- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
TU VIỆN GIÁC HẢI
Tu Viện tọa lạc trên núi Phổ Đà, còn được người dân gọi là núi Ông Sư, núi có hình thù của một “ông Tượng” nằm giữa một vùng mây nước hữu tình, tứ bề sơn thủy làng mạc bao bọc, thuộc địa phận thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh.
Từ thành phố Nha Trang theo quốc lộ I ra khoảng gần 60km, đến cổng làng Xuân Tự là đường dẫn vào đến chùa, tiếng “Chùa” gần gũi thân quen với tăng ni Phật tử.
Vào năm 1956, Hòa thượng Thích Viên Giác, pháp danh Tâm Trí, pháp hiệu Chiếu Nhiên, dòng thiền Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 43, đệ tử của Bích Không Đại Sư (tức Hoà thượng Thích Giác Phong ở chùa Hải Đức-Nha Trang), trong thời gian xây dựng Giáo hội địa phương tại Vạn Ninh, Ngài đã hữu duyên gặp Cư sĩ ẩn tu Như Liên trong một am tranh nhỏ tại làng Xuân Tự, vị Cư sĩ này đã giới thiệu núi Phổ Đà - Ông Sư giữa cảnh quan non nước hữu tình, thôn làng yên tĩnh, nên Ngài đã quyết định chọn nơi này để kiến tạo nên một chốn già lam, lập hạnh tĩnh tu, tiếp Tăng độ chúng, và đặt tên là Giác Hải.
Thời kỳ đầu mới lập tự, tu viện mang một hình hài mộc mạc, kiến trúc đơn sơ, không nguy nga tráng lệ, không đồ sộ cầu kỳ, nhưng hiển hiện giữa một vùng núi đồi hoang sơ thanh vắng vào thời điểm đó, đã nghiễm nhiên trở thành một danh lam của Vạn Ninh.
Trong khuôn viên sân vườn của chùa có những cây ăn trái như me, xoài cổ thụ có tuổi đời đến cả 100, 200 năm với hình thù dáng vóc như thần tướng uy dũng, kỳ dị. Đặc biệt nhất là Điện thờ Quan Âm Nam Hải được kiến tạo ngay trên đỉnh núi, bên trái phía sau ngôi chánh điện. Ngôi điện có kiến trúc cổ lầu, không tường vách ngăn che, bốn trụ đá lớn đỡ mái tháp có bốn góc mái cong chạm trổ giao long. Tôn tượng đức Bồ tát trắng toát, cao hai mét rưỡi, đứng trên toà liên hoa, lưng quay về núi Phổ Đà, mắt hướng nhìn ra vịnh Vân Phong và chân trời góc biển xa xa như đang tầm thanh cứu khổ, đã đi vào thi ca và huyền thoại với bao câu chuyện linh ứng nhiệm mầu…
Trong một sảnh đường, bên dãy nhà Tăng, có “Bản kinh viết trên giấy” lồng trong một khung gỗ đen mun quý tốt, kính dầy, có kích cỡ rất lớn. Đó là “Bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa- Phẩm Phổ Môn- Nói về Đức Quán Thế Âm Bồ Tát” (được đề rõ chính giữa, phía bên dưới bản kinh), do “Cư sĩ Đặng Như Lan- Quán xã Yên Đổ- Huyện Bình Lục-Tỉnh Hà Nam (BV)- Nhà ở phố Hàng Phèn- Hàng Bút- Hà Nội” (được đề rõ bên trái, phía dưới bản kinh), và “viết tại chùa Vĩnh Nghiêm-đường Công Lý- năm 1966-Bính Ngọ” (được đề rõ bên phải, phía dưới bản kinh). Xem từ trên xuống, theo thứ tự là phần “Kinh” viết bằng chữ Hán Nôm nằm ở trên cùng, kế đến là tranh vẽ “Thất Phật”- bảy vị Phật của quá khứ, tiếp theo là hình vẽ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi trên liên hoa đài, trên một phiến đá nổi lên giữa sóng nước xôn xao. Hai bên tả hữu của toàn bản kinh được tô điểm những hình tượng của Chư vị Minh Vương, Kim Cang, Hộ Pháp… Từ chữ đến nét vẽ của bản kinh này đều kỹ lưỡng công phu từng mi-li-mét. Bản Kinh có chiều ngang 1,8 m- chiều đứng 2,8 m nếu tính luôn cả khung gỗ. Riêng bản kinh thì chiều ngang 1,5m- chiều đứng 2,5m.
Hoà thượng khai sơn viên tịch vào năm Bính Thìn 1976.
Đệ tử của Ngài là Hoà thượng Thích Tịnh Diệu kế thế trụ trì, đã cùng với sư huynh đệ đồng môn đã hiệp tâm hợp lực trùng tu ngôi chùa từ năm 1987 đến năm 1990 mới hoàn tất và khánh thành, với các công trình mới: ngôi chánh điện, điện Quan Âm Nam Hải, Tháp Tổ khai sơn, cổng tam quan, tường rào bao bọc, lát gạch đá các sân rộng, kiến tạo và thiết trí thêm nhiều hạng mục mang đậm nét nghệ thuật như lầu chuông, tịnh thất, tượng Di Lặc Tôn Phật, Tuyết Sơn, Quán Tự Tại Bồ Tát, tượng đá linh thú… và một ốc đảo giả sơn nho nhỏ giữa hồ sen nuôi cá có tôn trí tượng Quan Âm Nam Hải và Thiện Tài Đồng Tử, đó chính là pho tượng Quán Thế Âm mà thuở khai sơn lập tự từng an vị trên đỉnh núi đã được dời xuống tạo nên cảnh trí mới…
Tu Viện Giác Hải không chỉ là chốn già lam tăng chúng tu hành, phụng đạo với những khoá lễ, khoá tu thường nhật thường niên, mà còn là một danh thắng của tỉnh nhà, tăng ni Phật tử và thập phương bá tánh về bái Phật, tụng niệm kinh kệ, vãn cảnh chùa vào những ngày đại lễ của Phật giáo, hay những dịp lễ Tết cổ truyền, người đông như trẩy hội.
Tâm Không Vĩnh Hữu