- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
MINH PHƯỚC NI TỰ
Minh Phước Ni Tự, thường gọi là chùa Minh Phước, dân gian còn gọi là Chùa Thành vì chùa tọa lạc ngay đầu ngõ vào khu phố chợ sầm uất nhất của thị trấn Thành – Diên Khánh. Ngày nay, chùa có địa chỉ mới là số 02 đường Phan Bội Châu.
Khoảng trăm năm trước, chùa chỉ là một am nhỏ của cộng đồng người Minh Hương sinh sống tại khu phố chợ gần đó lập nên để thờ Phật.
Minh Hương là tên gọi của một bộ phận người Hoa có nguồn gốc từ tên của triều đại nhà Minh, đến khi nhà Thanh thay thế nhà Minh ở Trung Quốc, chính trị xáo trộn nên họ phải lưu vong sang nước ta, về phía Đàng Trong vào khoảng cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, phần đông theo thương gia Mạc Cửu đi về phía tận vùng đồng bằng Nam bộ để khẩn hoang lập ấp, sinh cơ lập nghiệp, chỉ một vài nhóm định cư rải rác ở các tỉnh miền Trung, như ở Khánh Hòa.
Vào năm Tân Mão 1951, khi ngôi tiểu am đã được tái thiết tu bổ thành một ngôi chùa nhỏ mang tên Minh Hương, cộng đồng người Hoa tín Phật đã cúng dường trực tiếp đến Ni trưởng Thích Nữ Hạnh Viên, húy thượng Tâm hạ Đăng, hiệu Chơn Như, đời thứ 43 dòng Lâm Tế, đang trụ trì chùa Linh Sơn ở Chụt, thuộc phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang.
Bấy giờ, Ni trưởng Hạnh Viên với đạo hạnh và uy đức sáng ngời đã tiếp nhận ngôi chùa, tiến hành ngay cuộc đại trùng tu từ trước ra sau, từ trong ra ngoài, thành ngôi thờ phụng Tam Bảo uy nghiêm, và đổi tên thành Minh Phước, trạch cử đệ tử thứ hai là Ni Sư Thích Nữ Thông Ấn trú trì để chăm lo Phật sự tại đây. Từ đó cho đến nay, ngôi chùa sư nữ lớn nhất của thị trấn Diên Khánh được các vị đệ tử trong môn phong nối tiếp trụ trì, theo thứ tự thời gian là chư vị Ni trưởng: Thích Nữ Thông Tuyết, Thích Nữ Thông Tín, đồng trụ trì là Thích Nữ Thông Thuận và Thích Nữ Thông Định.
Vào năm Canh Tý 2020, Ni trưởng Thích Nữ Thông Định viên tịch, chỉ còn lại Ni trưởng Thích Nữ Thông Thuận trụ trì, điều hành và hướng dẫn Ni chúng bổn tự tu tập.
Chùa đã phải qua 3 lần tái thiết vì trụ xiêu mái mục, vách đổ tường long qua bao năm mưa nắng, mới được khang trang sáng sủa như ngày nay. Trên chánh điện chỉ còn giữ lại được 4 trụ cột lớn của ngôi miếu xưa, còn lại đều là vật liệu mới tái thiết.
Cổng tam quan của chùa được xây dựng kiên cố bằng đá phết lên lớp hồ, trên lợp mái ngói, có rồng chầu pháp luân. Trên hai trụ chính có đắp chữ nổi câu đối thuần Việt hai bên:
“Trăng sáng trời trong man mác dòng song in Bóng Tổ
Đất vàng cõi phúc hàng hàng cây báu lễ Từ Tôn”
Trong sân, cách cổng tam quan khoảng gần 3 thước là Điện Quán Thế Âm, tôn tượng Bồ tát tầm thanh cứu khổ tay bắt ấn, tay cầm bình cam lồ, trên có mái lợp ngói đỏ hai tầng, tầng trên trang trí tranh lịch sử Đức Phật Thích Ca, trụ nâng giàn mái ngói là bốn cột lớn có rồng uốn lượn quanh, và một lư hương lớn được thiết đặt trước điện.
Trên sân bên phải của Điện Quán Thế Âm còn bảo tồn được những cây bông sứ già của chùa xưa, gần bên là ngôi tiểu miếu tôn trí tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, có nhị vị hộ pháp “Khuyến Thiện- Trừng Ác” đứng hầu hai bên.
Ngôi chánh điện cũng được lợp hai tầng mái ngoái đỏ, có rồng chầu pháp luân, các đầu hồi đều có dáng rồng uyển chuyển. Trên chánh điện tôn trí tượng Bổn Sư Thích Ca ở giữa, hai bên là bệ thờ nhị vị Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Phía trước tòa sen đức Điều Ngự có thiết đặt một Tháp 7 tầng 49 ngọn đèn hoa sen tỏa sáng lên đỉnh tháp có Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai tĩnh tọa.
Nơi nhà Tổ, phía bên dưới tranh tượng Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma quảy dép về Tây trên ngọn lau vượt song là những linh ảnh của chư tôn đức Đệ nhất, Đệ Nhị và Đệ tam Tăng Thống, Dại lão Hòa thượng Thích Trí Nghiêm, Hòa thượng Thích Đỗng Minh, Hòa thượng Thích Trừng Phước, Hòa thượng Thích Trí Thủ và Hòa thượng Thích Hải Tuệ - Trừng San. Hai bên là linh vị của Ni trưởng Tọa Chủ Chùa Linh Sơn, và Quan Thánh Đế Quân với hai hộ vệ Châu Xương- Quan Bình.
Nối tiếp Tổ đường là gian phòng khách trống hai đầu để thoáng mát và dãy Ni xá, tịnh thất, nhà trù… Bên phải của chánh điện là một khoảnh sân trống rộng rãi, có bảo tháp phụng thờ cố Ni trưởng Thích Nữ Thông Định, gần bên hàng dương liễu lá rủ nhành buông thật an tĩnh.
Vào những dịp đại lễ, những ngày vía Phật và chư Bồ tát, nhà chùa đều giăng treo cờ hoa, thắp đèn sáng rỡ, cử hành nghi lễ trang nghiêm để cung nghinh chư tôn đức tăng ni, cũng như đón Phật tử gần xa vào chùa bái Phật, tụng kinh, cúng dường Tam Bảo…
Minh Phước Ni Tự là Trụ sở Ni giới Diên Khánh, nên ni chúng về đây mỗi tháng hai kỳ để tụng giới theo giới luật quy định, hoặc sau mùa an cư kiết hạ hằng năm, chư vị tỳ-kheo ni ở mỗi trụ xứ đều phải tề tựu về chùa này để cùng nhau tụng đọc giới luật rất nghiêm minh, tinh tấn.
Tâm Không Vĩnh Hữu