Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tứ niệm xứ: Con đường thẳng đến Bát Nhã

12/02/201215:10(Xem: 5090)
Tứ niệm xứ: Con đường thẳng đến Bát Nhã

Trongkinh TỨ NIỆM XỨ, ngay vào đầu kinh, đức Phật xác định TỨ NIỆM XỨ là con đườngđộc nhất để đi đến chứng ngộ NIẾT BÀN như sau:

“Nàycác Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượtkhỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó làBốn Niệm xứ.”

Nóinhư thế có nghĩa là không có con đường nào khác để đi đến NIẾT BÀN ngoài TỨNIỆM XỨ.

Tại sao lại không thể là con đường nàokhác?

-- Tại vì TỨ NIỆM XỨ là phương cách đểtìm hiểu THỰC TƯỚNG và GỐC CỘI KHỔ ĐAU của chính mình.

Không thểcó một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõgốc cội khổ đau của mình. Bắt buộc cácngài phải đi xuyên qua sự tìm hiểu về mình và gốc cội khổ đau của mình trướckhi nhổ sạch gốc cội khổ đau để chứng nhập Niết Bàn. TÌM HIỂU CHÍNH MÌNHchính là thực hànhTỨ NIỆM XỨ. Đức Bổn Sư Thích Cacũng đã đi qua con đường tìm hiểu chínhmình như thế trước khi thành đạo:

153.Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.

154. Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Ðòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong

(kinh Pháp Cú)

“Tâm ta đạt tịch diệt, Tham ái thảy tiêu vong” đó là lúcđức Thích Ca chứng nhập Niết Bàn.

Nhưng NIẾT BÀN là thế nào?

-- NIẾT BÀN là sự TẬN DIỆT KHỔ ĐAU.

Đóchính là DIỆT ĐẾ, là sự thật số 3 ở trong TỨ DIỆU ĐẾ. Đó cũng là lúc mà Bồ tát Quán Tự Tại ở trongkinh BÁT NHÃ tuyên bố: “Thoát mọi khổ đau ách nạn”.

Sauđây là đoạn đầu của kinh BÁT NHÃ, với 4 phân đoạn nhỏ có đánh số để tiện việcgiải thích.

1. Bồ tát Quán Tự Tại

khi quán chiếu thâm sâu

Bát Nhã ba la mật.

2. Bỗng soi thấy 5 uẩn

đều không có tự tánh.

3. Chứng thực điều ấy xong

ngài vượt thoát tất cả

mọi khổ đau ách nạn.

4. Nghe đây Xá Lợi Tử:

SẮC chẳng khác gì KHÔNG

KHÔNG chẳng khác gì SẮC

SẮC chính thực là KHÔNG

KHÔNG chính thực là SẮC

Còn lại bốn uẩn kia,

Cũng đều như vậy cả.

Qua4 phân đoạn ở trên ta thấy tiến trình để đắc chứng TRÍ TUỆ BÁT NHÃ là như sau:

  1. Bồ tátQUÁN TỰ TẠI thực hành MINH SÁT TUỆ (hành thâm Bát Nhã) cũng là TỨ NIỆM XỨđể chiếu kiến 5 uẩn (các pháp tạo nên con người của ta). Lý do có cụm từ “hành thâm Bát Nhã”là vì khi chiếu kiến ngũ uẩn, Bồ Tát phải dùng trí tuệ soi suốt tận gốc rễ(thâm sâu) của tư tưởng, của tâm thức, của thân xác, cùng những liên hệsâu xa giữa những biến động của các pháp.Ví dụ sự liên hệ giữa Thức và Tưởng.
  1. Rồingài phát hiện 5 uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) đều VÔ NGÃ vì thấy tấtcả chúng đều DO DUYÊN SANH, do các pháp khác mà sanh, chẳng phải dota, chẳng có thành phần nào là của ta, là ta cả. Từ đó thấy mình không là bất cứ cáigì, thấy mình không thực sự hiện hữu (sẽ giải thích thêm ý nghĩa này ởdưới).
  1. Dothấy mình không còn hiện hữu nên ra ngoài mọi khổ đau tức chứng đắc NIẾTBÀN tịch diệt. Sự kiện này cũnggiống như sau khi các ngài Kiều Trần Như nghe Đức Phật thuyết pháp về kinhVÔ NGÃ tướng rồi đắc được quả vị A LA HÁN để hoàn toàn được giải thoát.
  1. Sau đóvới tuệ giác VÔ NGÃ ngài thấy bản chất các pháp là “CHƠN KHÔNG”. Ý nghĩa CHƠN KHÔNG được giải thích nhưsau:

CHƠNKHÔNGlà cái KHÔNGluôn luôn chơn thật thường hằng, không phải lúc có lúc mất. Cái KHÔNGnày là cái KHÔNGvôdiều kiện, không đòi hỏi phải mất mới được KHÔNG. Như vậy thì cái KHÔNGnày là cái KHÔNGở ngay trên cái . (SẮC tức thị KHÔNG, KHÔNGtức thị SẮC, SẮC bất dị KHÔNG). Tức cũngcũng KHÔNG cùng một lúc.

Đểcó thể hình dung thế nào là KHÔNG ngay trên CÓ ta có thể lấy ví dụ những thứSẮC thấy trong giấc mơ, hoặc những hình SẮC thấy trên màn ảnh movie, do ánhsáng tạo thành. Tất cả những thứ SẮCđó tuy gọi là SẮC mà chẳng khác gì KHÔNG.

Tuynhiên muốn hiểu CHƠN KHÔNGcủa các pháp một cách chính xác phải chứng thực CHƠN KHÔNGtrên chính mìnhtrước, bằng sự thực chứng VÔ NGÃ.Muốn thực chứng VÔ NGÃ thì phải thực hành TỨ NIỆM XỨ quán sát 5 uẩn củata, theo dõi sự sinh diệt của chúng để thấy tất cả chúng đều DO DUYÊN SANH(do các pháp khác mà sanh) chẳng phảido ta, chẳng phải của ta,chẳng phải là ta.

Vídụ khi ta quan sát sự THỞ cho thật kỷ, ta sẽ thấy sự thở vô thở ra chẳng phảido ta gì cả, mà tự thân nó phải thở.Cho nên chẳng phải “TÔI THỞ” như ta thường tuyên bố từ xưa nay. Thở chỉ là một sự giao động tương tác giữacác pháp hữu vi.

Khiquan sát mọi phần khác của thân và của tâm ta cũng đều thấy “do duyên sinh” như thế. Thấy như thế đểchính mình chứng thực ta không có gì cả, ta không là gì cả. Đó là lúc thấy rõ sự thật VÔ NGÃ không còn chútnghi ngờ.

Thấyđược VÔ NGÃ như thấy một sự thậtnhư thế gọi là GIÁC NGỘbằng TRÍ TUỆ (có CHÁNH KIẾN, CHÁNH TƯ DUY) chứ không phải thấy qua FEELING haybằng VÔ NIỆM (dập tắt ý niệm về NGÃ). Khi thấy VÔ NGÃ như là một sự thật như thế thì bền chắc hơn loại VÔ NGÃcủa Ý Niệm hoặc Feeling.

Tuynhiên bằng CHÁNH TƯ DUY ta có thể suy luận thêm rằng dầu ta thấy ta là KHÔNG,cũng không thể nói ta là KHÔNG vì ta có sự GIÁC BIẾT các pháp, chứng tỏ ta cósự hiện hữu. Đây là một sự hiện hữungoài ngũ uẩn, ngoài các pháp hữu vi, ngoài sự sống và chết. Đó là điều mà đức Phật đã nói ở trong Tiểu Bộkinh:

“Này các Tỷ-kheo, có sựkhông sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.

Này các Tỷ-kheo, nếukhông có cái không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thời ở đâykhông thể trình bày sự xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữuvi.

Vì rằng, này cácTỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên cósự trình bày xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.”

Nhưvậy ta thấy ta cũng KHÔNG mà cũng CÓ. Đóchính là sự chứng nghiệm CHƠN KHÔNGcủa BÁT NHÃ. Sau khi đã thấy ta là CHƠN KHÔNG (vừa CÓ vừaKHÔNG) thì ngay trên KHỔta cũng thấy KHÔNG KHỔ. Như vậy là vừa thấy KHỔmà vừa thấy NIẾTBÀN(không KHỔ). Khi NIẾT BÀN có thểhiện diện ngay trên KHỔ như thế, thì đó là NIẾT BÀN vô điều kiện. Vô điều kiện thì có nghĩa là thường hằngkhông mất mát. Mà như thế mới là NIẾTBÀN chân thật (như là một sự thật vĩnh cữu).

Nói nhưthế có nghĩa rằng nếu ai muốn trốn tránh sự KHỔ hoặc đòi hỏi KHỔ phải biến mấttrước để có NIẾT BÀN thì người đó không hề đạt được NIẾT BÀN chân thật mà chỉcó một loại sung sướng tạm bợ giả dối nào đó mà thôi.

Như vậythì NIẾT BÀN cũng như VÔ NGÃ là những SỰ THẬT thường hằng khám phá ra bằng trítuệ qua các tiến trình CHÁNH NIỆM, CHÁNH KIẾN và CHÁNH TƯ DUY. Nếu không có CHÁNH NIỆM, CHÁNH KIẾN, CHÁNHTƯ DUY thì sẽ không chứng thực được sự thật VÔ NGÃ và NIẾT BÀN.

Vớimột bậc đã có tuệ VÔ NGÃ, khi sống trong KHỔ thì chỉ “thấy khổ” (nhưthấy một màu sắc ở bên ngoài ta) chứ “không Khổ” (không có sự cảm thọkhổ vào bên trong ta). Rồi nhờ đã chấmdứt khổ đau, không còn bị pháp nào làm khổ” nên mới thấy các pháp BÌNHĐẲNG. Do đó mới “không nhơ, không sạch”.

Cũngvậy, sau khi đã chứng ngộ vạn pháp VÔ NGÃ, thì thấy chưa hề có VÔ MINH CHẤPNGÃ. Do đó mới có những lời kinh:

Khônghề có VÔ MINH

Khôngcó HẾT VÔ MINH

Chođến không GIÀ CHẾT

Cũngkhông HẾT GIÀ CHẾT

KhôngKHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO

Không TRÍ, cũng không ĐẮC.

Vì có NGÃ CHẤP mới cóVÔ MINH, mới có KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO để cho cái NGÃ tìm đường giải thoát. Khi đã giác ngộ xưa nay các pháp đều VÔ NGÃthì chưa hề có VÔ MINH, chưa hề có KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO. Đó là lý do có câu Không KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠOở trong kinh BÁT NHÃ.

Chứ câu đó không cónghĩa rằng pháp TỨ ĐẾ là pháp thấp thỏi của hàng NHỊ THỪA, hạ căn hạ trí như các tổ Thiền tông TQ hay tuyêntruyền. Chê bai như vậy sai trái vôcùng. Do chưa chứng Bát Nhã mới hiểu lầmkinh như thế. Họ không biết rằng TỨ ĐẾ làpháp chỉ có một bậc CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC mới có thể thấu triệt mà thôi (xemkinh Chuyển Pháp Luân). Như vậy thì làmsao TỨ ĐẾ có thể là pháp thấp thỏi được.

Thêm một điều nữa,khi còn NGÃ CHẤP thì mới có GIÀ CHẾT nhưng khi đã giác ngộ VÔ NGÃ thì GIÀ CHẾTchỉ là sự trôi chảy của các pháp hữu vi, không dính dáng gì đến ta, cho nên “không có già chết” mà cũng “không hết già chết”. Vì sau khi chứng ngộ VÔ NGÃ thì các pháp hữuvi vẫn trôi chảy từ trẻ, tới già, rồi chết, không có gì thay đổi.

Nóitóm lại muốn chứng ngộ BÁT NHÃ phải thực hành TỨ NIỆM XỨ quán chiếu Thân, Thọ,Tâm, Pháp, để thấy “ngủ uẩn giai không” để thực chứng VÔ NGÃ. Có chứng VÔ NGÃ rồi mới có thể diễn tả KHÔNGTÁNH của Bát Nhã một cách chính xác như một sự thật đã được chứng kiến rõ ràng.

Cho nên người Phật tử phảibiết rằng không thực hành pháp CHÁNH NIỆM, TỨ NIỆM XỨ thì không thể có sự chứngngộ, không thể có được trí tuệ BÁT NHÃ.Trong Tương Ưng bộ kinh, Phật đã giảng rằng, nơi nào thời nào mất TỨNIỆM XỨ thì nơi đó thời đó sẽ không có người chứng ngộ rồi giáo pháp sẽ suytàn.

Trái lại nơi nào, thời nào,còn có người thực hành TỨ NIỆM XỨ thì sẽ có nhiều bậc chứng ngộ để làm giáopháp càng thêm sung mãn. Xem trọn lờiPhật giảng ở đây: /D_1-2_2-219_4-21393_5-15_6-1_17-672_14-2_15-2/su-ton-tai-cua-dieu-phap.html

Vì pháp TỨ NIỆM XỨ quá quantrọng như thế cho nên trước khi nhập Niết bàn Đức Phật đã căn dặn ngài A NANrằng sau khi Như lai diệt độ hãy nương pháp TỨ NIỆM XỨ mà tu. Lời dặn này có ghi rõ trong kinh ĐẠI BÁT NIẾTBÀN của cả Đại Thừa lẫn Nguyên Thủy.

Về sau Bồ tát LONG THỌ,trong ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN, tập III, cuốn 48, cũng nhắc lại lời dạy của Phật trongkinh ĐẠI BÁT NHÃ (của Đại Thừa) rằng: “Bốn Niệm Xứ là Đại Thừa của Bồ Tát”. Có nghĩa rằng mất TỨ NIỆM XỨ là mất Đại Thừa.và điều đó đã và đang xảy ra ở Trung Hoa.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-61_4-3323_5-50_6-1_17-45_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

Khổ thay, các tổThiền Tông Trung Hoa do sự hiểu lầm tưởng Trí Bát Nhã là trí VÔ PHÂN BIỆT, nênđã thay thế pháp CHÁNH NIỆM (có sự phân biệt) bằng pháp VÔ NIỆMđể tâm có thể đạt ngay trình độ “vô phân biệt”. Nhưng các tổ đã không biết rằng loại Bát Nhãnhư vậy là loại BÁT NHÃ “áp đặt” của TƯ TƯỞNG, còn trong vòng NGŨ UẨN, chứkhông phải là TRÍ BÁT NHÃ ở cấp độ VÔNGÃ đã ra ngoài ngũ uẩn.

Phảibiết rằng BÁT NHÃ là sự chứng ngộ, là“điểm đến” của NIẾT BÀN chứ không phải là “con đường đi”. Do đó ai cố uốn nắn tâm theo sự thấy của BátNhã, để được “tức khắc giải thoát”, là tu lấy đuôi làm đầu. Tu kiểu đó là đi ngược chiều giác ngộ.

Đừngtưởng một bậc chứng ngộ Bát Nhã trở thành VÔ PHÂN BIỆT, để rồi muốn “đốn ngộ” ngay đến sự VÔ PHÂNBIỆT đó bằng cách coi NHƠ cũng như SẠCH, coi ÁC cũng như THIỆN. Tu tập như thế thì chỉ có thêm bệnh hoạn, vàcó ngày sẽ bị vào tù. Nên nhớ rằng, khi chúngta còn vô minh chấp ngã, chưa chấm dứt khổ đau, thì không thể bắt chước cáinhìn bình đẳng của một bậc VÔ NGÃ mà đối xử với các pháp được.

Cácbậc chứng ngộ vẫn luôn luôn có trí phân biệt.Vì PHÂN BIỆT là khả năng của TRÍ TUỆ. Hễ có GIÁC BIẾT là phải có sự PHÂN BIỆT. Không có sự phân biệt thì chẳng còn nhận rađược cái gì. Chỉ có kẻ hôn mê mới khôngcòn khả năng phân biệt. Nếu các ngàikhông còn Phân Biệt thì làm sao biết mình đã giác ngộ? Đương nhiên các ngài vẫn còn phân biệt ĐÚNG/SAI, CHÁNH/ TÀ để hướng dẫn chúng sanh. Tu hành cũng phải có khả năng phân biệt để nhận ra được các sự thật như DUYÊN KHỞI, 12 NHÂN DUYÊN, TAM PHÁP ẤN,TỨ ĐẾ thì mới có thể đắc đạo.

Rất mong bài này sẽ giúpcho nhiều phật tử VN tỉnh thức, trở vềchuyên tu pháp CHÁNH NIỆM TỨ NIỆM XỨ để sớm đắc chứng BÁT NHÃ. Được như thế thì DIỆU PHÁP của Phật sẽ càngngày càng sung mãn trên đất nước VN; Để rồi Phật tử VN còn giúp cho Trung Hoaphục hồi lại CHÁNH PHÁP của Phật.

Nam mô CHÁNH TINH TẤNBồ Tát Ma Ha Tát
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2023(Xem: 9629)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 6227)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 3599)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
15/03/2023(Xem: 3846)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
31/01/2023(Xem: 6177)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
23/12/2022(Xem: 13428)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 18104)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 13639)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 12137)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 6254)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567