Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thứ 4: A-Nan cầu Phật chỉ cái "điên đảo"

24/04/201320:08(Xem: 17122)
Bài thứ 4: A-Nan cầu Phật chỉ cái "điên đảo"

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


PHẬT HỌC PHỔ THÔNG KHÓA VI

TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT
hay là
ĐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM

--- o0o ---

BÀI THỨ TƯ


--- o0o ---

I.-A-NAN CẦU PHẬT CHỈ CÁI "ĐIÊN- ĐẢO". 

Khi ấy A-Nan đứng dậy lạy Phật, kính cẩn bạch rằng:

Nếu cái thấy, nghe, không sanh diệt này là "Tâm" của chúng con, tại sao trước kia đức Thế Tôn lại quở chúng con "bỏ mất chơn tâm, làm việc điên đảo"?

Cúi xin đức Như Lai mở rộng lòng từ bi chỉ dạy cho chúng con biết cái "Điên đảo" ở chỗ nào.

II.-PHẬT DẪN TỶ DỤ ĐỂ CHÆ RÕ CÁI "ĐIÊN ĐẢO".

Khi đó Phật xuôi cánh tay chỉ xuống đất, hỏi ông A-Nan rằng:

Ông thấy cánh tay của ta như thế này, là xuôi hay ngược?

A-Nan thưa:-Các người trong thế gian cho như thế là ngược; còn con thì không biết là ngược hay xuôi.

Phật lại hỏi ông A-Nan:-Các người trong thế gian cho như thế là ngược, thì họ cho như thế nào mới là xuôi?

A-Nan thưa:-Đức Như Lai đưa cánh tay lên, năm ngón chỉ thẳng lên hư không, như thế là xuôi.

Phật liền đưa tay lên, rồi kêu A-Nan mà bảo rằng:- Cũng một cánh tay này chứ không chi khác, chẳng qua chỉ đổi đầu làm đuôi, đổi đuôi làm đầu mà thôi, thế mà người thế gian, chấp thế này là ngược và thế kia là xuôi; điên đảo là đấy! Đấy là điên đảo.

Đem một cánh tay này mà so sánh, để chỉ rõ thêm ra: Thân Như Lai gọi là thân Phật (giác ngộ), thân các ông gọi là thân điên đảo (chúng sanh). Vậy ông nên chín chắn xem xét: thân ông và thân Phật, cái "Điên đảo" (chúng sanh) ở chỗ nào?

LƯỢC GIẢI

Ý Phật chỉ: Đồng một thể tánh chơn tâm, vì vô minh vọng động, chấp đây thật là Phật, kia thật là chúng sanh. Đó là "điên đảo". *

III.-PHẬT CHỈ NGAY CÁI "ĐIÊN- ĐẢO"[^]

Khi ấy A-Nan và đại chúng ngó Phật sửng sốt, đôi mắt không nháy, vì không biết ở nơi thân này và tâm này, cái"điên đảo" ở chỗ nào!

Phật thấy vậy thương xót mới dạy tiếp:

Ta thường nói: "Các pháp đều duy tâm biến hiện, cho đến thân và tâm ông ngày nay, cũng đều là vật ở trong chơn tâm hiện ra ". Tại sao các ông lại bỏ cái bản thể chơn tâm đi. Các ông vẫn ở trong ngộ (chơn tâm) mà trở lại đành ôm cái mê làm mình (điên đảo là đó), thật đáng buồn thương!

IV.-PHẬT DẠY:VÌ MÊ NÊN CÓ THẾ -GIỚI VÀ CHÚNG- SANH.

-Này A-Nan, bởi vô minh vọng động nên biến hiện ra có hư không, thế giới và chúng sanh. Trong thân chúng sanh vì có vọng tưởng lẫn lộn, nên nó vọng động leo chuyền bên trong (như vượn, như ngựa); khi các giác quan mở ra, thì nó rong ruổi theo trần cảnh bên ngoài (như vượn sút xiềng, ngựa xổng chuồng). Rồi các ông chấp cái tướng vọng tưởng lăng xăng bên trong đó, cho là tâm tánh của mình. Một phen chấp nó làm tâm, thì không sao khỏi mê lầm cho rằng "tâm ở trong thân".

Chứ đâu biết rằng: thân này, tâm này, cho đến núi, sông, thế giới và hư không đều là vật trong chơn tâm hiện ra cả.


LƯỢC GIẢI

Như người đương thức (dụ chơn tâm) bỗng chốc buồn ngủ (dụ vô minh). Khi ngủ chiêm bao thấy có hư không, thế giới, chúng sanh và mình (dụ vô minh sanh ra thế giới và chúng sanh), rồi chấp cái thân và tâm trong chiêm bao kia là mình, mà bỏ cả cảnh thức tỉnh rộng lớn này đi v.v...(dụ như vì mê muội nên nhận cái vọng thân vọng tâm này làm mình, cảnh này là thật, mà bỏ cái toàn thể chơn tâm sáng suốt rộng lớn kia).

*

Cái chơn tâm rộng lớn như vậy, các ông lại bỏ đi không nhận, trở lại chấp cái vọng thân, vọng tâm này cho là thật của mình. Cũng như toàn thể bể cả rộng khơi trong trẻo kia không nhận, trở lại chấp hòn bọt nhỏ nhen cho là toàn thể bể cả, thật là điên đảo! Các ông là một trong vô số người mê muội, thật đáng thương xót!

Như, cũng một cánh tay của ta, mà chấp thế này là ngược, thế kia là xuôi, cũng đồng một loại điên đảo!


V.- A-NAN ĐÃ HIỂU ĐƯỢC "CHƠN TÂM" SONG CHƯA DÁM NHẬN.


Ông A-Nan vì thấy lòng từ bi tha thiết của Phật thương xót hết sức nồng hậu, chỉ dạy rất thâm trầm, nên cảm động rơi nước mắt, kính cẩn bạch Phật rằng:

-Con tuy nhờ Phật chỉ dạy cho hiểu được chơn tâm, nhưng hiện nay con vẫn còn dùng "cái tâm phân biệt" (vọng tâm) nghe lời Phật nói, rồi ngộ suông cái chơn tâm này mà thôi, nên chưa dám nhận chắc là tâm con. Vậy xin Phật thương xót chỉ dạy cho con hết nghi ngờ, để trở về với đạo vô thượng.

Phật dạy: Nếu các ông lấy vọng tâm nghe chánh pháp (chơn tâm) thì chánh pháp này cũng trở thành ra vọng, không thể nghe đặng chánh pháp.

Các ông nên biết: ta cũng như người dùng ngón tay chỉ mặt trăng, các ngươi phải nhơn ngón tay mà xem mặt trăng. Nếu chấp ngón tay cho là mặt trăng, thì chẳng những không thấy được mặt trăng, mà cũng không biết luôn cả ngón tay. Vì cho ngón tay là mặt trăng, thì không những không biết ngón tay là gì, mà cũng không biết thế nào là tối và sáng. Vì mê chấp ngón tay là mặt trăng, thì tối và sáng làm sao rõ được.

Nay nếu các ông chấp cái "phân biệt" (vọng) làm tâm của mình, thì cái tâm này, khi rời tiếng nói pháp của ta, cũng vẫn còn phân biệt, thế mới phải thật là tâm của các ông (chủ). Nếu rời tiếng nói pháp của ta ra, mà các ông không còn phân biệt nữa, thì đó là vọng (khách) chớ không phải thật tâm (chủ) của các ông rồi.

Cũng như người khách, chỉ ngủ nhờ rồi đi, chớ không ở lại được. Nếu thật là chủ nhà, thì ở luôn chớ không còn đi đâu nữa.

Cũng thế, nếu thật là tâm của ông, thì không đi đâu cả. Tại sao khi rời tiếng nói pháp của ta, thì ông không còn phân biệt nữa?

Không những cái "phân biệt" về tiếng, cho đến cái "phân biệt" về sắc, hương ,vị , xúc và pháp, nếu rời sáu trần cảnh ra, thì nó đều không còn phân biệt nữa. Thế thì cái tâm của ông đồng là khách, có chỗ trả về. Vậy cái nào là "chủ", thật là tâm của ông?

A-Nan hỏi Phật:- Nếu cái tâm của con có chỗ trả về (trần cảnh qua thì tâm phân biệt hết) thì tại sao đức Như Lai lại nói: "Cái chơn tâm của con không trả về đâu cả?". Xin Phật mở lòng từ bi chỉ dạy cho.

IV.-PHẬT CHỈ TÂM LẦN THỨ TƯ

Phật dạy:- Này A-Nan , tất cả cảnh vật trong thế gian không ngoài: sáng, tối, trống, bít, trong, đục v. v...Nay ta đem các vật này, cái nào trả về cho bản nguyên của cái nấy.

Như ánh sáng thì trả về cho mặt nhựt, vì không mặt nhựt thì không sáng; còn tối thì trả về cho ban đêm, thông trả về cho trống, bít trả về cho vách, trong trả về cho tịnh, đục trả về cho bụi v.v...Cái nào trả về cho cái nấy rồi; còn cái "thấy" của ông thấy các cảnh vật đó, ông muốn nó trở về đâu? Nếu trả về cho cái sáng, thì khi tối đến đáng lẽ ông không thấy tối. Nếu trả nó về cho tối, thì khi sáng đến ông cũng phải không thấy sáng; còn trả về cho trống, bít v.v...cũng thế.

Rõ ràng các cảnh vật tuy có thiên sai vạn biệt, mà "cái thấy" của ông thật không sai khác. Như vậy, cái nào có thể trả được, thì cái đó là khách, tự nhiên không phải là ông rồi; còn cái nào ông không trả về được, thì cái đó là chủ, quyết định của ông chớ ai?

Cái tâm của ông mầu nhiệm sáng suốt và sẵn sàng như vậy, tại sao ông lại tự mê muội đi, trở lại nhận cái vọng làm mình, đành chịu nổi chìm trong biển khổ sanh tử, thật đáng thương xót!

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật phân tách các trần tướng, cái nào trả về cái nấy, để cho rõ "cái thấy" không trả về đâu được. Đó là cái "chủ", là "tâm" của chúng ta vậy.

*

VII.- A-NAN CÒN NGHI HỎI PHẬT

A-Nan thưa: Bạch thế tôn, con tuy biết cái "thấy" này, không trả về đâu được, nhưng làm sao biết chắc nó là "chơn tâm" của con?

VIII.-PHẬT CHỈ TÂM LẦN THỨ NĂM

Phật dạy rằng: Này A-Nan, ông thử xem trước mắt, tất cả các cảnh vật sum la vạn tượng, nào là núi sông, đất nước v.v...Ông nên lựa riêng ra cái nào thuộc về cảnh vật, còn cái nào là tâm ông.

Này A-Nan, cùng tột tầm mắt thấy của ông, ngó lên thì thấy mặt trời, mặt trăng, đó là vật chớ không phải là ông; xem rộng ra, núi, sông, cây cối, cỏ hoa, người thú; cho đến gió bụi, chim chóc, cũng đều là vật chớ không phải ông.

A-Nan, tất cả các cảnh vật, mặc dù có cao thấp, xa gần, ngàn sai muôn khác, song cũng đều là "vật bị thấy" của ông cả. Các vật loại tuy có sai khác, mà cái thấy của ông không khác. Thế thì cái "thấy" này chính là "tâm" của ông chứ không phải vật.


LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật chỉ tâm rất rõ ràng.

*

IX.-PHẬT DẠY THÊM CÁI "THẤY" LÀ TÂM CHỨ KHÔNG PHẢI VẬT.

Nếu cái "thấy" này là vật, thì ông cũng có thể thấy được cái "thấy" của ta.

Nếu ông cùng ta đồng thấy một vật, (bị thấy) mà ông cho là thấy được "cái thấy" của ta, thời khi ta không thấy, sao ông chẳng thấy được cái "không thấy" của ta? (vì cái thấy không phải vật nên chẳng thấy được nó).

Nếu ông nói: thấy được cái "không thấy" của ta, thì ông thấy cái gì đó, chớ quyết định không phải là thấy cái "không thấy" (tâm) của ta. Nếu ông không thấy được cái "không thấy" của ta, thì quyết định nó là "tâm", đương nhiên không phải là vật rồi.

Lại nữa, nếu cái thấy là vật, thì khi ông thấy nó, nó cũng phải thấy được ông. Như vậy thời tâm, vật lộn lạo; và trong thế gian này, không thể phân biệt được loài hữu tình (tâm), và loài vô tình (vật).

LƯỢC GIẢI

Đại ý đoạn này Phật nói vật thì bị thấy, còn tâm thì không bị thấy. Bởi cái thấy là tâm, nên không thể thấy được nó.

*

Này A-Nan, khi ông thấy các cảnh vật, cái thấy của ông khắp giáp tất cả, cái thấy đó không phải của ta và của người khác, thì quyết định của ông chớ ai?

Rất rõ ràng như thế, tại ông còn nghi "chơn tâm" của ông? Cái "chơn tâm" của ông như vậy, sao ông không tự nhận lấy, lại đi cầu ta chỉ "chơn tâm" cho nữa?

Đoạn này lý thâm, phải suy nghĩ nhiều mới hiểu.

 

🌷🍀🌷🌸🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 18704)
Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chữ nghiệp trong ...
08/04/2013(Xem: 16932)
Quyển Kinh Lời Vàng này nguyên danh là " Phật Giáo Thánh Kinh " do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa). Nữ Phật tử đã dày công trích yếu trong ba Tạng giáo điển: Kinh, Luật, Luận, những đoạn cốt yếu cao siêu, thích ứng, thiết thực, rõ ràng và dễ hiểu.
08/04/2013(Xem: 5633)
Quý vị biết không, gần đây có nhiều người đến khuyên tôi thế nầy: “Thầy ơi, lúc nầy Thầy cứ tu đi thì mọi việc sẽ tốt đẹp, Thầy đừng làm chi hết, bởi vì Thầy có làm chi thì sẽ đụng tới...
08/04/2013(Xem: 25345)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
05/04/2013(Xem: 3252)
Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.
02/04/2013(Xem: 4901)
Nhìn lại thân thể của mình mỗi ngày là một trong những phương pháp thực tập rất căn bản của thiền học. Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm.
28/03/2013(Xem: 5987)
Phật dạy chúng sanh trong sanh tử vô minh từ vô thủy kiếp đến nay, gốc từ vô minh, do vô minh nên thấy biết và tạo nghiệp sai lầm. Biểu hiện của thấy biết sai lầm thì rất nhiều, trong đó sự thiếu sáng suốt và lòng tự mãn là biểu hiện nổi bật nhất. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của đa phần những con người bảo thủ, sôi nổi, nhưng lại nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Từ đó, cuộc sống của họ khung lại trong cái vị kỷ nhỏ hẹp, phiêu bồng trôi giạt theo từng bước vong thân.
27/03/2013(Xem: 3653)
Một vị vua là một người cai trị thuộc dòng dõi hoàng gia. Đức Phật xác định, một vị vua là “vị thủ lĩnh của những người đàn ông”. Các tôn giáo khác nhau có những lý luận khác nhau về nguồn gốc và bản chất của một vị đế vương.
27/03/2013(Xem: 5140)
Phật giáo, giống như những tôn giáo khác, nhấn mạnh vào những giá trị tinh thần hơn là vào những giá trị vật chất; vào việc buông xả những tài vật của thế gian hơn là chấp chặt vào chúng; và vào khía cạnh tâm linh của đời sống hơn là vào khía cạnh trần tục của nó. Tuy nhiên, Phật giáo không hoàn toàn không quan tâm đến phương diện đời sống vật chất và thế tục.
26/03/2013(Xem: 3814)
Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567