Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Thiền Và Giác Ngộ

09/02/201114:37(Xem: 8359)
27. Thiền Và Giác Ngộ

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

27. THIỀN VÀ GIÁC NGỘ

Chúng ta đang sống trong một thế giới văn minh vật chất, không nhiều thì ít, chúng ta cũng bị quay cuồng trong đó. Chính vì vậy mà tu trì khó định; khó định vì thân còn quá nhiều chướng ngại, khó dứt bỏ được. Không bỏ những chướng ngại nầy thì làm sao vào được định cảnh? Tại sao chúng ta lại có quá nhiều chướng ngại? Thử nhìn lại chính mình xem thì mình sẽ thấy rằng ngày qua ngày chúng ta đã từng sống như những người còn mê ngủ; có khi hoàn toàn vô ý thức về những chuyện mình làm và những sự việc xãy ra quanh ta. Có lúc ta lái xe ra phố, có thể ta không hề hay biết chuyện ta đang làm, rồi đột nhiên thấy mình tới nơi. Tới nơi mà không hề biết rằng mình đã trải qua những gì? Đã thấy những gì? Hoặc đã nghe những gì trên đường đi. Cứ như thế, lâu ngày thành thói quen; ta cứ hành động mà không cần phải nhận thức về hành động của ta. Cuộc đời ta cũng vì thế mà trôũ thành một thói quen: sống một cách vô hồn, vô tâm; sống chỉ vì ta, hoặc sống một cách mê muội.

Cái chuyện mà Đức Phật ngồi dưới cội Bồ Đề bốn mươi chín ngày đêm đó đâu phải cho Ngài; Ngài đâu cần thêm cái 49 ngày đó. Tuy nhiên, Ngài muốn vẽ lại hình ảnh một lưỡi gươm của trí huệ Bát Nhã, Ngài muốn cho chúng sanh thấy rằng chỉ có tọa thiền và định tỉnh lại thì lưỡi gươm trí huệ mới đến được với ta; nhờ đó mà ta mới chặt đứt được bức màn vô minh. Chính lưỡi gươm của trí huệ Bát Nhã đã chỉ cho ta những chỗ sai lầm và nhận ra điều chân thật. Chỉ cần ánh sáng lóe của lưỡi gươm Bát Nhã cũng đủ soi phá vô minh và phá tan cái chấp ngã mê dại của ta. Chúng ta đã vì mê lầm mà chấp tứ đại là ta; đồ vay mượn mà cũng cho là của ta, tới chừng bị đòi lại thì lấy làm đau khổ và phiền não. Đất, nước, lửa, gió... có thứ nào là của ta đâu ? Không khí khi còn ở ngoài là của vũ trụ, của thiên nhiên; thế mà vừa hít vào thì lại cho là hơi thở của chính mình. Chỉ là mượn thôi; mượn vào chưa đầy ba mươi giây là phải trả rồi. Trí huệ Bát Nhã chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng, chứ không được hồ đồ nhận bừa, nhận càng càng như vậy. Chuyện suy tưởng cũng vậy; ta cứ cho là ta nghĩ tưởng, ta suy tư, ta phân biệt cảm thọ... Song sự suy tư, phân biệt và cảm thọ ấy theo khoa học mỗi này có đến sáu mươi chín ngàn (69.000) cái khác nhau, đến và đi trong ta, như vậy cái nào là của ta ? Chẳng lẽ có đến sáu mươi chín ngàn (69.000) cái ta khác nhau ư ? Nếu ta cứ nhận bừa sáu mươi chín ngàn (69.000) ông chủ thì quả là một sự hổn độn vô cùng tận trong ta. Cái mờ mờ ảo ảo thì lại cho là ta, còn cái thực tại của mình thì tự mình phủ nhận, như vậy có trớ trêu lắm không ? Đức Phật đã ngồi thiền ngay dưới cội Bồ Đề và đã dùng trí huệ Bát Nhã để nhận thức rõ ràng những tướng trạng hư ảo. Ngài đã khẳng định rằng những tướng trạng là những cái không thật, không phải, nên Ngài quyết không nhận chúng, thế là Ngài giải thoát. Còn chúng ta, những đứa con Phật, phải làm sao đây ? Còn chần chờ gì nữa; là con Phật thì phải giống Phật chớ. Phải luôn nhớ những tướng trạng là không thật, nên ta không nhận chúng là của ta, mà cũng không chạy theo chúng.

Tóm lại, chính Đức Phật, một thiền sư vĩ đại, một thiền sư không tiền khoáng hậu, đã vạch rõ cho chúng ta, đã vẽ lại trên nền trời Népal, ngay dưới cội Bồ Đề một hình ảnh của một con người biết trở về với thực tại, biết sống tỉnh thức, và biết tự thân thực chứng để đi đến giác ngộ. Ngài đã làm thế để chỉ cho chúng ta thấy rằng thân nầy có tướng mạo, có sanh diệt nên thuộc vô thường. Tâm nầy tuy không có tướng mạo, song trạng thái luôn thay đổi, luôn sanh diệt, cũng thuộc vô thường. Niệm niệm đều hư ảo, cả ác lẫn thiện đều hư ảo. Chính những thứ hư ảo nầy đã làm mờ tánh giác của ta; chính những hư ảo nầy là vô minh; ta quyết không nhận mà cũng không chạy theo chúng. Chúng đến, không ai mời, không ai cầm giữ. Chúng đi, tự chúng đi, chứ không ai xua đuổi.
Đã từ muôn kiếp, ta quên bẳng là chúng ta cũng có tánh giác, rồi ta lang thang khắp nẻo luân hồi, tạo nghiệp ngập trời; hết đến rồi đi, hết đi rồi đến. Ta dừng hết trạm nầy đến trạm khác. Bây giờ thấy được Thiền và sự giác ngộ của Đức Từ Phụ ta còn chần chờ gì nữa, hỡi những người con Phật ! Hãy mạnh dạn bước lên mà tọa ngay dưới gốc Bồ Đề mà năm xưa Thế Tôn đã ngồi. Ngồi cho đến khi thành Phật mới thôi.
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2012(Xem: 5234)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
17/02/2012(Xem: 4739)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
17/02/2012(Xem: 4475)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
16/02/2012(Xem: 16188)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 14353)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
06/02/2012(Xem: 4487)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃ mà đức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Nói đến Thiền người ta thường nghĩ đến một cách tu củaPhật giáo, như hình ảnh ngồi xếp bàn, yên tĩnh của các nhà sư. Gần đây Thiền đã trở nên một vấn đề phổ biếntrong dân gian. Người ta thấy có thiềnYoga, thiền xuất hồn của ông Lương sĩ Hằng, thiền Quán Âm của Sư Cô Thanh Hải,v.v., rồi chính ngay trong đạo Phậtngười Phật tử cũng phân vân với vô số phương pháp thiền: Thiền công án, Tổ sư thiền, Như Lai thiền,Thiền Minh Sát, Thiền với nhiều đề mục khác nhau. Kinh Lăng Nghiêm có bàn đến thiền với đề mụcQuán Âm nhưng khác với thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải như thế nào?
01/02/2012(Xem: 14920)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
31/01/2012(Xem: 11982)
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là hành Chánh Niệm. Kinh nghiệm hành thiền và học thiền của tôi rất giới hạn gồm có thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw,(Thiền sư U Pandita, Thiền Sư Khippapanno). Gần đây tôi có được cơ hội học được phương pháp Niệm Cảm Thọ của Thiền Sư Cư sĩ S.N. Goenka. Duyên may đưa đến nămnay tôi được đi học thiền "Niệm Tâm" ở thiền viện của Cố Hòa ThượngThiền Sư Shwe Oo Min, Miến Điện... Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
31/01/2012(Xem: 6819)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
22/01/2012(Xem: 4886)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]