Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Quan niệm Thiên đàng hay địa ngục

16/01/201202:11(Xem: 13185)
08. Quan niệm Thiên đàng hay địa ngục

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG II
QUAN NIỆM THIÊN ĐÀNGHAY ĐỊA NGỤC

Tất cả những con người trên thế gian này đang sống giữa quãng đời đua chen, tranh đấu, tìm đủ mọi thủ đoạn để giành hơn thua lẫn nhau, kẻ giầu còn muốn giàu thêm, mọi người từ già đến trẻ, ai ai cũng ngày đêm suy nghĩ, tìm ra trăm phương ngàn kế để lo cho ta, cho gia đình rồi lại lo cho thân bằng quyến thuộc, làm sao cho hơn người khác, cứ như thế ai ai cũng mang trong người cái nghiệp, nghiệp tham, sân, si. Ít có ai nghĩ đến quả báo, một ngày nào đó rồi ta cũng phải chết, chỉ gặp một chút nghịch cảnh là hồn lìa khỏi xác. Bạn bè thân hữu như kẻ bạn đường, vàng bạc, châu báu, tiền của chỉ là phương tiện sinh nhai nào có chi chắc thật.

Cái chắc thật là linh hồn, còn gọi là thần thức, chỉ có linh hồn mới có cái thật, tất cả các tôn giáo, Phật Giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Nho giáo, Cao Đài Giáo, Hồi Giáo, Hòa Hảo... Các vị thánh nhân sáng lập ra các thuyết giáo, để truyền bá cho mọi người chỉ nhắm mục đích, răn dạy, khuyên bảo cho nhân loại trên thế gian loại bỏ các ý nghĩ và hành động gây nghiệp báo. Thật vậy, nếu ta chịu khó đọc sách, nghiên cứu và dành thì giờ đi nghe thuyết pháp của các vị chân tu truyền giáo, ta có thể cải đổi được bản ngã và hiểu được linh hồn là phần quan trọng đối với ta khi nhắm mắt ngàn thu.

Hiện nay chúng ta đang đứng giữa hai con đường, con đường nuôi thân ích kỷ, tham lam, ác độc, si mê dẫn đến địa ngục khổ đau. Con đường khác là nuôi tâm vị tha, bố thí, từ bi, sáng suốt dẫn đến thiên đàng, an lạc. Nếu ta theo con đường nuôi thân tội lỗi thì thân chúng ta phạm ba tội: Sát sanh, trộm cắp và dâm dục. Miệng phạm 4 tội: nói láo, vu oan giá họa, nói thêm bớt và chửi rủa. Ý ta cũng phạm 3 lỗi: Tham lam, sân hận và cuồng si. Bây giờ chúng ta quay về nẻo thiện thì thân, miệng và ý sẽ quay đầu trở lại: Thân không sát sanh mà phóng sanh, giúp người không cầu lợi, miệng nói lời chân thật, đứng đắn, hòa giải và dịu dàng, ý không tham lam mà phải bố thí, từ bi và sáng suốt. Ở đây, vì đức mỏng, tội dày nên chúng ta chưa dám nghĩ đến cảnh niết bàn của chư Phật đầy đủ 4 đức: Chân thường, chơn lạc, chơn ngã, và chơn tịnh mà tôi chỉ bàn đến ác và thiện, khổ và vui để định rõ hai con đường hầu giúp chúng ta cùng đi.

Tôi sinh ra và lớn lên hấp thụ trong một gia đình nho giáo, có lẽ đối với hiện tại thì đã lỗi thời, theo quan niệm của một số người. Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên được những điều tôi đã học, học sinh lúc đó đối với thầy rất tôn kính, trọng thầy như cha đẻ, sống thì tết chết thì giỗ, đã là đồng môn thì tất cả đều phải đóng góp để nuôi thầy, tết thầy, và khi thầy chết phải làm giỗ, cùng góp sức với các con đẻ của thầy.

Nếu chúng ta cứ lấy ân oán, để trả thù lẫn nhau thì không bao giờ hết. Khổng Tử cũng đã dậy cho ta rằng “Oan oan tương báo, ác giả ác báo, thiện ác đáo đầu chung hữu báo”. Nếu ai cũng cứ nghĩ đến hơn thua, ân oán giang hồ thì nghiệp chướng oan gia cứ chồng chất, không bao giờ hết nạn binh đao, không bao giờ hết được cái tội lỗi của con người đã gây ra.

Mạnh Tử cũng đã phát huy chủ thuyết Khổng Tử để khuyên răn người đời cần phải có Đức. Đức được tạo dựng bởi Đạo, Đạo là một con đường hướng dẫn ta đi đến Chân, Thiện, Mỹ hầu đạt được cái Đức, cho nên ngài đã nói “Đạo bất viễn nhân, nhân chi vi đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi Đạo”. Đạo không thể xa con người, người không thể xa Đạo, tất cả ai ai trên thế gian này cũng phải có Đạo. Đạo đây là đạo ông bà, cha mẹ đã để lại những lời vàng thước ngọc và các Đạo Phật, Đạo Khổng, Đạo Lão, Đạo Nho, Đạo Cao Đài, Đạo Hoà Hảo v.v...

Vậy, nếu ai chưa có Đạo thì hãy tìm lấy một con đường cho linh hồn khi quá vãng, đó là theo Đạo, Đạo Phật là Đạo từ bi hỷ xả, một trong những lời dậy của Đức Thế Tôn để ta lấy đó làm kim chỉ nam cho cuộc đời của mình là: “Lấy ân báo oán thì oán tiêu tan. Lấy oán báo oán, thì oán chồng chất.” Đến đây tôi xin dẫn giải một vài thuyết của các danh nhân: Lão Tử đã nói: “Ngô hữu đại hoạn do ngô hữu thân, nhược ngô vô thân hà hoạn chi hữu” Ta có hoạn lớn do ta có thân, bằng ta không thân làm gì có hoạn. Không phải ta tạo tội mà cứ chịu quả báo nhất định, mà theo Phật dậy, ta còn có phương pháp cải thiện được, không có gì khó, một anh đồ tể nếu biết ăn năn hối cải buông dao sám hối cũng có thể thành Bồ Tát được.

Nho giáo có câu: 

Thế sự vô vạn sự.
Đô lại tâm bất chuyên,

Tạc sơn thông đại hải,

Phi vụ đỗ thánh thiên.

Tạm dịch :

Ở đời không có việc gì khó,
Đều do Tâm không chuyên mà thôi,

Có thể đục núi thông ra biển,

Vén mây núi thấy trời xanh.

Lại có câu “Nhất chí đông khí, nhơn định thắng thiên”. Nghĩa là quyết chí thì có một năng lực mạnh, mình định lấy nghiệp mình không phải trời làm cho. Vì chúng ta không chịu làm, cứ xuôi tay theo định mệnh thế thôi, bằng muốn cải thiện cho khỏi tai ương cũng như quả báo nơi địa ngục, thì nên cố gắng tập ăn chay, không sát sinh, thường ngày tụng kinh niệm Phật, nhờ Phật cầu sanh về Tịnh Độ, chớ có chần chờ, thân người khó đặng, Phật Pháp khó gặp, sống ngày nay khó bảo đảm ngày mai, thân như cá cạn nước, có vui gì mà chẳng lo tu.

Nếu ai không hiểu được thế nào là địa ngục, linh hồn đi về đâu sau khi qua đời, chỉ biết sống cho hiện tại, bồi đắp cho thể xác không nghĩ đến kiếp sau, khi thân xác này trong tích tắc đã qua đi, linh hồn sẽ trở về địa ngục vì ta đã quá tham lam, ích kỷ, gây nhiều tội ác. Địa ngục, âm phủ, danh từ này không phải xuất xứ từ các tôn giáo, mặc dầu tôn giáo nào cũng nhìn nhận có địa ngục, âm phủ, ngước lên trời ta thấy bầu trời xanh bao la, thanh bạch, nhìn xuống ta thấy hỗn loạn ô trược. Do đó, người ta có một khái niệm rõ rệt về âm, dương hay thiên đàng, địa ngục vậy.

Lão giáo cho rằng: “Khinh quang thắng thượng, trông ám trầm học”. Đạo Gia Tô gọi là thiên đàng, tất cả các tín đồ Thiên Chúa dường như ai cũng thuộc lòng câu “Ai làm lành tin theo Chúa, được lên thiên đàng, ai làm ác phải bị phạt nơi địa ngục” Phật Giáo nói: “Ba cõi dục giới, vô sắc giới, cộng chung có 38 cõi trời và theo Duy Thức luận: “Nhất thiết do tâm, vạn pháp duy thức”. Thiên đàng hay địa ngục đều do Tâm tạo, cho đến siêu lên giải thoát thành Phật cũng đều do Tâm, những hiện cảnh đang thấy đây là địa ngục, thiên đàng nơi xa xôi thanh bạch hoặc mờ ám kia cũng do Tâm tạo ra cả. Cao Đài Giáo trong bài sám hối có câu:

- Hình bảo lục, cột đồng vòi vọi,
- Đốt lửa hồng, ánh sáng chói loà,
- Trói người vào đó xát chà,
- Vì chưng hung bạo, đốt nhà bắn săn.

Nói tóm lại các tôn giáo đều công nhận và quả quyết rằng có “Địa ngục”. Người ngoài các tôn giáo kém lòng tin cũng phải nhận có địa ngục như: Hiện cảnh nơi khám đường, những người có bổn phận điều tra giám sát hiện nay họ đâu có thù oán gì, mà cứ tra tấn đánh đập tội nhân, cũng như quỷ sứ hiện tại há thù hằn gì với vong giả mà cứ cưa xẻ, đánh đập như vậy, đó là oan gia thù đối nhiều kiếp, nên tạo cảnh khám đường cũng như địa ngục nên Nho Giáo có câu “Dương gian âm phủ đồng nhất lý”.

Lênh đênh qua cửa trần phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm

Thế mà chẳng biết nổi lên ở đâu? Chìm xuống ở đâu? Khéo tu những gì? Và vụng tu là sao?. Nếu ta chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo và chuyên cần đi chùa lễ Phật, đi nghe thuyết giảng của các vị chân tu truyền giáo những điều của các thánh nhân để lại trong các kinh sách, ta có thể tạo cho Tâm có được niềm tin để tu thân, tích đức vậy.

Trời Phật ở tại lòng ta
Làm lành, lánh dữ, ấy là đức tin
Ta tin có trời, có đất
Có mưa, có gió, có ngày, có đêm
Hết đêm trời lại bừng sáng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2022(Xem: 22773)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19467)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 15795)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 9857)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11413)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 10282)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
23/03/2022(Xem: 8612)
Tác ý là sự quyết định của tâm. Tác ý có thể xấu hay tốt, thiện hay bất thiện. Tác ý sanh lên trong lúc nào? Tác ý có thể sanh lên từ cảm giác nhưng cũng có thể sanh lên từ sự suy tưởng hay suy nghĩ của mình. Như vậy, làm thế nào để biết chắc chắn đó là tác ý? Tác ý là một cảm giác mạnh sinh khởi trong một con người. cảm giác mạnh này thôi thúc người đó phải hành động để giải quyết vấn đề. Cảm giác này được coi là tác ý vậy...
10/12/2021(Xem: 5401)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt. Có sinh, phải có diệt. Diệt là chấm dứt để trở về với cát bụi, khép kín một vòng sinh lão bệnh tử. Tứ là sự chết, sự kết thúc. Trong Kinh Tử Pháp ( Tạp A Hàm, quyển 6, số 121, 雜阿含經 第6卷,一二一,死法), Phật dạy các đệ tử chánh tư duy về vô thường trong sinh tử để không dính mắc, không chấp giữ mà đạt đến giác ngộ Niết Bàn.
27/11/2021(Xem: 3121)
Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải (1938 – 2003) đã để lại nhiều tác phẩm lớn, vừa có giá trị Phật học, vừa có giá trị văn học. Một tác phẩm trong những tháng cuối của cuộc đời Ni Trưởng là tập thơ Ngọa Bệnh Ca, được sáng tác trong thời gian nằm bệnh vào đầu năm 2003. Rồi cuối năm 2003, Ni Trưởng tử nạn trong một tai nạn giao thông. Bài viết nảy sẽ ghi lại những suy nghĩ về bài thơ “Người Gỗ” trong thi tập Ngọa Bệnh Ca của Ni Trưởng. Trong bài chỉ là các suy nghĩ rời, từ một người không có thẩm quyền nào, cả về Phật học và văn học.
24/11/2021(Xem: 4472)
Tôi nhớ lại có lần Nữ cư sĩ Clair Brown, Giáo sư Tiến sĩ từ Trường đại học California – Berkeley (UC Berkeley) đã đề cập với tôi về một thứ gọi là “Kinh tế học đạo Phật” (Buddhist economics).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]