Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà

30/05/202418:29(Xem: 1944)
46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà

CHÙA QUẢNG ĐỨC

Ngôi chùa đầu tiên
của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà

 

         Chùa toạ lạc tại thôn Bến Khế, xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh trên diện tích đã quy hoạch là 3ha, diện tích sử dụng là 2.000m2.

        Vào năm 1992, khi hay biết tâm nguyện đưa ánh sáng trí tuệ của đạo Phật lên vùng thâm sơn cùng cốc của một vị chơn Tăng để truyền bá chánh pháp, một Phật tử tín tâm đã hiến cúng cả một khu đồi rẫy để Thượng toạ Thích Trừng Thi kiến lập nên ngôi Tam bảo. Khi nhân duyên hội đủ, thầy Trừng Thi đã xúc tiến ngay một cuộc phong quang đầy đạo lực trên mảnh đất hoang liêu gai góc mà dân cư quanh vùng đa số là đồng bào dân tộc thiểu số còn sống trong tăm tối nghèo khó...

        Hoà thượng Thích Trừng Thi, đương vi Viện chủ chùa Tân Long (Diên Khánh), trụ trì Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Tự (chùa Đá Lố ở Vĩnh Phương, Nha Trang), Phó Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà, kiêm Trưởng BTS GHPGVN huyện Diên Khánh, chính là vị Tổ khai sơn.

        Chùa Quảng Đức chính là ngôi già lam đầu tiên hiển hiện trên vùng rừng núi thâm u Khánh Vĩnh

chua quang duc (71)chua quang duc (69)

        Lúc sơ khai, chùa Quảng Đức chỉ là một ngôi tịnh thất, nhà ngói 3 gian giản dị tạm đủ cho người xuất gia có nơi an trú để tịnh tu, hành lễ. Qua một thời gian dài, ngoài công việc tôn tạo thắp sáng ngôi tiểu tự là biết bao nhiêu công sức để phát hoang, định hình và bài trí sân vườn chung quanh để từng ngày ngôi thờ phụng Tam bảo hiển lộ như một kỳ quan thiêng liêng đặc biệt giữa rừng núi hoang vu… Đã có nhiều vị Tăng trẻ được sư phụ cử về đây thay phiên nhau lao động cật lực để biến đổi phong quang cảnh sắc và giữ sáng ấm hương đăng cho ngôi chùa nhỏ bé sơ khai rất ít người được biết đến. Có thầy về làm giám tự được khoảng 2 năm, là thời gian dài nhất so với các thầy đến trước, nhưng rồi cũng rời đi vì nhiệm vụ hoằng pháp ở nơi khác.

        Năm 2002, vừa mãn khoá tu học tại Đại Tòng Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu) về, được sự giới thiệu và đề cử của Đại đức Thích Tâm Tựu (chùa Phú Phong, Diên Phú, Diên Khánh) là vị đồng tu đồng khoá, Sư cô Thích Nữ Diệu Ánh đã được Hoà thượng khai sơn chấp thuận, cho phép về Bến Khế nhận chùa Quảng Đức để tu hành, hoằng pháp. Sư cô chính là vị trụ trì đầu tiên của ngôi chùa đầu tiên trên đất Khánh Vĩnh từ đó cho đến nay.

chua quang duc (66)chua quang duc (67)chua quang duc (68)chua quang duc (69)chua quang duc (70)


        Là thân nữ chân yếu tay mềm, đơn thân rời bỏ phố thị miền xuôi để lên núi rừng hoang vắng, với tâm nguyện “trú Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng”, vừa tịnh tu vừa hoằng pháp, Sư cô trụ trì đã kiên cường và kiên định vượt qua rất nhiều chướng duyên nghịch cảnh, vừa thiếu thốn vật chất lại vừa đương đầu với bao mối hiểm nguy rình rập mà một nam tử vai u thịt bắp có thể phải e dè ngán ngại. Điện thì câu kéo nhờ từ lò đường gần đó của vị tín chủ đã cúng dường mảnh đất xây chùa, nên chỉ thắp tượng trưng một, hai bóng đèn huỳnh quang cho sáng ấm ngôi Tam bảo. Nước dùng để sinh hoạt thì không hề có, phải chở đèo từng can nước lấy từ dòng sông Chò chảy qua ở cách chùa khoảng nửa cây số (nay khúc sông này đã được xây chiếc cầu bắc ngang, có tên Cầu Sông Chò). Xung quanh thưa thớt dân cư, nhà cách nhà cũng vài trăm thước đất, lác đác những căn chòi, nhà sàn tồi tàn của những người láng giềng dân tộc thiểu số, khách không mời thường vào ra chùa nhởn nhơ lại là bò cạp, kỳ đà tắc kè, rắn hổ chúa hổ mang… Đã có nhiều vị Tăng, Ni đồng tu đồng học khuyên Sư cô trụ trì nên rời khỏi chùa để về lại miền xuôi, sẽ không ai quở trách hay khinh chê một người nữ đơn thân đang sống nơi thập phần hung hiểm và quá nhiều khó khăn thử thách như vậy đâu, nhưng Sư cô trụ trì vẫn giữ nguyên vẹn tâm nguyện, ý chí để giữ lấy mảnh đất có ngôi tiểu tự mà Sư cô luôn cảm nhận và cho rằng đây là linh địa.

        Từng tháng ngày trôi qua, thiện duyên đến, phước duyên về, có một tín chủ phát tâm cúng dường đào giếng, giếng sâu gần 20 thước, vào năm 2004. Rồi các vị tín chủ khác xuất hiện, đã phát tâm cúng dường xây dựng trùng tu ngôi Chánh điện vào năm 2012;  thiết trí thánh tượng đức Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên ngoài sân bằng đá, có chiều cao 4,5 thước, vào năm 2014; đúc đại hồng chung và xây tháp chuông vào năm 2015… cùng những công trình phụ thiết yếu dành cho chốn già lam lan nhã. Điều làm cho chúng ta phải kính cẩn ngưỡng mộ là các vị tín chủ cúng dường Tam bảo vô điều kiện, không cần phải lưu tên khắc danh để được tán dương công đức, chỉ có vị trụ trì là biết rõ danh tánh của các vị ấy thôi!

        Qua thời gian trên 20 năm, tính từ ngày về trụ trì (2002-2024), Sư cô Diệu Ánh nay đã là một vị Ni sư, đã hoàn thành tâm nguyện trùng tu kiến tạo ngôi Tam bảo đầu tiên trên vùng rừng núi Khánh Vĩnh được an danh Quảng Đức. Ban đầu, Ni sư định đặt tên chùa là Khánh Viên, lấy chữ Khánh của địa danh Khánh Vĩnh và chữ Viên từ ngôi Tổ đình Diệu Viên ngoài Huế. Khi thỉnh ý Hoà thượng khai sơn, Hoà thượng đã đặt tên cho ngôi chùa nhỏ bé vùng heo hút này là Quảng Đức, vì tâm nguyện muốn nương ân đức của Bồ tát để hoằng pháp lợi sanh, truyền lưu chánh đạo cho hậu thế.

 

        Ni sư trụ trì có pháp danh Quảng Thiện, thuộc dòng thiền Liễu Quán đời thứ 45, là đệ tử của Ni trưởng Thích Nữ Chơn Cẩn ở chùa Diệu Viên (tọa lạc ở xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, trên triền núi Ngũ Phong, Huế).

        Khi vào đến Xứ Trầm Hương – Khánh Hoà để hoằng pháp, Ni sư đã thọ pháp y chỉ nơi Sư trưởng Thích Nữ Lưu Phương ở chùa Liên Hoa (toạ lạc tại số 8 đường Hiền Lương, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang), được Sư trưởng ban cho pháp hiệu Tịnh Quang. Sư trưởng Liên Hoa dù niên cao lạp trưởng vẫn không ngai đường xa trắc trở đã lên đến Khánh Vĩnh, quang lâm bửu điện chùa Quang Đức để chứng minh buổi lễ Quy y Tam bảo dành cho những người con Phật vùng núi rừng hiu quạnh.

chua quang duc (7)

chua quang duc (2)chua quang duc (3)chua quang duc (4)chua quang duc (5)chua quang duc (6)chua quang duc (7)chua quang duc (8)chua quang duc (9)chua quang duc (10)chua quang duc (11)chua quang duc (12)chua quang duc (13)chua quang duc (14)chua quang duc (15)chua quang duc (16)chua quang duc (17)chua quang duc (18)chua quang duc (19)chua quang duc (20)chua quang duc (21)chua quang duc (22)chua quang duc (23)chua quang duc (24)chua quang duc (25)chua quang duc (26)chua quang duc (27)chua quang duc (28)chua quang duc (29)chua quang duc (30)chua quang duc (31)chua quang duc (32)chua quang duc (33)chua quang duc (34)chua quang duc (35)chua quang duc (36)chua quang duc (37)chua quang duc (38)chua quang duc (39)chua quang duc (40)chua quang duc (41)chua quang duc (42)chua quang duc (43)chua quang duc (44)chua quang duc (45)chua quang duc (46)chua quang duc (47)chua quang duc (48)chua quang duc (49)chua quang duc (50)chua quang duc (51)chua quang duc (52)chua quang duc (53)chua quang duc (54)chua quang duc (55)chua quang duc (56)chua quang duc (57)chua quang duc (58)chua quang duc (59)chua quang duc (60)chua quang duc (61)chua quang duc (62)chua quang duc (63)chua quang duc (64)



        Trở lại với dòng truyền thừa, Ni trưởng Thích Nữ Chơn Cẩn là đệ tử của Ni trưởng Thích Nữ Hướng Đạo, vị Tổ khai sơn của chùa Diệu Viên, ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của đất thần kinh cố đô. Gẫm hai từ “đầu tiên” của hai ngôi chùa, có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là có sự sắp đặt của đạo lực, của ân đức thiêng liêng từ các bậc Thầy Tổ tiền bối, chúng ta không khỏi giật mình?! Chùa Quảng Đức không chỉ là ngôi chùa đầu tiên của huyện Khánh Vĩnh, mà còn là ngôi chùa Ni đầu tiên của vùng miền núi xa xôi trắc trở và còn là ngôi chùa duy nhất được mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức trên toàn tỉnh Khánh Hoà. Trước năm 1975 đã từng có một ngôi chùa mang tên Quảng Đức ở Đồng Đế - Vĩnh Hoà, nhưng sau này đã mất bóng, chỉ còn lưu lại được tên con đường Quảng Đức, nên không còn được nhắc đến!

 

        Thời gian vừa qua, Ni sư trụ trì đang nhận giáo dưỡng 2 tiểu điệu và một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng chùa lúc nửa đêm về sáng, chính quyền địa phương đã thỉnh cầu nhà chùa nhận nuôi, hợp thức hoá mọi thủ tục, cháu bé đã được đặt tên là Thiện Phước. Qua những năm dài hoằng pháp lợi sanh, Ni sư đã truyền giới Quy y Tam bảo cho 120 Phật tử, có khoảng 200 hộ dân quanh vùng kính tín Đạo Phật thường về chùa nghe pháp, tụng kinh, làm công quả…

       Nhà chùa vẫn thường tổ chức những ngày lễ lớn trang nghiêm như Phật đản, Vu Lan, hay những ngày vía chư Phật, Bồ tát cũng như các ngày lễ sóc vọng, trai đàn chẩn tế có chư tôn đức Tăng Ni quang lâm chứng minh và hộ trì, để những người con Phật được phước duyên tề tựu nương tựa hồng ân Tâm bảo với ước nguyện tránh làm điều ác dữ, chỉ làm những điều thiện lành, có được cuộc sống tươi sáng, lành mạnh và an vui.

 

Tâm Không Vĩnh Hữu




       

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/06/2014(Xem: 7199)
Bán đảo Phương Mai thuộc thành phố Quy Nhơn vốn là một vùng cát trắng xen kẽ những ngọn núi đá của đoạn cuối dải núi Triều Châu thuộc sơn hệ Trường Sơn, ở khoảng giữa địa giới tỉnh Bình Định; đoạn núi đá này, có những đỉnh cao hơn 100m trên mực nước biển, chạy lan ra biển Đông chừng hai cây số rồi từ đó bẻ hướng về phía Nam, rặng núi tiếp tục chạy lô xô trũng dần ở giữa rồi lại nhô cao ở phần cực Nam, trải dài chừng 15km song song với bờ biển, tạo thành một bức bình phong chắn gió cho đầm Thị Nại ở ven biển.
27/05/2014(Xem: 9456)
Tổ đình Giác Lâm (祖 庭 覺 林 ) còn có các tên là Cẩm Sơn tự, Sơn Can tự hay Cẩm Đệm tự; là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn. Đây chính là ngôi tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.
26/05/2014(Xem: 5808)
Theo Quốc lộ I hướng Bắc Nam, từ Nha Trang đi Cam Ranh khoảng hơn 50 km, đến Cam Thịnh nhìn về phía Đông sẽ thấy cổng chùa với con đường vô chùa Thanh Hải. Chùa Thanh Hải, tọa lạc tại thôn Hiệp Thanh, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Thanh Hải tự do Hòa thượng Thích Nhơn Hưng, húy thượng Tâm hạ Đạo, tự Từ Lễ, dòng Thiền Lâm Tế Liễu Quán, đời thứ 43. Khai sơn năm Bính Ngọ (1966).
03/05/2014(Xem: 8869)
Theo quốc lộ 1 hướng Nam Bắc, cách thành phố Nha Trang khoảng 28 km về phía Bắc, đến chợ Bến Ninh Hòa, rẽ phải vào đường làng Mỹ Trạch, đi khoảng 500 mét, cổng tam quan chùa Thiên Tứ hiện ra giữa màu xanh cây cỏ của làng nghề dệt chiếu cói Mỹ Trạch - phường Ninh Hà.
24/03/2014(Xem: 28051)
Nói đến chùa Thiên Ấn không ai còn lạ về ngôi chùa này, một thắng tích được xem là “đệ nhất thắng cảnh„ cách trung tâm 3,5km (độ 10 phút xe hơi) nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc của thành phố Quảng Ngãi.
21/03/2014(Xem: 6580)
Chùa Hoa Tiên tọa lạc đường Phân Bội Châu, thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (ngày xưa là ấp Phật Tỉnh, nhân việc đào giếng được tượng, nên ấp lấy tên là Phật Tỉnh) Theo thi sĩ Quách Tấn, tác giả Xứ Trầm Hương, Chùa Hoa Tiên vốn là quan tự, do tỉnh lập năm Gia Long thứ 10 (1811). Chùa ngày xưa thờ Quan Thánh đời Tam quốc, ở gian giữa, thờ bà Thiên Y A Na ở bên hữu, thờ Phật ở bên tả.
20/03/2014(Xem: 11975)
Cách nay hơn 300 năm, trong khoảng từ năm 1683 đến 1693, một vị Thiền sư từ Trung Hoa đến đất Thuận Hóa, tại núi Hoàng Long mà hiện nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế; dựng thảo am để tu hành và hoằng đạo, đó chính là ngài Minh Hoằng Tử Dung, tổ sư khai sơn và chùa được gọi là Ấn Tôn tự.
19/09/2013(Xem: 27601)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
13/09/2013(Xem: 7951)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vỹ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
24/06/2013(Xem: 5318)
Dự kiến, Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2014 - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra tại chùa Bái Đính. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Nhân dịp này xin giới thiệu toàn cảnh quần thể chùa từ lịch sử hình thành đến kiến trúc:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]