Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương Phổ Giác & Chương Viên Giác

02/05/201314:05(Xem: 17117)
Chương Phổ Giác & Chương Viên Giác

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

BÀI THỨ 10 & 11

X. CHƯƠNG PHỔ GIÁC

1. Ngài Phổ Giác bồ tát hỏi Phật

2. Phật khen ngài Phổ Giác bồ tát

3. Phật dạy ngài Phổ Giác bồ tát

4. Phật nói bốn định

5. Phật trả lời câu hỏi thứ ba: “phải làm những hạnh gì?

6. Phật trả lời câu hỏi thứ tư: Phải trừ bỏ bịnh gì?

7. Phật trả lời câu hỏi thứ năm: Phải phát tâm như thế nào?

8.Phật nói bài kệ tóm lại các nghĩa trên

XI. CHƯƠNG VIÊN GIÁC 

1. Ngài Viên Giác hỏi Phật

2. Phật khen ngài Viên Giác

3. Phật dạy pháp an cư

4. Phật dạy 21 ngày đầu ở trong tịnh thất

5. Phật dạy an cư 3 tháng theo Bồ tát thừa

6. Khi thấy thắng cảnh, hành giả chớ nên chấp trước

7. Tu chỉ (xa ma tha)

8. Tu quán (Tam ma Bát Ðề)

9. Chỉ Quán song tu (thiền na)

10.Tóm tắt

11.Phật nói bài kệ tóm lại các nghĩa trên

X. CHƯƠNG PHỔ GIÁC

1.Ngài Phổ Giác bồ tát hỏi Phật

Khi ấy Ngài Phổ Giác bồ tát ở trong đại chúng đứng dậy, đi quanh bên hữu của Phật ba vòng, kính cẩn lạy Phật và quỳ thẳng chắp tay bạch rằng:

-BẠch đức đại bi Thế Tôn, Ngài đã vì chúng sanh nói các bệnh (bốn tướng) của người tu thiền, khiến cho Ðại chúng gội sạch các mê lầm nơi tâm và được an ổn. Ðây là một việc lợi ích lớn chưa từng có.

-Bạch Thế Tôn, chúng sanh đời sau các Phật lần xa, các vị Thánh hiền lại ẩn, tà sư ngoại đạo rất thạnh hành; vậy trên đường tu hành:

1. Phải cầu bực nào để dạy bảo?

2. Phải y phương pháp nào tu hành?

3. Phải làm theo hạnh nào?

4. Phải trừ những bịnh gì?

5. Phải phát tâm như thế nào?

Xin Phật từ bi chỉ dạy, khiến cho những chúng sanh còn mê muội, khỏi bị đọa tà kiến.

NGài Phổ Giác bồ tát thưa thỉnh như vậy ba lần, cúi đầu kính lạy, rồi trở về chỗ cũ.

LƯỢC GIẢI

Chữ “Phổ Giác” là giác ngộ cùng khắp. Trên đường tu hành, hành giả phải gặp nhiều chướng ngại. Những chướng ngại ấy đều do chấp bốn tướng mà sanh ra. Bởi thế nên chương thứ 9, Ngài Tịnh Chư NGhiệp Chướng bồ tát đứng thưa hỏi, để Phật chỉ bày bốn tướng cho hành giả biết rõ đặng trừ. Khi bốn tướng trừ hết rồi thời các nghiệp chướng được thanh tịnh.

Song tren đường tu hành, hành gaỉ còn bị mây Vô minh rất vi tế, tức là bốn bịnh sau này che mặt trăng Viên giác của hành giả, làm cho trăng Viên Giác chiếu soi không được phổ biến.

Vì thế nên đến chương thứ 10 này, NGài Phổ Giác bồ tát đứng lên thưa hỏi, cầu Phật chỉ dạy thêm, để cho hành giả hiểu biết, đặng dẹp trừ hết mây vô minh, thời trăng Viên giác kia mới được chiếu soi phổ biến.

***

Tóm lại, đoạn này có 3 phần:

1.Trước NGài PHổ Giác tán thán Phật đã chỉ rõ những chứng bịnh của Thiền giả là bốn tướng vừa nói trên, để chúng sanh biết bịnh đặng trừ, sẽ được an ổn.

2.Ngài Phổ Giác bồ tát thương xót chúng sanh đời sau cách Phật xa pháp, các vị Hiền Thánh thì ở ẩn, ngoại đạo tà sư lại thạnh hành làm cho người tu hành dễ lạc vào tà kiến

3.Ngài Phổ Giác bồ tát, cầu Phật chỉ dạy 5 điều như sau:

a.Y theo phương pháp nào để tu

b.Phải làm những hạnh gì?

c.Phải trừ những bịnh gì?

d.Làm sao để phát tâm?

***

2. Phật khen ngài Phổ Giác bồ tát

Khi ấy đức Thế Tôn khen Ngài Phổ Giác bồ tát và dạy rằng

-Này Thiện nam, hay lắm và quý lắm! Ông vì chúng sanh đời sau thưa hỏi Như Lai đường lối tu hành như t hế. Ðó là ông bố thí cho chúng sanh đời sau con mắt đạo không sợ (đạo nhãn vô úy), khiến cho chúng sanh đặng thành Thánh Ðạo. Vậy các công nên chăm chú nghe, ta sẽ vì các ông chỉ giáo.

Khi ấy Ngài Phổ Giác bồ tát và đại chúng đều hoan hỷ và lẳng lặng vâng nghe lời Phật chỉ giáo.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này Phật khen Ngài Phổ Giác vì chúng sanh, cầu Phật chỉ dạy đường lối tu hành để cho c húng sanh đi thẳng đường đến nơi thánh quả, không còn lo sợ đọa vào tà kiến.

“Mắt đạo không sơ” .- Ðối với đạo hiểu biết được rõ ràng như con mắt thấy đường đi nên gọi là “con mắt đạo” (đạo nhãn). Trên đường tu hành không còn lo sợ đọa vào tà kiến, nên nói “không sợ” (vô úy)

***

3. Phật dạy ngài Phổ Giác bồ tát

-Này Thiện nam! Chúng sanh đời sau muốn phát tâm tu đại thừa thì phải cầu Thiện tri thức, tức là nhữn gngười hiểu biết chơn chánh (chánh tri kiến). Những vị ấy tâm chẳng trụ ở nơi tướng phàm phu và cũng không dính mắc nơi cảnh của Thinh văn, Duyên giác; tuy hiện ở nơi cảnh trần lao mà tâm vẫn thường thanh tịnh. Có khi các vị ấy thị hiện đồng ăn đồng ở với người tội lỗi (đồng sự nhiếp), mà thường khen ngợi các hạnh thanh tịnh (phạm hạnh), không để cho chúng sanh làm việc tội lỗi.

Hành giả phải cầu những người như vậy, dạy bảo tu hành, để thành tựu quả Phật.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này Phật trả lời câu hỏi thứ nhứt của Ngài PHổ Giác bồ tát hỏi: “Phải cầu những bực nào dạy bảo?”. - Ðại ý Phật trả lời: Người tu hành muốn được thành quả Phật, phải đủ hai điều kiện:

1.Bên trong, hành giả phải phát tâm Ðại thừa làm chánh nhơn

2.Bên ngoài, phải nhờ các thiện hữu tri thức, huớng dẫn đường lối tu hành làm chánh duyên. Nếu có nội nhơn mà theiéu ngoại duyên, hay có ngoại duyên mà thiếu nội nhơn đều không thành tựu.

Song, cầu thiện hữu tri thức, phải là người “chánh tri kiến”. – Làm sao biết người “chánh tri kiến?” . – Hành giả phải dùng hai phương diện thuận cảnh và nghịch cảnh sau đây quan sát, sẽ phân biệt được thế nào là “chánh tri kiến”

1.Thuận cảnh. – Vì thiện tri thức này, tâm không trụ nơi phước báo của phàm phu ở cõi người hay cõi trời, vào cũngkhông trụ nơi phước báo của phàm phu ở cõi người hay cõi Trời, vào cũng không trụ nơi cảnh thanh nhàn yểm thế tu ích kỷ tiêu cực của Tiểu thừa là Thanh văn và Duyên giác.

2.Nghịch cảnh. – Vì thiện hữu Trí thức này, hiện thân ở trong cảnh nhiễm ô (trần lao) để hóa độ chúng sanh, mà tâm chẳng ô nhiễm, thật hành theo “đồng sự nhiếp” của bồ tát để hóa độ người.

Có khi vị này phải thị hiện làm việc lầm lỗi như người nhưng không bao giờ dùng lý luận miễn cưỡng để bào chữa lỗi mình, trái lại luôn luôn khen ngợi hạnh thanh tịnh và tự chỉ trích lỗi lầm của mình.

Ngài Như Sơn giải nghĩa chữ “Thiện tri thức” như vậy: Thiện là hay, khéo. Tri là biết bịnh. Thức là biết thuốc. Nghĩa là vị này có tài biết chơn vọng, tà chánh, biết tâm bịnh của chúng sanh, biết pháp dược của Phật để đối trị.

***

-Này THiện nam! Chúng sanh đời sau nếu gặp vị Thiện hữ tri thức như thế, phải hết lòng cung dường, không tiếc thân mạng. Vị thiện tri thức này khi giữ bốn oai nghi thanh tịnh, hành giả cung kính đã đành, mà khi thị hiện lẫn lộn với chúng sanh làm các tội lỗi để giáo hóa chúng sanh (đồng sự nhiếp), hành giả cũng chớ nên sanh tâm khinh dễ.

-Này thiện nam! Ðối với thiện hữu tri thức này, mà hành giả không khởi một niệm khinh thường, thì hoa lòng (Tâm hoa) sẽ được rộng mở, chiếu sáng khắp cả mười phương thế giới và thành tựu qủa Phật.

LƯỢC GIẢI

Ðại ý đoạn này Phật dạy: “y pháp bất y nhơn”. Trong luận Trí Ðộ nói: “nếu vị thiện tri thức kia, có thể giải thích các nghĩa lý sâu xa của Phật, dẫn dắt hành giả tu theo chánh Ðạo, được lợi ích, thì hànhg iả phải hết lòng cung kính, như tôn kính Phật, chẳng nên nghĩ những việc lỗi lầm của thiện hữu tri thức. Thí như cái đãy xấu đựng ngọc, chớ nên vì đãy xấu mà bỏ vật báu. NGười có ghẻ lát cầm đuốc đưa hành giả qua con đường nguy hiểm trong lúc ban đêm, chớ nên chê người lát mà không dùng đuốc sáng. NGười cầu dạo cũng thế: khi tìm được thiện hữu tri thức có thể dẫn dắt hành giả đi trên đưòng tu hành, thì hành giả phải trước sau một lòng tôn kính. Khi thiện tri thức giữ giới thanht ịnh, hành giả cung kính đã đành, mà khi NGài vì chúng sanh thực hành theo hạnh “đồng sự nhiếp” của bồ tát, người cầu đạo không nên thấy thế mà sanh tâm chấp nhứt và khinh thường. Ðược như thế, mới chứng được Phật đạo.

***

4. Phật nói bốn định

-Này thiện nam! Vị thiện tri thức kia,d dã chứng được diệu pháp và rời cả bốn bịnh sau đây:

a. Bịnh tác (làm các việc lành)

Như có người chấp như thế này: Bản tâm của tôi, vì muốn cầu Viên giác, nên làm tất cả các hạnh”. Song tánh Viên giác kia, không phải do làm mà được. Bởi hành giả lấy cái “làm” để cầu Viên giác, nên gọi là “bịnh tác” (bịnh làm).

LƯỢC GIẢI

CHữ “Tác”, nghĩa là làm. Tánh Viên Giác đâu có phải do “làm” mà được. Cũng như mặt trăng kia đâu phải do vẹt mây mới có. Bởi thế nên hành giả chấp: “phải là các hạnh lành để cầu nhập Viên giác”, thì không có thể được. Vì tánh Viên giác là thanht ịnh, vô vi và vô lậu mà hành giả lại dùng pháp hữu vi để cầu cảnh giới vô vi thanh tịnh, thì không thể được, nên gọi là “bịnh làm”.

Ðọc đến đoạn này, độc giả không sao khỏi thắc mắc: tại sao bài trước Phật lại nói: “... Tánh Viên giác không phải do làm các h ạnh lành mà được, nếu chấp do làm mà được, thì thành ra bệnh “Tác” v.v.. >ời nói của Phật trưóc sao in tuồng mâu thuẫn. Nếu không suy nghĩa kỹ thì độc giả sẽ không hiểu.

Chúng tôi thường ví dụ: muốn cho lớp học được yên tịnh, thời phải làm sao trong lớp đừng có tiếng động, nếu có tiếng động thi lớp học chẳng được yên tịnh. CŨng như muốn đặng t1nh Viên giác vô vi thanh tịnh, thì không thể dùng pháp hữu vi vọng động mà cầu. Nếu dùng hữu vi vọng động mà cầu thì không bao giờ đặng Viên giác vô vi thanh tịnh.

Mặc dù như thế, song người muốn nhập Viên giác quyết định phải trải qua hai giai đoạn:

1.Gia đoạn đầu tiên, người muốn nhập Viên giác thanh tịnh, phải có học tu, bỏ các việc dữ, làm các việc lành v.v... Cũng như các ông thầy giáo, thấy học trò làm ồn, muốn cho lớp học được yên tịnh, giai đoạn đầu tiên, phải dùn gtiếng ồn để trị ồn. NGhĩa là ông thầy giáo phải gõ thước trước trên bảng cho lớn, thì các học trò mới hết làm ồn. Cũng như người đời nói: dùng độc trị độc, trong Ðạo nói : lấy vọng để trừ vọng.

Ðến khi học trò đã iml ặng rồi, mà thầy giáo vẫn gõ hoài trên bảng để mong cho lớp học được yên tịnh, thì không thể được. Vì tiếng gõ là tiếng động, rất trái với tịnh, làm sao lấy cái “động”, để cầu cái “tịnh” cho được. Cũng như người dùng cái tạo tác hữu vi, để cầu Viên giác vô vi thanh tịnh, không thể được.

2.Vì thế nên bước qua giai đoạn thứ hai: Thầy giáo phải thôi gõ bảng thì lớp học mới hoàn toàn yên tịnh. Cũng như hành giả, phải trừ cái bịnh “làm”, mới đặng Viên giác thanh tịnh.

NGười muốn đến bờ giải thoát, trước hết phải dùng cái bè tu học để qua sông mê. Song khi đã đến bờ rồi, mà cứ ôm cái bè mãi thì làm sao lên bờ được.

Tóm lại, hành giả muốn nhập Viên giác thanh tịnh, phải trải qua hai giai đoạn:

1.Giai đoạn đầu tiên, hành giả dùng cái bè tu học, bỏ dữ làm lành để qua sông mê. Hay nói một cách khác là dùng tiếng gõ bảnh của thầy giáo, để trừ tiếng ồn của học trò.

2.Ðến giai đoạn tối hậu, hành giả phải bỏ cái bè hữu vị tu học, mới mong lên bờ giải thoát vô vi kia được. Hay đổi lại cách nói: ông thầy giáo phải thôi gõ bảng thì trong lớp mới đặng yên tịnh.

Cũng ý này, trong kinh “tứ thập nhị chương” Phật dạy: “... tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng...” NGhĩa là: tu đến chỗ vô tu mới thật tu, chứng đến chỗ vô chứng mới thật là chứng v..v...

Bởi thế nên cổ nhơn có dạy rằng: “hữu vi tuy ngụy, xả chi tắt Phật đạo nan thành”: CÁc việc tu hành về hữu vi tuy rằng hư nguy chẳn gnhằm chi, nhưng nếu hành giả bỏ đi, thì Ðạo Phật vô vi khó thành. Hay là câu: “thật tế l1y địa bắt thọ nhứt trần, vạn sự môn trung bất xả nhứt pháp”: Ðành rằng chỗ lý tánh chơn thật (viên giác) không thọ một mảy trần, nhưng về sự tướng tu hành thì muôn điều không bỏ một việc lành nào.

b. Bịnh nhậm (mặc kệ, không tu hành)

-Này thiện nam! như có ngưòi chấp như thế này: “Tôi nay không cần đoạn sanh tử và cũng không cầu niết bàn. Người muốn cầu Viên giác, chớ nên móng niệm diệt sanht ử hay cầu niết bàn, mặc tình cho sanh tử hay niết bàn, tùy pháp tánh mà sanh hay diệt”.

Hành giả chấp như thế, là bị bịnh nhậm (mặc kệ); vì tánh Viên giác kia, đâu có phải để mặc kệ (nhậm) như vậy mà nhập được.

LƯỢC GIẢI

Chữ nhậm là mạc kệ. Bịnh này do hành giả chấp: “Tánh viên giác không phải do tu hành, làm các hạnh lành v.v.. mà nhập được”. Nên hành giả để mặc cho nghiệp lực xoay chuyển, chẳng sợ tôị lỗi, khôn gham phước lành, sanh tử không chê, niết bàn cũng chẳng quý; vì thế nên không nhập được Viên giác.

c. Bịnh chỉ (dứt các vọng niệm)

-Này thiện nam! Như có người chấp như thế này: “Tôi nay muốn cầu Viên giác, nên phải dứt hết các vọng niệm, đặng tất cả pháp bình đẳng vắng lặng”.

Chấp như thế, là bị bịnh “chỉ”; vì tánh Viên giác kia, đâu có phải do “dừng chỉ” các vọng mà nhập được.

LƯỢC GIẢI

Chữ “chỉ” là dứt các vọng niệm. Bởi hành giả thấy bịnh “tác” làm cho tâm khởi động bịnh “Nhậm” (mặc kệ) làm tâm phóng túng cả hai đều không nhập Viên giác được, nên hành giả xoay trở về nơi “chỉ” (dừng đứng)

Vì vọng niệm mà thấy các pháp sai khác, không được bình đẳng, cho nên hành giả tu “chỉ” để dứt vọng niệm. Ðâu biết rằng: tánh viên giác không có “niệm”, nếu khởi niệm thì trái, Viên giác không có “Chỉ”, nếu hành giả lại “chỉ”, thì làm sao nhập được viên giác.

d. Bịnh diệt (diệt các phiền não)

-Này Thiện nam! Như có người chấp như thế này: “Tôi nay muốn cầu Viên giác, nên vĩnh viễn đoạn các phiền não, nào thân tâm nào cảnh vật, tất cả đều hư vọng không thật có, rốt ráo vắng lặng”. Dùng cái “diệt” (vắng lặng) mà cầu Viên giác như thế là mắc bịnh diệt; vì tánh Viên giác đâu có phải chỉ vắng lặng.

LƯỢC GIẢI

Chữ “diệt” là dứt các phiền não, tâm và cảnh đều vắn glặng. Song tánh Viên giác vừa tịch (vắng lặng) lại vừa chiếu (linh tri). Tịch và Chiếu không hai. Hành giả chỉ chấp một bên “tịch” thì không hợp với tánh Viên giác.

***

-Tóm lại, người cầu đạo phải rời bốn bịnh trên, mới được nhập Viên giác thanh tịnh. Người quán sát để trừ bốn bịnh như thế, là Chánh quán; nếu trái lại, là tà quán.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này tóm lại bốn bịnh trên. Chữ “Tác” là làm; “nhậm” là không làm, để mặc kệ; “chỉ” là dùng chỉ các vọng niệm đương sanh và sẽ sanh; “diệt” là dứt các phiền não đã sanh. Bởi tánh Viên giác bất sanh bất diệt, bất cầu bất tịnh, bất tăng bất giảm, vô vi vô lậu, mà hànhg giả dùng Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt v.v.. để cầu, thì không hiệp với tánh Viên giác.

Ngài Như Sơn nói: Ðem bốn bịnh “Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt” mà chiêm nghiệm lại tâm tư của mình, nếu còn một món nào thì cũng đều là bịnh cả; phải trừ hết bốn bịnh này, mới được nhập viên giác thanh tịnh

***

5. Phật trả lời câu hỏi thứ ba: “phải làm những hạnh gì?”

-Này thiện nam! CHúng sanh đời sau muốn tu hành, suốt đời phải kính trọng cúng dường Thiện hữu tri thức. Khi thiện hữu tri thức ở gần gũi, hành giả chớ nên khinh lờn. Khi thiện hữu tri thức đi xa, hànhg iả chớ nên hờn giận.

Khi thiện hữu tri thức hiện ra cảnh thuận hay nghịch, tâm hành giả pah3i như hư không, chớ nên thay đổi. Hành giả phải rõ biết: thân tâm minh cùng thầy bạn và các chúng sanh, đồngmột bản thể bình đẳng rốt ráo không khác. Hành giả phải tu hành như thế, mới nhập được viên giác.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này Phật trả lời câu hỏi thứ ba: “phải làm những hạnh gì?”

Hạnh bồ tát rất nhiều, nhưng việc thờ Thầy là điều rất cần thiết. Vì đời mạt pháp nhược ma cường, nếu khôngc ó Minh sư chỉ dẫn, thì hành giả không sao khỏi bị lạc vào đường tà. Bởi thế nên hành giả phải suốt đời cung kính phục sự Thầy. Dù cho thiện tri thức làm những điều thuận ý hay nghịch lòng, hành giả cũng phải giữ một niềm tôn kính, tâm như hư không chớ nên thay đổi.

Hànhg iả phải quán sát: Thầy bạn cùng chúng sanh và mình đều đồng một thể viên giác, không riêng khác. Do đó hành giả mới bỏ được tánh kiêu mạn của mình để thờ Thầy, quên bản ngã để độ sanh. Phải tu hạnh như thế, mới nhập được Viên giác.

***

6. Phật trả lời câu hỏi thứ tư: “Phải trừ bỏ bịnh gì?”

-Này thiện nam! CHúng sanhd dời sau, không đuợc thành Ðạo, đều do tất cả hạt gióng thương ghét, nhơn ngã, từ vô thỉ đến giờ. Vì thế nên chẳng được giải thoát.

Nếu người xem những kẻ oan gia cũn gnhư cha mẹ không khác, đối với các pháp tâm cũng không thương ghét, phân b iệt tự tha, thì người ấy sẽ trừ được các bịnh.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn trước Ngài Phổ Giác bồ tát hỏi PHật: “phải trừ những bịnh gì?” - Ðoạn này Phật trả lời: “phải trừ thương ghét”

Ðành rằng trong bài số 9, Phật đã dạy trừ thương ghét, nhưng chỉ nói về phần thô (hiện hành). Ðến đoạn này Phật dạy trừ về phần vi tế của thương ghét tức là chủng tử. Nếu còn một chút ít thương ghét ngấm ngầm bên torng làm chướng ngại, thì hành gaỉ không thể nhập được Viên giác thanh tịnh.

Bao giờ hành gaỉ đối với kẻ oan gia, xem cũng như cha mẹ, bình đẳng không khác, xem sanht ử và Niết bàn chẳng hai, thì hành giả mới đoạn được chủng tử của thương ghét và mới có thể nhập viên giác thanh tịnh.

***

7. Phật trả lời câu hỏi thứ năm: “phải phát tâm thế nào?”

-Này thiện nam! chúng sanh đời sau muốn cầu Viên giác thì phải phát tâm như thế này: “tôi nguyện độ tất cả chúng sanh khắp cả hư không, đếu được rốt ráo vào Viên giác; người được viên giác không chấp ở nơi viên giác; trừ hết các tướng Nhơn và Ngã v.v..” - Phải phát tâm như vậy mới khỏi đọa vào tà kiến.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này Phật trả lời câu hỏi thứ 5 mà ngài PHổ Giác bồ tát đã hỏi Phật: “Phải phát tâm thế nào?”

Phật trả lời phải phát tâm như vầy, mới khỏi đoạ vào tà kiến:

1.Phát tâm quảng đại: nguyện độ tất cả chúng sanh (noãn, thai, thấp, hóa) trong mười phương.

2.Phát tâm rốt ráo: độ chúng sanh nhập viên giác cứu kính.

3.Phát tâm chơn thường: ở trong viên gaíc mà không khởi vọng chấp nơi viên giác.

4.Phát tâm không điên đảo: Không khởi vọng tưởng điên đảo chấp các tướng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng và tướng độ sanh.

Hai món phát tâm trước là đại bi, hai món phát tâm sau là đại trí. Bi và Trí được iên dung là do phát bốn món tâm trên được tròn. CÂu hỏi của ngài PHổ giác giống như trong kinh Kim Cang, câu hỏi của Ngài Tu Bồ Ðề: “Vân hà ưng trụ?” (Phải trụ tâm như thế nào?_

Ðoạn này nói chữ “phát tâm”, nghĩa là tâm phát nguyện. Như nguời đời nói “lập chí”. Nhờ phát nguyện hay lập chí mà người đời tu hành vượt qua bao nhiêu trở lực khó khăn và thúc đẩy sự tu hành mau được thành công. NẾu “nguyện” rất thiết, thì hạnh mới chuyên cần. Do đó mà mau đuợc kết quả. Các đức Phật cũng nhờ phát nguyện rồi y theo nguyện đó tu hành mà được thành đạo chứng quả.

Hành giả nếu không có “nguyện lực” của mình làm động cơ thúc đẩy trên trường tu hành, thì quả Phật khó mà đạt được.

***

8. Phật nói bài kệ, tóm lại các nghĩa trên

KHi ấy đức Thế Tôn muốn tóm lại các nghĩa trên, nên nói bài kệ rằng:

LƯỢC GIẢI

Ðại ý bài kệ này nói tóm tắt lại các nghĩa trên: Các chúng sanh đời sau muốn cầu thiện tri thức, phải tìm người chánh kiến. Làm sao biết chánh kiến? – Là đã trừ bốn bịnh và xa lia tư tưởng Nhị thừa

Cách đối xử với thiện tri thức: khi thân cận chớ nên khinh lờn, khi xa cách chớ nên sầu hận. Khi thấy thiện tri thức hiện ra, cảnh thuận hay nghịch, hành giả chớ nên vì thấy thế mà đổi tâm tâm, phải lấy làm hy hữu và kính như Phật ra đời. Hành giả phải giữ giới hạnh thanh tịnh, không phạm các tội lỗi và độ các chúng sanh, rốt ráo vào viên giác.

Hành giả phải y trí huệ chơn chánh, trừ các tướng Ngã, Nhơn mới khỏi đọa tà kiến và được nhập viên giác hay chứng quả niết bàn.

BÀI THỨ MƯỜI MỘT

XI. CHƯƠNG VIÊN GIÁC

1. Ngài Viên Giác bồ tát hỏi Phật

Khi ấy Ngài Viên Giác bồ tát ở trong Ðại chúng đứng dậy, đi quanh bên hữu của Phật 3 vòng rồi lạy Phật và chắp tay quỳ thẳng bạch rằng:

-Bạch Ðức đại bi Thế Tôn! NGài đã vì chúng con rộng nói các phương tiện để nhập Viên giác thanh tịnh, khiến cho chúng sanh đời sau đặng lợi ích lớn

Bạch Thế Tôn! Chúng con ngày nay đã được khai ngộ rồi. Nếu sau khi Phật nhập diệt, chúng sanh đời sau chưa được khai ngộ, thì làm sao an cư để tu tập cảnh giới Viên giác thanh tịnh này? VÀ ba pháp quan1 thanh tịnh trong Viên giác đây, phải tu pháp nào trước?

Cúi xin đức Ðại bi vì đại chúng và chúng sanh đời sau, bố thí cho chúng con được lợi ích lớn.

Ngài Viên Giác bồ tát thưa thỉnh như vậy 3 lần, kính lạy dưới chân Phật rồi trở lui.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này NGài Viên Giác Bồ tát hỏi Phật có hai câu:

1.Làm sao an cư tu Viên giác thanh tịnh?

2.Ba môn quán thanh tịnh nên tu pháp nào trước?

Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên Giác là Giác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minh và chứng nhập Viên giác. Nhưng đứng về phương diện tu hành, không phải tu nhứt thời mà chứng được Viên giác; phải lần lượt như người lau guơng lau nhiều bụi mới sạch. Bụi càng sạch thì gương càng sáng; sáng, sạch đến chỗ hoàn toàn là dụ cho Viên giác.

Xin nhắc lại, trước về chương “tịnh chư Nghiệp chướng” là dạy hành giả chưa được phổ biến. Ðến chương “Phổ Giác”, bồ tát cầu Phật chỉ dạy phương pháp tu hành để cho Giác tánh được phổ biến, nhưng chưa Viên. Ðến chương “Viên Giác” là nói Giác tánh Viên mãn. Chương này bồ tát hỏi Phật về việc an cư và tu 3 pháp quán, toàn chú trọng về sự tướng tu trì. Cho biết: Sự chưa tròn là Lý chưa Viên. Lý Viên là nhờ sự tròn. Thí như người tu đức từ bi, nếu chưa phổ cập đến loài vi tế côn trùng (hộ mạng côn trùng) thì lòng từ bi chưa tròn.

***

2. Phật khen ngài Viên Giác Bồ tát

Khi ấy đức Thế Tôn khen ngài Viên Giác bồ tát và bảo rằng:

-Này Thiện nam, hay lắm và quý lắm! Ông thưa hỏi Như Lai nhữn gphương tiện tu hành, thế là ông bố thí cho chúng sanh lợi ích rất lớn. VẬy các ông nên lóng nghe, ta sẽ vì các ông mà chỉ giáo.

KHi ấy Ngài Viên Giác bồ tát và đại chúng đều yên lặng và hoan hỷ nghe lời Phật chỉ giáo.

3. Phật dạy pháp an cư

-Này Thiện nam! Khi Phật còn tại thế hoặc nhập diệt rồi, hay đời mạt pháp(1)nếu chúng sanh nào có đủ căn tính Ðại thừa, tin cái tâm Viên giác của Phật, phát tâm tu hành; như ở Già Lam (chùa) thì phải lo xếp đặt chúng TĂng, hoặc có những duyên sự khác không thể chuyên tu tập được, thì tùy phận của Hành giả, tư duy và quán các pháp môn mà ta đã dạy trước.

Nếu không có nhơn duyên khác, thì hành giả phải lập đạo tràng và định thời kỳ tu tập. Nếu thời gian đài thì 120 ngày, vừa thì 100 ngày, ngắn thì 80 ngày.

CÁch bài trí trong tịnh thất, phải treo tràng phan và đủ cả hương hoa. Như Phật còn tại thế thì nên chánh suy nghĩ. Nếu Phật nhập diệt rồi thì an trí hình tượng Phật, mắt nhìn tâm tưởng nhớ, kính đồng như Phật còn tại thế

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này Phật dạy hai cách:

1.Người phát tâm tu hành, nếu vì bận rộn việc chùa hoặc các duyên sự khác, không thể nhập đạo tràng chuyên tu được, thì hành giả nên quán sát các pháp môn của Phật dạy, như trong chương Phổ Nhãn v.v..

2.Nếu không có duyên sự gì bận rộn, thì hành giả nên lập đạo tràng và phân kỳ mà tu tập. Trường kỳ là 120 ngày, trung kỳ là 100 ngày, đoản kỳ là 80 ngày.

Nếu Phật còn tâi thế, thì hànhg iả chỉ chánh tâm nhớ nghĩ đức Phật, khỏi cần có hình tượng. Nếu Phật nhập diệt rồi, thì nên thờ tượng Phật để mắt nhìn, tâm tưởng, kính như Phật còn tại thế.

______

(1)Chữ “Mạt pháp” – Giáo pháp của Phật có chia làm 3 thời kỳ:

1. Chánh pháp, 1000 năm

2. Tượng pháp (mường tượng như chánh pháp) 1000 năm

3. Mạt pháp (rốt ngọn) 10000 năm. Hiện nay (1992) Phật lịch 2536, thế là đã sang mạt pháp 536 năm.

***

4. Phật dạy 21 ngày đầu, ở trong tịnh thất

-Trải qua 21 ngày đầu, hành giả kính lạy danh hiệu của các đức Phật trong 10 phương và chí thành sám hối. Nếu gặp cảnh giới tốt, thì hành giả tâm đuợc nhẹ nhàng thư thới (khinh an). Qua 21 ngày rồi, hành giả phải chuyên nhiếp vọng niệm.

LƯỢC GIẢI

NGười mới tu, giới đức chưa đủ, thân tâm chưa được thanh tịnh, nên không có năn glực tu định huệ. Vì thế nên lúc ban đầu phải lập đạo tràng. Hành giả trải qua 21 ngày đầu lễ Phật và sám hối. Cũng như cái chén cần rửa cho sạch mới có thể đựng Ðề hồ được. Hành giả phải nhứt tâm thật hành như vậy, thì thân mới được thanh tịnh. Trong 21 ngày, hoặc căn lành phát hiện, hay có cảm ứng: hành giả thấy được điềm lành, thời thân tâm sẽ được khoan khoái.

“Cảnh giới tốt”: Như ở trong chiêm bao thấy Phật, hoặc khi làm lễ sám hối thấy hào quang v.v...

***

5. Phật dạy an cư 3 tháng theo bồ tát thừa

-Này Thiện nam! Nếu gặp đầu mùa Hạ 3 tháng an cư, thì hành giả phải an trụ nơi hạnh thanh tịnh của Bồ tát, tâm lìa tư tưởng của Thinh văn, không nhờ đồ chúng.

Ðến ngày an cư, hành giả phải đối trước Phật phát nguyện như vầy: “Con là Tỳ kheo (tên gì) hoặc Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc hay Ưu bà di, nguyện tu theo hạnh tịnh diệt của Bồ tát thừa, trụ trì nơi thật tướng, lấy đại viên giác làm già lam (chùa). Thân tâm con an cư nơi “Bình đẳng tánh trí” hay “tự tánh Niết bàn”, không có hệ thuộc xứ sở.

Con năy chẳng y theo Thinh văn, con kính thỉnh mười phương chư Phật và các vị Bồ tát cùng với con đồng làm pháp an cư 3 tháng. Con vì một nhơn duyên lớn là tu bồ tát hạnh, cầu chứng quả Vô thượng Diệu giác, nên không hệ phược đồ chúng.

Tu như thế mãn 3 thời kỳ rồi, tùy ý hành giả ra vào vô ngại. Ðây gọi là bồ tát thị hiện an cư.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này chia làm 3 phần:

1.Phật dạy hành giả lập thời kỳ tu tập như vậy chưa đủ mà phải an cư 3 tháng, bắt đầu từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch. Người phát tâm bồ đề tu theo viên giác, thì phải an cư theo bồ tát hạnh. Nghĩa là không cần phải tập chúng an cư theo luật tiểu thừa, mà tâm của hành giả phải luôn luôn an trụ nơi hạnh thanh tịnh của Bồ tát. Bởi thế nên trên nguyên văn kinh nói: “Tam rời tư tưởng của Thinh văn, không nhờ đồ chúng”.

2.Ðên1 ngày an cư, hành giả phải đối trước Phật bạch như vầy:

“Con tên. thọ giới tỳ kheo hay Tỳ kheo Ni, Ưu bà Tắc (thiện nam) hay Ưu Bà Di (Tín nữ); nay y theo pháp đại thừa, tu theo hạnh tịch diệt của bồ tát, lấy viên giác làm chùa, thân tâm con thường an trụ nơi “tựtánh Niết bàn” hay “bình đẳng tánh trí”.

3.Hành giả đối trước Phật phát nguyện rằng:

“Con nay vì muốn tu hạnh Viên giác, nên không theo luật an cư của thinh văn (tiểu thừa) không tập chúng tăng an cư, mà con chỉ cầu thỉnh 10 phương chư Phật và Bồ tát cùng với con làm pháp an cư trong 3 tháng. Hành giả an cư như thế 3 tháng, sau khi mãn thời kỳ rồi, tùy ý đi tới lui không ngại.

Chữ “Tịch diệt”: Diệt các phiền não, tâm được tịch tịnh, tức là nói: ý theo tâm chơn như không sanh diệt mà tu.

Chữ “thật tướng” Tướng chơn thật, tướng này không sanh không diệt, không cấu không tịnh, không tăng không giảm, không bị thời gian thay đổi, kkhông gian chuyển dời, tức là chỉ cho “chơn như thật tướng”, cũng là cái biệt danh “viên giác”

“Viên giác làm chùa” - Tiểu thừa an cư thì lấy sự tướng là cảnh chùa (già lam) của mình ở, làm nơi tu hành, bồ tát an cư thì lấy lý tánh là Viên giác làm chuà của mình ở tu, nên nói: “lấy Viên giác làm chùa”.

“Bình đẳng tánh trí”. – Hành giả đã an cư nơi thật tướng, tức là tánh Viên giác, nên 6 căn ở thân không tạo nghiệp, 6 thức không dong ruỗi theo 6 trần.

Lúc bấy giờ 5 thức trước, chuyện lại làm “thành sở tác trí”; thức thứ 6 chuyển thành “Diệu quan sát trí”.

Khi hành giả chưa an trụ nơi Viên giác thì thức thứ 7 này chấp ngã, nhơn, bỉ thử. Ðến khi hành giả an trụ nơi Viên giác, thì thức thứ 7 chuyển thành “Bình đẳng tánh trí”. Lúc bấy giờ thức thứ 8 không còn bị thức thứ 7 chấp làm “ngã” nữa, nên thức thứ 8 chuyển thành “Ðại viên cảnh trí”.

Chữ “niết bàn tự tánh”: cũng gọi là “tánh tịnh Niết bàn”, tức là biệt danh của Chơn như hay Viên giác.

Chữ “không hệ thuộc xứ sở”: tiểu thừa an cư phải có cảnh chùa để làm đạo tràng xứ sở. Ðến như bồ tát thì lấy “Niết bàn tự tánh” làm đạo tràng, nên nói: “không hệ thuộc xứ sở”.

Chữ “vô thượng Diệu giác”: quả vị Phật sáng suốt (giác) mầu nhiệm (diệu) không có quả vị nào trên (vô thượng)

***

6. Khi thấy thắng cảnh, hành giả chớ nên chấp trước

-Này thiện nam! Như chúng sanh đời mạt pháp muốn tu hành để cầu đạo bồ tát trong khi vào tu 3 thời kỳ này, nếu thấy có các thắng cảnh hiện ra, mà không đúng như hành giả đã nghe thấy, thì quyết không nên chấp thủ.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này Phật dạy hànhg iả khi tu, nếu thấy hiện ra cảnh giới thù thắng, không nên luyến trước.

Hànhg iả khi dụng côn tu hành, cố nhiên sẽ có cảnh giới thù thắng lạ thường hiện ra. Song, nếu sanh tâm chấp trước, không phân biệt chánh tà, thì hành gaỉ dễ mắc lưới ma. Cho nên hànhg aỉ phải thấy các cảnh giới ấy đúng như sự nghe học của mình, nghĩa là lời Phật dạy, hoặc thiện tri thức bảo hay trogn kinh sách dạy như thế nào, thì khi các cảnh ấy hiện ra phải đúng như thế ấy, mới gọi là chơn chính. Trái lại là ngũ ấm ma hiện (nên xem đoạn NGũ Ấm Ma, trong kinh Lăng Nghiêm)

Phàm người tu hành, không ai chẳng nhơn nghe hiểu rồi sanh lòng tin, nhơn có tin mới tu, nhơn tu mới có chứng, chứng là kết quả của nghe, tin và tu. Thế nên tin, hiểu, tu và chứng trước sau phải hiệp nhau. Nếu chõ chứng (cảnh giới hiện ra) không hiệp với sự nghe thì bất luận hiện ra cảnh giới thiện hay ác, cũng đều là Ma cả.

***

7.Tu chỉ (Xa Ma tha)

-Này thiện nam! Như có các chúng sanh tu pháp “chỉ” (Xa ma tha) trước giữ chỗ chí tịnh (rất yên lặng) không khởi vọng niệm nhớ nghĩ; do yên lặng tột bực nên trí giác hiện ra. Như vậy từ khi mới bắt đầu tịnh và ở một thân, cho đến khi khắp cả một thế giới đều tịnh. Cũng thế, “trí giác” bắt đầu hiện ra ở một thân cho đến khắp cả một thế giới đều “giác”.

-Này thiện nam! Khi “trí giác” đã hiện khắp một thế giới, thì trong thế giới ấy nếu có một chúng sanh nào, móng lên một niệm, lúc bấy giờ hành giả đều biết cả. Cho đến trăm ngàn thế giới cũng thế.

Các cảnh giới ấy, nếu không phải đúng như sự nghe của hành giả, thì quyết chẳng nên chấp thủ.

LƯỢC GIẢI

Ðại ý đoạn này Phật dạy hànhg iả khi tu Ðịnh, đến chỗ tột bực, nên trí giác (huệ) phát sinh. Bởi từ một thân tịnh cho đến một thế giới tịnh, nên trí giác phát ra cũng từ một thân cho đến khắp cả thế giới. Vì cả thế giới đều là “trí giác” của hành giả, nên co một chúng sanh nào vừa móng niệm, thì hành giả đều biết hết.

Song những cảnh giới đã hiện ra, phải đúng như sự thấy nghe mà hành giả đã từng nghe thiện tri thức hay trong kinh chỉ dạy, như thế cảnh thấy mới chánh. Nếu trái lại là NGũ ấm Ma hiện.

Ngài Như Sơn nói: “Vì toàn cả thế giới đã thành “giác” nên chúng sanh toàn ở trogn giác tánh của hành gaỉ. Bởi thế nên khi chúng sanh khởi ra một niệm gì, thì hành giả đều biết cả. Cũng như bóng đã hiện trogn gương, nên gương chiếu không sót”.

Tron gkinh Viên giác lược sớ chép: hành g iả tin, hiểu, tu, và chứng tuy thứ lớp không đồng, nhưn gpải không khác. Nghĩa là: “hiểu là hiểu theo chỗ mình Tin, Tu là Tu theo chỗ mình hiểu. CHứng là chứng theo chỗ mình Tu. Nay những cảnh giới củ hành giả chứng, nếu không phải đúng như chổ hiểu, tin và tu, thì không nên chấp thủ”.

***

8.Tu quán (ta ma bát đề)

-Này thiện nam! Nếu chúng sanh, tu pháp “quán”, thì trước phải nhớ tưởng mười phươgn các đức Phật và các vị bồ tát, rồi y theo các pháp môn của Phật dạy đó mà siêng năng cần khổ tuần tự tu hành, đặng thành tam muội và phát nguyện rộng lớn, tư huân tập thành chủng tử. Trong lúc tu, nếu có hiện ra những cảnh giới gì mà không dúng như chỗ nghe của hành giả, thì chớ nên chấp thủ.

LƯỢC GIẢI

Phật dạy người tu “quán”, trước phải nhớ tưởng các đức Phật và bồ tát rồi y theo các pháp môn của Phật dạy mà siêng năng khổ hạnh tuần tự tu hànhd để thành tam muội. VÀ phải phát đại nguyện huân tập vào tâm thức của hành giả để thành chủng tử.

Trong khi tu, nếu có những cảnh giới gì hiện ra mà không đúng như chỗ của hành giả đã nghe thầy bạn dạy bảo, hay trong kinh luật chỉ giáo, thì không nên chấp thủ; vì đó là Ma hiện.

“Tam muội” – Xem đoạn giải thứ 2 trogn chương PHổ Hiền Bồ tát.

***

9.Chỉ quán song tu (thiền na)

-Này thiện nam! Nếu có chung sanh muốn tu Thiền na (Chỉ quán song tu) thì trước phải tu pháp môn sổ tức; trong âm hành giả biết rõ được mỗi niệm khi sanh, trụ, dị và diệt; phân biệt được ranh giới và số mục của các niệm. cho đến khắp cả bốn oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi). Hành gia cũng đều biết; cũng như con mắt thấy các vật dụng. trogn khi tu nếu thấy có hiện ra cảnh giới gì không đúng như sự thấy nghe của hành giả thì không nên chấp thủ.

Ðây là phương tiện đầu tiên tu hành của hành giả, tức là ba pháp quan1. NẾu các chúng sanh tinh tấn siêng tu ba pháp quán này được hoàn toàn, tức là Như Lai xuất hiện ở thế gian vậy.

LƯỢC GIẢI

Ngaì Viên giác bồ tát hỏi Phật: Hành giả đối với 3 pháp quán, tu pháp nào trước? - Phật dạy trước tu pháp “chỉ” giữ tu pháp “Quán”, sau tu “chỉ, quán song tu”.

Ðoạn này Phật dạy “Chỉ, Quán song tu”. Người tu pháp này, trước phải tu pháp sổ tức (đếm hơi thở). Nhờ có điều hòa hơi thở, nên tâm được tịnh (chỉ); nhờ tâm được tịnh nên những vọng niệm thô tế, khi sanh, trụ, dị và diệt, giới hạn của nó dài ngắn, lâu mau, nhiều hay ít, hànhg iả đều biết được hết (quán)

Hành gaỉ tịnh tọa, dụng tâm tu pháp quán như vậy, khi mới thành công, thời trong tất cả thời gian động tịnh như đi, đứng, nằm ngồi v.v... hành giả đều hiểu biết phân biệt được rõ ràng, mmỗi niệm, khi sanh, trụ, dị và diệt, giới hạn dài ngắn hay lâu mau và ít nhiều v.v...

Ðến lúc thành công hoàn bị, thì torng trăm ngàn thế giới, có những vật gì, cho đến có bao nhiêu hạt mưa, hành giả cũng đều biết được hết. Không phải hành giả hiểu biết một cách lờ mờ, mà hiểu biết một cách rõ ràng; cũn gnhư mằt xem thấy các sự vật thụ dụng vậy.

***

10. Tóm tắt

-Này Thiện nam! Nếu chúng sanh đời mạt pháp, tâm muốn cầu đạo, nhưng vì nghiệp chướng đời trưóc nặng nề, căn tánh ám độn, nên tu hành khó thành tựu, thì phải siêng năng sám hối; thường sanh tâm trông mong đoạn trừ các phiền não: thương, ghét, tật đố, dối nịnh v.v... và tìm cầu quả vị cao thượng thù thắng.

Ðối với 3 pháp quán thanh tịnh này, tùy hànhg iả tu một pháp. Nếu tu pháp quan1 này không thành tựu thì tu pháp quan1 khác, phải lần hồi cầu chứng, chớ nên thối tâm buông bỏ.

LƯỢC GIẢI

Ðại ý đoạn này Phật dạy: NẾu chúng sanh đời sau căn tánh ám độn, nghiệp chướng nặng nề, muốn cầu Phật đạo, nhưng không thành tựu, thì phải siêng năng sám hối, tâm thường trông mong đoạn các phiền não. Ðối với 3 pháp quán, nếu tu phap1 này không thành tựu thì tu pháp khác, dốc lòng cầu chứng Ðạo, không nên thối tâm.

***

11. Phật nói bài kệ tóm lại các nghĩa trên

Khi ấy đức Thế Tôn, muốn tóm lại các nghĩa này, nên nói bài kệ rằng:

Viên Giác ông nên biết:

TẤt cả các chúng sanh

Muốn cầu đạo vô thượng,

Phải lập ba thời kỳ:

Hai mươi mốt ngày đầu

Sám hối nghiệp vô thỉ,

Vậy sau chánh suy nghĩ;

Nếu phi cảnh đã nghe,

Thì chẳng nên chấp thủ

Pháp “chỉ” rất tịch tịnh

Pháp “Quán” chánh nhớ nghĩ,

THiền na rõ đếm hơi,

Thế gọi là tịnh quán.

NGười siêng năng tu tập,

Thế gọi Phật hiện thế.

Kẻ độn căn chẳng thành,

Thì phải siêng sám hối

Các tội từ vô thỉ.

Các tội chướng tiêu rồi,

Cảnh Phật liền hiện trước

LƯỢC GIẢI

Ðại ý bài kệ này Phật dạy các chúng sanh muốn cầu đạo vô thượng bồ đề, thì phải phân ba thời kỳ tu tập. Khi vào tịnh thất, trong 21 ngày đầu, hành giả phải chí tâm sám hối các nghiệp chướng từ vô thỉ, sau rồi chánh tâm suy nghĩ.

Trong lúc tu, như có hiện ra cho cảnh giới gì, nếu không đúng với chỗ thấy nghe của hành giả, thì chớ nên chấp thủ.

Nếu hành gaỉ siêng năng tu tập ba phép quán thanh tịnh là: chỉ, quán và chỉ quán song tu thì gọi là Phật hiện thế.

NẾu người nào căn tánh ám độn không thể tu ba pháp môn này được thì nên siêng sám hối các tội từ vô thỉ; khi các tội chướng tiêu diệt rồi, thì cảnh Phật liền hiện ra trước mặt.

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/12/2012(Xem: 16169)
Người ta thường nói rằng tác giả 14 điều Phật dạy là Hòa thượng Kim Cang Tử. Thực tế không phải như vậy. Hòa thượng Kim Cang Tử chỉ có công phiên dịch 14 điều này ra từ chữ Hán. Vào những năm 1998-1999, ta mới thấy 14 câu này được lưu hành. Gần đây, chúng tôi có đọc được bản nguyên tác chữ Hán có ghi rõ xuất xứ là chùa Thiếu Lâm ở Trung Quốc tặng cho các phái đoàn Việt Nam.
08/11/2012(Xem: 9597)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
31/07/2012(Xem: 7188)
Chúng tôi viết quyển sách này cho nhữngngười mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quantrọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khimới vào đạo không hiểu đúng tinh thần Phật giáo, về sau sẽ hỏng cả một đời tu.Người có trách nhiệm hướng dẫn không thể xem thường kẻ mới học, cần phải xâydựng có một căn bản vững chắc, đi đúng đường hướng của Phật dạy. Hiểu Phật giáomột cách đúng đắn, mới mong thành một Phật tử chân chánh.
27/05/2012(Xem: 13390)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Đạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn. Những đệ tử được Thế Tôn hóa độ, do căn cơ trình độ, tuổi tác, giới tính bất đồng, vì thế được chia thành 7 nhóm và được gọi là 7 chúng đệ tử của Phật. Trong đó, hai nhóm đầu là Ưu bà tắc và Ưu bà di thuộc hàng đệ tử tại gia; năm nhóm sau là Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na, Tỷ kheo và Tỷ kheo ni thuộc hàng đệ tử xuất gia. Trong bài này, chúng tôi sẽ tuần tự trình bày những giới pháp mà mỗi chúng đệ tử phải lãnh thọ, hành trì trên lộ trình tiến đến giải thoát.
12/02/2012(Xem: 5530)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
21/01/2012(Xem: 16583)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
20/11/2011(Xem: 21592)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
12/10/2011(Xem: 4413)
ó bốn cách nghiệp sẽ chín trong những kiếp tương lai: Nghiệp Chín Hoàn Toàn: là loại tái sanh mà tâm thức ta sẽ nhận lãnh khi nó tách rời thân thể ta trong giờ phút lâm chung. Hành Động Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những lời nói, ý nghĩ và hành động ta tạo ra trong bất cứ kiếp sống nào là do những thói quen trong quá khứ. Kinh Nghiệm Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những gì người khác hay các chúng sanh khác đối xử với ta, hay những gì xảy ra cho ta. Nghiệp Quả Qua Môi Trường (Y báo): thế giới xung quanh ta ra sao: ô nhiễm, tươi đẹp, bị động đất v.v..., đều do cộng nghiệp của tất cả chúng sanh sống trong môi trường đó.
28/09/2011(Xem: 4354)
Tứ Tất Đàn, tiếng Phạn là catvari siddhanta; catvari có nghĩa là tứ và siddhanta phiên âm là tất đàn, có khi còn được phiên âm là “ Tất Đàm”, và dịch là “Tác Thành Tựu”, có nghĩa là làm cho công việc thuyết pháp của Đức Phật được thành tựu. Chữ siddhanta, Hán dịch là "thành tựu", nghĩalà nhờ dựa vào bốn phương pháp này, mà Đức Phật thuyết pháp và thành tựu được sự nghiệp hoằng hóa, giáo hóa chúng sinh, đưa chúng sinh từ mê lầm đến giácngộ, từ sinh tử đến Niết Bàn, từ phàm lên Thánh, từ mê lầm đến sự hiểu biết cao thượng.
25/06/2011(Xem: 4417)
Người tại gia tu theo đạo Phật, thông thường được gọi là Cư Sĩ. Như thế nào là một vị Cư Sĩ ? có điều gì khác với người tại gia bình thường ? Phật giáo Trung Quốc, có rất nhiều người tín ngưỡng Phật giáo, nhưng cũng có nhiều người hiểu sai về giáo lý đức Phật, họ cho rằng: “ Các Tự Viện thờ cúng tượng Phật, Tăng Ni tụng kinh cho người chết, đánh chuông, gõ mõ, vv… chính là đại diện cho Phật giáo”. Vì thế, nhiều người đã nhận định Phật giáo là tiêu cực, là trốn tránh hiện thực. Kỳ thật, những điều này chỉ là nghi thức Phật giáo của người xuất gia và truyền thống Phật giáo đã bị biến chất theo phong tục tập quán. Tín đồ Phật giáo chia làm hai hạng người: Xuất Gia và Tại Gia. Bổn phận của người Xuất Gia là tu đạo, truyền đạo và duy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]