- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
Chùa Long Cảnh toạ lạc trên một vùng cát trắng mênh mông thuộc thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
Đến ngay chân đèo Cổ Mã, rẽ trái đi về hướng Vịnh Đầm Môn xa xôi là đến địa phận đìu hiu vắng vẻ, cư dân thưa thớt đã bao đời bám đất an cư với cuộc sống vất vả, nghèo khó...
Chùa hiển hiện nơi gió cát khô khan ấy từ những năm xa xưa, như muốn dang rộng vòng tay ôm lấy, vỗ về, trấn an những thân phận hẩm hiu, đói rách... để từng ngày, từng tháng năm vượt qua chướng duyên, băng qua nghịch cảnh mà hướng thiện đoạn ác, cùng nhau xây đắp gìn giữ một cộng đồng hiền hoà, lành mạnh...
Chùa do Tổ họ Phan khai sáng, tạo dựng từ năm 1806.
Trải qua nhiều đời trụ trì, ngày nay Ni sư Thích Nữ Diệu Thông kế thế.
Gần 10 năm trước, nhà chùa đã có bức tâm thư kêu gọi thập phương bá tánh "hùn phước hợp duyên" hỗ trợ cho chùa xây dựng một... nhà bếp. Tâm thư có đoạn:
“Nhà ăn lộ thiện ngoài sân, dưới nền cát, những lúc gió to thổi ngược, cát như phủ kín thức ăn, hay những lúc mưa gió bất chợt, các Phật tử lại tất tả cùng nhau dọn tạm vào náu dưới hiên chùa..."
Sau khi nhà bếp được hoàn thành, chùa cũng đã được nhiều nơi biết đến, nhiều người quan tâm, nên qua từng năm đã thay da đổi thịt, dần dần thoát khỏi cái xác rách nát chắp vá, để lành lặn trụ vững giữa gió cát nắng mưa...
Và, ngôi già lam bé nhỏ đã khang trang hơn, cảnh sắc đẹp đẽ hơn, sớm chiều kinh kệ chuông mõ ngân vọng dỗ dành một vùng quê thanh vắng...
Từ ngoài con lộ đang được quy hoạch giao thông mở rộng, sắp sửa tráng nhựa, đi vào lối dẫn vào chùa, mởi nửa đường mà khách thập phương đã được chào đón bằng một phiến đá trắng dựng đứng phía bên tay phải, nổi bật lục tự “Nam mô A Di Đà Phật”, và tiếp đến là pho tượng Đức Phật Nhập Niết Bàn trên bệ đài hoa sen có chiều dài khoảng 15m, cao trên 2m. Phía bên trái, trên khu đất vườn trồng cây ăn trái thấy xuất hiện bóng dáng của 4 nhân vật huyền thoại bất hủ: Thầy trò Đường Tam Tạng bằng tượng sơn màu, đang trên bước đường thỉnh kinh hướng về ngôi Tam Bảo phía trước bên trong thật sinh động!
Qua cổng tam quan, vào đến sân chùa là thấy được nụ cười giai đại hoan hỷ của Đức Di Lặc Tôn Phật ngự đài liên hoa tôn trí phía trước thềm hiên, giữa những chậu cây kiểng hoa lá tươi xanh sắc màu, và một lư hương cũng bằng đá thật lớn. Ngôi Chánh điện ở ngay phía sau lưng của Ngài, hai bên bậc cấp dẫn lên thềm có đôi Lân đá nhũ vàng thật uy nghiêm.
Phái bên phải của ngôi Chánh điện, nơi góc vườn sum suê cây xanh là Điện Quan Âm với mái 2 tầng. Tôn tượng đức Bồ tát Quán Thế Âm sơn nhũ vàng, tay bắt ấn, tay cầm tịnh bịnh, phía sau là bức phông có hoạ tiết trông như những cánh tay vươn ra với phép nhiệm mầu ban vui cứu khổ. Hai bên trước Điện có hai Sadi đứng chắp tay cung kính hầu lễ.
Phía bên trái ngôi Chánh điện là một tiểu miếu, bên trong thờ Quan Thánh Đế Quân, có nhị vị hộ vệ Châu Xương và Quan Bình hầu hai bên, cùng vị Thành hoàng của làng.
Trong khuôn viên chùa còn có Vườn Lộc Uyển, Miếu Cô Hồn, và hình tượng những chú tiểu, Sadi đọc sách, bửa củi, quét sân, nghỉ ngơi, bái lễ… thiết đặt rải rác nơi này nơi kia xen lẫn với các khóm hoa bụi lá, mỗi người một dáng, đều mang vẻ hồn nhiên thánh thiện.
Trên ngôi Chánh điện thờ 3 gian, gian giữa thờ Đức Bồn Sư Thích Ca Mâu Ni, bộ Di Đà Tam Tôn, và Phật Hài Nhi đản sanh. Gian bên trái thờ Bồ tát Địa Tạng Vương, bên phải thờ Bồ tát Quán Thế Âm.
Hai bên cửa vào Chánh điện là nơi thiết đặt chuông trống. Tổ đường phía sau thờ Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, các bài vị và linh ảnh của Tổ khai sơn, chư tôn tiền bối trụ trì, gần bên là hương án thờ cửu huyền thất tổ chư hương linh. Ngoài ra, còn có hương án tôn trí nhị vị hộ pháp Khuyến Thiện và Trừng Ác.
Kề bên ngôi Chánh điện, cách một hành lang dài phía bên phải là một sảnh đường dành riêng cho Đạo Tràng- Cộng Tu, nơi thiện nam tín nữ tề tựu trang nghiêm tụng kinh niệm Phật vào các khoá lễ được chư Ni chứng minh, tổ chức và hướng dẫn.
Chùa Long Cảnh thật đúng là chốn già lam thanh tịnh để người dân quay về nương tựa tinh thần, tu tập theo chánh pháp, để hướng lành lánh dữ, tạo cho cuộc sống hằng ngày an vui, êm ấm và lành mạnh.
Và, đầu năm mới, chùa đã phát tín hiệu vui: Một cuộc đại trùng tu ngôi Chánh điện đã khởi động, bắt đầu từ tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022!