Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm

09/02/201114:37(Xem: 7302)
52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

52. THIỀN VÀ TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

Mục đích tối thượng của người tu thiền là gì? Có phải là giác ngộ và giải thoát rốt ráo không? Vâng, đúng vậy, mục đích của người tu thiền là giác ngộ và giải thoát một cách rốt ráo. Nếu với mục đích tối thượng ấy thì người tu thiền có liên hệ gì với tứ vô lượng tâm ?

Trước tiên là Từ Vô Lượng Tâm. Từ vô lượng tâm là gì? Từ vô lượng tâm không phải là cái lòng thương yêu quyến luyến của phàm phu, mà là một tình yêu phát xuất từ lòng đại từ, mẩn chúng; muốn chúng sanh xa gần đều được an lạc và hạnh phúc. Người tu thiền mà không có lòng Từ thì sẽ chẳng những không có lòng thương xót chúng sanh, mà còn vướng mắc cái ích kỷ, bỏn xẻn, nhỏ nhen nữa là khác.

Kế tiếp là Bi Vô Lượng Tâm là cái lòng thương xót mọi loài đang bị đau khổ. Vì lòng thương xót ấy mà người tu thiền nguyện sẽ không sát hại một chúng sanh nào. Vì cái lòng thương xót nầy mà người tu thiền xem tất cả những sinh vật nhỏ bé khác như những người anh em lạc loài. Nếu không giúp được thì thôi, chứ không đành lòng giết chúng để ăn thịt. Người tu thiền mà có được cái bi vô lượng tâm nầy thì lúc nào cũng muốn làm vơi đi những nỗi đau khổ phiền não của người khác.

Vô lượng tâm thứ ba là Hỷ Vô Lượng Tâm. Hỷ có nghĩa là vui mừng với mình và với người. Thói thường, thấy người giàu có và hạnh phúc, ta như ganh tị; thấy người vui, ta như xốn xan. Tuy nhiên, với Hỷ vô lượng tâm, thấy người an lạc là ta an lạc; thấy người hạnh phúc là ta hạnh phúc. Một cái tâm như vậy thì việc sáng tỏa trí huệ chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Vô Lượng Tâm cuối cùng là Xả vô lượng tâm. Người với xả vô lượng tâm thì không còn bị những thăng trầm chi phối nữa. Đối với họ, những thăng trầm và buồn vui của cuộc đời chỉ là gió thoảng mây bay mà thôi, không có quan hệ gì. Người tu thiền mà thiếu Xả Vô Lượng Tâm thì không bao giờ buông bỏ được cái gì cả. Mua vốn một, bán ra năm, sáu. Trong trương mục có chín ngàn thì ráng tìm thêm một ngàn nữa cho chẳn chục, chứ đời nào chịu ngồi yên. Cứ như thế mà hết ngày dài rồi lại đêm thâu; họ đi từ nơi nầy đến nơi khác để gom góp. Một mình gom góp không vừa lòng, bèn rủ cha, mẹ, vợ con, bà con dòng họ cùng đi gom góp. Cái tâm như vậy đó mà biểu định thì định làm sao cho vô ! Cái tâm như vậy đó mà biểu phát trí huệ thì làm sao mà phát !

Tóm lại, người Phật tử hành thiền nên luôn nhớ bốn cái vô lượng tâm không thể thiếu một. Có thể vì mới tu nên một trong những vô lượng tâm chưa được phát triển đầy đủ, chứ không thể nào không có; vì nếu như thiếu mất một trong bốn vô lượng tâm thì nào có khác chi chiếc ghế bốn chân mà mất một, còn lại ba; đâu có được sự thăng bằng. Sự giác ngộ và giải thoát cũng thế; nếu thiếu mất đi một Vô Lượng Tâm trong Thiền quán thì cuộc tu tập sẽ trở nên chẳng những vô bổ, mà còn lãng phí đi thì giờ nữa.

 

 


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2012(Xem: 4357)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
17/02/2012(Xem: 4112)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
16/02/2012(Xem: 13835)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 13045)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
06/02/2012(Xem: 4136)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃ mà đức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Nói đến Thiền người ta thường nghĩ đến một cách tu củaPhật giáo, như hình ảnh ngồi xếp bàn, yên tĩnh của các nhà sư. Gần đây Thiền đã trở nên một vấn đề phổ biếntrong dân gian. Người ta thấy có thiềnYoga, thiền xuất hồn của ông Lương sĩ Hằng, thiền Quán Âm của Sư Cô Thanh Hải,v.v., rồi chính ngay trong đạo Phậtngười Phật tử cũng phân vân với vô số phương pháp thiền: Thiền công án, Tổ sư thiền, Như Lai thiền,Thiền Minh Sát, Thiền với nhiều đề mục khác nhau. Kinh Lăng Nghiêm có bàn đến thiền với đề mụcQuán Âm nhưng khác với thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải như thế nào?
01/02/2012(Xem: 13346)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
31/01/2012(Xem: 11097)
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là hành Chánh Niệm. Kinh nghiệm hành thiền và học thiền của tôi rất giới hạn gồm có thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw,(Thiền sư U Pandita, Thiền Sư Khippapanno). Gần đây tôi có được cơ hội học được phương pháp Niệm Cảm Thọ của Thiền Sư Cư sĩ S.N. Goenka. Duyên may đưa đến nămnay tôi được đi học thiền "Niệm Tâm" ở thiền viện của Cố Hòa ThượngThiền Sư Shwe Oo Min, Miến Điện... Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
31/01/2012(Xem: 6362)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
22/01/2012(Xem: 4446)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
22/01/2012(Xem: 4919)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567