Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Về Pháp Tu Thiền

01/02/201111:44(Xem: 8740)
9. Về Pháp Tu Thiền

CĂN BẢNPHẬT GIÁO
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, TL. 2005 - PL. 2549
VềPháp Tu Thiền

BìnhAnson

---*---

Trướchết,chúng ta hãy thử tự trả lời câu hỏi: Thiền là gì?Một câu hỏi tuy đơn giản, nhưng có lẽ sẽ có nhiều lốitrả lời khác nhau.

Theongữ nguyên, Thiền là cách nói tắt của chữ "thiền-na",là lối phiên âm Hán Việt của chữ Phạn Jhana, hay Dhyanatrong Sanskrit. Thiền-na, trong kinh điển nguyên thủy, dùng đểchỉ mức độ an định đặc biệt khi luyện tâm.

Thiềncòn được dùng để dịch chữ BhàvanaSamadhi.Bhàvanacó thể được hiểu như là một sự tiến triển,phát triển tâm linh, sự tu tâm, luyện tâm. Tiếng Anh thườngdịch là Mental development. Samadhithường đượcdịch là Định, Thiền định, Tâm định. Tiếng Anh thườngdịch là Concentration, Meditation.

Ngaytrong ngôn ngữ Thái Lan, họ cũng không có một từ chuyên mônđể dịch. Thông thường, để chỉ công phu ngồi hành thiền,họ dùng chữ "Nắng Samadhi"("nắng"là ngồi),hay "Nắng Bhavana". Thỉnh thoảng, họ dùng chữ "NắngThang-nay"nghĩa là "ngồi và quay nhìn vào bên trong".

Theothiển ý, có thể dịch chữ "bhàvana"là: tu thiền,tu tâm, luyện tâm, lọc tâm, dưỡng tâm. Còn chữ "samadhi"thì tùy theo ngữ cảnh. Nếu được dùng trong nghĩa "chánhđịnh" (samma samadhi), một trong 8 chi phần của Bát ChánhĐạo, thì chữ nầy có liên quan đến các tầng thiền-na,và thường được xem như cùng nghĩa với "samatha-bhàvana",dịch là Thiền An Chỉ, hay Thiền Chỉ. Nếu được dùng trongnghĩa tam vô lậu học Giới Định Tuệ, thì có nghĩa là baogồm 3 chi: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định của BátChánh Đạo.

TheoTiến sĩ Muller, một học giả Bắc tông, tác giả quyển Tựđiển Thuật ngữ Phật học Đông Á (Dictionary of East AsianBuddhist Terms), Thiền Định là tiếng ghép đôi, từ chữPhạn là "Thiền" (từ "thiền-na") và chữ Hán là "Định",có nghĩa là quay nhìn vào bên trong, với trạng thái tĩnh lặng.

Cưsĩ Đoàn Trung Còn, một học giả Bắc tông khác, trong quyểnPhật học Từ điển, cho biết rằng Thiền là từ chữ "Thiền-na",phiên âm từ tiếng Phạn "Jhana, Dhyana". "Thiền định"dùng để dịch chữ "Samadhi", phiên âm là Tam-ma-địa,Tam-muội. Có khi dịch là "tĩnh lự", nghĩa là làm cho an tĩnhđể suy xét (tư lự).

TheoTự điển Phật Học Huệ Quang, Dhyànahay Jhàna,ngoài tiếng phiên âm là Thiền-na, còn được phiên âm làĐà-diễn-na, Trì-a-na; dịch là Tĩnh lự, Tư duy tu tập, nghĩalà tư duy trong sự vắng lặng.

*

VìThiền có liên quan đến Con Đường Tám Chánh đưa đến giácngộ giải thoát, ở đây, chúng ta cũng nên ôn lại lời Phậtdạy về 8 chi phần của con đường nầy.

TươngƯng Bộ, Tập 5, có ghi như sau:

"Nàycác vị Tỳ-khưu, thế nào là chánh tri kiến? Đó là sự thônghiểu về khổ, sự thông hiểu về nguyên nhân của khổ, sựthông hiểu về sự diệt khổ, và sự thông hiểu về con đườngdiệt khổ.

Thếnào là chánh tư duy? Đó là tư duy về sự xuất ly, tư duyvề vô sân, tư duy về vô hại.

Thếnào là chánh ngữ? Đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hailưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.

Thếnào chánh nghiệp? Đó là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy củakhông cho, từ bỏ hành động tà dâm.

Thếnào là chánh mạng? Đó là đoạn trừ tà mạng, nuôi sốngvới chánh mạng.

Thếnào là chánh tinh tấn? Đó là tinh tấn ngăn chận không chokhởi sanh các bất thiện pháp chưa sanh, tinh tấn trừ diệtcác bất thiện pháp đã sanh, tinh tấn phát khởi các thiệnpháp chưa sanh, và tinh tấn duy trì các thiện pháp đã sanh.

Thếnào là chánh niệm? Đó là sống quán thân trên thân, nhiệttâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sốngquán thọ trên thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọitham ưu trên đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnhgiác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán pháp trêncác pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trênđời.

Thếnào là chánh định? Đó là ly dục, ly pháp bất thiện, chứngvà trú Thiền-na thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do lydục sanh, có tầm, có tứ; rồi làm cho tịnh chỉ tầm vàtứ, chứng và trú vào Thiền-na thứ hai, một trạng thái hỷlạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm;rồi ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sựlạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứngvà trú vào Thiền-na thứ ba; rồi xả lạc, xả khổ, diệthỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào Thiền-na thứtư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh."

Quađoạn kinh trên, có 2 điều quan trọng cần ghi nhận:

1)Chánh Định là công tác tu tập để đem tâm an trú vào 4 Thiền-na,sau khi đoạn trừ các dục, các bất thiện pháp - ở đâythường được hiểu là đoạn trừ 5 triền cái: tham dục,sân hận, hoài nghi, hôn trầm thụy miên, và trạo hối; vàthay thế bằng 5 thiền chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm.Sau đó lần lượt xả bỏ 4 thiền chi đầu: tầm, tứ, hỷ,lạc, chỉ còn giữ lại một trạng thái tâm chuyên nhất,thanh tịnh, và tỉnh thức ở tầng thiền-na thứ tư.

2)Nếu xem Định trong tam học Giới-Định-Tuệ là gồm 3 chicuối của Bát Chánh Đạo, thì Chánh Niệm và Chánh Địnhcần phải thực hành chung với nhau, dựa trên Chánh Tinh Tấn.

*

Tuthiền, hành thiền, định tâm là một công phu tu tập tốiquan trọng để phát khởi tuệ giải thoát, và thường đượcghi lại trong rất nhiều bài kinh giảng của Đức Phật. Địnhtrong Con Đường Tám Chánh đã được Đức Phật tuyên bốngay trong bài giảng đầu tiên sau khi Thành Đạo, bài kinh ChuyểnPháp Luân. Trong những ngày cuối cùng còn tại thế, Ngài tómtắt về các pháp tu tập qua 37 phần bồ đề, trong đó, "Định"được đề cập trong các nhóm: Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giácchi, và Bát chánh đạo, như đã ghi lại trong kinh Đại BátNiết Bàn của Trường Bộ.

Ngoàira, theo Hòa thượng Thích Minh Châu, trong quyển "Hành Thiền",có bốn lợi ích hay bốn công năng của Thiền:

1)Thiền có khả năng đoạn trừ các tham dục qua mắt, tai, mũi,lưỡi, thân.

2)Thiền có khả năng đối trị sợ hãi, giúp hành giả có thểtu tập trong bất cứ hoàn cảnh nào.

3)Thiền đem lại hỷ lạc cho hành giả.

4)Thiền đưa đến thành tựu trí tuệ, đưa đến giác ngộgiải thoát, đưa đến Niết bàn.

TrongKinh Pháp Cú, kệ 282, Đức Phật dạy:

Tuthiền, trí tuệ sanh,
Bỏthiền, trí tuệ diệt.
Trongkệ 372, Ngài khuyên:Khôngtrí tuệ, không thiền,
Khôngthiền, không trí tuệ.

Ngườicó thiền, có tuệ,

Nhấtđịnh gần Niết Bàn.
TrongTương Ưng Bộ, Tập 5, Ngài dạy rằng Bát Chánh Đạo chínhlà cỗ xe tối thượng, là Pháp Thừa, để chiến thắng tham-sân-si:

-Này Ànanda, cần phải hiểu như thế này: "Cỗ xe thù thắng,cỗ xe pháp vô thượng - pháp thừa - là sự chinh phục trongchiến trận chống tham, sân, si. Cỗ xe pháp nầy chính là ConĐường Tám Chánh".

RồiĐức Thế Tôn dạy thêm rằng vật dụng để tạo cỗ xe đólà Giới luật, Thiền là trục bánh xe và Niệm là ngườiđánh xe.

*

TrongTrungbộ 24, Kinh "Trạm Xe", ngài Xá-lợi-phất giảng về 7trạm xe, ám chỉ 7 giai đoạn thanh tịnh hóa của một ngườitu Phật: Giới thanh tịnh, Tâm thanh tịnh, Kiếnthanh tịnh, Đoạn nghi thanh tịnh, Ðạo phi đạo tri kiến thanhtịnh, Ðạo tri kiến thanh tịnh,Tri kiến thanh tịnh.Trong đó:

1)"Giới thanh tịnh"là tuân giữ nghiêm túc các học giớiđã thọ.

2)"Tâm thanh tịnh"là nhiếp phục năm triền cái, đưatâm an trú vào các thiền-na.

3)"Kiến thanh tịnh"là phân biệt Danh-Sắc, sự thấy đúngdanh và sắc như vậy, một sự thấy đã được an lập trênsự không mê mờ, do đã vượt qua ảo tưởng về tự ngã.

4)"Đoạn nghi thanh tịnh"là thấy rõ quá trình tâm lývà vật lý tự phô bày sự thật Duyên khởi, sự tồntại và sự tan rã của các cảm thọ, các tưởng, không cònnghi ngờ gì nữa.

5)"Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh"là biết rõ cáccảm thọ hỉ, lạc đều là chướng ngại cho sự phát triểntrí tuệ rộng lớn, liền giác tỉnh, rồi khởi cảm thọ.Hành giả đắc được trí biết rõ cái gì là Đạo và cáigì là chướng đạo (hay Phi đạo). Bấy giờ, hành giảtự mình biết chắc rằng: giờ đây ta mới thực sự hạnhphúc.

6)"Đạo tri kiến thanh tịnh"là thấy rõ quá trình thựchành, tu tập; thấy rõ hiện tượng tan rã của các quá trìnhthân và tâm, thấy không có gì hiện hữu nữa; các đối tượngchú tâm đều tan rã. Hành giả thấy rõ ba pháp ấn: khổ,vô thường, vô ngã.

7)"Tri kiến thanh tịnh"là tâm hoàn toàn thanh tịnh do thấyvà biểt. Trong giai đoạn này, hành giả đi vào các tầng thánhĐạo-Quả (Dự lưu, Nhất lai, Bất lai, và A-la-hán), sau khithành tựu Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát Chánh đạo.

Bảygiai đoạn thanh tịnh nầy được triển khai trong bộ luậnThanh Tịnh Đạo của ngài Phật Âm (Buddhaghosa), trong đó, có3 phần: Giới, Định, và Tuệ. Phần đầu là tu tập về Giới,để đưa đến thanh tịnh đầu tiên là Giới thanh tịnh.Tiếp đến là phần tu tập Định, có đề cập đến pháttriển các tầng thiền-na. Tu tập Định đưa đến Tâm thanhtịnh. Từ đó, làm nền tảng để tu tập Tuệ, ở phầnthứ 3 của bộ luận, để đưa đến các thanh tịnh kế tiếplà: Kiến thanh tịnh, Đoạn nghi thanh tịnh, Ðạo phi đạotri kiến thanh tịnh, Ðạo tri kiến thanh tịnh Trikiến thanh tịnh.

*

Trongbàikinh số 107, thuộc Trung Bộ, Đức Phật giảng cho ngườiBà-la-môn Ganaka Moggallàna, tóm tắt con đường tu tập, nhưsau:

-giữ gìn giới hạnh,
-hộ trì các căn,
-tiết độ ăn uống,
-chú tâm cảnh giác,
-thành tựu chánh niệm tỉnh giác,
-tìm nơi thanh vắng để hành thiền,
-loại trừ 5 triền cái,
-an trú vào 4 tầng thiền-na.Và cácbước tu tập này áp dụng cho bậc hữu học - tức là cácvị Dự lưu, Nhất lai, Bất lai - lẫn các bậc vô học, tứclà các vị thánh A-la-hán giải thoát.

Thêmvàođó, theo kinh Sáu Thanh Tịnh, Trung Bộ 112, sau khi an trúvào 4 tầng thiền-na, Đức Phật khuyên các vị Tỳ-khưu hữuhọc phải tiếp tục hành trì, phát triển các tuệ minh vàtiến tới giải thoát:

Saukhi an trú trong Tứ Thiền, với tâm định tĩnh, thuần tịnh,không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng,vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướngtâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: "Ðây làkhổ", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của khổ", biếtnhư thật: "Ðây là khổ diệt", biết như thật: "Ðây là conđường đưa đến khổ diệt", biết như thật: "Ðây là nhữnglậu hoặc", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậuhoặc", biết như thật: "Ðây là các lậu hoặc được đoạntrừ", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến cáclậu hoặc được diệt trừ".

Vịấy nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của vịấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏivô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy,vị ấy khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát"". Vịấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cầnlàm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa".

Cũngxin ghi nhận ở đây, ngay trong chương đầu tiên của bộ luậnThanh Tịnh Đạo, ngài Phật Âm trích lời Phật dạy trong TươngƯng, Tập 1:

Ngườitrú giới có trí
Tutập tâm và tuệ

Nhiệttâm và thận trọng

Tỳ-khưuấy thoát triền.
NgàiPhật Âm giải thích: "người trú giới có trí" là ngườicó giới thanh tịnh, có hiểu biết rõ ràng dựa trên vô tham,vô sân, vô si. "Tu tập tâm" ở đây là pháp hành thiền anchỉ, "tu tập tuệ" ám chỉ hành thiền minh quán , "tu tậptâm và tuệ" có nghĩa là hành thiền Chỉ-Quán, hay Chỉ-Quánđồng tu. "Nhiệt tâm và thận trọng" có nghĩa là có nhiềunghị lực, tinh tấn và tỉnh giác nhận thức. "Tỳ-khưu" -bhikkhu- ở đây mang một nghĩa rộng, không phải để chỉhàng tu sĩ, mà để chỉ người thấy được sự khốn khổcủa sinh tử luân hồi. "Thoát triền" là thoát khỏi mọi tróibuộc của sinh tử luân hồi. Như thế, qua câu kệ trên, ĐứcPhật dạy chúng ta phải an trú trong Giới, tu tập thiền Định,phát triển Tuệ quán, để giác ngộ giải thoát.

*

Đôikhi,trong kinh tạng, Đức Phật có đề cập đến hai phápthiền: (1) thiền an chỉ hay thiền chỉ (samatha-bhavana),và (2) thiền minh quán (vipassana-bhavana)hay thiền quán.Hai pháp Chỉ-Quán nầy cần phải được phát triển đồngđều, bổ túc cho nhau.

TrongTăng Chi Bộ, Chương Hai Pháp, Đức Phật dạy:

Cóhai pháp này, này các Tỳ-khưu, thuộc thành phần minh. Thếnào là hai? Chỉ và Quán. Chỉ được tu tập, sẽ được lợiích gì? Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, sẽ đượclợi ích gì? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận. Quánđược tu tập, sẽ được lợi ích gì? Tuệ được tu tập.Tuệ được tu tập, sẽ được lợi ích gì? Cái gì thuộcvô minh được đoạn tận. Bị tham làm uế nhiễm, này cácTỳ-khưu, tâm không thể giải thoát. Hay bị vô minh làm uếnhiễm, tuệ không được tu tập. Vì vậy, do ly tham, là tâmgiải thoát. Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.

Trongkinh Kimsuka, Tương Ưng Bộ, Thiên Sáu Xứ, Ngài có ví dụ pháptu Chỉ-Quán như là hai vị thiên sứ cùng đến báo cáo chovị chủ một ngôi thành ở vùng biên giới về tình trạngan ninh, bảo vệ phòng chống quân địch. Vị chủ thành đólà Tâm Thức của chúng ta, và địch quân ở đây là các phiềnnão lậu hoặc. Người giữ cửa thành là Niệm, và thành cósáu cửa là sáu căn. Như thế, ta dùng Niệm để canh giữsáu căn, và nhờ có tu tập thiền Chỉ-Quán mà ta có thểngăn chận và phòng chống được các phiền não do lậu hoặcmang đến.

*

Tómlại,Thiền định là một pháp môn tu tập cần thiết củangười con Phật. Thiền định giúp tạo một khả năng bềnvững để có đời sống thiện, hướng thiện, và cứu cánhlà thiện. Thiền có thể được xem là một tiến trình huântập về cảm thọ, nuôi dưỡng các cảm thọ tốt đẹp nhưhỷ, lạc, xả, và từ bỏ các cảm thọ không tốt đẹp,như khổ, ưu. Đây là một sự giáo dục tâm lý, đoạn tậncác tâm lý không tốt đẹp như năm triền cái vốn bắt nguồntừ tham sân si, và thay thế bởi những tâm lý tốt đẹp lànăm thiền chi, có căn bản là không tham, không sân, và khôngsi. Thiền định là một giai đoạn tiếp theo việc vun bồiGiới đức, và là nền tảng để bước vào giai đoạn kếlà phát triển Tuệ giác.

Perth,Tây Úc, tháng 7-2004


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2022(Xem: 6767)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 8883)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 7890)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
23/03/2022(Xem: 6569)
Tác ý là sự quyết định của tâm. Tác ý có thể xấu hay tốt, thiện hay bất thiện. Tác ý sanh lên trong lúc nào? Tác ý có thể sanh lên từ cảm giác nhưng cũng có thể sanh lên từ sự suy tưởng hay suy nghĩ của mình. Như vậy, làm thế nào để biết chắc chắn đó là tác ý? Tác ý là một cảm giác mạnh sinh khởi trong một con người. cảm giác mạnh này thôi thúc người đó phải hành động để giải quyết vấn đề. Cảm giác này được coi là tác ý vậy...
10/12/2021(Xem: 4537)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt. Có sinh, phải có diệt. Diệt là chấm dứt để trở về với cát bụi, khép kín một vòng sinh lão bệnh tử. Tứ là sự chết, sự kết thúc. Trong Kinh Tử Pháp ( Tạp A Hàm, quyển 6, số 121, 雜阿含經 第6卷,一二一,死法), Phật dạy các đệ tử chánh tư duy về vô thường trong sinh tử để không dính mắc, không chấp giữ mà đạt đến giác ngộ Niết Bàn.
27/11/2021(Xem: 2692)
Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải (1938 – 2003) đã để lại nhiều tác phẩm lớn, vừa có giá trị Phật học, vừa có giá trị văn học. Một tác phẩm trong những tháng cuối của cuộc đời Ni Trưởng là tập thơ Ngọa Bệnh Ca, được sáng tác trong thời gian nằm bệnh vào đầu năm 2003. Rồi cuối năm 2003, Ni Trưởng tử nạn trong một tai nạn giao thông. Bài viết nảy sẽ ghi lại những suy nghĩ về bài thơ “Người Gỗ” trong thi tập Ngọa Bệnh Ca của Ni Trưởng. Trong bài chỉ là các suy nghĩ rời, từ một người không có thẩm quyền nào, cả về Phật học và văn học.
24/11/2021(Xem: 3587)
Tôi nhớ lại có lần Nữ cư sĩ Clair Brown, Giáo sư Tiến sĩ từ Trường đại học California – Berkeley (UC Berkeley) đã đề cập với tôi về một thứ gọi là “Kinh tế học đạo Phật” (Buddhist economics).
23/11/2021(Xem: 5276)
Đề tài diễn giảng chuyên môn đầu tiên "Phật giáo và Tâm lý trị liệu" (佛教與心理療癒) của Kế hoạch nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đại học Phật Quang Sơn tổ chức tại sảnh Vân Thủy, ngày 17 tháng 11 vừa qua, tiếp đến chủ đề "Tu hành và Chuyển hóa - Đối thoại giữa Tu thiền và Tư vấn Tâm lý" (修行與轉化 禪修與心理諮商的對話), do Thạc sĩ Dương Bội (楊蓓), Chủ nhiệm Khoa Giáo dục đời sống thuộc Học viện Dharma Drum Institute of Liberal Arts (法鼓文理學院); Giáo sư Quách Triều Thuận (郭朝順), người Tổng chủ trì Kế hoạch nghiên cứu, Viện trưởng Học viện Phật giáo Phật Quang Sơn chủ trì. Gần 70 vị Giáo sư nổi tiếng, thuộc Khoa Phật học, Khoa Tâm lý học, Học viện Nghiên cứu Tôn giáo đã tham dự buổi tọa đàm đầy ý nghĩa.
14/11/2021(Xem: 16840)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
08/11/2021(Xem: 11866)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567