Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Tóm tắt căn bản Phật Giáo

01/02/201111:44(Xem: 8948)
1. Tóm tắt căn bản Phật Giáo

CĂN BẢNPHẬT GIÁO
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, TL. 2005 - PL. 2549

TómTắt Căn Bản Phật Giáo

Tỳ-khưuDhammika
BìnhAnson lược dịch

---*---

Lượcdịchtừ bài "Basic Buddhism: A Five-Minute Introduction" (Căn bảnPhật giáo: Giới thiệu trong năm phút), trong quyển "Good Question,Good Answer" (Khéo Vấn, Khéo Đáp) của Bhikkhu Dhammika, ấn bảnInternet (http://www.buddhanet.net).

*

Hỏi:Phật Giáo là gì?

Đáp:Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trênkhắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism)phát nguồntừ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".Phật Giáo khởi nguồn từ hơn 2,500 năm trước, khi Ngài SiddhatthaGotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giácngộ vào lúc 35 tuổi.

Hỏi:Có phải Phật Giáo chỉ thuần là một tôn giáo?

Đáp:Đối với nhiều người, Phật Giáo không phải chỉ là mộttôn giáo mà còn có thể xem như là một triết học, hay đúnghơn, đó là "một lối sống". Gọi Phật Giáo là một triếthọc, vì danh từ "triết học - philosophy"có nghĩa là"sự yêu chuộng trí tuệ", và con đường của đạo Phậtcó thể tóm tắt như sau:

(1)sốngcó đạo đức,
(2)nhậnthức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động, và
(3)pháttriển sự hiểu biết và trí tuệ.Hỏi:PhậtGiáo giúp tôi bằng cách nào?

Đáp:Phật Giáo giải thích mục đích của đời sống, giải thíchhiện tượng bất công và bất bình đẳng trên thế gian, vàđưa ra một phương cách thực hành hay một lối sống đểđưa đến hạnh phúc thật sự.

Hỏi:Tại sao Phật Giáo trở nên phổ biến?

Đáp:Phật Giáo ngày càng phổ biến ở các nước Tây phương vìnhiều lý do. Thứ nhất là vì Phật Giáo có những giải đápcho nhiều vấn đề trong các xã hội vật chất hiện đại.Tiếp đến, cho những ai có chú tâm, Phật Giáo đem lại mộtsự thông hiểu sâu sắc về tâm trí con người và các cáchtrị liệu tự nhiên, mà các nhà tâm lý nổi tiếng trên thếgiới đều công nhận là rất cao cấp và rất hiệu quả.

Hỏi:Đức Phật là ai?

Đáp:Ngài Siddhattha Gotama sinh ra vào năm 563 trước Tây Lịch, trongmột hoàng tộc tại Lumbini, nay thuộc xứ Nepal. Vào năm 29tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninhtrong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đitìm hiểu các học thuyết, tôn giáo và triết học thời đó,để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc. Sau sáu nămhọc tập và hành thiền, Ngài tìm ra con đường "Trung Đạo"và giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quãng đời cònlại tại thế gian để truyền giảng các nguyên lý trong đạoPhật -- gọi là Pháp, hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệtvào năm 80 tuổi.

Hỏi:Có phải Đức Phật là Thượng Đế?

Đáp:Không, Ngài không là Thượng Đế, và Ngài cũng không tuyênbố như thế. Ngài là người chỉ dẫn con đường đưa đếngiác ngộ, từ kinh nghiệm thực chứng của Ngài.

Hỏi:Phật tử có tôn thờ các thần tượng không?

Đáp:Những người Phật tử tỏ lòng tôn kính các hình ảnh củaĐức Phật, nhưng không tôn thờ, cũng không van xin những điềulợi lạc. Một pho tượng Phật ngồi trong tư thế với haitay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười từ bi, nhắc nhởchúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nộitâm. Lễ lạy tượng Phật là để tỏ lòng biết ơn về cáclời dạy của Ngài.

Hỏi:Tại sao nhiều quốc gia Phật Giáo lại nghèo như vậy?

Đáp:Không hẳn đúng như vậy. Nhật Bản là một quốc gia có truyềnthống Phật Giáo sâu đậm và ngày nay cũng là một quốc giacó kinh tế giàu mạnh. Thái Lan, với Phật giáo là quốc giáo,cũng có một nền kinh tế tương đối vững mạnh và pháttriển. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng một trong các điềudạy của Phật Giáo là tài sản của cải không bảo đảmđược hạnh phúc, và tài sản của cải cũng không bao giờthường còn. Dân chúng trong bất kỳ quốc gia nào cũng chịuđau khổ, cho dù họ giàu sang hay nghèo nàn. Chỉ những ngườinào thông hiểu các lời dạy của Đức Phật thì mới cóthể tìm được hạnh phúc thật sự.

Hỏi:Có phải có nhiều tông phái Phật Giáo không?

Đáp:Có nhiều tông phái trong Phật Giáo là vì có những khác biệtvề văn hóa và truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia.Tuy nhiên, căn bản của Phật Giáo vẫn không thay đổi, đólà Pháp hay Chân lý.

Hỏi:Có phải các tôn giáo khác đều sai lầm?

Đáp:Phật Giáo là một hệ thống tín ngưỡng có tính bao dung đốivới các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật Giáo chấp nhậncác lời giảng đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng PhậtGiáo còn tiến xa hơn, bằng cách đưa ra một mục tiêu dàihạn trong sự hiện hữu của chúng ta, qua trí tuệ và sựhiểu biết thật sự. Phật Giáo chân chính thì rất bao dung,và không quan tâm đến các nhãn hiệu như là "tín hữu Ky-tôgiáo", "tín hữu Hồi giáo", "tín hữu Ấn-độ giáo", hay "Phậttử". Vì vậy, trong lịch sử, không bao giờ có các cuộc thánhchiến mang danh Phật Giáo. Cũng vì thế mà những người Phậttử không đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họchỉ giảng giải nếu được ai hỏi đến.

Hỏi:Phật Giáo có tính khoa học không?

Đáp:Khoa học là tri thức được kết hợp thành hệ thống, quacác dữ kiện được quan sát và thực nghiệm và đề ra cácđịnh luật tổng quát của thiên nhiên. Cốt lõi của PhậtGiáo phù hợp với định nghĩa đó, bởi vì Tứ Diệu Đếhay Bốn Sự Thật Thâm Diệu, có thể được thử nghiệm vàminh chứng bởi bất kỳ người nào, và ngay chính Đức Phậtcũng đã từng nói với các đệ tử rằng họ phải thựcchứng các lời dạy của Ngài, mà không nên chỉ tin suông.Phật Giáo dựa nhiều trên trí tuệ, hơn là lòng tin.

Hỏi:Đức Phật đã dạy những gì?

Đáp:Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng cácđiều căn bản trong Phật Giáo có thể tóm tắt trong Tứ DiệuĐế và Bát Chánh Đạo.

Hỏi:Diệu đế thứ nhất là gì?

Đáp:Khổ Đế, chân lý thâm diệu đầu tiên, nói rằng đời sốnglà đau khổ, nghĩa là phải chịu đau đớn thể xác, già nua,bệnh hoạn, rồi chết. Ta cũng phải chịu đau khổ về mặttâm lý như cô đơn, phiền giận, bực bội, sợ hãi, bốirối, thất vọng, hay sân hận. Đây là một sự kiện hiểnnhiên, không thể chối cãi. Đây là thực tế khách quan, khôngphải bi quan; vì bi quan là mong đợi những điều gì trở nêntệ hại. Mặt khác, Phật Giáo đề ra cách thức giải quyếtcác đau khổ đó và cách thức để có hạnh phúc thật sự.

Hỏi:Diệu đế thứ nhì là gì?

Đáp:Tập Đế, chân lý thâm diệu thứ nhì, dạy rằng tất cảmọi đau khổ đều do ái dục và chấp thủ. Ta sẽ bị phiềnkhổ nếu ta mong đợi người khác phải tuân theo ý muốn củamình, phải làm giống như mình, nếu ta không được nhữnggì mình muốn, v.v. Ngay cả khi ta muốn và được, điều nàycũng không bảo đảm có hạnh phúc. Tâm khát khao ham muốncướp đoạt của ta niềm vui được thỏa lòng và hạnh phúc.Thay vì kiên trì chiến đấu để thành đạt điều mong muốn,hãy cố gắng sửa đổi chính cái lòng ước muốn của mình.

Hỏi:Diệu đế thứ ba là gì?

Đáp:Diệt Đế, chân lý thâm diệu thứ ba, là có thể chấm dứtđau khổ và đạt được trạng thái thỏa lòng và hạnh phúc.Khi ta dứt bỏ ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từngngày, chúng ta bắt đầu sống an vui và tự do. Chúng ta sẽcó nhiều thì giờ và năng lực để giúp đỡ người khác.Trạng thái ấy được gọi là Niết Bàn.

Hỏi:Diệu đế thứ tư là gì?

Đáp:Đạo Đế, chân lý thâm diệu thứ tư, là con đường đưađến chấm dứt đau khổ. Con đường này gọi là Bát ChánhÐạo.

Hỏi:Bát Chánh Đạo là gì?

Đáp:Đó là con đường gồm 8 yếu tố chân chánh: Chánh Kiến,Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh TinhTấn, Chánh Niệm, và Chánh Định. Đây là con đường củađạo đức và tỉnh thức -- qua lời nói, ý nghĩ và hành động,và phát triển trí tuệ bằng sự nhận thức rõ ràng về TứDiệu Đế và bằng sự tăng trưởng lòng từ bi.

Hỏi:Ngũ giới là gì?

Đáp:Đây là năm điều giới luật đạo đức của Phật Giáo.Đó là: không sát hại, không lấy của không cho, không tàdâm, không nói dối, và không dùng các chất say làm lu mờtrí óc.

Hỏi:Nghiệp là gì?

Đáp:Nghiệp hay "nghiệp-quả" là một định luật cho biết rằngmỗi một nguyên nhân đều tạo ra một hậu quả, có nghĩalà các hành động của ta đều có những hậu quả. Địnhluật đơn giản này đã giải thích nhiều vấn đề: sự bấtcông trên thế gian, tại sao có người sinh ra lại có phếtật, có người lại có nhiều tài năng, có người có đờisống rất ngắn ngủi. Nghiệp cho thấy tầm quan trọng vềviệc tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về các hànhđộng của chính mình, trong quá khứ và hiện tại. Làm thếnào để thử nghiệm tác động nghiệp quả của các hànhđộng của ta? Câu trả lời được tóm tắt bằng cách hãynhìn xem 3 điểm chính: (1) ý định đằng sau của mỗi hànhđộng, (2) hậu quả của hành động đó vào chính mình, và(3) hậu quả của hành động đó vào những người khác.

Hỏi:Trí tuệ là gì?

Đáp:Trong Phật Giáo, Trí tuệ phải được phát triển cùng vớiTừ bi. Trong một cực đoan, bạn có thể là một người tốtbụng nhưng khờ dại, và trong một cực đoan khác, bạn cóthể có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm. PhậtGiáo dạy ta nên giữ thật sự cân bằng và trọn vẹn cảhai, phải trau giồi cả trí tuệ lẫn và từ bi. Trí tuệ caonhất là thấy rõ ràng rằng trên thực tế, mọi hiện tượngđều không hoàn toàn, không thường còn, và không có mộtthực thể cố định. Trí tuệ thật sự không phải chỉ tinvào những gì được dạy, mà phải chứng nghiệm và thônghiểu chân lý và thực tế. Trí tuệ đòi hỏi phải có mộttâm ý rộng mở, khách quan, không cố chấp. Con đường củaPhật Giáo đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nại, mềm dẻo vàthông minh.

Hỏi:Từ bi là gì?

Đáp:Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của lòng san sẻ, sẵn sàngan ủi người khác, thiện cảm, chăm lo và quan tâm. Trong PhậtGiáo, ta chỉ thật sự cảm thông người khác khi nào ta thậtsự cảm thông chính mình, qua trí tuệ.

Hỏi:Tôi phải làm thế nào để trở thành một Phật tử?

Đáp:Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lờidạy của Đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọivấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phảiở bên ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngayvào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm cáclời dạy đó. Như thế, mỗi người tự có quyết định vàtự chịu trách nhiệm về các hành động và sự hiểu biếtcủa mình. Điều này cho thấy Phật Giáo không phải là mộttập hợp cố định các tín điều cần phải được chấpnhận trọn vẹn. Đây là những lời dạy để mỗi ngườitự tìm hiểu, học tập và áp dụng theo tình huống riêngcủa mình.

Perth,Tây Úc, tháng 8-2004



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2022(Xem: 8681)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 7709)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
23/03/2022(Xem: 6469)
Tác ý là sự quyết định của tâm. Tác ý có thể xấu hay tốt, thiện hay bất thiện. Tác ý sanh lên trong lúc nào? Tác ý có thể sanh lên từ cảm giác nhưng cũng có thể sanh lên từ sự suy tưởng hay suy nghĩ của mình. Như vậy, làm thế nào để biết chắc chắn đó là tác ý? Tác ý là một cảm giác mạnh sinh khởi trong một con người. cảm giác mạnh này thôi thúc người đó phải hành động để giải quyết vấn đề. Cảm giác này được coi là tác ý vậy...
10/12/2021(Xem: 4448)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt. Có sinh, phải có diệt. Diệt là chấm dứt để trở về với cát bụi, khép kín một vòng sinh lão bệnh tử. Tứ là sự chết, sự kết thúc. Trong Kinh Tử Pháp ( Tạp A Hàm, quyển 6, số 121, 雜阿含經 第6卷,一二一,死法), Phật dạy các đệ tử chánh tư duy về vô thường trong sinh tử để không dính mắc, không chấp giữ mà đạt đến giác ngộ Niết Bàn.
27/11/2021(Xem: 2654)
Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải (1938 – 2003) đã để lại nhiều tác phẩm lớn, vừa có giá trị Phật học, vừa có giá trị văn học. Một tác phẩm trong những tháng cuối của cuộc đời Ni Trưởng là tập thơ Ngọa Bệnh Ca, được sáng tác trong thời gian nằm bệnh vào đầu năm 2003. Rồi cuối năm 2003, Ni Trưởng tử nạn trong một tai nạn giao thông. Bài viết nảy sẽ ghi lại những suy nghĩ về bài thơ “Người Gỗ” trong thi tập Ngọa Bệnh Ca của Ni Trưởng. Trong bài chỉ là các suy nghĩ rời, từ một người không có thẩm quyền nào, cả về Phật học và văn học.
24/11/2021(Xem: 3527)
Tôi nhớ lại có lần Nữ cư sĩ Clair Brown, Giáo sư Tiến sĩ từ Trường đại học California – Berkeley (UC Berkeley) đã đề cập với tôi về một thứ gọi là “Kinh tế học đạo Phật” (Buddhist economics).
23/11/2021(Xem: 5185)
Đề tài diễn giảng chuyên môn đầu tiên "Phật giáo và Tâm lý trị liệu" (佛教與心理療癒) của Kế hoạch nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đại học Phật Quang Sơn tổ chức tại sảnh Vân Thủy, ngày 17 tháng 11 vừa qua, tiếp đến chủ đề "Tu hành và Chuyển hóa - Đối thoại giữa Tu thiền và Tư vấn Tâm lý" (修行與轉化 禪修與心理諮商的對話), do Thạc sĩ Dương Bội (楊蓓), Chủ nhiệm Khoa Giáo dục đời sống thuộc Học viện Dharma Drum Institute of Liberal Arts (法鼓文理學院); Giáo sư Quách Triều Thuận (郭朝順), người Tổng chủ trì Kế hoạch nghiên cứu, Viện trưởng Học viện Phật giáo Phật Quang Sơn chủ trì. Gần 70 vị Giáo sư nổi tiếng, thuộc Khoa Phật học, Khoa Tâm lý học, Học viện Nghiên cứu Tôn giáo đã tham dự buổi tọa đàm đầy ý nghĩa.
14/11/2021(Xem: 16583)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
08/11/2021(Xem: 11611)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
05/09/2021(Xem: 14945)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567