phật nhỏ, nên dân quý kính mà lo lập am nhỏ thờ phụng ngay trên khu đất ấy. Tiểu am được dựng lên, bàn thờ Phật đã có nơi đó, thiêng liêng một chốn hiu quạnh. Rồi có một vị Tăng từ Tu Bông vào am an trú, ẩn dật tu niệm, một thời gian sau thì viên tịch. Nhiều biến cố trầm thăng dâu bể với dịch bệnh tai ương, giặc giã binh lửa, đã biến ngôi chùa nhỏ Gò Hoàn nằm chen lẫn giữa những mồ mả của người dân trên cái vùng gò cát trắng ảm đạm thê lương...
Lại được nghe kể, nghiệp chướng nặng nề, thời kháng chiến chống Pháp, chùa Gò Hoàn đang vẫn có mấy vị Tăng an trú tu hành, và Tổng trấn Trần Đường lừng danh đã chọn vùng gò cát này làm căn cứ tập hợp nghĩa quân, bị giặc Tây phát hiện đánh đuổi, sát hại hết sư sãi, đốt phá tan hoang ngôi chùa...
Tiếp đến thời Đệ nhất Cộng Hoà, thôn Hiền Lương trở thành Ấp chiến lược, ngôi chùa Gò Hoàn bé nhỏ không thoát khỏi số phận hẩm hiu bị đập dỡ phá bỏ không còn bóng dáng gì nữa...
Năm 1973, Tỳ kheo Thích Toàn Thiện được người dân thỉnh cầu về đến Gò Hoàn, hiến cúng khu đất và hộ trì cúng dường tịnh tài tịnh vật để phục hưng lại phế tích, kiến thiết lại một ngôi chùa trên nền xưa dấu cũ còn lưu vết mờ nhạt. Ngay trong năm ấy, một ngôi chùa mái tranh vách đất được hoàn thành, và một quả Đại hồng chung có trọng lương 500 kg được đổ khuôn đúc đồng viên mãn. Có ngôi Tam Bảo tuy đơn sơ mà trang nghiêm, giản dị mà đầy đủ, có chuông lớn vừa đủ âm lượng để sớm chiều truyền vọng đi xa khắp các thôn xóm lân cận, vị Tỳ kheo khai sơn lập tự, là Đại đức trụ trì đầu tiên đã chính thức đặt hiệu chùa là Pháp Hoa, tên của bộ kinh mà Ngài đang trì tụng tinh chuyên đêm ngày.
Điều thuận duyên lớn là chùa Pháp Hoa được toạ lạc gần bên ngôi chùa cổ nhất ở Vạn Ninh là chùa Linh Sơn, thường gọi là chùa Tổ, được xây dựng năm 1761 do Hòa thượng Đại Bảo khai lập đến nay đã hơn 250 năm.
Chùa Pháp Hoa có diện tích khoảng 10.000m2, cổng tam quan của chùa nằm cách sân chùa cả 100 mét, được trùng tu nhiều lần qua nhiều năm, đã mang pháp tướng uy nghiêm kiên cố với mái ngói tường xây, khang trang diễm tú. Tổ đường phía sau, cách ngôi Chánh điện một khoảnh sân rộng và dài, có lối đi lát đá.
Trong khuôn viên chùa được kiến tạo, thiết trí nhiều điện và tháp: Điện Phật A Di Đà, Điện Bồ tát Quán Thế Âm, Tháp Đại Hồng Chung (chuông mới đúc sau này nặng 1.500kg), Tháp Tổ, tượng Đức Phật Nhập Niết Bàn có chiều dài 27m, tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm đứng trên Thuyền Bát Nhã, hồ sen, và nhiều tôn tượng khác được tôn trí rải rác quanh khuôn viên thoáng rộng của chùa.
Đặc biệt là nhà chùa vẫn bảo tồn được cây me già và hai cây duối trên dưới 200 năm tuổi, vươn cành toả bóng mát ngoài sân hai bên ngôi Chánh điện, như là chư vị thần tướng nhân chứng của ngôi chùa Gò Hoàn ngày xưa đã khuất hình biệt dạng.
Năm 2021, Hòa Thượng khai sơn Thích Toàn Thiện, huý Nguyên Thiên, hiệu Tâm Mỹ, viên tịch. Môn đồ pháp tử đã xây ngôi Bảo Tháp 7 tầng an trí bên trái của ngôi đại điện để thờ phụng tri ân công đức và phạm hạnh của Ngài.
Đại đức Thích Quảng Kiến là vị pháp tử của Tổ khai sơn được kế thế trụ trì chùa Pháp Hoa.