Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa

12/02/202217:13(Xem: 3235)
08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa

MINH PHƯỚC NI TỰ

 

         Minh Phước Ni Tự, thường gọi là chùa Minh Phước, dân gian còn gọi là Chùa Thành vì chùa tọa lạc ngay đầu ngõ vào khu phố chợ sầm uất nhất của thị trấn Thành – Diên Khánh. Ngày nay, chùa có địa chỉ mới là số 02 đường Phan Bội Châu.

         Khoảng trăm năm trước, chùa chỉ là một am nhỏ của cộng đồng người Minh Hương sinh sống tại khu phố chợ gần đó lập nên để thờ Phật.

         Minh Hương là tên gọi của một bộ phận người Hoa có nguồn gốc từ tên của triều đại nhà Minh, đến khi nhà Thanh thay thế nhà Minh ở Trung Quốc, chính trị xáo trộn nên họ phải lưu vong sang nước ta, về phía Đàng Trong vào khoảng cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, phần đông theo thương gia Mạc Cửu đi về phía tận vùng đồng bằng Nam bộ để khẩn hoang lập ấp, sinh cơ lập nghiệp, chỉ một vài nhóm định cư rải rác ở các tỉnh miền Trung, như ở Khánh Hòa.

         Vào năm Tân Mão 1951, khi ngôi tiểu am đã được tái thiết tu bổ thành một ngôi chùa nhỏ mang tên Minh Hương, cộng đồng người Hoa tín Phật đã cúng dường trực tiếp đến Ni trưởng Thích Nữ Hạnh Viên, húy thượng Tâm hạ Đăng, hiệu Chơn Như, đời thứ 43 dòng Lâm Tế, đang trụ trì chùa Linh Sơn ở Chụt, thuộc phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang.

        Bấy giờ, Ni trưởng Hạnh Viên với đạo hạnh và uy đức sáng ngời đã tiếp nhận ngôi chùa, tiến hành ngay cuộc đại trùng tu từ trước ra sau, từ trong ra ngoài, thành ngôi thờ phụng Tam Bảo uy nghiêm, và đổi tên thành Minh Phước, trạch cử đệ tử thứ hai là Ni Sư Thích Nữ Thông Ấn trú trì để chăm lo Phật sự tại đây. Từ đó cho đến nay, ngôi chùa sư nữ lớn nhất của thị trấn Diên Khánh được các vị đệ tử trong môn phong nối tiếp trụ trì, theo thứ tự thời gian là chư vị Ni trưởng: Thích Nữ Thông Tuyết, Thích Nữ Thông Tín, đồng trụ trì là Thích Nữ Thông Thuận và Thích Nữ Thông Định.

       Vào năm Canh Tý 2020, Ni trưởng Thích Nữ Thông Định viên tịch, chỉ còn lại Ni trưởng Thích Nữ Thông Thuận trụ trì, điều hành và hướng dẫn Ni chúng bổn tự tu tập.

       Chùa đã phải qua 3 lần tái thiết vì trụ xiêu mái mục, vách đổ tường long qua bao năm mưa nắng, mới được khang trang sáng sủa như ngày nay. Trên chánh điện chỉ còn giữ lại được 4 trụ cột lớn của ngôi miếu xưa, còn lại đều là vật liệu mới tái thiết.

       Cổng tam quan của chùa được xây dựng kiên cố bằng đá phết lên lớp hồ, trên lợp mái ngói, có rồng chầu pháp luân. Trên hai trụ chính có đắp chữ nổi câu đối thuần Việt hai bên:

       “Trăng sáng trời trong man mác dòng song in Bóng Tổ

         Đất vàng cõi phúc hàng hàng cây báu lễ Từ Tôn”

        Trong sân, cách cổng tam quan khoảng gần 3 thước là Điện Quán Thế Âm, tôn tượng Bồ tát tầm thanh cứu khổ tay bắt ấn, tay cầm bình cam lồ, trên có mái lợp ngói đỏ hai tầng, tầng trên trang trí tranh lịch sử Đức Phật Thích Ca, trụ nâng giàn mái ngói là bốn cột lớn có rồng uốn lượn quanh, và một lư hương lớn được thiết đặt trước điện.

        Trên sân bên phải của Điện Quán Thế Âm còn bảo tồn được những cây bông sứ già của chùa xưa, gần bên là ngôi tiểu miếu tôn trí tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, có nhị vị hộ pháp “Khuyến Thiện- Trừng Ác” đứng hầu hai bên.

        Ngôi chánh điện cũng được lợp hai tầng mái ngoái đỏ, có rồng chầu pháp luân, các đầu hồi đều có dáng rồng uyển chuyển. Trên chánh điện tôn trí tượng Bổn Sư Thích Ca ở giữa, hai bên là bệ thờ nhị vị Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Phía trước tòa sen đức Điều Ngự có thiết đặt một Tháp 7 tầng 49 ngọn đèn hoa sen tỏa sáng lên đỉnh tháp có Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai tĩnh tọa.



Minh Phuoc Ni Tu (1)Minh Phuoc Ni Tu (2)Minh Phuoc Ni Tu (3)Minh Phuoc Ni Tu (4)Minh Phuoc Ni Tu (5)Minh Phuoc Ni Tu (6)Minh Phuoc Ni Tu (7)Minh Phuoc Ni Tu (8)Minh Phuoc Ni Tu (9)Minh Phuoc Ni Tu (10)Minh Phuoc Ni Tu (11)Minh Phuoc Ni Tu (12)Minh Phuoc Ni Tu (13)Minh Phuoc Ni Tu (14)Minh Phuoc Ni Tu (15)Minh Phuoc Ni Tu (16)Minh Phuoc Ni Tu (17)Minh Phuoc Ni Tu (18)Minh Phuoc Ni Tu (19)Minh Phuoc Ni Tu (20)Minh Phuoc Ni Tu (21)Minh Phuoc Ni Tu (22)Minh Phuoc Ni Tu (23)

          Nơi nhà Tổ, phía bên dưới tranh tượng Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma quảy dép về Tây trên ngọn lau vượt song là những linh ảnh của chư tôn đức Đệ nhất, Đệ Nhị và Đệ tam Tăng Thống, Dại lão Hòa thượng Thích Trí Nghiêm, Hòa thượng Thích Đỗng Minh, Hòa thượng Thích Trừng Phước, Hòa thượng Thích Trí Thủ và Hòa thượng Thích Hải Tuệ - Trừng San. Hai bên là linh vị của Ni trưởng Tọa Chủ Chùa Linh Sơn, và Quan Thánh Đế Quân với hai hộ vệ Châu Xương- Quan Bình.

        Nối tiếp Tổ đường là gian phòng khách trống hai đầu để thoáng mát và dãy Ni xá, tịnh thất, nhà trù… Bên phải của chánh điện là một khoảnh sân trống rộng rãi, có bảo tháp phụng thờ cố Ni trưởng Thích Nữ Thông Định, gần bên hàng dương liễu lá rủ nhành buông thật an tĩnh.

       Vào những dịp đại lễ, những ngày vía Phật và chư Bồ tát, nhà chùa đều giăng treo cờ hoa, thắp đèn sáng rỡ, cử hành nghi lễ trang nghiêm để cung nghinh chư tôn đức tăng ni, cũng như đón Phật tử gần xa vào chùa bái Phật, tụng kinh, cúng dường Tam Bảo…

       Minh Phước Ni Tự là Trụ sở Ni giới Diên Khánh, nên ni chúng về đây mỗi tháng hai kỳ để  tụng giới theo giới luật quy định, hoặc sau mùa an cư kiết hạ hằng năm, chư vị tỳ-kheo ni ở mỗi trụ xứ đều phải tề tựu về chùa này để cùng nhau tụng đọc giới luật rất nghiêm minh, tinh tấn. 

 

Tâm Không Vĩnh Hữu

       

 

                                                                                          

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/07/2015(Xem: 6143)
Đồng Trăng, tên gọi nghe thật thơ mộng với hình ảnh ánh trăng lung linh trên trời cao thăm thẳm soi rọi xuống sáng ấm cả một vùng đồng hoang lau sậy ngút ngàn… Đồng Trăng ngày xưa đìu hiu vắng vẻ, dấu chân người dè dặt để lại thưa thớt, đây đó lác đác vài túp lều tranh sơ sài của những người cô độc lặng lẽ giữa gió táp mưa tuôn, chim kêu vượn hú…
14/05/2015(Xem: 7508)
Chùa Long An là một ngôi chùa cổ tại làng Xuân An (xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đây là ngôi chùa quê hương của cố Đại lão HT.Thích Đôn Hậu, trong hàng trăm năm tồn tại chùa đã nhiều lần trải qua sự tàn phá của thiên tai cũng như chiến tranh, nhất là trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, chùa đã bị san bằng bởi bom đạn. Sau ngày thống nhất đất nước, chùa đã được dựng lại tạm bợ bằng tre nứa và tôn.
19/04/2015(Xem: 12673)
Từ Đàm là ngôi chùa cổ mà không cổ. Chùa cổ, nếu tính theo năm sinh, khoảng 1690. Khi chùa khai sinh, Trịnh Nguyễn hãy còn phân tranh, mỗi mái chùa dựng lên ở phương Nam là mỗi bước chân mở đường Nam tiến sống chết của dân tộc.
15/04/2015(Xem: 9700)
Một sớm mai nọ, tôi không nhớ ngày ta, ngày tây, chỉ nhớ đầu năm 1984. Buổi sáng hôm ấy đầy dáng Xuân cả đất trời Nam Hà, khi tôi và hằng trăm tù nhân chính trị trên đường đến hiện trường lao động ở dải đất dài, mà hai bên toàn là núi đá vôi cao, thấp trùng trùng, điệp điệp. Người địa phương Ba Sao gọi là THUNG.
26/02/2015(Xem: 9716)
Tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, P.Long Bình, Q. 9, TP.HCM, chùa Bửu Long, có khuôn viên rộng hơn 11 hecta, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai.
10/02/2015(Xem: 7806)
Chùa ở ngay trung tâm Thị Trấn Thành -Diên Khánh. Quốc Lộ 1A- Án ngữ mặt tiền mang số 226 đường Lạc Long Quân. Xưa kia, khoảng năm 1938-1940, thời kỳ chấn hưng Phật Giáo, nơi đây chỉ là một trụ sở "Chi Hội Phật Học Quận Diên Khánh", trực thuộc "An Nam Phật Học Hội", vắng vẻ đìu hiu.
21/01/2015(Xem: 5478)
Từ thành phố Nha Trang, theo con đường Quốc lộ 1 hướng Nam Bắc, đi khoảng hơn 10 km, qua khỏi đèo Rù Rì- con đèo ngoằn nghèo hình chữ chi, xuống khỏi dốc đèo, đi chừng 1 km, rẻ xuống bên tay phải là đến chùa Nghĩa Lương, ở vùng quê Lương Sơn yên bình. Chùa Nghĩa Lương xây dựng trên đồi núi Lương Sơn rộng mênh mông ngút ngàn bạch đàn, cây cối. Nghĩa Lương tự tọa lạc tại Tổ 2, thôn Võ Tánh, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, do Hòa thượng Thích Bích Lâm- húy thượng Chơn hạ Phú, tự Chánh Hữu, hiệu Bích Lâm- nối pháp đời thứ 40 dòng Lâm Tế Chánh Tông- Nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng Đạo Giáo Hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam- Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương khai sơn năm 1954. Đây là một trong những ngôi chùa được Tổ Khai sơn đầu tiên, lúc này Ngải mới 31 tuổi, ở tuổi “tam thập như lập”. Sở dĩ chùa được Tổ an danh Nghĩa Lương tự là ghép tên ngôi chùa Tổ Nghĩa Phương với Lương Sơn, Vĩnh Lương mà thành. Ngày xưa, chùa cũ đứng bên cạnh cây khế cổ thụ lâu năm nê
21/12/2014(Xem: 8296)
Phong trào rót đồng đổ chuông gần đây diễn ra khá rầm rộ trong cả nước. Ngày 21/12/2014, tại Hốc Môn, chùa Quang Thọ xã Bà Điểm cũng tiến hành lễ đúc Đại hồng chung mà ba năm trước, chùa đã có thư ngỏ kêu gọi.
21/10/2014(Xem: 5649)
Chùa Sắc Tứ Thiên Ân toạ lạc tại thôn Phước Thuận, xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, là một trong những ngôi chùa Bồ tát Quảng Đức ẩn tu từ năm 1930 đến 1945. Thiên tường hưng thịnh, đạo tại thế năng hằng tịnh niệm, thiên thu tăng củng cố, Ân triêm Phước Thuận, quả do nhân nhi khởi thiền môn, vạn cổ vĩnh trang nghiêm. Vượt hơn 40 km đường bộ, chiếc xe ô tô 7 chỗ từ thành phố Nha Trang theo đường Quốc lộ 1 hướng Nam Bắc Nha Trang - Ninh Hòa, xe qua đèo Bánh Ít (Ninh Hòa) rẻ phía tay trái đi về hướng Tây Bắc, theo hương lộ xã Ninh Đông, qua cổng thôn Văn hóa Phước Thuận là đến chùa Sắc tứ Thiên Ân. Chùa Sắc tứ Thiên Ân, nằm ẩn minh dưới những tàng cây um tùm bao phủ chung quanh. Chùa do Tổ Thiên Phước, húy thượng Chương hạ Chí, tự Thiên Phước hiệu Bửu Tịnh, thuộc dòng Lâm tế Chúc Thánh, đời thứ 38, hệ thứ 5 của Tổ Minh Hải- Pháp Bảo. Ngài thế danh Huỳnh Văn Dự, sinh năm Ất Hợi (1755) quê quán làng Phú Vinh, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài xuất gia hành đạo tại q
24/09/2014(Xem: 12486)
Ngọn núi nhỏ Phổ Đà, còn được gọi là Núi Ông Sư, thuộc địa phận làng Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh- tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố biển Nha Trang khoảng 50 cây số về hướng Bắc, có hình thù của một “ông Tượng” nằm giữa một vùng mây nước hữu tình, tứ bề sơn thủy làng mạc bao bọc tạo nên một bức tranh phong cảnh bàng bạc thơ mộng và thiêng liêng ấm cúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567