Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Ý nghĩa trong sự tu hành

09/05/201111:33(Xem: 3150)
3. Ý nghĩa trong sự tu hành

THIỀN LÀ GÌ?
Thích Thông Huệ
Nhà xuất bản Phương Đông TP. HCM 2002

CHƯƠNG HAI: NHƯ HUYỄN

III. Ý NGHĨA TRONG STU HÀNH

Một Thiền sinh sau giờ tọa thiền, bạch cùng sư phụ: “Hôm nay con thy rng rang tti.Vị Thiền sư trả lời: “Ri nó squa đi!. Ngày kế, trò lại trình Thầy: “Hôm nay con li thy nng nmt mi”.Thầy bảo:“Ri nósqua đi!. Thiền sư đang khai thị chân lý cho trò: Tất cả các pháp, dù pháp thế gian hay xuất thế gian, cũng đều qua đi, như dòng sông luôn luôn trôi chảy không dừng. Thấy rõ các pháp là huyễn, không có gì vĩnh viễn thường trụ, chúng ta không ước ao thân mình luôn mạnh khỏe, hoàn cảnh luôn thuận lợi đối với mình. Bằng tinh thần lực chế ngự mọi đau khổ bất an, ta sẽ tích cực sống và làm việc vì mình, vì người.

Tánh Không là nền tảng mọi hoạt động của các pháp; nhờ Không, các pháp trở nên linh động. Từ Không biểu hiện Sắc, lúc tan hoại thì Sắc trở về Không. Sắc là do duyên mà có nên lệ thuộc vào duyên, Không là tự tánh nên hoàn toàn độc lập. Sắc là hiện tượng có sanh diệt, Không là bản chất thường hằng. Hiện tượng là biểu tướng không thật nên Sc tc Không, còn Không là thể tánh chân thật nên Không tức Sắc. Đây là ý nghĩa của Tánh-tướng bt nh, Lý-svôngi.

Quán triệt được điều này, chúng ta mới thấu rõ tinh thần Đương thtc không- ngay có mà nhận ra không, từ không mà biểu hiện có. Không là nguồn cội của vũ trụ, vũ trụ tuy Huyn nhưng nguồn cội Không ấy là Như, nên gọi là Như-Huyn. Kinh Pháp-Hoa dùng một hình ảnh thật đẹp biểu trưng người đã thấu triệt “nhất thiết pháp không”: hình ảnh ngồi tòa Như-Lai. Do bản thể các pháp vốn không, nên chúng dung thông vô ngại. Phàm phu do tâm chấp trước các pháp là thật có, nên thấy chúng ngăn ngại lẫn nhau, đặc biệt đối với các vật thể rắn: thân người không thể đi xuyên qua vách đá, hòn gạch ném vào tường liền bị dội lại... Đức Phật dạy, do tâm chấp trước kiên cố nên các pháp biểu hiện thành chất rắn, do tâm sân hận nên sanh có lửa, do tâm tham ái nên có nước, do tâm dao động nên sanh ra gió. Tâm bên trong như thế nào thì biểu hiện các pháp bên ngoài thế ấy. Đối với các bậc ngộ đạo, lậu hoặc đã dứt, đã đạt lý tánh tuyệt đối, các vị có thể tùy ý thi triển thần thông, vì các pháp không còn ngăn ngại lẫn nhau. Đây là tư tưởng vút cao trong kinh Hoa-Nghiêm: Sự-sự vô ngại hay Pháp giới dung thông. Tư tưởng này làm sáng tỏ thêm lý Như-Huyễn, vì các pháp như huyễn nên thật sự không có ranh giới chướng ngại.

Một linh hồn gõ cửa Thượng-Đế xin vào ở chung. Thượng-Đế từ trong hỏi vọng ra:

- Ai đó?

Linh hồn trả lời:

- Tôi.

- Tôi là ai ?

- Tôi là tôi.

Vì “tôi là tôi” nên không có đủ chỗ cho linh hồn. Trở về tu luyện một thời gian thật lâu, lần này khi nghe hỏi: “Tôi là ai ?”, linh hồn trả lời:

- Tôi là Thượng-Đế.

Do linh hồn trở thành mtvới Thượng-Đế, nên trên thiên đàng có thể dung được anh ta. Tương tự như thế, khi nào ta niệm Phật mà thấy mình và Ngài là một, thì tâm ta mới tương ứng với tâm của các Ngài. Điều đó có nghĩa là, khi thấu rõ tự tánh các pháp đều không, tất cả đều như huyễn, cái ngã tiêu dung, thì tự nhiên ta thể nhập vào quỹ đạo của chư Phật Bồ-tát. Lúc ấy:

Năng lsltánh không tch

Cm ng đạo giao nan tưnghì.

Cả người lễ (năng) và chư Phật (sở) tánh đều không, khi ấy sự tương cảm tương ứng thật không thể nghĩ bàn!

Trên thực tế, ý thức chấp ngã vừa mãnh liệt vừa thâm sâu. Phân bit ngãchp là dạng thô phù dễ thấy, tuy mạnh mẽ nhưng có thể nhận diện và giải trừ; còn Câu sanh ngã chp là dạng vi tế ẩn tàng tùy miên (ngủ ngầm), mà người có công phu sâu dày miên mật mới khám phá nổi. Như thế mới biết việc tu hành thật gian nan tinh tế, đòi hỏi ý chí, nghị lực và lòng kiên nhẫn vô bờ, chứ không phải một sớm một chiều mà thu được kết quả lớn như nhiều người lầm tưởng. Nhưng một khi sự chấp ngã tiêu dung, ta sẽ có sức mạnh tinh thần rất lớn để sống và làm việc. Ta sẽ vượt qua mọi chướng duyên nơi thân tâm và cảnh, thường độc hành độc bộ mà không điều gì không biết, không việc gì không làm để tròn bản nguyện tự lợi lợi tha.

Sau đây là bài kệ của Thiền sư Vạn Hạnh:

Thân nhưđin nh hu hoàn vô

Vn mc xuân vinh thu hu khô

Nhm vn thnh suy vôbúy

Thnh suy nhưltho đầu phô.

Tạm dịch:

Thân nhưbóng chp cóhoàn không

Cxuân tươi tt thu héo nng

Mc cuc thnh suy không shãi

Thnh suy nhưcgit sương đông.

Thân như ánh chớp lóe lên rồi tắt, sống trên đời vài mươi năm rồi lại ra đi. Nht tc bt hi thiên thu vĩnh bit, mạng sống chỉ trong hơi thở, một hơi thở ra không hít vào là từ giã cuộc đời. Vạn vật bên ngoài cũng vô thường như thế, xuân đến trăm hoa đua nở, mùa thu đã tàn tạ héo úa rồi. Không những vô thường theo năm tháng, mà trong từng sát-na, các pháp luôn thay đổi chuyển dịch. Không những cõi Người bị vô thường chi phối, mà cả sáu cõi ba đường đều sinh sinh diệt diệt không dừng nghỉ. Hiểu rõ vô thường là quy luật tất yếu của cuộc sống, người tu không còn động tâm trước cảnh thăng trầm thịnh suy, vì tất cả chỉ như giọt sương trên lá. Các Thiền sư tự tại trước sinh tử, xem như đắp chăn đông cởi áo hạ, chính vì thẩm thấu đến tột cùng lý Vô thường; và cũng vì các Ngài thấy rõ, trong vô thường biến động có cái chân thường bất biến, tuy các pháp là huyễn mà luôn ở trong Như.

Thật ra, lý Như-Huyễn Phật dạy rất sâu mầu, không thể chỉ vận dụng tư duy mà hiểu thấu. Nhờ công phu Thiền tập, quán chiếu sự duyên sinh, vô thường và tự tánh Không của thân tâm cảnh, dần dần ta mới có thể hội được đôi phần. Một người mắt nhặm, nhìn ra nắng thấy hoa đốm loạn xạ trong hư không. Hoa đốm thật có hay thật không? - Do mắt nhặm nên cho là có sanh ra, thật sự chỉ là huyễn sanh. Vì huyễn sanh nên huyễn diệt. Năm uẩn của con người và mọi pháp trong vũ trụ cũng như vậy. Chính lý trùng trùng duyên khởi của Hoa-Nghiêm cho ta thấy sự sinh khởi và hoại diệt huyễn mộng của pháp giới. Sự giả huyễn này là vô cùng vô tận, sinh sinh hóa hóa không có ngày cùng.

Lại nữa, nhờ quán sát kỹ mọi pháp hữu vi đều là mộng huyễn, là bóng bọt, là sương mù điện chớp, như lời Phật dạy trong kinh Kim Cang, ta mới lần lần cảm nhận sự hư ảo bất thực của chúng. Khi đọc kinh hay nghe giảng, chúng ta dễ dàng hiểu ý Phật Tổ muốn chỉ dạy điều gì, ngay cả những điều khó tin khó hiểu. Tuy nhiên, từ hiểu biết đến hành trì có kết quả là một chặng đường rất dài và rất đỗi gian nan. Chưa nói đến từng sát-na sinh diệt của tâm mà chỉ Phật trí mới thấu suốt, đối với những niệm vi tế, nếu không có sự tỉnh giác thường trực thì ta cũng đã bị chúng dẫn lôi rồi. Đây là lý do khiến chúng ta phải miên mật công phu, theo dõi từng biến chuyển của thân tâm, nhận diện và vô hiệu hóa chúng bằng chánh niệm.

Tiến thêm một bước, hành giả nên tự hỏi rằng: “Thân tâm cnh đều làpháp huyn, vy các pháp huyn này ly gìlàm chsquy?- Chỗ sở quy ấy là bản tâm chân thật bất sanh bất diệt của chính mình. Bản tâm ấy là tự thể của mọi huyễn thân, huyễn tâm và huyễn cảnh, nên các pháp tuy huyễn mà vẫn ở trong Như tánh. Chỉ khi nào hành giả ở trong trạng thái vô tâm hoặc trong Như-Huyễn tam-muội, mới hoàn toàn quán triệt lý Như-Huyễn. Và chính Như-Huyễn tam-muội là phương tiện thù thắng để hành giả trực nhận bản tâm. Do đó, tu là phải khéo ở trong Huyễn mà nhận ra Như, từ đó phát khởi đại nguyện Như-huyễn, vận dụng thân tâm Như-huyễn, thi thiết mọi phương tiện Như-huyễn, độ tận chúng sanh Như-huyễn. Và cuối cùng, thành Phật Như-huyễn, an trú trong Niết-bàn Như-huyễn. Thế gian đã huyễn mộng thì Niết-bàn thật có được sao ?

Chương Phổ-Hiền trong kinh Viên-Giác, Đức Phật dạy rất kỹ về lý Như-Huyễn, trong đó có hai cách tu tùy trình độ căn cơ của hành giả:

Đối với bậc thượng căn đốn ngộ, bằng trực giác Bát-Nhã, các Ngài nhận ra các pháp đều huyễn, tức thì lìa huyễn mà không kinh qua thứ lớp tu tập. Lìa các pháp huyễn nhưng không sanh tâm trên nó, ngay đó là giác chứ không theo cấp bậc (Tri huyn tc ly bt tác phương tin, Ly huyn tc giác dic vôtim th). Khi biết rõ ràng các pháp mà nội tâm vẫn bất động, đây là cái Biết của tự tánh. Biết huyễn tức lìa huyễn, lìa huyễn liền là Giác.

Đối với chúng sanh căn cơ bậc trung và hạ, Đức Phật từ bi lập bày phương tiện tiệm thứ, phá hết lớp này đến lớp khác cho đến tận cùng gốc rễ chấp trước của chúng sanh: Sáu căn là huyễn, sáu trần là huyễn, thức tâm phân biệt cũng là huyễn nên phải xa lìa: đây là giai đoạn thứ nhất. Đến cái tâm biết về sự xa lìa này vẫn là huyễn, cũng phải xa lìa: đây là giai đoạn thứ hai. Giai đoạn thứ ba, Phật gọi là “lìa cái xa lìa huyn”, tức niệm vi tế về cái tâm xa lìa này, cũng còn là huyễn, do vậy cũng phải buông sạch. Các huyễn diệt hết, hành giả bặt hết vọng niệm, từ thô đến tế, nhưng không rơi vào trạng thái ngoan không, mà cái “liu liu thường trirõ ràng hiện bày, như mây tan trăng hiện. Lúc này, hành giả an nhiên tự tại trong dòng đời, làm ngược làm xuôi không xa rời tự tánh, dạo chơi các cõi mà vẫn ở trong chánh định. Tế-Điên Hòa-thượng nửa thực nửa hư là hình ảnh sống động của một người đạt đạo, thanh thản vân du đây đó, tùy duyên hóa độ chúng sanh:

Người bo Ngài điên, Ngài chng điên

Đói đến thìăn, mt nglin

Hóa độchúng sanh phin não dt

Đường trn thanh thn bước thn tiên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2012(Xem: 4280)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
17/02/2012(Xem: 4028)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
16/02/2012(Xem: 13516)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 12803)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
06/02/2012(Xem: 4052)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃ mà đức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Nói đến Thiền người ta thường nghĩ đến một cách tu củaPhật giáo, như hình ảnh ngồi xếp bàn, yên tĩnh của các nhà sư. Gần đây Thiền đã trở nên một vấn đề phổ biếntrong dân gian. Người ta thấy có thiềnYoga, thiền xuất hồn của ông Lương sĩ Hằng, thiền Quán Âm của Sư Cô Thanh Hải,v.v., rồi chính ngay trong đạo Phậtngười Phật tử cũng phân vân với vô số phương pháp thiền: Thiền công án, Tổ sư thiền, Như Lai thiền,Thiền Minh Sát, Thiền với nhiều đề mục khác nhau. Kinh Lăng Nghiêm có bàn đến thiền với đề mụcQuán Âm nhưng khác với thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải như thế nào?
01/02/2012(Xem: 13143)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
31/01/2012(Xem: 10950)
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là hành Chánh Niệm. Kinh nghiệm hành thiền và học thiền của tôi rất giới hạn gồm có thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw,(Thiền sư U Pandita, Thiền Sư Khippapanno). Gần đây tôi có được cơ hội học được phương pháp Niệm Cảm Thọ của Thiền Sư Cư sĩ S.N. Goenka. Duyên may đưa đến nămnay tôi được đi học thiền "Niệm Tâm" ở thiền viện của Cố Hòa ThượngThiền Sư Shwe Oo Min, Miến Điện... Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
31/01/2012(Xem: 6267)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
22/01/2012(Xem: 4367)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
22/01/2012(Xem: 4830)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567