Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thứ ba: I. Tâm vương

02/05/201320:10(Xem: 14783)
Bài thứ ba: I. Tâm vương


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ IX

DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

--- o0o ---

TẬP NHỨT
LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP VÀ
BÁT THỨC QUI CỦ TỤNG
***

BÀI THỨ BA
I. TÂM VƯƠNG
(CÓ TÁM MÓN)

--- o0o ---



Tám món tâm này rất thù thắng,tự tại và tự chủ; cũng như vị Quốc vương, nên gọi là Tâm vương(nhứt thế tối thắng cố)

NĂM THỨC TRƯỚC

(TIỀN NGŨ THỨC)

1. Nhãn thức: Cái biết của con mắt. Vì thức này nương Nhãn căn, khởi ra tác dụng phân biệt về sắc trần, nên gọi là "Nhãn thức".

2. Nhĩ thức: Cái biết củalỗ tai. Vì thức này nương Nhĩ căn, khởi ra tác dụng phân biệt về thinh trần, nên gọi là "Nhĩ thức".

3. Tỹ thức: Cái biết củamũi. Vì thức này nương Tỹ căn, khởi ra tác dụng phân biệt về hương trần, nên gọi là "Tỹ thức".

4. Thiệt thức: Cái biết củalưỡi. Vì thức này nương Thiệt căn, khởi ra tác dụng phân biệt về vi trần, nên gọi là "Thiệt thức".

5. Thân thức: Cái biết củathân. Vì thức này nương thân căn, khởi ra tác dụng phân biệt về xúc trần, nên gọi là "Thân thức".

Trong 8 thức Tâm vương. Vì 5 thức này ở bên ngoài và trước, nên cũng gọi là "Tiền ngũ thức" (năm thức trước).

KHI Ở ĐỊA VỊ PHÀM PHU NĂM THỨC NÀY ĐỐI VỚI:

1. Ba cảnh: Năm thức này chỉ có"Tánh cảnh"

2. Ba lượng: Năm thức này chỉ có"Hiện lượng"

3. Ba tánh: Năm thức này có đủ 3 tánh: Thiện,Ác và Vô ký.

4. Năm thọ: Năm thức này chỉ có 3 thọ: Khổ, Lạc và Xả thọ.

5. Ba cõi: Ở cõi Dục thì năm thức này đủ cả, đến cõi Sắc chỉ cỏn thức: Nhãn,Nhĩ và Thân; vì hai thức Tỹ và Thiệt không hiện hành(Nhãn, Nhĩ, Thân tam Nhị địa cư).

6. Chín địa: Năm thức này chỉ ở trong hai địa: 1. Ngũ thú tạp cư địa, tức là cõi Dục thuộc về Sơ địa. 2. Ly sanh hỷ lạc địa, ở cõi Sắc, thuộc Sơ thiền gọi là Nhị địa.

7. Năm mươi mốt Tâm sở: Năm thức này chỉ tương ưng 34 tâm sở: 5 món biến hành, 5 món biệt cảnh, 11 món Thiện, 3 món Căn bản phiền não, 2 món Trung tuỳ và 8 món đại tuỳ.

8. :Chín duyên:Nhãn thức đủ 9 duyên, Nhĩ thức chỉ còn 8 duyên (thiếu Minh), 3 thức Tỹ, Thiệt và Thân chỉ có 7 duyên ( thiếu Minh và Không ).

9. Thể: Thể của 5 thức này, chỉ có Tự tánh phân biệt, không có Tuỳ niệm phân biệt và Kế đạt phân biệt.

10. Tướng: Thức với căn khó phân (ngu giả nan phân thức dữ căn).

11. Nghiệp dụng: Duyên trần cảnh. Song 2 thức: Nhãn và Nhĩ phải cách trần cảnh mới phân biệt được. Còn 3 thức: Tỹ, Thiệt và Thân phải hiệp với trần cảnh mới phân biệt được.

KHI LÊN THÁNH VỊ NĂM THỨC NÀY ĐỐI VỚI:

1. Quán hạnh (tu): Khi lên Thánh vị, thì 5 thức này chuyển thành "Hậu đắc trí", và biến ra cái Tướng phần của 2 món chơn như (Sanh không chơn như và pháp không chơn như) mà quán (duyên).

2. Đoạn hoặc và chuyển thành trí: Khi thức thứ 8 đã chuyển thành "Đại viên cảnh trí", thì các căn được vô lậu; lúc bấy giờ 5 thức này cũng được vô lậu và chuyển làm "Thành sở tác trí".

3. Chứng quả và diệu dụng: Khi chứng quả vị Phật thì 5 thức này chuyển làm "Thành sở tác trí". Lúc bấy giờ nó có công dụng hoá hiện ra 3 loại thân để giáo hoá và dứt trừ các khổ sanh tử luân hồi cho chúng sanh.

BA LOẠI THÂN:

1. Thân Đại hoá tức là Thắng ứng thân. Thân này cao 1.000 trượng, để giáo hoá hàng Đại thừa Bồ Tát.

2. Thân Tiểu hoá tức là Liệt ứng thân. Thân này cao một trượng sáu thước, để giáo hoá hàng Tam hiền Bồ Tát cùng Nhị thừa và phàm phu.

3. Thân Tuỳ loại hoá. Thân này tuỳ theo loại chúng sanh mà hoá hiện. 

*

Vì muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức Qui củ, Ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng tóm tắt lại 5 thức như sau. Hai bài tụng đầu là nói 5 thức này khi còn ở địa vị phàm phu, bài tụng thứ 3 là nói khi lên Thánh vị.

Bài tụng thứ nhứt 

Tánh cảnh, Hiện lượng, thông tam Tánh

Nhãn, Nhĩ, Thân tam Nhị địa cư

Biến hành, Biệt cảnh, Thiện thập nhứt

Trung nhị, Đại bát, Tham, Sân, Si

Dịch nghĩa

Tánh cảnh, Hiện lượng, thông ba Tánh

Nhãn, Nhĩ, Thân ba ở Nhị địa

Biến hành, Biệt cảnh, Thiệt mười một

Trung hai, Đại tám, Tham, Sân, Si

LƯỢC GIẢI

Trong 3 Cảnh thì 5 thức này chỉ có "Tánh cảnh"; trong 3 lượng nó chỉ có "Hiện lượng"; còn 3 Tánh thì nó đủ cả Thiện, Ác và Vô ký.

Ở cõi Dục là Sơ địa, thì đủ cả 5 thức. Lên cõi Sắc về Nhị địa, thì chỉ còn 3 thức là: Nhãn, Nhĩ và Thân.

Nói về Tâm sở, thì 5 thức này tương ưng với 34 món: 5 món Biến hành, 5 món Biệt cảnh, 11 món Thiện, 2 món Trung tuỳ, 8 món Đại tuỳ và 3 món Căn bản phiền não là: Tham, Sân, Si.

Bài tụng thứ hai

Ngũ thức đồng y Tịnh sắc căn

Cửu duyên, bát, thất hảo tương lân

Hiệp tam, ly nhị, quán trần thế

Ngu giả nan phân thức dữ căn

Dịch nghĩa

Năm thức đồng nương Tịnh sắc căn

Chín, tám, bảy duyên ưa gần nhau

Ba hiệp, hai rời, duyên trần cảnh

Ngu giả khó phân Thức và Căn .

LƯỢC GIẢI

Căn, có 2 loại: 1. Phù trần căn:Căn thô phù bên ngoài. 2. Tịnh sắc căn: căn thanh tịnh tinh tế ở bên trong; cũng gọi là "Thắng nghĩa căn", vì căn này rất thù thắng.

Năm thức đều nương 5 căn Tịnh sắc và nhờ có các duyên mới sanh ra được. Như Nhãn thức nhờ 9 duyên, Nhĩ thức chỉ còn 8 duyên, Tỹ, Thiệt và Thân mỗi thức chỉ có 7 duyên. 

Ba thức: Tỹ, Thiệt và Thân phải hiệp với trần cảnh mới duyên được; còn 2 thức là Nhãn và Nhĩ phải cách hở trần cảnh mới duyên được.

Chúng phàm phu và hàng Nhị thừa vì chấp pháp nặng nề, nên khó phân biệt cái nào là Thức và cái nào là Căn. Vì thế, mà cả hai đều bị gọi là "Ngu giả".

Bài tụng thứ ba

Biến tướng quán không duy hậu đắc

Quả trung du tự bất thuyên chơn

Viên minh sơ phát thành Vô lậu

Tam loại phân thân tức khổ luân.

Dịch nghĩa

Trí Hậu đắc biến tướng không, quán (duyên)

Khi chứng quả còn chẳng nói chơn

Viên minh vừa phát thành Vô lậu

Phân thân ba loại, dứt khổ luân.

LƯỢC GIẢI

Năm thức này không có "Căn bản trí" mà chỉ có "Hậu đắc trí". Khi duyên chơn như thì nó chỉ biến lại tướng phần của hai món chơn như (Sanh không chơn như và Pháp không chơn như) mà duyên, chớ không thể trực tiếp thân duyên được; vì nó không có "Căn bản trí" nên không thể thân duyên.

Khi chứng được Thánh quả, cũng không thể nói "Năm thức này thân duyên được chơn như", huống chi là trong lúc tu nhơn.

Đến khi thức thứ Tám vừa chuyển thànhĐại viên cảnh trí (viên minh sơ phát) thì 5 thức này thành Vô lậu. Lúc bấy giờ, 5 thức này có công dụng hiện ra ba loại thân để hoá độ và dứt trừ các khổ sanh tử luân hồi cho chúng sanh.

Câu "Biến tướng không quán": Biến lại tướng chơn như mà duyên. Chữ "Tướng không" là tướng Ngã không và Pháp không tức là Chơn như (nhị không chơn như). Chữ "Quán" là duyên. Nghĩa là:Trí Hậu đắc này chỉ biến lại tướng chơn như mà duyên.

Chữ "Nói Chơn": Nghĩa là nói thân duyên Chơn như.

\

---*^*---

--- o0o ---

Trình bày :Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 10024)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 12799)
Ba tạng Kinh-điển của Phật-giáo hiện nay gồm có đến hơn vạn quyển. Trong ấy, những Kim-ngôn của Ðấng Ðiều-Ngự và huyền-nghĩa của chư Tổ, hàm ẩn Ðạo-lý thâm thúy vô biên. Muốn du ngoạn trong bể Phật-pháp bao la, hay lên đỉnh non thánh-giáo để nhìn khắp nơi bằng tầm mắt càn-khôn-nhất-lãm, phải phí nhiều thời giờ và tâm lực, mà giữa cuộc sống nhiều vướng bận ngày nay, ít ai làm nổi.
08/04/2013(Xem: 23588)
Nhị khóa: Hai thời khóa tụng; Hiệp giải: nhập chung để giải. Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. Nội dung phân ra từ mục: Từ quyển thứ nhứt đến quyển thứ bảy để giải nghĩa, nên gọi là "Nhị Khóa Hiệp giải"
08/04/2013(Xem: 14895)
Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Ban Biên tập Chương trình Phật học hàm thụ (PHHT) đã tiến hành biên soạn bộ sách "Phật học cơ bản" nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên đang theo học chương trình PHHT, cũng như của đông đảo Tăng Ni và Phật tử. Bộ sách "Phật học cơ bản" này gồm 4 tập, được biên soạn bởi nhiều tác giả và trình bày theo thứ tự từ các vấn đề Phật học căn bản cho đến các chủ đề giáo lý chuyên sâu, nhằm giúp người học có một số kiến thức cơ bản về Phật giáo. Trong tập sách đầu tiên này, chúng tôi in lại các bài giảng của chương trình PHHT năm thứ nhất (1998-1999) đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ, thành một tuyển tập. Hy vọng tuyển tập này sẽ giúp quý độc giả trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về những giáo lý Phật học. Ban Biên Soạn Chương trình Phật học Hàm thụ
08/04/2013(Xem: 36994)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
08/04/2013(Xem: 10438)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 20688)
Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chữ nghiệp trong ...
08/04/2013(Xem: 18429)
Quyển Kinh Lời Vàng này nguyên danh là " Phật Giáo Thánh Kinh " do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa). Nữ Phật tử đã dày công trích yếu trong ba Tạng giáo điển: Kinh, Luật, Luận, những đoạn cốt yếu cao siêu, thích ứng, thiết thực, rõ ràng và dễ hiểu.
08/04/2013(Xem: 5995)
Quý vị biết không, gần đây có nhiều người đến khuyên tôi thế nầy: “Thầy ơi, lúc nầy Thầy cứ tu đi thì mọi việc sẽ tốt đẹp, Thầy đừng làm chi hết, bởi vì Thầy có làm chi thì sẽ đụng tới...
08/04/2013(Xem: 27910)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com