Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương Kim Cang Tạng

02/05/201313:59(Xem: 17856)
Chương Kim Cang Tạng


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

Bài thứ tư

IV. CHƯƠNG KIM CANG TẠNG

1.Ngài Kim Cang Tạng Bồ Tát hỏi Phật

2.Phật khen Ngài Kim Cang Tạng Bồ tát

3.Phật dạy: “Người mê nói ngộ, ngổ ấy thành mê”

4.Phật dùng thí dụ để giải thích nghĩa trên

5.Các Pháp hư huyễn không có thật sanh và diệt

6.Thành Phật rồi không trở lại làm chúng sanh

7.Tánh Viên Giác phi tất cả tưởng

8.Tánh Viên Giác không thể nghĩ bàn

9.Không thể dùng tâm chúng sanh phân biệt được cảnh Phật

10.Phật nói bài kệ tóm lại các ý nghĩa trên


IV. CHƯƠNG KIM CANG TẠNG

1.Ngài Kim Cang Tạng Bồ Tát hỏi Phật

Khi ấy Ngài Kim Cang Tạng Bồ tát ở trong Ðại chúng đứng dậy, đi quanh bên hữu của Phật ba vòng, và kính cẩn chắp tay, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi quỳ thẳng bạch rằng:

Bạch đức Ðại bi Thế Tôn, Ngài đã vì các vị Bồ tát nói rõ tánh “Viên Giác thanh tịnh” của Như Lai, và chỉ dạy những phương tiện, tuần tự tu hành để nhập tánh Viên Giác. Ngài đã vén mở mây vô minh mờ ám cho các chúng sanh. Thỉnh chúng trong pháp hội này, nhờ lòng từ bi của Phật khai hóa, mà mắt Trí huệ được sáng tỏ.

Bạch đức Thế Tôn:

1. Nếu các chúng sanh đã thành Phật từ xưa đến nay, thì tại làm sao lại có tất cả vô minh để trở lại làm chúng sanh nữa?

2. Nếu chúng sanh sẵn có các vô minh, thì do nhơn duyên gì mà đức Như Lai lại nói: “chúng sanh đã thành Phật từ xưa đến nay”?

3. Nếu 10 phương chúng sanh đã thành Phật từ xưa, về sau lại sanh ra vô minh; vậy thì các đức Như Lai hiện nay đã thành Phật rồi, chừng nào các NGài sanh trở lại phiền não nữa?

Cúi xin đức Ðại bi Thế Tôn, vì các vị Bồ tát hiện tại và tất cả chúng sanh đời sau, nhổ sạch gốc rễ nghi lầm, khiến cho chúng sanhd dược ngộ nhập đạo vô thượng.

LƯỢC GIẢI

Ðại ý đoạn này, Ngài Kim Cang Tạng Bồ tát nghi: Có vô minh thì gọi là chúng sanh, không vô minh mới kêu là Phật; thế mà Ðức Như Lai lại nói: “chúng sanhd dã thành Phật từ xưa đến nay”.

Nếu chúng sanhd dã thành Phật từ xưa đến nay, thì phải không còn vô minh. Nếu không còn vô minh, thì không còn gọi là chúng sanh nữa. Tại làm sao Phật còn gọi: “Chúng sanh”?

Lại nữa, nếu chúng sanh sẵn có vô minh thì không thể nói “Nguyên lai thành Phật”. Tại sao Phật lại nói: “chúng sanh nguyên lai đã thành Phật”.

Chúngs anh tu hành phải trải qua ba vô số kiếp mới thành Phật. Nếu khi được thành Phật rồi, vô minh trở lại khởi lên làm chúng sanh nữa, thì tu biết chừng nào cho rồi! Lại nữa, chư Phật hiện nay đã thành Phật, vậy chừng nào các Ngài nổi vô minh trở lại làm chúng sanh nữa?

Ðoạn này giống như trong kinh Lăng Nghiêm, khi Ngài Phú Lâu Na Di Ða La Ni Tử hỏi Phật: “chơn tâm vốn đã thanh tịnh tại sao thoạt sanh ra sơn hà đại địa và các chúng sanh?”

2.Phật khen Ngài Kim Cang Tạng Bồ Tát

Khi đó đức Thế Tôn khen Ngài Kim Cang Tạng Bồ tát và dạy rằng:

-Này Thiện nam, quý lắm! Ông vì các vị Bồ tát hiện tại và chúng sanh đời sau thưa hỏi Như Lai những đạo lý diệu huyền.

Nay ta vì các ông nói giáo pháp Ðại thừa, nghĩa lý rốt ráo và cao thượng, khiến cho các vị Bồ tát tu học trong mười phương, và tất cả chúng sanh đời sau, đều đoạn trừ hết các điều nghi ngờ, đặng tín tâm chắc chắn. Vậy các ông nên chăm chú nghe lời ta chỉ dạy.

Khi đó Ngài Kim Cang Tạng Bồ tát và Ðại chúng đều vui mừng, kính cẩn vâng nghe lời Phật chỉ giáo.

LƯỢC GIẢI

Kim Cang là chất ngọc quý, cứng rắng nhứt trong loại ngọc. Nó đã cứng mà lại bén (sắc), hay phá hoại các vật, mà các vật không phá hoại được nó.

Ðoạn này Ngài Kim Cang Tạng Bồ Tát đứng lên thưa hỏi những chỗ khó khăn, là tiêu biểu phải dùng Kim cang trí mới phá trừ nổi những mê lầm(vô minh) sâu sắc.

Ngài Kim Cang Tạng Bồ tát cũng là một vị Thượng thủ trong hàng Bồ tát.

3.Phật dạy: Người mê nói ngộ, Ngộ ấy thành mê

-Này Thiện nam! TẤt cả các pháp, có thủy chung, sanh diệt, tiền hậu, hữu vô, nào tụ tán, khởi dừng, xoay vần, qua lại, các món thủ xả, mỗi niệm nối luôn. Những loại kể trên đều là luân hồi cả. Người chưa ra khỏi luân hồi mà nghĩ bàn đến Viên Giác, thì tánh “viên giác” đó cũng trở thành luân hồi (vị xuất luân hồi nhi biện Viên giác, bĩ Viên Giác tánht ức đồng lưu chuyển)Nếu người ra khỏi luân hồi (hết mê vọng rồi) thì không còn thấy có các việc hư vọng ấy nữa.

LƯỢC GIẢI

Ðại ý đoạn này Phật nói: Người còn ở trong vòng “mê” mà nói việc “ngộ” thì cái “nộ’ a cũng thành “mê”. Dùng tâm chúng sanh nghĩ bàn đến cảnh giới Phật, thì cảnh giới Phật cũng thành chúng sanh. Dùng tâm luân hồi mà nghĩ bàn đến tánh Viên Giác, thì tánh “viên giác” cũng trở thành luân hồi.

Phật bảo Ngài Kim Cang Tạng Bồ tát: Nếu ông đứng trong vòng hư vọng, tương đối, có thánh có phàm, có chúng sanh, có Phật v.v.. mà luận đến cảnh giới tuyệt đối, bất tư nghị của chư Phật thì không thể được. Bởi thế nên người muốn hiểu chỗ cao siêu của đạo Phật thì cần phải tu, chớ không thể nói suông mà hiểu được.

4.Phật dùng thí dụ để giải thích nghĩa trên

-Này Thiện nam! Thí như: vì con mắt nháy mà thấy nước dợn sóng; vì mắt xem không kịp mà thấy thành vòng lửa; nhơn mây bay mà thấy mặt trăng chạy; vì thuyền đi mà thấy bờ trôi. Trong lúc các vật đây động, như mắt nháy, mây bay, thuyền chạy v.v.. mà các vật yên tịnh kia như nước đứng, lửa đốm, trăng dừng, còn thấy c huyển động thay, huống chi ông dùng tâm cấu nhiễm sanh tử luân hồi mà quan sát tánh Viên giác thanh tịnh của Như Lai, thì tánh Viên giác này làm sao chẳng cấu nhiễm. Thế nên ông mới sanh ra ba điều nghi vấn trên.

LƯỢC GIẢI

Trong đoạn này, Phật dùng những việc tầm thường trong đời làm thí dụ, như mắt nháy, may bay, thuyền đi v.v.. mà thấy nước dợn, trăng bay, bờ chạy v..v... để chỉ rõ: vì dùng tâm cấu nhiễm mê vọng của chúng sanh mà quan sát nghĩ ngợi đến cảnh giới của Phật, nên cảnh Phật trở thành tương đối mê vọng.

Vì ngài Kim Cang Tạng Bồ tát dùng tâm phân biệt đối đãi có không, sanh diệt, thánh phàm v.v... nên thấy có chúng sanh chưa thành Phật và có Phật đã thành. Bởi thế nên NGài sanh ra ba điều nghi ngờ trên. Nếu Ngài nhập được tánh Viên giác thanh tịnh rồi thì những tướng tốt đối đãi như thánh phàm nhiễm tịnh, sanh tử và Niết bàn, chúng sanh và Phật đều không còn. Lúc bấy giờ NGài không còn nghi ngờ như trên nữa. Vì vậy nên đoạn sau Phật quở: “.. những lời ông thưa hỏi đó, chẳng có đúng đắn...”

****

5.Phật dạy: các Pháp hư huyễn, không có thật sanh và thật diệt

-Này Thiện nam! Thí như người bịnh lòa mắt, trông noi hư không vọng thấy có các hoa đốm lăng xăng. Ðến khi bịnh lòa nhặm hết rồi, thì hoa đốm kia tự diệt. Lúc bấy giờ, người ấy không nên hỏi: “Cái bịnh lòa nhặm này đã diệt rồi, vậy chừng nào sanh trở lại nữa?” - Tại sao thế? – Vì cái lòa nhặm nó vọng huyễn không có thật thể vậy.

Và, cũng không nên hỏi: “Những chỗ hoa đốm diệt ở nơi hư không kia, vậy chừng nào hoa đốm ấy sanh trở lại nữa?” - Tại sao thế? – Vì trong hư không vốn không có hoa đốm, cho nên nó không có sanh ra hoa đốm hay diệt hoa đốm vậy.

Sanh tử và niết bàn đối với tánh Viên giác, cũng dồng như hoa đốm sanh diệt trong hư không. Tánh Viên Giác vẫn nhiệm mầu viên mãn, yên lặng chiếu soi, lìa cái nhặm vô minh và cảnh giới hoa đốm.

Này Thiện nam! Nên biết hư không kia còn không phải tạm có và tạm không, huống chi tánh Viên Giác của Như Lai là bản tánh của hư không, nó bình đẳng tùy thuận các duyên, mà lại tạm có và tạm không hay sao.

LƯỢC GIẢI

Ðại ý đoạn này nói: Vô minh và các vọng cảnh, đều hư huyễn không thật, cũng như hoa đốm và mắt nhặm. Vì hoa đốm với nhặm, đều không phải thật vật, cho nên nó không thật có sanh và diêt. Bởi thế, khi hết nhặm rồi, không nên hỏi: “chừng nào nhặm trở lại nữa?” Hay hoa đốm đã diệt rồi, cũng không nên hỏi: “Chừng nào nó sanh trở lại nữa?”

Hoa đốm và bịnh nhặm, mặc tình nó vọng sanh vọng diệt, mà hư hông lúc nào cũng vẫn thanh tịnh và yên lặng. Cũng như Vô minh và vọng cảnh, mặc tình vọng khởi và vọng diệt, mà tánh Viên giác vẫn thanh tịnh viên mãn và xa lìa các vô minh cùng Vọng cảnh.

Tánh hư không bình đẳng tùy thuận các đồ vật, mà hiện ra có tướng Vuông và Tròn. Cũng như tánh Viên Giác bình đẳng, tùy thuận các duyên mà hiện ra tất cả Pháp.

Hư không, không phải nhơn lúc hoa đốm diệt mà nó tạm có, cũng không phải nhơn lúc hoa đốm sanh am2 nó tạm không; bởi tánh hư không thường có và bình đẳng, tùy hoa đốm mặc tình sanh diệt, nhưng hư không vẫn không thay đổi.

Cũng thế, tánh Viên giác thanh tịnh của Như Lai, thường còn bình đẳng và tùy thuận các Pháp. Không phải nhơn lúc Vô minh diệt mà nó tạm có, hay Vô minh sanh mà nó tạm không, nó tùy thuận tất cả, không có chướng ngại.

******

6.Phật dùng thí dụ, để chỉ rõ khi thành Phật rồi, không trở lại làm chúng sanh

-Này Thiện nam! Thí như chất kim khoáng, sau khi được nấu lọc, bỏ hết quặng rồi, thì chỉ còn vàng y. Chất vàng này không phải do nấu lọc mới sanh, vì nó có sẵn từ trước kia rồi, và khi đã thành vàng y, cũng không bao giờ trở lại thành quặng nữa, dầu trải qua bao nhiêu năm, nó cũng không hư hoại.

Tánh Viên Giác thanh tịnh của Như Lai cũng thế.

LƯỢC GIẢI

Phật dùng vàng để thí dụ tánh Viên Giác, dùng khaỏng dụ chúng sanh. Khi vàng còn ở trong khoáng, cũng như Phật tánh (Viên giác) ở trong cái vỏ chúng sanh. Vì y nơi Phật tánh sẵn có, nên Phật nói: “chúng sanh đã thành Phật”.

Khi chất kim khoáng được đem ra nấu luyện, lọc bỏ hết quặng chỉ còn vàng y, thì vàng này không còn trở lại làm khoáng nữa.

Cũng như chúng sanh, sau khi trải qua thời gian tu luyện, gạn lọc hết vô minh, phiềnnão, tánh Viên giác hiện ra, được thành Phật rồi; lúc bấy giờ không còn khởi vô minh phiền não trở lại làm chúng sanh nữa.

Dầu chưa được nấu luyện, lọc bỏ quặng ra, lúc ấy chất vàng vẫn sẵn có. Ðến kh nấu luyện, lọc bỏ hết quặng thành vàng y rồi, không phải lúc bấy giờ vàng mới có. Tánh Viên giác cũng thế, khi làm chúng sanh, nó vẫn sẵn có, nên nói: “chúng sanh đã thành Phật”. Trải qua thời gian tu luyện trừ hết Vô minh phiền não, tánh Viên Giác hiện ra, không phải lúc bấy giờ nó mới sanh.

KHi tánh Viên Giác đã hoàn toàn hiện rồi, thì vô minh phiền não không còn sanh trở lại nữa, nên nói: “Thành Phật rồi, không còn trở lại làm chúng sanh”.

****

7.Tánh Viên Giác phi tất cả tướng

-Này THiện nam! Tánh Viên giác mầu nhiệm của Như Lai vốn không có Bồ đề, và Niết bàn, không có thành Phật và chẳng thành Phật, cũng không có luân hồi và phi luân hồi.

LƯỢC GIẢI

Ðứng về phương diện tương đối mà nói: Vì có phiền não nên có Bồ đề, có sanh tử nên có Niết bàn, có luân hồi nên mới có giải thoát, có chúng sanh mới có Phật.

Song đứng về phương diện lý tánh tuyệt đối, tức là tâm Viên Giác mầu nhiệm của như Lai mà nói, thì phiền não đã không, nên Bồ đề chẳng có, sanh tử đã không, nên Niết bàn chẳng có, cho đến chúng sanh đã không, nên Phật cũng chẳng có.

Ðến cảnh giới này, thì nói năng không trúng, suy nghĩ cũng chẳng nhằm. Hành giả phải tự chứng nhập.

******

8.Tánh Viên Giác không thể nghĩ bàn

-Này Thiên nam! Rất dỗi như cảnh giới Niết bàn thân tâm đoạn diệt của Thinh Văn (1)Tiểu thừa kia, còn không thể dùng tâm phân biệt mà thân chứng được, huống chi cảnh giới Viên giác thanh tịnh của Như Lai mà lại dùng tâm suy nghĩ so đo của chúng sanh, làm sao nhập được.

Cũng như người dùng lửa đom đốm, để đốt núi Tu di, làm sao đốt được. Người dùng tâm luân hồi, sanh vọng chấp luân hồi, mà muốn vào biển Niết bàn tịch tịnh của Như Lai thì không thể được.

Thế nên ta dạy: Tất cả các vị Bồ tát và chúng sanh đời sau, trước phải đoạn hết căn bản sanh tử luân hồi từ vô thỉ.

LƯỢC GIẢI

Cảnh giới Niết bàn của Thinh Văn là cảnh giới Tiểu thừa (trầm không thú tịch khôi thân diệt trí) mà còn không thể nghĩ ngợi được, huống chi cảnh giới của Phật cao siêu tột bực, mà lại dùng cái vọng tâm sanh tử luân hồi của phàm phu và trí của Tiểu thừa để suy nghĩ phân biệt cảnh giới Viên giác của Như Lai, thì quyết không thể hiểu được (dĩ luân hồi tâm, sanh luân hồi kiến, nhập ư Như Lai đại tịch diệt hải, chung bất năng chí) cũng như người dùng lửa của con đom đốm để đốt núi Tu Di thì không thể được.

Bởi thế nên Phật dạy: “trước phải đoạn hết căn bản sanh tử luân hồi từ vô thỉ”, tức là diệt vọng tâm phân biệt. Cũng như trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy rành rõ hai món căn bản là:

1. Phải đoạn căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm

2. Phải y trụ nơi căn bản

***

_________

(1) Thân tâm đoạn diệt của Thinh Văn – Hàng Thinh Văn Tiểu thừa rất sợ việc hoá đạo độ sanh, vì sợ gặp những nghịch cảnh rồi vô minh phiền não nổi lên, mà phải bị thối chuyển. Bởi thế nên các NGài cứ lo tu giải thoát một mình. Từ đời này cho đến kiếp nọ, ưa ở chỗ thanh vắng tịch mịch, say đắm cảnh Niết bàn của Tiểu thừa, giữ tâm yên tịnh luôn không dám khởi niệm, say mê với cảnh thiền, thân không lay độngcũng như tro nguội, nên nói: “Thân tâm đoạn diệt”. Chỗ khác gọi rằng: “Trầm không thú tịch khôi thân diệt trí”, nghĩa là: say sưa với cảnh không, thích thú nơi tịch mịch, thân yên lặng như tro nguội, tâm trí diêt, không móng niệm.

Bởi thế nên Phật quở hàng Tiểu thừa là loại giống khô, mộng héo (tiêu nha bại chủng), nghĩa là thứ giống khô rụi, không thể nứt mộng sanh chồi nữa được.

Phật lại dạy rằng: Không ai đem giống gieo trồng trên hư không được, mà phải gieo trồng trên mặt đất. Giống Bồ đề cũng thế, không thể gieo trồng nơi chỗ trống không được, mà phải gieo trồng nơi đất chúng sanh. Bởi thế nên muốn thành quả Phật Bồ đề thì phải hóa độ chúng sanh.

9.Không thể dùng tâm chúng sanh, phân biệt được cảnh Phật

-Này Thiện nam! Nếu có suy nghĩ phân biệt là từ vọng tâm (thức) khởi, nên tất cả suy nghĩ, đều là cái vọng tưởng phân biệt duyên theo bóng dáng của sáu trần. Nó hư vọng như hoa đốm trong hư không, chẳng phải là chơn tâm. Nếu ông dùng cái vọng tâm suy nghĩ này, mà suy nghĩ cảnh giới của chư Phật, thì cảnh giới ấy cũng lẩn quẩn trong vòng vọng tưởng của chúng sanh mà thôi. Cũng như người ngồi trong đợi cho hoa đốm giữa hư không kết thành ra quả, thì không có thể được.

Này Thiện nam! ông dùng tâm hư vọng thô phù, sanh ra các lối chấp xảo quyệt, (chấp càng) cho nên ông không thể nhập được cảnh Viên Giác chơn thật của Như Lai. Bởi thế, nên những lời ông hỏi trên, đều là hư vọng phân biệt, không phải lời hỏi đúng đắn chơn thật.

LƯỢC GIẢI

Ðức Thế Tôn, sau khi trải qua thời gian ba vô số kiếp tu hành, được thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni rồi, Ngài dạy rằng: “Nói thành Phật thật ra không thành cái chi khác, mà chỉ trở lại với tánh Phật sẵn có đó thôi”. Trong kin nói: “Thành mà vẫn không thành”, hay câu: “Ngộ liễu đồng vị ngộ, vô pháp diệc vô tâm”. (Giác ngộ rồi cũng đồng như khi chưa giác ngộ, vì không có pháp và cũng không có Tâm gì khác).

Tánh Phật này, không riêng gì một mình Ngài có, mà tất cả chúng sanh đều có sẵn có. Vì căn cứ theo Phật tánh sẵn có này, nên Ngài nói: “Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật” hay torng kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh đều sẵn có đầy đủ trí huệ đức tướng của Như Lai”. )nhứt thế chúgn sanh cụ hữu Như Lai trí huệ đức tướng). Bởi thế nên Ngài nói: “Chúng sanh đã thành Phật từ lâu”.

Vậy, người muốn hiểu đến lý này, phải nhập cảnh giới Phật, trình độ phải gần như Phật mới hiểu được. NẾu chỉ dùng tâm cấu nhiễm thô phù phân biệt của chúng sanh, mà so tính đến cảnh giới Phật, thì làm sao hiểu được. Cũng như người muốn hiểu câu nói của cụ già tám muơi, ít nhất trình độ cũng gần như cụ già mới hiểu. Nếu dùng trí non nớt của trẻ con năm, mười tuổi, mà suy nghĩ câu nói của cụ già thì làm sao hiểu được. Bởi thế nên Phật nói: “những lời ông hỏi trên đêù là hư vọng phân biệt, không phải lời hỏi chơn thật.

***

10.Phật nói bài kệ để tóm lại các nghĩa trên

Khi ấy đức Thế Tôn, muốn tóm lại các nghĩa trên, nên nói kệ rằng:

Kim Cang Tạng! Nên biết:

Như Lai tành vắng lặng,

Chưa từng có chung thỉ,

Nếu dùng tâm luân hồi,

Suy nghĩ cảnh giới Phật,

Cảnh Phật thành luân hồi.

Người ở bờ luân hồi,

Không thể vào biển Phật.

Phật tánh tuy sẵn có, 

Phải tu mới hiển nhiên.

Cũng như vàng sẵn có,

Phải lọc quặng mới thành.

Khi đã thành vàng y,

Không trở lại làm quặng.

Sanh tử và Niết bàn,

Phàm phu cùng chư Phật,

Thảy đều như hoa đốm.

Tâm suy nghĩ đã huyễn,

Làm sao nhập được chơn.

Nếu rõ được tâm nầy,

Mới cầu được Viên Giác.

LƯỢC GIẢI

Bài kệ này tóm lại các nghĩa trên. Ðại ý nói: Tánh Viên Giác của Phật thanh tịnh vắng lặng, không có thánh phàm, chúng sanh và Phật v.v... Nếu dùng tâm phân biệt của chúng sanh mà phân biệt cảnh giới PHật, thì cảnh Phật cũng thành cảnh chúng sanh.

Chúng sanh tuy sẵn có Phật tánh, nhưng phải nhờ có tu mới hiển. Cũng như chất vàng tuy sẵn có trogn khoáng, nhưng phải nhờ lọc hết quặng mới thành vàng y. Khi đã thành vàng y rồi thì không còn trở lại làm quặng nữa. Cũng như khi đã thành Phật rồi không còn trở lại làm chúng sanh.

Bởi đứng trong vòng vọng nhiễm tương đối, nên thấy có sanh tử và Niết bàn, chúng sanh và Phật; chớ đứng về tánh Viên giác thanh tịnh của Như Lai, thì các pháp trên đây đều như hoa đốm giữa hư không.

Ngài Kim Cang Tạng Bồ tát vì muốn đại diện cho phàm phu, nên đã dùng tâm vọng nhiễm của chúng sanh mà suy nghĩ so đo, thấy có chúng sanh và Phật, và giả thốt ra các lời hỏi hư vọng ấy. Những lời hỏi này, đối với cảnh Viên giác chơn thật của Như Lai, thì chẳng nhằm chi cả. Bởi thế nên Phật quở rằng: “Những lời ông hỏi đều không chơn chánh”.

Vậy nên, hành giả phải rời các vọng niệm phân biệt, mới hiểu được tánh Viên Giác.

--- o0o ---


Vi tính: Trúc Oanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2011(Xem: 19752)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
12/10/2011(Xem: 4011)
ó bốn cách nghiệp sẽ chín trong những kiếp tương lai: Nghiệp Chín Hoàn Toàn: là loại tái sanh mà tâm thức ta sẽ nhận lãnh khi nó tách rời thân thể ta trong giờ phút lâm chung. Hành Động Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những lời nói, ý nghĩ và hành động ta tạo ra trong bất cứ kiếp sống nào là do những thói quen trong quá khứ. Kinh Nghiệm Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những gì người khác hay các chúng sanh khác đối xử với ta, hay những gì xảy ra cho ta. Nghiệp Quả Qua Môi Trường (Y báo): thế giới xung quanh ta ra sao: ô nhiễm, tươi đẹp, bị động đất v.v..., đều do cộng nghiệp của tất cả chúng sanh sống trong môi trường đó.
28/09/2011(Xem: 3847)
Tứ Tất Đàn, tiếng Phạn là catvari siddhanta; catvari có nghĩa là tứ và siddhanta phiên âm là tất đàn, có khi còn được phiên âm là “ Tất Đàm”, và dịch là “Tác Thành Tựu”, có nghĩa là làm cho công việc thuyết pháp của Đức Phật được thành tựu. Chữ siddhanta, Hán dịch là "thành tựu", nghĩalà nhờ dựa vào bốn phương pháp này, mà Đức Phật thuyết pháp và thành tựu được sự nghiệp hoằng hóa, giáo hóa chúng sinh, đưa chúng sinh từ mê lầm đến giácngộ, từ sinh tử đến Niết Bàn, từ phàm lên Thánh, từ mê lầm đến sự hiểu biết cao thượng.
25/06/2011(Xem: 3947)
Người tại gia tu theo đạo Phật, thông thường được gọi là Cư Sĩ. Như thế nào là một vị Cư Sĩ ? có điều gì khác với người tại gia bình thường ? Phật giáo Trung Quốc, có rất nhiều người tín ngưỡng Phật giáo, nhưng cũng có nhiều người hiểu sai về giáo lý đức Phật, họ cho rằng: “ Các Tự Viện thờ cúng tượng Phật, Tăng Ni tụng kinh cho người chết, đánh chuông, gõ mõ, vv… chính là đại diện cho Phật giáo”. Vì thế, nhiều người đã nhận định Phật giáo là tiêu cực, là trốn tránh hiện thực. Kỳ thật, những điều này chỉ là nghi thức Phật giáo của người xuất gia và truyền thống Phật giáo đã bị biến chất theo phong tục tập quán. Tín đồ Phật giáo chia làm hai hạng người: Xuất Gia và Tại Gia. Bổn phận của người Xuất Gia là tu đạo, truyền đạo và duy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
12/06/2011(Xem: 2989)
Tám loại khổ (i) Sinh: * Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ. * Không những chỉ có sự đau đớn lúc chào đời mà thôi, ta còn trải qua những đau khổ của lão, bệnh và tử.
07/06/2011(Xem: 4142)
Vào ngày 2 tháng Tư, Lama Zopa Rinpoche đã ban bài giảng để khai mạc khóa tu kéo dài một tháng được tổ chức tại Bendigo, Úc châu trong Đại Bảo Tháp Bi mẫn Phổ quát. Lời khuyên dạy vô cùng phổ biến này được trích dẫn vì sự lợi lạc của tất cả những người không thể tham dự khóa tu:
30/05/2011(Xem: 9139)
Chương 183: Thời Kỳ Tiền Phật Giáo trên Thế Giới Pre-Buddhism Period in the World Chương 184:Lịch Sử Các Bộ Phái Phật Giáo Cổ History of Ancient Buddhist Sects Chương 185: Tông Phái Phật Giáo—Buddhist Schools Chương 186: Lục Sư Ngoại Đạo—The Six Heretical Masters Chương 187: Phật Giáo Thế Giới—Buddhism in the World Chương 188: Phật Giáo Việt Nam—Buddhism in Vietnam Chương 189: Những vị Cao Tăng Nổi Tiếng của Việt Nam Vietnamese Famous Buddhist Monks Chương 190: Những vị Cao Tăng Nổi Tiếng của Trung Hoa Chinese Famous Buddhist Monks
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567