Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Thấy Tánh Thành Phật

09/05/201111:33(Xem: 3357)
2. Thấy Tánh Thành Phật

THIỀN LÀ GÌ?
Thích Thông Huệ
Nhà xuất bản Phương Đông TP. HCM 2002

CHƯƠNG BỐN: THUẬT TÁC ĐỘNG THẲNG

II. THẤY TÁNH THÀNH PHẬT

Lục Tổ chủ trương “Chỉ luận kiến tánh”.Nhà Thiền đề cao, kiến tánh là điều kiện tiên quyết để vào Đạo. Có thể nói, sinh mạng của Thiền là khai ngộ, vì nếu chưa một lần mở mắt trí tuệ thì trong đời tu, có thể gặp nhiều chướng duyên phiền não khó lòng vượt qua nổi. Trong tứ quả Thanh Văn, địa vị thấp nhất là Tu-đà-hoàn, cũng phải kiến đạo mới bước vào dòng Thánh, chỉ còn bảy lần sinh tử rồi không còn trở lui cảnh giới lục đạo. Theo Giáo môn, Bồ tát Sơ địa là quả vị đạt chân tâm thường trụ, không bao giờ thối chuyển. Nhà Thiền cũng tương tự, hành giả đã kiến tánh tức đủ chánh nhân thành Phật. Đối với các vị, “ngộ” là con đường trực tiếp để đưa các vị đến cảnh giới vút cao của tâm linh, là một cuộc cách mạng từ đời sống nội tâm. Giác ngộ tột cùng là cuộc cách mạng toàn triệt, vị ấy sẽ tự biết tạo sinh kế cho riêng mình, không ai ảnh hưởng khuynh loát được họ. Họ biết sống và làm việc thế nào để tự lợi và lợi tha. Họ hướng dẫn người khác bằng kinh nghiệm tự thân, nên không theo một khuôn mẫu nào cố định. Người con lúc trưởng thành không còn nhờ vã cha mẹ mà tự lo lấy cuộc sống cho mình, người học trò giỏi cũng như vậy. Họ không rập khuôn theo thầy mà biết đưa con đường thầy vạch ra đến mục tiêu xa hơn. Tự họ sẽ vươn lên và vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Tự họ sẽ mở ra những cuộc phiêu lưu thầm lặng, và đó chính là điều kiện giúp họ luôn sống trong thế giới sáng tạo của riêng mình. Phát minh sáng tạo là sức sống và đặc chất của Thiền. Một Thiền giả có óc sáng tạo không bao giờ đi theo lối mòn của truyền thống. Họ có khả năng tư duy độc lập, và bằng kinh nghiệm kiến chiếu và tiềm năng thiên tư, họ làm phong phú thêm truyền thống ấy.

Hermann Hesse trong Câu chuyện dòng sông đã đưa hình tượng một Tất Đạt Đa có thể biểu trưng cho loại người phiêu lưu sáng tạo này. Chàng đã đến với Cồ Đàm, Bậc giác ngộ, nhưng không dừng lại ở đó để tìm chân lý, vì chàng biết rằng: “Không ai tìm được giải thoát qua những lời chỉ giáo. Lời chỉ giáo của Đấng Giác ngộ bao hàm rất nhiều điều, nhưng có một điều mà giáo lý sáng sủa và giá trị ấy không chứa đựng. Đó là những gì huyền bí mà Đấng Giác ngộ đã chứng nghiệm”. Vì không tìm được giải thoát qua lời dạy, nên Tất Đạt phải lao vào cuộc đời, học tất cả những lạc thú và khổ đau trần thế, trải qua bao nhiêu bài học về sự điên rồ của một cuộc đời vô vị trống rỗng. Cuối cùng, trong tiếng OM của dòng sông, chàng đi vào chiều sâu thăm thẳm của chính tâm hồn mình để trực nhận con người hằng hữu. Từ đó, chàng nhận ra, trong từng tảng đá, từng đóa hoa dại..., nơi nào cũng hiển hiện pháp thân thường trụ. Đây là ý nghĩa của hoa sen mọc từ vũng bùn rồi nở hoa giữa hư không, của Niết-bàn trong trần gian khổ ải.

Nhưng có khi nào chúng ta thắc mắc: “Tánh là gì? Vì sao kiến tánh được xem là mục tiêu tối hậu của đời tu?”. Đức Phật trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp tu Bồ-tát hạnh hành Bồ-tát đạo, đến khi tự giác - giác tha - giác hạnh viên mãn mới thành Phật. Nay nhà Thiền lại nói: “Kiến tánh thành Phật” thì quả là khó tin khó nghĩ. Chúng ta phải hiểu những vấn đề này như thế nào?

Nếu có người hỏi:“Nước là gì?”,ta phải trả lời sao cho đúng? Nước là biển hay là sông, là ly nước ta đang cầm hay cái hồ trước mặt? Nếu cho nước một hình tướng của sông của biển, ta đã giới hạn một pháp không thể giới hạn. Mặt khác, dòng sông đang trôi chảy, ta không thể xác định điểm nào là sông, cũng không nên chận đứng dòng sông để tìm bản chất của nước. Tánh cũng như thế, không có hình thức nên không bị sinh diệt, nhưng không thể tìm tánh ở ngoài sự lưu nhuận sinh diệt.

Một ví dụ khác, một bó hoa có nhiều bông hoa, mỗi bông hoa có hình dạng và màu sắc khác nhau. Nhưng chúng có một điểm chung nhất: Tất cả đều do các duyên tụ hợp. Chúng do duyên hợp nên bình đẳng ở thể tánh không. Tuy thể tánh không nhưng tùy duyên mà có dạng sắc khác nhau. Tánh là bình đẳng, không phức tạp đa thù, nhưng rời cái đa thù phức tạp thì không thể thấy tánh. Đối với các pháp, chúng ta hay phân tâm trên nó, do ý thức phát sinh nhiều vọng tưởng điên đảo, nên không thấy được Bình đẳng tánhcủa chúng. Lại nữa, nếu chúng ta quán chiếu các pháp mong thấy được tự thể không, đó là ta đã đặt tâm năng quántrên cảnh sở quán,không thể nhận chân được sự thật. Tâm năng quán và cảnh sở quán đều thuộc về tánh, nhưng nếu phân ranh cái này với cái kia, dùng năng quán sở, thì đã xa tánh muôn trùng! Khi tâm ta hoàn toàn thanh tịnh rỗng rang, không có một niệm khởi mà vẫn biết rõ ràng các pháp, tự nhiên tánh hiện bày, chưa từng thiếu vắng.

Như vậy, tánh là bình đẳng nhất như, là năng lực sống lặng lẽ mà hằng tri, là suối nguồn linh động trôi chảy trong vạn pháp. Toàn bộ vũ trụ đều không ngoài tánh. Ứùng dụng vào thế gian sinh diệt là diệu dụng, là phần nổi của tánh, cũng như những đợt sóng trên mặt đại dương. Nhưng ngay trong tự thân của biển, dù có những khi biển động, vẫn là sự bình ổn, vẫn là trật tự nhất định, cũng như thể tánh vốn thanh tịnh như như. Chúng sanh lăn lộn trong sáu đường, lúc mang hình thức này, khi có bộ mặt khác, nhưng tựu trung đều là thể tánh thanh tịnh này.

Thấu triệt rằng, tất cả các pháp dù biến chuyển cách mấy cũng không ra khỏi cội nguồn nguyên thủy bất di dịch, nên Thiền tông chủ trương ngay nơi động mà khai tâm. Chủ động khai tâm là diệu thuật được Đức Phật sử dụng lần đầu nơi hội Linh Sơn. Hoa lưu động khẩu ưng trường tại. Một cành sen đưa lên, cả hội chúng ngơ ngác, chỉ riêng Ngài Ca Diếp mỉm cười ! Nụ cười biểu hiện một thực tại vĩnh hằng - không có gì đã là, không có gì sẽ là, muôn pháp đều thực tại, hiện hữu nơi đương xứ. Tâm Phật và tâm Ngài tương ứng, nên Phật truyền trao tâm ấn.Tâm truyền tâm không phải là có một cái tâm của thầy truyền qua tâm trò, mà có nghĩa là truyền riêng ngoài giáo, thầy dùng diệu thuật ngoài kinh điển chữ nghĩa chỉ thẳng cho trò nhận ra tự tánh hằng tri hằng giác của mình. Khi trò có trình độ tâm linh tương ứng với thầy, cái thấy của thầy và trò không khác, thầy liền ấn chứng. Đây là ý nghĩa của từ “truyền tâm ấn”trong nhà Thiền.

Tóm lại, như tất cả đợt sóng trên biển đều là nước, Thánh hay phàm cũng cùng một mảnh đất tâm mà lưu xuất. Quên bản tâm chạy theo vọng tưởng, mải mê tạo nghiệp là chúng sinh; nhớ lại bản tâm và hằng sống với nó là giải thoát, là Phật Bồ tát. Nói khác đi, mê tự tánh là chúng sinh, thấy tánh là Phật. Như vậy, Thánh và Phàm, Phật và chúng sinh cách nhau bao xa? - Chỉ khác nhau ở chỗ nhớ hay quên tự tánh. Do đó, thấy bản tánh hằng hữu là chánh nhân thành Phật; hành giả nỗ lực gột sạch tập khí, bào mòn bản ngã, dứt khoát thành tựu Phật quả không nghi. Câu kệ “Thấy tánh thành Phật” quả thật không có gì quá đáng, chỉ vì hiểu sai ý của người xưa nên có sự tranh luận phản bác mà thôi.

Một điều chúng ta cần hiểu rõ, đó là điểm khác nhau cơ bản trong hai pháp Thiền: Pháp thứ nhất chủ trương chận đứng mọi hoạt động tâm lý, quét sạch mọi vọng niệm, tìm sự thanh tịnh lặng lẽ và an thân lập mạng ở đó. Phương pháp này thích hợp với nhiều người, nhất là trong thời đại công nghiệp hiện đại tiến đến nền kinh tế hậu công nghiệp, trong đó tiềm lực trí tuệ đóng vai trò một thứ hàng hóa. Con người mãi quay cuồng và bị lôi kéo theo đà phát triển vật chất, từ đó gặp nhiều phiền não và bất như ý trong cuộc sống. Vì thế, họ muốn dẹp trừ vọng tưởng để có sự bình ổn nội tâm, cuối cùng đạt đến mức vắng lặng an nhiên. Lối tu này giúp con người trở nên thánh thiện, nhưng là trạng thái si định, ít có trí tuệ nên dễ đưa đến thiên chấp cực đoan. Pháp Thiền thứ hai tức Thiền Đốn ngộ, xem Thiền như một phương tiện giúp hành giả nhận ra bản tâm. Lúc đầu do còn đa niệm, hành giả phải buông bỏ vọng tưởng, nhưng xem sự ức chế này như một cách để thấy được lẽ thật. Sau khi thấy lẽ thật rồi thì không đặt vấn đề vọng hay chơn nữa, vì cả hai đều cùng một thể tánh, luân phiên đắp đổi cho nhau. Cũng như một kẻ tội đồ, không phải đang tiến hóa trên đường trở thành Phật, mà Đức Phật tiềm năng đã sẵn có trong anh ta từ thuở nào. Thế giới này không phải bất toàn và đang từ từ chuyển đổi để đạt đến toàn thiện, mà trong từng phút giây nó đã hoàn hảo. Thiền giả khi có cái nhìn thấu thể vào tận cùng uyên nguyên của cuộc sống, sẽ thấy trong các pháp vô thường đã có sẵn cái chân thường, trong sinh diệt đã có sự sống vĩnh cửu. Đây là nét độc đáo của Thiền Đốn-ngộ mà ít người chấp nhận được. Nhưng nếu ai có thể thưởng ngoạn nét đẹp này, sẽ tiến rất nhanh trên đường đạo. Vì vậy có thể nói, Thiền Đốn-ngộ là đường thẳng tắp chim bay, là tinh ba của Đạo, là đóa kỳ hoa cuối cùng trên cây Phật giáo.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2012(Xem: 5247)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
17/02/2012(Xem: 4744)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
17/02/2012(Xem: 4476)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
16/02/2012(Xem: 16215)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 14385)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
06/02/2012(Xem: 4488)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃ mà đức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Nói đến Thiền người ta thường nghĩ đến một cách tu củaPhật giáo, như hình ảnh ngồi xếp bàn, yên tĩnh của các nhà sư. Gần đây Thiền đã trở nên một vấn đề phổ biếntrong dân gian. Người ta thấy có thiềnYoga, thiền xuất hồn của ông Lương sĩ Hằng, thiền Quán Âm của Sư Cô Thanh Hải,v.v., rồi chính ngay trong đạo Phậtngười Phật tử cũng phân vân với vô số phương pháp thiền: Thiền công án, Tổ sư thiền, Như Lai thiền,Thiền Minh Sát, Thiền với nhiều đề mục khác nhau. Kinh Lăng Nghiêm có bàn đến thiền với đề mụcQuán Âm nhưng khác với thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải như thế nào?
01/02/2012(Xem: 15050)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
31/01/2012(Xem: 11991)
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là hành Chánh Niệm. Kinh nghiệm hành thiền và học thiền của tôi rất giới hạn gồm có thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw,(Thiền sư U Pandita, Thiền Sư Khippapanno). Gần đây tôi có được cơ hội học được phương pháp Niệm Cảm Thọ của Thiền Sư Cư sĩ S.N. Goenka. Duyên may đưa đến nămnay tôi được đi học thiền "Niệm Tâm" ở thiền viện của Cố Hòa ThượngThiền Sư Shwe Oo Min, Miến Điện... Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
31/01/2012(Xem: 6822)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
22/01/2012(Xem: 4891)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]