Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mật Tông

08/04/201312:50(Xem: 37019)
Mật Tông


mattong_2
Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa



Lời Nói Đầu |^|

Đạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Đạo Phật. Dân chúng thường nói "Đạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...". Kể về số lượng thì tín đồ Phật Giáo ở Việt Nam thật là đông đảo; nhưng xét về phần phẩm, thì chúng ta chưa có thể lạc quan được. Tình trạng phẩm ít, lượng nhiều ấy phát sinh vì nhiều nguyên-nhân phức tạp:

- Có người theo đạo Phật vì truyền-thống của ông cha (ông cha theo Đạo Phật, nên con cháu cũng theo).

- Có người theo đạo Phật vì cảm-tình đối với thân bằng quyến thuộc, hay đối với cái Đạo đã chia sẽ những phút vui buồn, thịnh suy của đất nước.

- Có người theo đạo Phật, vì mong cầu được tai qua nạn khỏi, hay cầu của, cầu con v.v...

Ngày nay, vẫn biết có môỉt số đông tín đồ đã hiểu đúng giá trị cao siêu và lợi ích rộng lớn của Đạo Phật, nhưng cái số ấy không phải là đa số, nếu đem so với cái khối tín đồ hiểu Đạo một cách nông cạn, hay sai lạc nói trên.

Vì không hiểu một cách thấu đáo Đạo Phật, nên lòng tin không được chắc chắn. Mỗi khi gặp một lý thuyết nào lạ, một tôn giáo nào mới, thì họ ùa hòa tin theo, như cây thiếu r cái, gió thổi phía nào thì ngã rạp theo phía ấy, thật đáng buồn thương.

Tình trạng buồn thương ấy có thể bổ cứu được, nếu chúng ta có một chương trình dạy Phật Pháp bằng chữ Việt. Dân tộc ta là người Việt, ở đất Việt, ăn cơm Việt, nói tiếng Việt, mà kinh sách bằng chữ ngoại quốc; *cả chi triết lý cao sâu của Đạo Phật cẫn còn nằm nguyên trong 3 tạng chữ Tàu, thử hỏi có mấy ai đọc được? Như thế thì bảo tín đồ làm sao hiểu biết giáo lý cao sâu của Đạo Phật và lòng tin làm sao vững chắc được?

Nóng lòng vì tình *cảm ấy, chúng tôi bạo dạn và cố gắng soạn ra chương trình "Phật Học Phổ Thông"này, mong giúp tín đồ mau hiểu giáo lý, thấy được chỗ quí báu của Đạo, để cho lòng tin được chơn chánh và vững bền.

Chúng tôi tự biết mình đức bạc tài sơ, chưa đủ khả năng làm việc vĩ đại này. Nhưng nếu do dự và nhún nhường mãi, rồi suất đời cũng chẳnh làm được gì. Chi bằng cứ cố gắng hy sinh đắp trước con đường đất, để cho các bực có tài đức sau này sửa chữa lại, rồi cán đá và tráng nhựa.

Chương trình "Phật Học Phổ Thông"có mục đích xây dựng cho tín đồ có căn bản giáo lý, hiểu biết Phật pháp từ thấp đến cao, lấy Ngũ Thừa Phật Giáo làm nền tảng.

Từ khóa thứ nhứt đến khóa thứ tư, chúng tôi đã soạn hết Ngũ Thừa Phật Giáo. Khi tín đồ đã hiểu giáo lý căn bản nói trên rồi các khóa sau, chúng tôi sẽ mở thêm bề rộng và xây thêm bề cao của tòa nhà Phật Giáo. Từ khóa thứ V đến khóa thứ XII, tín đồ sẽ tuần tự học về Đại cương kinh Lăng nghiêm, Viên giác, Duy thức Luận và Kim Cang, Tâm Kinh*.

Chương trình này, chúng tôi đã soạn từ năm 1953 đến nay và đã xuất bản thành tập, từ tập Phật Học Phổ Thông thứ nhứt cho đến tập Phật Học Phổ Thông thứ 12.

Công việc trên đây là cả một gánh nặng, mà đường lại dài, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu những vị nhiệt tâm vì đạo, từ quý vị đại đức Tăng Già cho đến các hàng Cư Sĩ, kẻ công người của tiếp sức với chúng tôi (hoặc giúp sáng kiến, tài liệu hay tài chánh), cùng nhau xây dựng cho hoàn bộ một chương trình Hoằng Pháp ở nước nhà, hầu bổ cứu những khuyết điểm và dẹp bỏ những tình tệ trong Đạo Phật từ trước đến nay.

Chúng tôi chấm dứt trong sự tin tưởng ở lòng nhiệt thành vì Đạo của quý vị độc giả xa gần.

Thích Thiện Hoa

---*^*---

Trình bày : Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2012(Xem: 9597)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
31/07/2012(Xem: 7188)
Chúng tôi viết quyển sách này cho nhữngngười mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quantrọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khimới vào đạo không hiểu đúng tinh thần Phật giáo, về sau sẽ hỏng cả một đời tu.Người có trách nhiệm hướng dẫn không thể xem thường kẻ mới học, cần phải xâydựng có một căn bản vững chắc, đi đúng đường hướng của Phật dạy. Hiểu Phật giáomột cách đúng đắn, mới mong thành một Phật tử chân chánh.
27/05/2012(Xem: 13390)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Đạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn. Những đệ tử được Thế Tôn hóa độ, do căn cơ trình độ, tuổi tác, giới tính bất đồng, vì thế được chia thành 7 nhóm và được gọi là 7 chúng đệ tử của Phật. Trong đó, hai nhóm đầu là Ưu bà tắc và Ưu bà di thuộc hàng đệ tử tại gia; năm nhóm sau là Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na, Tỷ kheo và Tỷ kheo ni thuộc hàng đệ tử xuất gia. Trong bài này, chúng tôi sẽ tuần tự trình bày những giới pháp mà mỗi chúng đệ tử phải lãnh thọ, hành trì trên lộ trình tiến đến giải thoát.
12/02/2012(Xem: 5530)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
21/01/2012(Xem: 16583)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
20/11/2011(Xem: 21592)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
12/10/2011(Xem: 4413)
ó bốn cách nghiệp sẽ chín trong những kiếp tương lai: Nghiệp Chín Hoàn Toàn: là loại tái sanh mà tâm thức ta sẽ nhận lãnh khi nó tách rời thân thể ta trong giờ phút lâm chung. Hành Động Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những lời nói, ý nghĩ và hành động ta tạo ra trong bất cứ kiếp sống nào là do những thói quen trong quá khứ. Kinh Nghiệm Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những gì người khác hay các chúng sanh khác đối xử với ta, hay những gì xảy ra cho ta. Nghiệp Quả Qua Môi Trường (Y báo): thế giới xung quanh ta ra sao: ô nhiễm, tươi đẹp, bị động đất v.v..., đều do cộng nghiệp của tất cả chúng sanh sống trong môi trường đó.
28/09/2011(Xem: 4354)
Tứ Tất Đàn, tiếng Phạn là catvari siddhanta; catvari có nghĩa là tứ và siddhanta phiên âm là tất đàn, có khi còn được phiên âm là “ Tất Đàm”, và dịch là “Tác Thành Tựu”, có nghĩa là làm cho công việc thuyết pháp của Đức Phật được thành tựu. Chữ siddhanta, Hán dịch là "thành tựu", nghĩalà nhờ dựa vào bốn phương pháp này, mà Đức Phật thuyết pháp và thành tựu được sự nghiệp hoằng hóa, giáo hóa chúng sinh, đưa chúng sinh từ mê lầm đến giácngộ, từ sinh tử đến Niết Bàn, từ phàm lên Thánh, từ mê lầm đến sự hiểu biết cao thượng.
25/06/2011(Xem: 4417)
Người tại gia tu theo đạo Phật, thông thường được gọi là Cư Sĩ. Như thế nào là một vị Cư Sĩ ? có điều gì khác với người tại gia bình thường ? Phật giáo Trung Quốc, có rất nhiều người tín ngưỡng Phật giáo, nhưng cũng có nhiều người hiểu sai về giáo lý đức Phật, họ cho rằng: “ Các Tự Viện thờ cúng tượng Phật, Tăng Ni tụng kinh cho người chết, đánh chuông, gõ mõ, vv… chính là đại diện cho Phật giáo”. Vì thế, nhiều người đã nhận định Phật giáo là tiêu cực, là trốn tránh hiện thực. Kỳ thật, những điều này chỉ là nghi thức Phật giáo của người xuất gia và truyền thống Phật giáo đã bị biến chất theo phong tục tập quán. Tín đồ Phật giáo chia làm hai hạng người: Xuất Gia và Tại Gia. Bổn phận của người Xuất Gia là tu đạo, truyền đạo và duy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
12/06/2011(Xem: 3386)
Tám loại khổ (i) Sinh: * Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ. * Không những chỉ có sự đau đớn lúc chào đời mà thôi, ta còn trải qua những đau khổ của lão, bệnh và tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]