Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Huấn Luyện Giảng Sư (bản Việt dịch của Tỳ Kheo Chánh Kiến)

15/06/202216:50(Xem: 10420)
Huấn Luyện Giảng Sư (bản Việt dịch của Tỳ Kheo Chánh Kiến)

Phat thuyet phap-4


Huấn Luyện Giảng Sư

  

Maggakkhagiham. Ta, là người chỉ đường thôi!

(Kinh Trung Bộ 107)

 

 

- Giảng sư Púi Xẻng Chải soạn

- SCK lược dịch từ tiếng Thái


“Nói về niềm tin với người không tin, này các tỳ kheo, là ác thuyết.

Nói về giới với người ác giới, là ác thuyết.

Nói về nghe nhiều học rộng với người thiểu học ít nghe, là ác thuyết.

Nói về bố thí buông xã với người xan tham, là ác thuyết.

Nói về trí tuệ với người ác tuệ ngu xuẩn, là ác thuyết”

(Chương 5 Pháp, Tăng Chi Bộ)

 

- Dịch xong tại chùa Thiền Quang II, 1988.

- Tìm lại được bản thảo sau hơn 3 thập kỷ,  hoàn chỉnh tại chùa Pháp Bảo, 2022.

* Kính dâng song thân, các vị thầy tổ, hữu ân!

+ Đặc biệt cảm niệm công đức Linh Phạm (Hà Nội), khổ công đánh máy bản thảo xưa!

 

 

 



Lời Giới Thiệu, từ dịch giả

Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.

Nó cổ xưa và sống chậm như “cụ rùa Hồ Gươm” vậy, xin cáo lỗi bà con về cái thai đá này! Dụng văn khi trẻ có nhiều vụng về, dịch sát từng chữ, sợ mất ý mang tội, giờ lại nhọc lòng còn hơn dịch một bản mới. Văn cổ Thái Lan thường điệp ý điệp từ, kiểu như các cụ mình cũng ưa nhắc đi nhắc lại sợ con cháu quên. Giờ phải cắt bớt kẻo bạn đọc nhàm, nên chuẩn là “lược dịch”! Thêm vài ý riêng, kinh nghiệm giảng dạy của dịch giả vào ngoặc (…), và một phần riêng cuối sách.

Do lược bỏ phần dạy tính niên lịch kiểu Thái Lan, và những cách chúc phúc cho vua, hoàng hậu, quan chức… Nói chung là những gì cần thiết cho các giảng sư bên Thái Lan hồi xưa, không dành cho độc giả Việt Nam, nên thành “lược dịch”, mong quý vị hiểu cho!

Nhiều lần, tôi muốn nhắm mắt bấm delete nó cho theo cụ rùa, khỏi bận lòng mất ngủ, vì giờ có rất nhiều sách dạy kỹ năng giảng dạy kiểu này - viết bằng lối văn cập nhật hơn, bên ngoài và trong chùa. Nhưng rồi quyết định giữ lại, vì tinh thần các cụ xưa, vì cái hồn chân tu, nói gì nói, luôn đi sát nguyên văn lời Phật.

Mời bạn đọc! Sẽ hiểu ý dịch giả, người còn thích sưu tầm đồ cổ…

- SCK, chùa Bắc Linh, Adelaide, Úc/ 20/03/22

 


 

LỜI NÓI ĐẦU, của tác giả

Trong 14 năm giảng dạy giáo lý, tôi thuyết giảng theo sự hiểu biết tàm tạm! 8 năm sau này mới tìm hiểu Tam Tạng. Có một lần nhận lời thỉnh thuyết pháp, tôi không biết là sẽ nói gì? Dễ như “7 Thánh Sản”, tôi cũng phải xem xét trong Tam Tạng, có ở những nơi nào… suốt đến ngày sắp sửa đi giảng mới nghỉ ngơi chút, cứ vậy mà làm suốt 8 năm.

Khi hoàn tục rồi, vào thư viện thành phố làm thầy giáo thọ (Ācāriya), kiểm xét và giải đáp mỗi ngày. Soạn dịch chút đỉnh, chừng 5 năm. Khi việc soạn sách được tiến triển, mới rời thư viện, chỉ soạn sách thôi. Từ Phật lịch 2478 (1934) đến nay, suy gẫm trong Tam Tạng và nhiều chỗ khác nữa.

Khi suy nghĩ để viết, đều là sách nói về giảng thuyết được dịch ra từ Tam Tạng và cả chú giải (Aṭṭhakathā - Tikā), đến các loại sách diễn thuyết, hợp thành 7 cuốn, 120 chuyện. Lúc ấy, tôi đã là giảng sư kha khá, chuyên tâm soạn sách cũng khá, quan tâm trong các môn học liên quan đến diễn thuyết. Nếu đọc 7 cuốn “Quyền Hạn Giảng Sư”, 3 cuốn “Luận Lý” và 3 cuốn “Sáng Trí” (Patibhāna), bạn sẽ thấy!

Ngoài ra còn có những cuốn: Phật Lý (Buddha Parajañā), Pháp Lý, Thế Lý, Tâm Lý Học Phật Giáo (Citta Parajañā), Phật Tuệ (Buddha Paṭibhāṇa), Pháp Tuệ (Dhamma Paṭibhāṇa), và Thinh Văn Tuệ (Sāvaka Paṭibhāṇa), Thần Thông (Iddhipaṭihāriya), Đại Trí Xứ (Mahāsatipaṭṭhanā), Nguyên Tắc Trong Phật Giáo và bộ Sāsanā Sākala. Hơn 20 cuốn, đều liên quan đến thuyết giảng.

Đến lúc sáng tác “Huấn Luyện Giảng Sư”, tôi cố gắng tìm tòi bố cục từ Tam Tạng và Chú giải, liên hệ mọi kiến thức đã có, mong đem lại lợi ích đến giảng sư và người muốn thành giảng sư, nên chuyên cần làm việc đến 4 tháng, chỉ được 3 cuốn. Sàng lọc 100 trang dư thừa, lâu hơn mọi sáng tác khác, mất nhiều thời gian, viết đi viết lại hoài. (Lại bị gọt khoảng 80 trang khi hiệu đính bản dịch! – Dịch giả).

Vì chưa từng có loại sách kiểu này (1950). Nên cần sáng tác theo kinh nghiệm thuyết giảng của mình và các vị đã từng viết loại này. Do thấy rằng, Phật giáo sẽ thạnh hành lâu dài bởi sự kính Pháp!

Nếu vị nào thuyết tốt, vị ấy thường được mọi người kính trọng. Còn ai giảng ẹ quá, sẽ ít người kiên nhẫn nghe, đến rồi lắc đầu về. Giảng hay, làm cho thiện tín Phật giáo (Buddhasāsanikajana) xoay vào, chịu ngồi nghe. Vừa lòng, dẫn nhau đến nghe cho đông khi biết vị ấy sẽ thuyết ở chùa nào lúc nào...

Một trong các quả báo (phala) của sự thính Pháp, là sự thạnh hành lâu dài của Phật Giáo. Do vậy, tôi mới mong có nhiều vị Tăng tỳ kheo (bhikkhusangha) thành giảng sư đỉnh cao, thuyết giảng lão luyện và sâu rộng. Mới cố gắng hoàn thành bộ “Huấn Luyện Giảng Sư” này, vững tin rằng sẽ có lợi ích đến Phật Giáo (Buddhasāsanā), và các Phật tử được toại nguyện.

Bạn sẽ thấy bộ “Huấn Luyện Giảng Sư” này như là một môn học, bao gồm mọi khía cạnh, mọi ngóc ngách, mọi kỹ xảo, mọi nghệ thuật của diễn thuyết. Chỉ dẫn cho thành giảng sư giỏi, sơ thiện - trung thiện - hậu thiện, dù chưa từng là. Sẽ làm số lượng giảng sư giỏi mỗi ngày càng tăng. Thành giảng sư rồi, không cần nói gì khác…

Sau cùng, mong mọi người luôn SỐNG THẬT bằng pháp chân thật, nền tảng cần có của giảng sư. Hãy cố gắng đọc hết bộ sách này bằng trí xét đoán (bicāraṇāñāṇa). Nhằm sanh ích lợi tăng thượng, lâu dài và rộng rãi đến Phật giáo và mọi chúng sinh…

 

- Giảng sư PÚI XẺNG CHẢI

26/10/ Phật lịch.2494 (1950)

 

 

MỤC LỤC

I-PHẬT NGÔN.. 11

A. 8 Pháp của tỳ kheo đáng được tin tưởng. 11

B. 5 sự hiếm quý. 15

C. Tỳ kheo được Đức Phật quan tâm.. 16

D. Những nguyên nhân làm Phật giáo suy đồi, hay thạnh hành. 19

E. 5 Giải thoát xứ (Vimuttāyatana) 21

F. 6 quả báo của giảng sư. 23

II- Tiểu sử các vị tối thắng về thuyết Pháp. 28

A. Tiểu sử trưởng lão Puṇṇamantānīputta. 29

Sự thuyết giảng kiểu mẫu của trưởng lão Puṇṇamantānīputta. 36

Nói thêm về Thất Tịnh. 43

B. Tiểu sử trưởng lão ni Dhammadinnā. 58

Sự thuyết Pháp kiểu mẫu của trưởng lão ni Dhammadinnā. 63

C. Tiểu sử trưởng giả Citta. 88

Sự thuyết Pháp kiểu mẫu của trưởng giả Citta. 92

D. Tiểu sử bà Khujjuttarā. 108

III– Bàn về giảng sư. 112

A. Phân loại giảng sư: 116

B. Giảng sư đặc biệt 123

1. Chuyện thuyết giảng của ngài Upāli 123

2. Phân loại giảng sư theo Phật ngôn. 139

IV- Giải rộng 5 chi phần giảng sư. 143

PHẦN V.. 157

A. 4 sự luyện tập, rất quan trọng của giảng sư. 157

B. Dành cho giảng sư thuyết đơn. 161

C. 8 đề tài tập thuyết đơn. 163

D. 25 chủ đề mẫu thuyết đơn. 176

1. Nói về sự bố thí (dāna) có nhiều quả báo. 177

2. Nói về người nên và không nên thân cận. 179

3. Nói về người mù, người chột và người tỏ. 182

4. Nói về 3 hạng trí tuệ. 184

5. Nói về gia tộc có Phạm Thiên (Brahma) 188

6. Nói về nhân tạo 3 nghiệp. 190

7. Nói về thiên sứ (Devadūta) 191

2. Nói về 3 trường hợp kiêu mạn, say mê: 194

9. Nói về tăng thượng. 196

10. Nói về 3 bậc chân nhân 201

11. Nói về 3 sự tăng trưởng. 202

12. Nói về quả báo của sự trì giới 205

13. Nói về 3 sự trong sạch: 206

14. Nói về tịnh giả. 208

15. Nói về giờ đẹp khắc tốt 210

16. Nói về bốn chánh cần. 212

17. Nói về khuynh hướng. 213

18. Nói về 4 bánh xe. 214

19. Nói về bốn Nhiếp Pháp. 216

20. Nói về 4 tịnh tín. 219

21. Nói về 4 tưởng điên đảo (saññavillāsa) 221

22. Nói về “con sông”, 4 loại phước báu. 223

23. Nói về quả của sự thí thực. 225

24. Nói về quả của sự thí thực (tiếp) 227

25. Nói về 4 sự mong muốn khó được. 228

PHẦN VI 230

A. Tư cách giảng sư. 230

B.Truyền giới 231

C. Nói về Phật lịch (kiểu Thái) 232

D. Cách thức đọc “Namo…” (Nam Mô) 237

E. Cách thuyết Pháp. 242

F. Thuyết giảng và Chúc phúc cho công chúng. 243

PHẦN VII – 3 KIỂU THUYẾT BAN ĐẦU.. 245

A. Thuyết Được. 245

B. Thuyết Rõ. 254

C. Thuyết thành. 262

D. 4 phần của thuyết thành công. 278

E. “Thuyết được” có 4 kiểu mẫu. 280

VIII. Phân loại thuyết giảng (tiếp theo) 297

A. Giảng về Pháp học (pariyatti) 297

B. Giảng về Pháp hành (paṭipatti) 299

A2. Kiểu mẫu thuyết về Pháp học. 299

B2. Kiểu mẫu thuyết về Pháp hành. 311

A3. Kiểu mẫu thuyết về Pháp học. 316

B3. Kiểu mẫu thuyết về Pháp hành. 326

A4. Kiểu mẫu thuyết về Pháp học. 330

B4. Kiểu mẫu thuyết về Pháp hành. 339

IX (Tập 2) 343

A. Thuyết về Pháp thành (Vesanāpativedha) 343

B. Bài mẫu về đúng – sai với 4 hạng người 357

PHẦN CỦA DỊCH GIẢ:

Con Đường Hoằng Pháp. 375

I/ Định nghĩa và nguồn gốc của hoằng Pháp. 376

Chuyển Pháp Luân 377

II/ 1. Chuẩn bị cho hoằng Pháp. 380

2. Một số đoạn kinh hướng dẫn hoằng Pháp. 388

3. Vài ứng xử của Đức Phật với ngoại đạo: 401

4. Vài trãi nghiệm.. 410

5. Ứng xử với các vị ngọt, sự nguy hại... 413

III. Tâm niệm nên có của giảng sư. 4271

MẠNG NHÀ TRUYỀN GIÁO.. 432



pdf
Huấn Luyện Giảng Sư__Giảng sư Pui Xeng Chai soạn__SCK lược dịch từ tiếng Thái

***

Chân thành cảm ơn Thượng Tọa Chánh Kiến
gởi tặng trang nhà Quảng Đức phiên bản điện tử
tập sách quý báu này.
Melbourne 16/6/2022
TK Thích Nguyên Tạng

***



facebook

youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2022(Xem: 22970)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19746)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 15955)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 10055)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11641)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
23/03/2022(Xem: 8641)
Tác ý là sự quyết định của tâm. Tác ý có thể xấu hay tốt, thiện hay bất thiện. Tác ý sanh lên trong lúc nào? Tác ý có thể sanh lên từ cảm giác nhưng cũng có thể sanh lên từ sự suy tưởng hay suy nghĩ của mình. Như vậy, làm thế nào để biết chắc chắn đó là tác ý? Tác ý là một cảm giác mạnh sinh khởi trong một con người. cảm giác mạnh này thôi thúc người đó phải hành động để giải quyết vấn đề. Cảm giác này được coi là tác ý vậy...
10/12/2021(Xem: 5441)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt. Có sinh, phải có diệt. Diệt là chấm dứt để trở về với cát bụi, khép kín một vòng sinh lão bệnh tử. Tứ là sự chết, sự kết thúc. Trong Kinh Tử Pháp ( Tạp A Hàm, quyển 6, số 121, 雜阿含經 第6卷,一二一,死法), Phật dạy các đệ tử chánh tư duy về vô thường trong sinh tử để không dính mắc, không chấp giữ mà đạt đến giác ngộ Niết Bàn.
27/11/2021(Xem: 3139)
Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải (1938 – 2003) đã để lại nhiều tác phẩm lớn, vừa có giá trị Phật học, vừa có giá trị văn học. Một tác phẩm trong những tháng cuối của cuộc đời Ni Trưởng là tập thơ Ngọa Bệnh Ca, được sáng tác trong thời gian nằm bệnh vào đầu năm 2003. Rồi cuối năm 2003, Ni Trưởng tử nạn trong một tai nạn giao thông. Bài viết nảy sẽ ghi lại những suy nghĩ về bài thơ “Người Gỗ” trong thi tập Ngọa Bệnh Ca của Ni Trưởng. Trong bài chỉ là các suy nghĩ rời, từ một người không có thẩm quyền nào, cả về Phật học và văn học.
24/11/2021(Xem: 4513)
Tôi nhớ lại có lần Nữ cư sĩ Clair Brown, Giáo sư Tiến sĩ từ Trường đại học California – Berkeley (UC Berkeley) đã đề cập với tôi về một thứ gọi là “Kinh tế học đạo Phật” (Buddhist economics).
23/11/2021(Xem: 6373)
Đề tài diễn giảng chuyên môn đầu tiên "Phật giáo và Tâm lý trị liệu" (佛教與心理療癒) của Kế hoạch nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đại học Phật Quang Sơn tổ chức tại sảnh Vân Thủy, ngày 17 tháng 11 vừa qua, tiếp đến chủ đề "Tu hành và Chuyển hóa - Đối thoại giữa Tu thiền và Tư vấn Tâm lý" (修行與轉化 禪修與心理諮商的對話), do Thạc sĩ Dương Bội (楊蓓), Chủ nhiệm Khoa Giáo dục đời sống thuộc Học viện Dharma Drum Institute of Liberal Arts (法鼓文理學院); Giáo sư Quách Triều Thuận (郭朝順), người Tổng chủ trì Kế hoạch nghiên cứu, Viện trưởng Học viện Phật giáo Phật Quang Sơn chủ trì. Gần 70 vị Giáo sư nổi tiếng, thuộc Khoa Phật học, Khoa Tâm lý học, Học viện Nghiên cứu Tôn giáo đã tham dự buổi tọa đàm đầy ý nghĩa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]