Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Thuật ngữ

11/06/201307:15(Xem: 8625)
14. Thuật ngữ

GIÁO HUẤN DAKINI

Do YESHE TSOGYAL ghi lại và chôn giấu
Phát lộ bởi: NYANG RAL NYIMA OSER và SANGYE LINGPA

THUẬT NGỮ

Phần thuật ngữ này là một soạn thảo về kiến thức chủ yếu nhận được như giáo lý khẩu truyền từ các Ngài Tulku Urgyen Rinpoche, Chokyi Nyima Rinpoche, và những vị Thầy khác của đạo Phật hiện nay. Một số từ mục thì vắn tắt và không định nghĩa, nhưng vì bao gồm sự tương đương với tiếng Tây Tạng, người đọc có thể tìm hiểu ý nghĩa sâu hơn từ các nguồn khác. Một số thuật ngữ tiếng Anh được tạo riêng để sử dụng trong sách này và có thể có cách diễn đạt khác nhau trong phạm trù khác.

A LẠI DA (Tạng, kun gzhi; Phạn, alaya): Nguyên nghĩa là nền tảng của mọi sự. Căn bản của tâm và của hiện tượng thanh tịnh và bất tịnh. Từ này trong bối cảnh khác lại có nghĩa khác, và nên hiểu một cách tương ứng. Đôi khi nó đồng nghĩa với Phật tánh hay Pháp thân, đôi lúc nó ám chỉ một trạng thái trung tính của tâm nhị nguyên không được gắn bó với sự tỉnh giác bẩm sinh.
AKANISTHA (‘og min): Cõi trời cao nhất (Sắc Cứu Cánh) của pháp thân Phật Kim Cương Trì. Với một bàn luận về nhiều dạng Akanistha, hãy xem bản dịch sắp xuất bản của Ngài Gyurme Dorje về Ngài Longchen Rabjam phyogs bCu Mun Sel, dưới tựa đề Xua Tan Bóng Tối Trong Mười Phương.
AMITABHA (snag ba mtha’ yas): Phật A Di Đà, vị Phật chính của Liên Hoa Bộ, sự biểu lộ của trí tuệ phân biệt (Diệu Quan Sát Trí).
An trú bình đẳng trong hư không này của hai chân lý (nhị đế) bất khả phân.
ARHANT (dgra bcom pa): “bậc tiêu diệt kẻ thù”, Tàu dịch “ứng cúng”, A La Hán, là bậc chiến thắng bốn Mara và đạt quả thứ tư, quả cuối cùng của Tiểu Thừa.
ATI YOGA (shin tu rnal ‘byor): Cái thứ ba của ba tantra nội. Tương tự như Dzogchen (Đại Viên mãn).
BA BẬC NGUYỆN (sdom pa gsum): Nguyện Tiểu Thừa của giải thoát cá nhân, tu hành Đại Thừa của một bồ tát, và samaya của Kim Cương Thừa của một vidyadhara.
BA CẤP ĐỘ GIÁC NGỘ (byang chub gsum): Sự đạt niết bàn của một A la hán, Bích chi Phật, và toàn giác của một vị Phật.
BA CẢNH GIỚI (kham gsum): Cõi luân hồi của dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
BA CÕI THẤP (ngan song gsum): Thế giới của địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.
BA GIA ĐÌNH (rigs gsum): Kim cương bộ, Liên hoa bộ và Như lai bộ. Khi nhắc đến “chủ của ba gia đình”, các Ngài là Văn Thù, Quán Tự Tại, và Kim Cương Thủ.
BA GỐC (rtsa ba gsum): Guru, deity, và dakini (Đạo Sư, Bổn Tôn, và Không Hành Nữ). Guru là gốc rễ của ân phước, Yidam là gốc rễ của thành tựu, và Dakini là gốc rễ của hành động.
BA LÃNH VỰC CỦA KHÁI NIỆM (‘khor gsum gyi dmigs pa): Chủ thể, đối tượng, và hành vi.
BA LÃNH VỰC CỦA ĐỐI TƯỢNG (yul gsum): thân tướng của Bổn Tôn xuất hiện hoặc như một đối tượng của tri giác, hoặc đối tượng của tâm thức hoặc đối tượng của giác quan của một người nào đó (snang yul, dbang yul, kyi yul).
BA LOẠI TRI KIẾN (shes grab gsum): Sự hiểu biết và thấu suốt kết quả từ việc học hỏi, quán chiếu, và thực hành thiền định.
BA ĐỘC (dug gsum): Tham, sân và ảo tưởng.
BA SAMADHI (ting nge ‘dzin gsum): Đại định của chân như, đại định của quang minh, đại định của chủng tử tự. Đại định của chân như là an trụ trong sự bình thản của tánh Không vốn sẵn của mọi hiện tượng được chỉ ra bởi guru gốc của hành giả, hay đơn giản chỉ quán tưởng mọi sự đều trống rỗng như hư không. Đại định của quang minh là hãy để lòng bi xuất hiện tự nhiên như mặt trời chiếu sáng hư không, hay đơn giản phát sinh lòng bi với mọi chúng sanh chưa nhận ra bản chất của sự vật. Đại định của chủng tử tự là sự hợp nhất vốn sẵn của tánh Không và lòng bi biểu hiện trong dạng một chủng tự, đó là “chủng tử” hoặc suối nguồn từ đó Bổn Tôn và toàn bộ mandala sẽ xuất hiện trong lúc thực hành. Ba samadhi này là khuôn mẫu tuyệt đối cần thiết cho giai đoạn phát triển của thực hành Kim Cương Thừa. Trong Lamrim Yeshe Nyingpo của Ngài, Padmasambhava nói:
BA THÂN (sku gsum): Pháp thân, Báo thân, và Hóa thân. Ba thân như nền tảng là: tinh túy, bản chất và diễn tả; như con đường là: cực lạc, trong sáng và vô niệm; và như kết quả là: ba thân của Phật quả.
BẤT SINH (skye ba med pa): Trong phương diện của chân lý tuyệt đối, mọi hiện tượng đều không có một độc lập, giống hệt nhau một cách cụ thể do vậy không có nền tảng cho những thuộc tính như sinh, trụ, hay diệt.
BẠN HỮU VAJRA (rdo rje gros po): Người bạn của hành giả, cùng chia sẻ sự liên kết tâm linh, có cùng vị Thầy, thực hành, hay cùng nhận được giáo lý.
BARDO (bar do; Phạn, antarabhava): Trạng thái trung gian, trung ấm. Thường để chỉ giai đoạn giữa chết và tái sanh. về chi tiết của bốn bardo, hãy xem Sự Phản Ánh Của Tánh Giác (Nhà xuất bản Shambhala, Boston, 1989).
BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG (chos kyi bdag): Một thực thể độc lập hay sự hiện hữu đồng nhất vốn sẵn trong hiện tượng.
BẢN NGÃ CÁ NHÂN (gang zag gi bdag): Ý niệm sai lầm là có hiện hữu một “cái tôi”, đó là một thực thể thường hằng, độc lập và đặc biệt.
BÁNH XE CỦA SỰ TỤ HỘI (tshogs kyi ‘khor lo; Phạn, ganachakra): Thời xưa, một bữa tiệc tập thể của dâng cúng có giá trị bằng số lượng vàng. Ngày nay tương đương với bữa tiệc cúng dường (tshogs kyi mchod pa).
BẢY CHI (yan lag bdun pa): Sự thực hành bảy chi: đảnh lễ Tam Bảo, sám hối hành động bất thiện, cúng dường, hoan hỷ với công đức của người khác, khẩn thỉnh không nhập niết bàn, và hồi hướng công đức cho sự giác ngộ của tất cả chúng sanh.
BHUMI (sa): Cấp độ hay phạm vi hoạt động (địa) của Bồ Tát: mười giai đoạn của ba con đường cuối của năm Bồ Tát đạo. Hãy xem thập địa (mười bhumi).
BIẾT MỘT LIỀN GIẢI THOÁT ĐƯỢC TẤT CẢ (geig shes kun grol): Sự thấu suốt Phật tánh chính mình, trạng thái căn bản trong mọi tư duy và cảm xúc, sẽ tự động giải thoát sự quy chiếu về những gì xảy ra.
BINDU (thig le): Trong phạm trù của du già Bổn Tôn, là một trái cầu thật nhỏ bằng ánh sáng, thường bằng cỡ hạt đậu.
BÌNH THƯỜNG (tha mal): Trạng thái tâm của một người bình thường không chấp vào sự từ bỏ hay thấu suốt được sự vô ngã mà không phải bằng bồ đề tâm nguyện, nhận thức thanh tịnh hoặc sự nhận biết của bản tâm. Trong trạng thái đó, suy nghĩ và cảm xúc của họ khởi lên không nghi ngờ và tự động tích luỹ nghiệp cho những vòng luân hồi sau.
BỒ ĐỀ TÂM HẠNH (‘jug pa’i byang chub kyi sems): Bao gồm chủ yếu là sáu ba la mật.
BỒ ĐỀ TÂM KHÔNG RỜI TÁNH KHÔNG VÀ LÒNG BI (stong nyid snying rje dbyer med byang chub kyi sems): Tương tự như bồ đề tâm tuyệt đối.
BỒ ĐỀ TÂM NGUYỆN (smon pa’i byang chub kyi sems): Bao gồm chủ yếu tứ vô lượng tâm.
BỐI RỐI, LO LẮNG (rgod pa): Trạng thái tâm bị khích động do tư duy và cảm xúc.
BỐN BA LA MẬT (phar phin bzhi): Bốn cái cuối của mười ba la mật thiện xảo, phương tiện sức mạnh khao khát, và trí tuệ.
BỐN BẬC PHẠM TRÙ NHẬN THỨC (skye mehed mu bzhi): Tương tự như bốn cõi vô sắc. Bốn trạng thái thiền định chưa giác ngộ của việc an trụ trên những niệm: hư không vô tận, ý thức vô tận, hoàn toàn không, không hiện diện cũng không thiếu vắng nhận thức..
BỐN BỘ DAKINI (mkha’ ‘gro sde bzhi): Những dakini của bốn gia đình: kim cương, bảo sanh, liên hoa và tác nghiệp. Các Ngài là những sinh linh tâm linh đem đến bốn hoạt động tức tai, tăng ích, kính ái và hàng phục.
BỐN CẤP VIDYADHARA (rig ‘dzin gyi sa):
BỐN CẤP VIDYADHARA (trì minh vương – rig ‘dzin rnam pa bzhi): Bốn giai đoạn thành tựu của bậc trì thủ trí tuệ, bậc thầy của bốn giai đoạn về con đường tantric mahayoga. Bốn cấp vidyadhara là: hoàn toàn trưởng thành, làm chủ cuộc sống, mahamudra (đại ấn), và hiện diện tự nhiên (rnam smin, tshe dbang, phyag chen, lhun grub).
BỐN HOẠT ĐỘNG (las bzhi): Tức tai, tăng ích, kính ái và hàng phục.
BỐN HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY (spyod lam bzhi): Đi, đứng, nằm và ngồi.
BỐN NĂNG LỰC HUYỀN DIỆU (rdzu ‘phrul bzhi): Trong những Thừa phổ thông được kể ra là mục đích, quyết định, siêng năng, sáng suốt; bốn nguyên nhân để đạt được năng lực của siêu trí tuệ. Trong Kim Cương Thừa, bốn phô diễn huyền diệu (cho ‘phrul bzhi) được nói đến là samadhi (đại định), thánh hóa, ban quán đảnh, và cúng dường.
BỐN PHƯƠNG DIỆN CỦA SỰ TIẾP CẬN VÀ THÀNH TỰU (bsnyen sgrub kyi yan lag bzhi): Tiếp cận, hoàn toàn tiếp cận, thành tựu và đại thành tựu. Bốn phương diện quan trọng của thực hành Kim Cương Thừa, nhất là giai đoạn tụng niệm của thực hành Bổn Tôn. Tuy nhiên, bốn phương diện này có thể áp dụng vào bất cứ mức độ ý nghĩa nào trong tantra. Sự tương tự truyền thống của chúng như mời người cai trị đất nước đến, dâng tặng phẩm và yêu cầu một điều đặc biệt, đạt được sự cho phép của ông ta để áp dụng vào mục đích của mình, và dùng thẩm quyền của mình hoàn thiện lợi ích cho chính mình và người khác. Trong phạm vi thực hành tụng niệm, tiếp cận là sự quán tưởng Bổn Tôn với mantra ở ngực Ngài, hoàn toàn tiếp cận là vòng chủng tự mantra quay tròn chiếu ra ánh sáng cúng dường tất cả chư Phật trong mười phương, thành tựu là nhận được ân phước của các Ngài làm tịnh hóa mọi che chướng của hành giả, và đại thành tựu là chuyển hóa thế gian thành mandala của cõi Phật, chúng sanh thành nam và nữ Bổn Tôn, âm thanh thành mantra, và mọi niệm tưởng; cảm xúc thành sự phô diễn thanh tịnh của tánh giác bẩm sinh.
BỐN PHƯƠNG TIỆN CỦA KÍNH ÁI (bsdu ba’i dngos po bzhi): Rộng lượng, nói lời tử tế, ban giáo lý thích hợp, và giữ kiên định giữa lời nói và hành động. Đức Liên Hoa Sanh nói trong Lamrim Yeshe Nyingpo:
Làm trưởng thành chính con, tụ hội những người đi theo nhờ sự rộng lượng.
Làm vui thích họ với lời lẽ dịu dàng, và an ủi họ bằng việc thích hợp.
Nhờ khuyên bảo họ hành động đầy ý nghĩa, xây dựng họ một cách tạm thời và tối hậu.
Trong sự hoàn toàn lợi ích huy hoàng và hạnh phúc. (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự).
BỐN QUÁN ĐẢNH (dbang bzhi): Quán đảnh cái bình, bí mật, trí tuệ-tri kiến, và từ ngữ quý báu. Đức Liên Hoa Sanh nói trong Lamrim Yeshe Nyingpo:
Quán đảnh cái bình làm tịnh hóa thân và kinh mạch (nadi),
Là hạt giống của Thân Kim Cương và Hóa Thân,
Quán đảnh bí mật khiến tịnh hóa khẩu và khí (prana),
Là hạt giống của Ngữ Kim Cương và Báo Thân,
Quán đảnh trí tuệ làm tịnh hóa ý và giọt bồ đề tâm (bindu)
Là hạt giống của Ý Kim Cương và Pháp Thân,
Quán đảnh tối hậu khiến tịnh hóa những khuôn mẫu quen thuộc của A lại da thức,
Là hạt giống của Trí Kim Cương và Đại Cực Lạc Thân (svabhavikakaya).
BỔN TÔN VỚI NHỮNG THUỘC TÍNH (mtshan beas kyi lha): Bổn Tôn tối thượng là pháp thân chúng ta. Để nhận ra trạng thái tự nhiên này, chúng ta sử dụng sự hỗ trợ của một đấng giác ngộ với mặt, tay, chân, trang phục, v.v...
BỐN VÔ LƯỢNG (tshad med bzhi): Từ, bi, hỷ, và xả.
BODHICITTA (byang sems, byang chub kyi sems): Bồ đề tâm, [1] Sự khao khát đạt giác ngộ vì lợi ích của mọi chúng sanh, [2] Trong phạm vi Dzogchen là sự tỉnh giác bẩm sinh của tâm tỉnh thức.
BODHISATTVA (byang chub sems dpa’): Bồ Tát, bậc đã phát triển bồ đề tâm, khao khát đạt giác ngộ để làm lợi ích tất cả chúng sanh. Một hành giả của con đường Đại Thừa; nhất là người đã đạt sơ địa.
BRAHMA (sangs rgyas): Phạm Thiên, Thiên chủ của cõi trời sắc giới.
BUDDHA (sang rgyas): Phật, đấng giác ngộ, bậc đã hoàn toàn xua tan mọi che chướng và viên mãn mọi phẩm tính thiện. Một bồ tát viên mãn, sau khi đạt chân lý và toàn giác được biết là một vị Phật. Thông thường, Phật dùng để chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Phật của thời hiện nay, đã sống ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Đã có vô số chư Phật trong những kiếp quá khứ đã hiển lộ con đường đến giác ngộ. Trong thời Hiền Kiếp này sẽ có một ngàn vị Phật, trong đó Phật Thích Ca Mâu Ni là vị thứ tư.
CẢM XÚC PHIỀN NÃO (nyon mongs pa): Năm độc chất của tham dục, sân hận, ảo tưởng, kiêu mạn, và thù ghét làm mệt mỏi, rối loạn và hành hạ tâm thức hành giả.
CẢNH GIỚI CAO (mtho ris): Ba cõi cao: người, bán thần (a tu la), và trời.
CHÂN NHƯ (de bzhin nyid; Phạn, tattva): Đồng nghĩa với tánh Không hay bản chất của sự vật, pháp tánh, cũng có thể dùng để mô tả sự hợp nhất của duyên sanh và tánh Không.
CHẤP NGÃ (bdag ‘dzin): Thói quen bám víu vào ý niệm sai lầm rằng cái “tôi” là một phụ thuộc, nổi bật, và một thực thể thường hằng. Chấp ngã là nguồn gốc của cảm xúc phiền não, và là nền tảng cho mọi hành động nghiệp bất thiện dẫn đến vòng luân hồi vô tận.
CHẤT LIỆU CỦA THÀNH TỰU (dngos grub kyi rdzas): Những vật phẩm thiêng liêng, như cam lồ, torma (một loại bánh bằng bột), hưởng một phần vào sáng ngày cuối của thực hành nhập thất.
CHE CHƯỚNG (sgrib pa): Bức màn che phủ sự nhận biết trực tiếp của bản tâm hành giả. Trong giáo lý đạo Phật phổ thông có vài loại được nhắc đến: sự che chướng của nghiệp ngăn cản hành giả đi vào con đường giác ngộ, sự che chướng của cảm xúc phiền não ngăn cản sự tiến bộ trên con đường, sự che chướng của tập khí ngăn cản sự biến mất của nhầm lẫn, và che chướng cuối cùng của tri kiến nhị nguyên ngăn cản đạt được toàn giác.
CHIM GARUDA (bya khyung – kim xí điểu): Một con chim của thần thoại có thể bay từ cuối vũ trụ này đến vũ trụ khác chỉ trong một lần vỗ cánh. Truyền thuyến nói rằng chim mới nở đã hoàn toàn phát triển và sẵn sàng bay lên bầu trời. Trong giáo lý Dzogchen, kim xí điểu biểu tượng sự thành tựu bẩm sinh của một thiền giả sự hiện diện những phẩm tính tự nhiên của Phật tánh được biểu lộ hoàn toàn vào lúc chết; sự đạt được Phật quả xảy ra cùng lúc rời bỏ thân xác.
CHIMPHU (chims phu): Hang động ẩn tu trên Samye ở giữa Tây Tạng. Đức Guru Rinpoche đã nhập thất vài năm tại đây.
CHÍN THỪA TIỆM TIẾN (theg pa rim pa dgu): Thanh văn, Bích chi Phật, Bồ tát, kria, upa, yoga, maha, anu, ati.
CHƯ PHẬT HIỀN MINH VÀ PHẪN NỘ (zhi khro): Bốn mươi hai vị Phật hiền minh: Samantabhadra và Samantabhadri [Phổ Hiền và phối ngẫu), năm vị Phật nam, nữ, tám Bồ tát nam và nữ, sáu vị muni, và bốn vị giữ cổng nam và nữ; năm mươi tám vị Phật phẫn nộ: năm vị Heruka nam và nữ, tám vị yogini, tám thiên nữ tramen, bốn người nữ giữ cổng, hai mươi tám vị shvaris. Xem chi tiết trong quyển Tử Thư Tây Tạng: Giải Thoát Trong Bardo Nhờ Sự Nghe, bản dịch của Francesca Fremantle và Chogyam Trungpa (nhà xuất bản Shambala 1987).
CHỦ CỦA GIA ĐÌNH (rigs kyi bdag po): Vị Phật chính của gia đình mà vị Bổn Tôn Yidam riêng của hành giả thuộc về. Ví dụ, vị Phật trên đỉnh đầu Đức Avalokiteshvara (Quán Tự Tại) là A Di Đà.
CHỦ NGHĨA HƯ VÔ (chad lta): Nguyên nghĩa là “quan điểm gián đoạn”. Quan điểm cực đoan không có gì cả: không tái sanh hay nghiệp quả, và không có sự hiện hữu của một tâm sau khi chết.
CHỦ NGHĨA VĨNH CỬU (thường kiến – rtag lta): Tin rằng mọi sự là thường hằng không do ai tạo ra; đặc biệt, sự nhận dạng hay ý thức của người đó có tính chất cụ thể đó là sự độc lập, vĩnh viễn và duy nhất.
Chú tâm một điểm trong tâm và đem sự hiện diện sống động của nó vào hoàn thiện.
CHÚNG SANH (sems can): Bất kỳ sinh linh nào sống trong sáu cõi chưa được giải thoát.
CHUYỂN LUÂN VƯƠNG (Universal monarch, ‘khor los sgyur ba’i rgyal po; Phạn, chakravartine): Bậc cai quản bốn châu lục của nhân loại. Ngài mang ba mươi hai hảo tướng của một Bậc Vĩ đại, và với những cộng sự trợ giúp Ngài cai quản bằng bảy sở hữu quý báu: Bánh xe báu, ngọc báu, hoàng hậu báu, bộ trưởng báu, voi báu, ngựa báu, và tướng lĩnh báu.
CHUYỂN PHÁP LUÂN (chos kyi ‘khor lo skor ba): thành ngữ biểu tượng cho việc ban Giáo Pháp.
CÔNG CHÚA TSOGYAL (jo mo mtsho rgyal): Cũng được biết là Khandro (Dakini) Yeshe Tsogyal, bà là đệ tử thân cận của Đức Guru Rinpoche và là người soạn thảo phần chính yếu giáo lý của Ngài.
CÔNG CHÚA XỨ KHARCHEN (mkhar chen bza’): Yeshe Tsoygal.
CÔNG ĐỨC (bsod nams): Thiện nghiệp kết quả từ hành vi đạo đức.
CỰC LẠC, TRONG SÁNG, VÀ VÔ NIỆM (bde gsal mi rtog pa): Ba kinh nghiệm tạm thời của thiền định. Bám vào chúng là gieo trồng chủng tử tái sanh trong ba cõi. Không bám vào chúng là sự trang hoàng của ba thân.
CON ĐƯỜNG (lam): Năm con đường hay giai đoạn đến giác ngộ, con đường tích lũy, kết hợp, thấy, trưởng dưỡng và không còn học. Chúng có thể được giải thích tùy theo mỗi thừa.
CON ĐƯỜNG CỦA CÁI THẤY (mthong lam): Cái thứ ba của năm con đường, đó là sự đạt được địa thứ nhất (sơ địa), giải thoát khỏi luân hồi và nhận ra được chân lý của thực tại.
CON ĐƯỜNG HOÀN THIỆN (thar phyin pa’i lam): Cái thứ năm của năm con đường, và là trạng thái hoàn tất, giác ngộ viên mãn.
CON ĐƯỜNG TIẾP HỢP (sbyor lam): Cái thứ hai của năm con đường, trong đó hành giả tiến triển thân cận và tiếp hợp với nhận thức chân lý của thực tại.
CON ĐƯỜNG KHÔNG BỊ GIÁN ĐOẠN (bar chad med lam): “Con đường” hay “nền tảng” là phương thuốc xóa trực tiếp nhiễm ô cần được từ bỏ trên con đường hiện tại của hành giả và nhờ đó đảm bảo rằng không có sự gián đoạn nào có thể gây trở ngại cho việc hiển lộ trí tuệ vốn là kết quả từ con đường đặc biệt của hành giả ấy.
CON ĐƯỜNG TÍCH LŨY (tshogs lam): Cái đầu tiên của năm con đường, làm nền tảng cho cuộc hành trình đến giải thoát và bao gồm sự tích lũy công đức to lớn hướng đến thành tựu này. Trên con đường này, hành giả đạt trí tuệ, khái niệm hiểu biết về vô ngã nhờ học hỏi và quán chiếu. Nhờ phương tiện trưởng dưỡng bốn áp dụng của tỉnh thức, bốn chánh tinh tấn, và bốn chi của hành động kỳ diệu, hành giả thành công trong việc loại bỏ những nhiễm ô thô nặng gây ra đau khổ luân hồi và đạt được những phẩm tính thiện của siêu tri kiến và “đại định của dòng Pháp” dẫn đến con đường tích lũy.
CON ĐƯỜNG TRƯỞNG DƯỠNG (sgom lam): Cái thứ tư của năm con đường, trong đó hành giả trau dồi và tu hành những thực hành cao hơn của một Bồ tát, đặc biệt là tám phương diện của con đường các bậc tôn quý.
CON ĐƯỜNG VÀ BHUMI (sa lam): năm con đường và thập địa bồ tát.
CÕI THẤP (ngan song): Ba cõi: địa ngục, ngạ quỷ, và súc sinh.
CÕI THIỀN CỦA CHƯ THIÊN (lha’i bsam gtan gyi ris): Một trạng thái thiền định của tâm tập trung với sự quy chiếu không dẫn đến giải thoát mà tái sanh là một vị trời trong cõi sắc giới, phát sinh qua những tập trung tâm thức như thế.
DẤU ẤN CHÍNH VÀ PHỤ (mtshan dpe): Ba mươi hai hảo tướng chính và tám mươi vẻ đẹp phụ là sự đặc tính hóa tối ưu của thân tướng viên mãn một hóa thân hay báo thân Phật. Một đấng cai quản vũ trụ (chuyển luân thánh vương) cũng được nói là có những tướng tương tự.
DAKA: Dũng thức nam (giống như dakini)
DAKINI (mkha’ ‘gro ma): Không hành nữ, một trong ba gốc, những bậc tâm linh đáp ứng những hoạt động giác ngộ, những Bổn Tôn tantric nữ, bậc bảo vệ và phục vụ Giáo Pháp Đức Phật và hành giả.
DHARMA (chos) Giáo Pháp, giáo lý của Đức Phật; đôi khi dharma có nghĩa hiện tượng hay đối tượng tâm linh, cũng như thuộc tính hay phẩm tính.
DHARMAPALA (chos skyong): Những phi nhân nguyện bảo vệ và canh giữ giáo lý của Đức Phật và những người đi theo Phật. Những Dharmapala có thể thuộc “thế gian” như những sinh linh đạo đức của luân hồi, hoặc “những Hộ Pháp trí tuệ”, là những hóa thân lưu xuất của chư Phật và Bồ tát.
DHARMATA (chos nyid): Pháp tánh, bản tánh bẩm sinh của tâm và hiện tượng.
DÒNG TRUYỀN NGHE (nyan brgyud): Dòng truyền giáo lý miệng từ vị Thầy đến đệ tử.
DZOGCHEN (rdzogs pa chen po, rdzogchens; Phạn, mahasandhi, maha ati, Đại Viên Mãn):, là giáo lý vượt lên những Thừa nguyên nhân, cao nhất trong những tanra nội của Phái Nyingma (Mũ đỏ), được dạy đầu tiên trong thế giới loài người bởi bậc vidyadhara vĩ đại Garab Dorje. Dzogchen là pháp tối thượng của tất cả tám vạn bốn ngàn pháp môn uyên thâm. Nó là sự nhận biết của Đức Phật Phổ Hiền, chính xác như nó là. Những khía cạnh của trí tuệ và phương tiện của Dzogchen được biết là trekcho và thogal.
GIAI ĐOẠN THÀNH TỰU (rdzogs rim): Giai đoạn thành tựu với những biểu hiện có nghĩa những thực hành yoga như nội hỏa (tummo). Giai đoạn thành tựu không có biểu hiện là sự thực hành của Dzogchen.
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN (bskyed rim; Phạn, utpattikrama): Một trong hai phương diện của thực hành Kim Cương Thừa đó là tạo ra một hình ảnh tâm linh thanh tịnh để tịnh hóa tập khí. Tinh hoa của giai đoạn phát triển là “nhận thức thanh tịnh” hay “quan điểm sùng kính”, có nghĩa nhận biết sắc tướng, âm thanh và niệm tưởng như Bổn Tôn, mantra và trí tuệ.
GIÁC NGỘ (byang chub, Phạn, bodhi): Thông thường như trạng thái Phật quả được đặc tính hóa bằng sự viên mãn tích lũy công đức và trí tuệ, và nhờ tẩy trừ hai che chướng, nhưng đôi lúc cũng chỉ cho sự giác ngộ của những phạm vi thấp như một A la hán hay Bích chi Phật.
GIÁC NGỘ RỐT RÁO (byang chub mchog, byang chub snying po): Như Phật quả.
GIÁC NGỘ VÔ THƯỢNG (bla na med pa’i byang chub): Phật quả hoàn toàn viên mãn.
GIẢI THOÁT (thar pa): Thoát khỏi luân hồi.
GIẢI THOÁT CÁ NHÂN (so sor thar pa; Phạn, pratimoksha – biệt giải thoát): Bảy bộ giới luật cho người thường, thọ nhận theo luật tạng của Hinayana. Giới nguyện cho cận sự nam và nữ, giới nguyện cho sa di và sa di ni, thêm vào những giới nguyện thử thách cho sa di ni như một bước tiến đến việc thọ cụ túc giới; giới luật của một tỳ khưu ni (bhikshuni): cũng như của tỳ khưu. Có tám loại khi nhận giới nguyện ăn kiêng chỉ ăn ngày một bữa. Giới luật của giải thoát cá nhân là chuẩn mức đạo lý căn bản của đạo đức đó là nền tảng chung cho một thực hành của đạo Phật.
GIÁO LÝ ĐẠI THỪA (theg pa chen po’i chos): Giáo lý của Đức Phật được kết tập trong lần chuyển pháp luân lần thứ hai và ba và những luận giảng về chúng của các đại học giả Ấn Độ và Tây Tạng.
GIỌNG NÓI PHẠM THIÊN (tshang pa’i dbyang): Giọng nói được phú cho những phẩm tính hoàn thiện của Phạm Thiên, vị vua của chư thiên.
GỐC RỄ ĐẠO ĐỨC (dge ba’i rtsa ba): Hành động thiện.
GURU (bla ma): Vị thầy tâm linh.
GURU, YIDAM VÀ DAKINI (bla ma yi dam mkha’ ‘gro): Ba gốc của thực hành Kim Cương Thừa: guru là gốc của ân phước, yidam là gốc của thành tựu, dakini là gốc của hoạt động
HAI BẬC VÔ NGÃ (bdag med gnyis): Không có tự tính trong bản ngã cá nhân cũng như trong mọi hiện tượng.
HAI TÍCH LUỸ (tshog gnyis): Sự tích luỹ công đức bằng khái niệm và trí tuệ vượt trên khái niệm.
HÀNG TỈ TỈ VŨ TRỤ (stong gsum ‘jig rten gyi khams): Phạm vi của một hóa thân siêu phàm dung thông trong một tỉ Núi Tu Di, mà một Núi Tu Di được bao quanh bởi bốn châu lục và những rặng núi.
HÀNH GIẢ TANTRIC (sngags pa): Một người đã nhận quán đảnh, tiếp tục thực hành nghi quỹ và giữ cam kết.
Hãy giữ tinh túy trí tuệ bất biến này, xuất hiện trong hư không,
HỆ THỐNG KẾT QUẢ CỦA KIM CƯƠNG THỪA (‘bras bu gsang sngags): Hệ thống Kim Cương Thừa nhận kết quả là con đường nhờ xem Phật tánh là hiện diện vốn sẵn và con đường là khai mở trạng thái nền tảng của hành giả. Điều này khác với “Thừa triết học nguyên nhân” của Đại Thừa và Tiểu Thừa xem con đường là sự dẫn đến và tạo ra trạng thái Phật quả. Một cách cơ bản, hai tiếp cận này không mâu thuẫn. Xem Kim Cương Thừa.
HIỆN TƯỢNG (chos, snang ba): Bất cứ những gì có thể kinh nghiệm, biết hay tư duy.
HINAYANA (theg pa dman pa): Thừa chú tâm thiền quán về tứ điệu đế và thập nhị nhân duyên vì mục đích giải thoát cá nhân.
Hư không rỗng rang vĩ đại của chân như thanh tịnh như bầu trời.
HỘ PHÁP (chos skyong): Vị bảo vệ giáo lý Đức Phật.
HỌC PHÁI TRIẾT HỌC (grub mtha’): Bốn học phái hay tư duy Phật giáo là: Vaibhashika (Thắng Luận Tông), Sautrantika (Kinh Lượng Bộ), Cittamatra (Duy Thức Luận), và Madhyamaka (Trung Quán Luận). Hai cái trước thuộc Tiểu Thừa, và hai cái sau thuộc Đại Thừa.
GIÁO HUẤN KHẨU TRUYỀN TOÀN GIÁC (thams cad mkhyen pa): Đối nghịch với truyền thống triết học kinh viện, những giáo huấn khẩu truyền của dòng truyền thực hành là ngắn gọn và súc tích nên chúng luôn có thể giữ được trong tâm; đó là những lời giáo huấn rất thực tế và vì thế chúng là những phương tiện hiệu quả giải quyết trực tiếp với việc thực hành tịnh hoá những che chướng của hành giả và tập hợp hai tích lũy.
HỎA (drod): Cái đầu tiên trong bốn khía cạnh biết chắc trên con đường kết hợp. Thân cận với trí tuệ như lửa của con đường thấy biết nhờ sở hữu sự tập trung đồng quy với trí tuệ biện biệt.
INDRA (brgya byin): Thiên chủ của cõi dục giới. Ngài ở trên đỉnh Núi Tu Di trong Cung Điện Toàn Thắng và cũng được biết là Shakra, bậc cai quản chư thiên.
JAMPUVIPA (dzam bu gling): Diêm phù đề, châu lục ở hướng nam Núi Tu Di, trung tâm của thế giới trong vũ trụ học Phật giáo.
KAYA (sku): Thân, trong ý nghĩa của một thân hay sự lưu xuất của vô số phẩm tính.
KẾT QUẢ CỦA HAI THÂN (sku gnis kyi ‘bras bu): Trạng thái Phật quảhoàn tất và viên mãn bao gốm pháp thân và sắc thân, trong đó sắc thân ám chỉ cả hai báo thân và hóa thân.
Khiến tịnh hóa cái chết, trung ấm và tái sanh;
KIẾN, THIỀN, HÀNH (lta ba sgom pa spyod pa): Định hướng triết học, hành động phát triển thói quen đó, thường ngồi thực hành và thực hành đầy đủ sự thấu suốt đó trong hoạt động đời sống hàng ngày. Mỗi thừa của chín thừa có định nghĩa riêng về kiế, thiền, hành.
KILAYA (phur ba): Dao găm thiêng liêng sử dụng trong nghi lễ tantric.
KIM CƯƠNG SƯ (rdo rje slob dpon): Một vị Thầy tantric tinh thông ý nghĩa và nghi lễ của Kim Cương Thừa. Vị Thầy từ đó hành giả nhận được giáo lý tantric. Cũng có thể chỉ vị Thầy chủ tọa một nghi lễ tantric.
KINH NGHIỆM VÀ NHẬN BIẾT (nyams rtog): Một diễn tả dùng cho sự thấu suốt và tiến bộ trên con đường. Kinh nghiệm ám chỉ kinh nghiệm tạm thời của thiền định, và nhận biết để bất biến sự hiểu biết về bản chất của sự vật.
KLESHAS (nyon mongs pa): Phiền não.
KỶ LUẬT (tshul khrims): Hãy xem nguyện và giới luật.
Là chủng tử nhân quả khiến sản sinh mọi sự.
Là hạt giống cho thân kim cương và hóa thân,
Là hạt giống của ngữ kim cương và báo thân,
Là hạt giống của tâm kim cương và pháp thân,
Là hạt giống của trí tuệ kim cương và svabhavikakaya (thân tinh túy).
Làm trưởng thành chính con, tụ hội những người đi theo nhờ sự rộng lượng.
Làm vui thích họ với lời lẽ dịu dàng, và an ủi họ bằng việc thích hợp.
LÃNH VỰC NHẬN THỨC (skye mched): Ở đây ám chỉ trạng thái của tâm trong bốn cõi vô sắc.
Lưu xuất sự huyền diệu của lòng bi, một tánh giác sáng soi như mây tỏa khắp.
MAHADEVA (lha chen): Một dạng của Thần Shiva.
MAHAMUDRA (phyag rgya chen po): Trong phạm vi sách này, hoặc mahamudra ám chỉ sự thành tựu tối thượng của mahamudra (đại ấn), đồng nghĩa với toàn giác, hoặc thân mahamudra của Bổn Tôn Yidam, đã nhắc đến ở trên.
MAHANIRVANA (mya ngan las ‘das pa chen po): Đại niết bàn, trạng thái an trụ của Phật quả cuối cùng không trong luân hồi và cũng không giống như trạng thái niết bàn thụ động của một A la hán.
MAHASANDHI (Phạn, rdzogs pa chen po): Đại Viên Mãn.
MAHAYANA (theg pa chen po): Thừa của Bồ Tát nỗ lực đạt toàn giác vì mục đích giải thoát tất cả chúng sanh. Đại Thừa có hai phương diện: kinh (sutra), nhấn mạnh đến giáo lý sâu rộng và mantra, nhấn mạnh đến sự uyên thâm. Sự giải thích chi tiết về sutrayana (hiển giáo), hãy xem quyển Abhisamayalamkara của Maitreya hoặc Viên Ngọc Trang Hoàng Của Sự Giải Thoát của Ngài sGam.po.pa, do Hernert V. Guenther phiên dịch (Nhà xuất bản Shambala, Boston, 1989).
MAHESHVARA (dbang phyug chen po): Một trong những vị Thần chính của Ấn Độ giáo (Hindu).
MANDALA (dkyil ‘khor): Nghĩa đen là “trung tâm và chung quanh”, thông thường, một Bổn Tôn cùng với những hoàn cảnh chung quanh. Mandala là một biểu tượng đại diện cõi của một Bổn Tôn tantric, toàn thể vũ trụ được quán tưởng như một cúng dường, và cũng là sự sắp xếp của sự cúng dường trong nghi lễ mật tông.
MANTRA (sngags): [1] Đồng nghĩa với Kim Cương Thừa. [2] Một kết hợp đặc biệt của âm thanh biểu tượng và liên thông với bản thể của một Bổn Tôn: ví dụ OM MANI PADME HUNG. Có ba loại chủ yếu: guhya mantra, vidya mantra, và dharani mantra.
MANTRA BÍ MẬT (gsang sngags; Phạn, Guhyamantra): Đồng nghĩa với Kim Cương Thừa hay giáo lý tantric. Guhya có nghĩa bí mật, gồm cả hai sự che dấu và tự-bí mật. Mantra trong phạm vi này có nghĩa xuất chúng, lỗi lạc hay lời nguyện tán thán quý giá.
MANTRA SHUNYATA (shu nya ta’i sngags): Mantra của Tánh Không: OM SVABHAVA SHUDDHO SARVA DHARMA SVABHAVA SHUDDHO HAM.
MANTRA VÀ TRIẾT HỌC: Mantra có nghĩa Kim Cương Thừa, trong khi thừa triết học gồm Tiểu thừa và Đại thừa.
MANTRADHARA (sngags ‘chang): Người thành thạo về nghi lễ tantric.
MARA (bdud): Ma vương hay ảnh hưởng ma quỷ gây che chướng cho thực hành và giác ngộ. Thần thoại học nói Mara ngụ ở cõi cao nhất của dục giới, Mara là bậc thầy về ảo giác đã cố gắng ngăn cản Đức Phật đạt giác ngộ tại Bồ Đề Đạo Tràng. Với hành giả của Giáo Pháp, Mara biểu tượng hóa sự chấp ngã và bận tâm đến tám mối quan tâm thế gian.
MARA CỦA HÀNH ĐỘNG CÔNG ĐỨC (bsod nams kyi las kyi bdud): Khuynh hướng thu hút vào mục tiêu thực hành tâm linh hướng đến việc kết thúc tính ích kỷ. Những hành vi đạo đức không theo sự từ bỏ hay bồ đề tâm.
MONKHA SENGA DZONG: Một hang động tại hướng đông Bumthang ở Bhutan được Đức Liên Hoa Sanh sử dụng và sau này là Yeshe Tsogyal như một nơi thiêng liêng để thực hành nghi quỹ.
MƯỜI BẤT THIỆN (mi dge ba bcu): Hành động xấu của thân là sát sinh, trộm cướp, tà dâm. Hành động xấu của khẩu là nói dối, nói chia rẽ, nói lời thô tục, và nói chuyện phiếm. Hành động xấu của ý là tham, sân, và si (tà kiến).
MƯỜI BHUMI (sa bcu): Thập địa, mười cấp độ phát triển của một bồ tát thành một vị Phật toàn giác. Ở mỗi cấp bậc, nhiễm ô vi tế sẽ được tịnh hóa nhiều hơn và những phẩm tính giác ngộ ở mức độ cao hơn sẽ xuất hiện: Hoan Hỉ Địa, Ly Cấu Địa, Phát Quang Địa, Diệm Huệ Địa, Nan Thắng Địa, Hiện Tiền Địa, Viễn Hành Địa, Bất Động Địa, Thiện Tuệ Địa, Pháp Vân Địa.
MƯỜI HAI GIÁC QUAN NỀN TẢNG (skye mched bcu gnyis): năm giác quan và giác thức, và năm đối tượng của giác quan và đối tượng của giác thức.
MƯỜI PARAMITA (phar phyin bcu): Sáu ba la mật thêm vào phương tiện, sức mạnh, ước nguyện và trí tuệ.
MƯỜI TÁM CẤU TẠO (khams bco brgyad): Sáu tích tụ của thức, sáu của căn, sáu của trần (đối tượng của sáu căn).
Mudra đơn giản trong cách của một chủng tự vi tế.
ĐẤNG CHIẾN THẮNG (rgyal ba, jina): Tương tự như Đức Phật.
ĐẤNG GIÁC NGỘ (sangs rgyas): Như chư Phật.
ĐẤNG TÔN QUÝ (dkon mchog): Tương tự như Tam Bảo
ĐẤNG TÔN QUÝ (skye mchog): Vị Thầy vĩ đại, Bồ tát, hay A la hán, bậc đã đạt được con đường của cái thấy, cái thứ ba trong năm con đường.
NĂM CẢM XÚC PHIỀN NÃO (nyon mongs pa lnga): Tham, sân, si (ảo tưởng), kiêu mạn, thù hận.
NĂM CON ĐƯỜNG (lam lnga): Con đường tích lũy, kết hợp, kiến, trau dồi tu dưỡng, và con đường không còn học nữa. Năm con đường bao phủ toàn bộ tiến trình từ lúc bắt đầu thực hành Pháp cho đến khi hoàn toàn giác ngộ.
NĂM GIA ĐÌNH (rigs lnga): Ngũ bộ, năm gia đình Phật: Như Lai bộ, Kim Cương bộ, Liên Hoa bộ, Bảo Sanh bộ, và Tác Nghiệp bộ. Đại diện cho những phẩm tính bẩm sinh của tinh hoa giác ngộ của chúng ta.
NĂM HÀNH ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ LẬP TỨC (mtshams med pa lnga): Năm nghiệp, tội lỗi, hay hành động xấu có quả lập tức là giết cha, mẹ mình, giết một vị a la hán, gây chia rẽ trong tăng đoàn, và làm chảy máu một vị Phật với ý định xấu. Năm hành động xấu gần như hay sắp sửa (de dang nye ba lnga) cưỡng hiếp mẹ mình, một a la hán, giết một bồ tát ở địa kiên cố (nivata bhumi), giết một bậc tôn quý trên con đường rèn luyện (tức là chưa phải một a la hán), trộm cắp phương kế sinh nhai của tăng đoàn, và hủy diệt một bảo tháp.
NĂM LOẠI CÚNG DƯỜNG (nyer spyod lnga): Những vật chất ưa thích của năm giác quan.
NĂM SIÊU TRÍ TUỆ (mngon shes lnga): Khả năng thực hiện những điều kỳ diệu, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông và nhớ lại những kiếp sống trước.
NĂM SUY HOẠI (snigs ma lnga): [1] Thoái hóa quan điểm do sự xuống cấp trong việc từ bỏ đức hạnh có nghĩa là tà kiến. [2] Thoái hóa cảm xúc phiền não do sự xuống cấp trong đạo đức của chủ thể có nghĩa bản chất thô lỗ của tâm, trong đó sự thô lỗ ám chỉ phiền não (kleshas) mạnh mẽ và kéo dài. [3] Sự Thoái hóa thời gian do sự suy giảm hưởng thụ có nghĩa sự suy giảm của Kiếp Xung Đột. [4] Sự Thoái hóa của tuổi thọ do suy giảm sinh lực duy trì có nghĩa sự giảm thọ cho đến lúc còn mười năm. [5] Thoái hóa của chúng sanh có nghĩa là sự suy hoại của thân do hình dạng thấp kém và kích thước nhỏ, sự suy giảm công đức do ít năng lực và sự đặc biệt, sự suy giảm của tâm do trí tuệ kém sắc bén, khả năng ghi nhớ giảm sút, và ít chuyên cần đi. Do đó, sự thoái hóa của chúng sanh mà ba loại suy giảm cùng xảy ra có nghĩa tâm của họ khó thuần phục.
NĂM THÂN (sku lnga): Trong sách này năm thân hay những phương diện của Phật quả là Pháp thân, Báo thân, Hóa thân, Cốt tủy thân và Đại Cực Lạc thân. Đã được định nghĩa trong chương “Sự rèn luyện tâm của Kim Cương Thừa”.
NĂM TRÍ TUỆ (ye shes lnga): Trí tuệ pháp giới, trí tuệ như gương, trí tuệ biện biệt, trí tuệ bình đẳng, và trí tuệ viên mãn.
ĐỈNH (rtse mo): Một trong bốn khía cạnh xác tín trên con đường kết hợp.
NAGA (klu): Rồng, một sinh linh giống như rắn, sống trường thọ, hùng mạnh, cư trú ở dưới nước và thường canh giữ những kho tàng vĩ đại. Chúng thuộc về nửa cõi người và nửa cõi thần. Thường sống trong thân rắn, nhưng nhiều lúc có thể chuyển thành thân người và thường được mô tả có thân người từ thắt lưng trở lên với một đuôi rắn ở dưới. Chúng có nhiệm vụ kiểm soát thời tiết, nhất là mưa.
ĐẠI ĐỊNH HUYỀN DIỆU (sgyu ma lta bu’i ting nge ‘dzin): Định thứ hai của ba tam ma đề (samadhi – đại định), bản chất là lòng bi và quang minh, tự nhiên như ánh sáng mặt trời chiếu vào không gian.
ĐẠI VÀ TIỂU THỪA (theg pache chung): Mahayana và Hinayana. Mahayana (Đại Thừa) bao gồm những thừa tantric. Hinayana bao gồm giáo lý cho thanh văn và duyên giác. Nghĩa rộng của “đại” hay “tiểu” ám chỉ phạm vi ước nguyện, phương pháp áp dụng, và sự sâu sắc của thấu suốt.
ĐẠI VIÊN MÃN (rdzogs pa chen po): Cái thứ ba của tantra nội của phái Nyingma.
NAMO (phyag ‘tshal lo): Sự kính lễ hay lời chào.
NGẠ QUỶ (yid dvags): Một trong sáu bộ chúng sanh. Những chúng sanh này bị hành hạ bởi nghiệp quả của nhận thức bất tịnh gây đau khổ mãnh liệt vì thèm muốn, đói và khát.
NGHIỆP TƯƠNG TỤC CỦA THỰC HÀNH TRƯỚC (sngon sbyang kyi las phro): Sự liên tục của thực hành Pháp từ kiếp sống trước.
NGƯỜI DỊ GIÁO (mu stegs pa): Người chấp thủ tà kiến, hành động bất thiện là không quan trọng, không tin kiếp trước, kiếp sau, không có kết quả từ việc thực hành con đường, v.v..
NGŨ UẨN – NĂM KẾT TẬP (phung po lnga): Năm phương diện bao gồm sự cấu tạo thân thể, tinh thần của một chúng sanh: thân vật chất, các căn, quan niệm, sự hình thành và ý thức.
NGUYỆN HỮU TÌNH (dam tshig sems dpa’, dam tshig pa): Bổn Tôn được quán tưởng bởi hành giả.
NHẬN BIẾT CAO (mngon par shes pa): Xem siêu trí tuệ.
NHẬN THỨC BÌNH THƯỜNG (tha mal gyi snang ba): Cách thức một người bình thường kinh nghiệm. Xem Bình thường.
NHẬN THỨC THANH TỊNH (dag snang): Xem môi trường như cõi Phật, mình và người khác như Bổn Tôn, âm thanh như mantra, và niệm tưởng như trí tuệ.
NHƯ THỊ (de bzhin nyid): Bản chất của tâm và hiện tượng.
Nhờ khuyên bảo họ hành động đầy ý nghĩa, xây dựng họ một cách tạm thời và tối hậu.
NHỮNG TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC THẤP (grub mtha’ dman pa): Hai học phái chính của Hinayana, Vaibhashika và Sautrantica. So sánh với Mahayana chúng được gọi là thấp vì không thiết lập tánh Không của mọi hiện tượng.
NIẾT BÀN (mya ngan las das pa): Sự hủy diệt nguyên nhân tạo ra luân hồi. Niết bàn thấp ám chỉ việc đạt giải thoát khỏi luân hồi của một hành giả Tiểu Thừa. Khi liên quan đến một vị Phật, niết bàn là một trạng thái giác ngộ vĩ đại phi an trụ không rơi vào trạng thái cực đoan của luân hồi cũng như không rơi vào trạng thái định thụ động của một A la hán.
NIRMANAKAYA (sprul sku): Hóa thân, thân thứ ba của ba thân, khía cạnh giác ngộ được điều phục và chúng sanh bình thường có thể nhận thức.
ĐỊA NGỤC VÔ GIÁN (mnar med kyi dmyal ba; Phạn. Avichi): Địa ngục thấp nhất trong tám hỏa ngục.
ĐỘC GIÁC PHẬT (rang rgyal, rang sangs rgyas): Một vị giác ngộ đơn độc, một vị A la hán đạt niết bàn chủ yếu nhờ thiền định về mối liên kết của thập nhị nhân duyên theo thứ tự nghịch, không cần đến giáo lý trong đời đó, nhưng thiếu sự giác ngộ viên mãn của một vị Phật và không thể làm lợi ích cho vô số chúng sanh như một Đức Phật.
NÚI TU DI (ri rab lhun po): Ngọn núi huyền thoại khổng lồ ở giữa hệ thống thế giới, nơi hai bộ chư thiên thấp nhất của cõi dục giới sinh sống. Được bao quanh bởi một chuỗi núi, hồ, châu lục và đại dương nhỏ hơn và được nói là cao hơn mực nước biển 84.000 lý (một lý bằng 4,8km)
ORGYEN (orgyen: Phạn, Uddiyana): Còn được gọi là Uddiyano hoặc Odiyan, đây là nhà của các dakini, nơi sinh của Đức Liên Hoa Sanh, được biết khu trú tại thung lũng Swat ở hướng tây bắc Ấn độ, giáp biên giới với Afghanistan ngày nay. Thời tiền sử, đức Hayagriva và Vajra Yogini hàng phục đại quỷ chấp ngã. Khi thân quỷ rơi xuống đất, trái tim rớt vào xứ Uddiyana, tạo thành sự trùng hợp cát tường ngẫu nhiên cho sự truyền bá giáo lý Kim Cương Thừa.
PADMAKARA (pad ma ‘byung gnas): “Liên Hoa Sanh” giống như Guru Rinpoche. Danh hiệu Padmakara và Padmasambhava được sử dụng luân phiên trong văn học Tây Tạng, đôi lúc trong những bài kệ Tây Tạng, đôi khi trong Phạn ngữ.
PARAMITA (pha rol tu phyin pa): “Tới bờ bên kia”. Khái niệm siêu vượt chủ thể, đối tượng và hành vi. Xem sáu, mười ba la mật.
Phần chính bắt đầu với samadhi bao la và uyên thâm
PHẬT QUẢ (sangs rgyas): Sự toàn giác viên mãn của bậc không trụ trong luân hồi lẫn niết bàn.
PHẬT QUẢ TOÀN GIÁC (rnam mkhyen sangs rgyas kyi sgo’phang): Trạng thái của sự giác ngộ hoàn toàn có trí tuệ viên mãn thấy biết sự vật như nó là và với trí tuệ nhận biết mọi hiện hữu đó.
PHẬT TÁNH (bde gshegs snying po): Như lai tạng, tinh hoa của chư Như Lai; khả năng giác ngộ hay tánh giác ngộ vốn sẵn hiện diện trong mỗi chúng sanh. Để biết thêm chi tiết hãy xem quyển Phật Tánh của Ngài Thrangu Rinpoche.
PHẬT, PHÁP, VÀ TĂNG ĐOÀN (sangs ryas chos gde ‘dun): Tam Bảo. Những đối tượng quy y thật sự. Để biết thêm chi tiết hãy xem quyển Phật Tánh của Ngài Thrangu Rinpoche (Nhà xuất bản Rangjung Yeshe, 1988).
PHÁP GIỚI (chos kyi dbying): Cõi hiện tượng, chân như trong đó tánh Không và phụ thuộc nguyên thủy là bất khả phân. Bản tâm và hiện tượng nằm vượt lên sinh, trụ, và diệt.
PHÁP THÂN (chos sku): một trong ba thân, nó là tâm thức hay khía cạnh không biểu lộ. Có thể hiểu một cách khác tùy theo bối cảnh của nền tảng, con đường, và kết quả. Trong sách này, chủ yếu liên quan đến nhậnthức, hư không, và khía cạnh đơn giản của tâm hành giả vào thời điểm của con đường. Hãy xem ba thân của kết quả.
PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU (bskyed rdzogs): Phương tiện và trí tuệ của thực hành Kim Cương Thừa. Giai đoạn phát triển của tạo ra bởi tâm. Giai đoạn thành tựu có nghĩa an trú trong trạng thái phi tạo tác của tâm.
PHI KHÁI NIỆM HÓA CỦA BA LÃNH VỰC (‘khor gsumdmigs med): Không chấp vào những khái niệm về đối tượng, chủ thể và hành vi.
PHI PHẬT GIÁO (phyi pa, mu stegs pa; Phạn, tirthika): Những vị thầy chấp chặt vào triết lý của quan điểm cực đoan như chủ nghĩa hư vô, vĩnh cửu (thường kiến và đoạn kiến), đặc biệt là Ấn Độ Giáo, đạo Jana (jain), hay chủ nghĩa duy vật.
PHI PHÁP (chos min): Bất kỳ hành động hay thuộc tính nào mâu thuẫn với Giáo Pháp, nhất là tám mối quan tâm thế gian.
PHI THIỀN ĐỊNH (sgom med): Trạng thái không giữ sự tập trung vào một đối tượng hoặc chủ thể thiền định. Cũng ám chỉ trạng thái thứ tư của Mahamudra, trong đó không cần phải thiền định hay trau dồi.
PHƯƠNG PHÁP YOGIC (rtul shugs): Những thực hành thêm vào cho một tantrika để rèn luyện trong việc thực hiện đầy đủ quan điểm của Kim Cương Thừa trong hoạt động hàng ngày, ví dụ, bữa tiệc cúng dường.
PHƯƠNG TIỆN (thabs; Phạn, upaya): Phương pháp hay phương tiện thiện xảo, đó là sự áp dụng thực tiễn của giáo lý Đạo Phật. Cũng có thể chỉ cái thứ bảy của mười ba la mật.
PHƯƠNG TIỆN VÀ TRÍ TUỆ (thabs dang shes rab; Phạn, upaya và prajna): Phật quả đạt được nhờ hợp nhất trí tuệ và phương tiện; trong Đại thừa, chúng là lòng bi và tánh Không, bồ đề tâm tương đối và tuyệt đối. Trong Kim Cương Thừa, trí tuệ và phương tiện là giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Theo học phái Kagyu (Mũ đen), phương tiện ám chỉ một cách đặc biệt về “con đường phương tiện”, sáu giáo pháp của Naropa, và trí tuệ là “con đường giải thoát”, thực hành thực tế của Mahamudra. Theo Dzogchen, trí tuệ là kiến thanh tịnh nguyên sơ, sự thực hành trekcho nhận ra tâm yếu của giác ngộ trong hiện tiền, trong khi phương tiện là sự thiền định của hiện diện tự nhiên, sự thực hành thogal làm cạn kiệt nhiễm ô và định kiến nhờ đó đạt được thân cầu vồng chỉ trong một kiếp.
PHÓNG ĐẠI VÀ CHỈ TRÍCH (sgro btag + skur ‘deb): Chấp vào sự hiện hữu hay thuộc tính của điều gì mà nó không có và đánh giá thấp sự hiện hữu hay thuộc tính của cái gì đó mà nó thực sự có.
PRAJNAPARAMITA (shes rab kyi pha rol tu phyin pa): Trí tuệ siêu phàm. Giáo lý Đại Thừa về sự thấu suốt tánh Không, siêu vượt định kiến về chủ thể, đối tượng, và hành vi. Kết hợp với lần chuyển pháp luân thứ hai.
PRANA (Phạn: rlung): Năng lượng lưu thông trong thân.
QUAN ĐIỂM (lta ba): Cái thấy (kiến), một hiểu biết và định hướng đặc biệt đạt căn bản trên việc học tập nghiên cứu triết học. Trong lãnh vực của mahamudra và trekcho, quan điểm ám chỉ trạng thái của bình thường tâm hay giác tánh tự hiện hữu thoát khỏi bất kỳ khái niệm nào, ngay cả sự thấu suốt triết học.
QUANG MINH (‘od gsal): Nguyên nghĩa là “thoát khỏi bóng tối của vô minh và được phú cho khả năng nhận biết”. Hai phương diện là quang minh hư không, giống như bầu trời rộng mở trong sáng, và quang minh biểu hiện, như ánh sáng ngũ sắc, hình ảnh, v..v... Quang minh là bản tánh hiện diện không pha trộn khắp luân hồi và niết bàn.
QUANG MINH CỦA PHÁP TÁNH (chos nyid ‘od gsal): Tánh giác bẩm sinh, đó là bản tâm của tất cả chúng sanh.
QUÁN ĐẢNH (dbang): Sự trao quyền hay cho phép thực hành giáo lý của Kim Cương Thừa, cửa vào không thể thiếu được để thực hành Mật thừa.
Quán đảnh bí mật tịnh hóa ngữ và prana (khí lực)
Quán đảnh cái bình làm tịnh hóa thân và nadis (kinh mạch)
QUÁN ĐẢNH GIÁC TÁNH PHÔ DIỄN (rig pa’i rtsal gyi dbang): Sự quán đảnh để thực hành Dzogchen. Đôi khi ám chỉ việc đạt giác ngộ nhờ thực hành Dzogchen.
Quán đảnh tối hậu làm tịnh hóa những khuôn mẫu tập khí của thức a lại da
Quán đảnh trí tuệ làm tịnh hóa ý và bindu (giọt ánh sáng)
QUY CHIẾU (‘dzin pa): Hoạt động tâm linh chấp vào một đối tượng vật chất, kinh nghiệm, khái niệm, hay tập hợp những ý niệm triết học.
QUY CHIẾU NHỊ NGUYÊN (gnyis ‘dzin): Kinh nghiệm được hình thành do “người nhận thức” và “đối tượng được nhận thức”.
QUY CHIẾU VỀ SỰ CỤ THỂ (dngos ‘dzin): Tập khí chấp ngã và những đối tượng bên ngoài là có thật, bền vững và lâu dài.
RAKSHAS (srinpo): La sát, một sinh linh hay ma quỷ xấu ác.
RASAYANA (bcud len): Xem trích tinh chất.
RUDRAS (ru dra): [1] Một loại nửa thần nửa quỷ ngang bướng, [2] ma quỷ chấp ngã.
RUPAKAYA (gzugs kyi sku): Sắc thân, một thuật ngữ tổng hợp của hóa thân và báo thân.
SADHANA (sgrub thabs): Nghi quỹ, phương tiện thành tựu. Nghi thức và thủ tục Tantric để thực hành thường nhấn mạnh giai đoạn phát triển.
SẮC GIỚI (gzugs khams; Phạn, rupa-dhatu): Mười bảy cõi trời của luân hồi bao gồm ba lần bốn cõi thiền, và năm cõi thanh tịnh. Một trạng thái thiêng liêng vi tế của luân hồi giữa dục giới và vô sắc giới, ở đó không có giác quan ngửi, không có giác quan nếm vị và bộ phận sinh dục. Những sinh linh ở đây có thân ánh sáng, trường thọ và không có cảm giác đau khổ. Tâm thức không lành mạnh như bám luyến không thể khởi lên.
SẮC THÂN (gzugs sku): Báo thân và Hoá thân là tướng có thể nhận biết đối nghịch với Pháp thân vô tướng.
SẮC THÂN MAHAMUDRA (phyag rgya chen po’i sku): Ám chỉ thân cầu vồng của Bổn Tôn hành giả. Hãy xem chương bốn cấp độ vidyadhara, “Vị Kim Cương Sư và Bổn Tôn Yidam”.
SAHA (Phạn, mi mjed): Tên của hệ thống thế giới hiện nay của chúng ta. Nó có nghĩa “lâu dài” vì chúng sanh ở đây chịu đựng đau khổ không kham nổi.
SAMADHI (ting nge ‘dzin): Gắn liền với sự liên tục. Thường được dịch là sự tập trung hay nhập định (đại định).
SAMADHI CỦA CHÂN NHƯ (de bzhin nyid kyi ring nge ‘dzin): Đại định đầu tiên của ba tam ma đề (samadhi).
SAMADHI NHƯ KIM CƯƠNG (rdo rje lta bu’i ting nge dzin): (Kim cương định) Giai đoạn cuối của địa thứ mười, là kết quả của Phật quả.
SAMANTABHADRA (kuntuzangpo): Phật Phổ Hiền [1] pháp thân Phật nguyên sơ. [2] Bồ tát Phổ Hiền được dùng như ví dụ cho sự hoàn thiện của tăng trưởng một cúng dường vô tận.
SAMAYA (dam tshig): [1] Nguyện thiêng liêng, giới luật hay cam kết của thực hành Kim Cương Thừa. Nhiều chi tiết vẫn tồn tại, nhưng bản chất của samaya bao gồm về bên ngoài là duy trì mối quan hệ hài hòa với vị Kim cương sư, với Pháp hữu, và bên trong không đi lạc khỏi sự tương tục của thực hành. [2] Ở cuối chương, một chữ samaya là một lời thề những gì được trình bày đều là sự thật.
SAMBOGAKAYA (longs spyod rdzogs pa’i sku): Báo Thân, thân của hỷ lạc viên mãn. Về năm thân của kết quả, đây là tướng bán-biểu hiện của chư Phật được phú cho năm hoàn thiện: vị Thầy, quyến thuộc, nơi chốn, giáo lý, và thời gian, chỉ có Bồ Tát trên thập địa mới có thể thấy.
SAMSARA (‘khor ba): Luân hồi, vòng lẩn quẩn của sinh, tử và tái sanh trong sáu cõi, được đặc tính hóa bởi sự đau khổ, vô thường và vô minh. Trạng thái của một chúng sanh bình thường bị giam hãm bởi vô minh, nhận thức nhị nguyên, nghiệp và cảm xúc phiền não. Thực tại thông thường; một chu trình vô tận của thất bại và đau khổ phát sinh như kết quả của nghiệp.
SAMYE (bsam yas): Tu viện được xây dựng bởi Vua Trisong Detsen và Đức Guru Rinpoche thánh hóa. Vị trí ở giữa Tây Tạng gần Lhasa.
SAMYE QUANG VINH TẠI HỒNG THẠCH (brag dmar dpal gyi bsam yas): Một quần thể tu viện xưa cũ của Samye ở giữa Tây Tạng được Vua Trisong Detsen (790-844) xây dựng. Sườn núi phía sau Samye có màu đỏ sáng.
SANGHA (dge ‘dun): Tăng Đoàn, một tập hội những hành giả. Trong “thọ quy y nơi sangha tôn quý”, có nghĩa người đạt được cái thấy thuộc năm con đường và do vậy đã giải thoát khỏi luân hồi.
SÁU GIÁC QUAN (dbang po drug): Lục thức, năm giác thức và ý thức.
SÁU LOẠI CHÚNG SANH (‘gro ba rigs drug): Thiên, bán thiên, người, súc sinh, ngạ quỷ, và địa ngục.
SÁU PARAMITA (phar phyin drug): Sáu hành động siêu phàm: Sự rộng lượng (bố thí), trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ biện biệt.
SÁU SIÊU TRÍ TUỆ (mngon par shes pa): Khả năng thực hiện phép màu, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, nhớ lại những kiếp trước, và tri thức của hết nhiễm ô (lậu tận thông).
SHAKYAMUNI (sha kya thub jpa): Người uyên bác của dòng tộc Shakya (Thích ca), Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Phật lịch sử của chúng ta.
SHAMATHA (zhi gnas): An định (thiền chỉ) hay an trụ trong tĩnh lặng sau khi đã điều phục những hoạt động của niệm tưởng; hay thực hành thiền định làm yên lặng tâm để ngơi nghỉ thoát khỏi sự quấy rối của niệm tưởng.
SHRAVAKA (nyan thos): Thanh văn hay người lắng nghe. Hành giả Tiểu Thừa của lúc Phật chuyển Pháp luân lần thứ nhất, giới thiệu Tứ Diệu Đế, người nhận ra đau khổ vốn sẵn trong luân hồi và chú tâm để hiểu rằng không có tự tánh. Do chiến thắng những cảm xúc khuấy động nên tự giải thoát, đạt được nhập lưu vào con đường của cái thấy, chỉ còn tái sanh lại một lần và bất lai (không còn trở lại) luân hồi. Mục tiêu cuối cùng là trở thành một A la hán.
SIDDHA (grub thob, grub pa): Bậc viên mãn, bậc giác ngộ, người thấu suốt đã đạt thành tựu.
SIDDHI (dngos grub): (tất địa), Sự thành tựu. Việc đạt được kết quả từ thực hành Pháp, thường để chỉ tất địa tối thượng của giác ngộ viên mãn. Nó cũng có nghĩa là tất địa thông thường, tám thành tựu thế gian như tiên tri, nghe thấu suốt, bay trên bầu trời, vô hình, luôn trẻ trung, hay năng lực biến hóa, khả năng kiểm soát thân thể và thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, sự thành tựu xuất sắc nhất trên con đường là sự từ bỏ, lòng bi mẫn, niềm tin bất thoái chuyển, và sự nhận biết của chánh kiến.
SIDDHI CỦA MAHAMUDRA (phyag rgya chen po’i dngos grub): Tương tự như giác ngộ. Trong phạm vi của Mahayoga Tantra, nó cũng có thể ám chỉ sự thành tựu vidyadhara cấp thứ ba, trong đó mahamudra có nghĩa thân siêu phàm của Bổn Tôn Yidam.
SIÊU TRÍ TUỆ (mngon par shes pa): Thưởng chỉ sáu nhận thức cao, bao gồm thấu thị, biết được tâm người khác, v.v..
SỰ CHE CHƯỚNG CỦA TRI KIẾN NHỊ NGUYÊN (shes bya’i sgrib pa): Sự che chướng vi tế của việc chấp vào khái niệm chủ thể, đối tượng, và hành vi.
SỰ CHẤP NHẬN (bzod pa): Một trong số bốn phương diện tin chắc đạt được trên con đường kết hợp.
SỰ CÔNG NHẬN CỦA GIÁO PHÁP UYÊN THÂM (zab mo’i chos la bzod pa): Sự chấp nhận của tánh Không, rằng Giáo Pháp là bất sinh.
SỰ THU NHAËT TÍCH LŨY (tshogs bsags pa): Sự thực hành đạo đức của việc viên mãn hai tíc lũy công đức và trí tuệ.
SỰ TIẾP CẬN (bsnyen pa): Hãy xem bốn phương diện của sự tiếp cận và thành tựu.
SỰ TIẾP CẬN VÀ THÀNH TỰU (bsnyen sgrub): Hai phương diện của thực hành nghi quỹ. Nhất là những thời kỳ trong giai đoạn tụng niệm theo Mahayoga Tantra.
SỰ XUẤT HIỆN VÀ HIỆN HỮU (snang srid): Bất cứ những gì có thể kinh nghiệm (năm nguyên tố) và có thể hiện hữu (ngũ uẩn). Thuật ngữ này dùng để chỉ thế gian và chúng sanh.
SUGATA (bde bar gshegs pa): Như lai, tương tự như một vị Phật.
SUTRA (mdo): Kinh điển, bài giảng hay giáo lý của Đức Phật. Cũng chỉ mọi giáo lý nhân quả liên quan đến con đường như nguyên nhân của giác ngộ. So sánh với Mantra.
TÂM BÌNH THƯỜNG (tha mal gyi shes pa): Tâm trong trạng thái tự nhiên phi tạo tác. Một yếu tố quan trọng trong thực hành Kim Cương Thừa.
TÂM CHÚ (snying po’i sngags): Dạng vắn tắt của mantra một Bổn Tôn Yidam như một đối lại với mantra dài; ví dụ om mani padme hung.
TÂM GIÁC NGỘ QUÝ BÁU (byang chub kyi sems rin po che): xem bồ đề tâm.
TÂM KHÁI NIỆM (blo): Trong bối cảnh này, hành vi của trí thông minh chúng ta nhận thức và phân biệt hiện tượng là một che chướng cho trạng thái không che đậy của tâm tỉnh giác, mà trạng thái của tâm tỉnh giác này hoạt động vô chướng ngại không cần nhận thức.
TÂM PRANA (rlung sems): Prana ở đây nghĩa là “gió nghiệp” và tâm là ý thức nhị nguyên của một người chưa giác ngộ. Hai thứ này liên hệ mật thiết.
TÂM YẾU (sems nyid): Bản tâm của hành giả, đồng nhất với tinh hoa của tất cả bậc giác ngộ, như lai tạng (sugatagarbha). Phải phân biệt với tâm (sems), ám chỉ những suy nghĩ lan man bình thường dựa trên bản chất tư duy của vô minh.
TẬP KHÍ (bag chags): Những khuynh hướng vi tế ghi dấu trong thức a lại da.
TẬP TRUNG (dmigs pa): Giữ một khái niệm đối tượng trong tâm hay hành động biết như một đối tượng. Sự thực hành gọi là “tích lũy công đức” liên quan đến việc giữ trong tâm và trau dồi một tập trung đức hạnh, trong khi “sự tích lũy trí tuệ” được trau dồi nhờ duy trì sự tỉnh giác hoàn toàn thoát khỏi bất cứ chấp giữ tập trung dựa trên khái niệm hoặc bất kỳ những điểm tham khảo liên quan nào.
TĂNG ĐOÀN TÔN QUÝ (‘phag pa’i dge ‘dun): Tập hội những hành giả đã đạt được con đường của cái thấy, cái thứ ba trong năm con đường.
TAM BẢO (dkon mchog gsum): Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.
TANTRA (rgyud): Giáo lý Kim Cương Thừa được Đức Phật ban trong dạng báo thân của Ngài. Nguyên nghĩa là “sự tương tục”, tantra có nghĩa Phật tánh, “tantra của sự diễn đạt ý nghĩa”. Nói chung, những kinh điển tantric phi thường cao quý hơn sutra, “tantra diễn đạt ngôn từ”. Cũng có thể ám chỉ tổng hợp của tất cả mọi giáo lý nhận kết quả như toàn bộ con đường.
TANTRIC SAMAYA CỦA CÁC BẬC VIDYADHARA (rig ‘dzin sngags kyi dam tshig): Sự cam kết của một hành giả Kim Cương Thừa.
TANTRIKA (sngags pa): Như hành giả tantric.
TATHAGATAS VÀ CÁC CON CỦA NGÀI (de gshegs sras bcas): Chư Phật đã đi vào trạng thái của chân như pháp tánh (tatha). Các con Ngài là những bồ tát ở mười địa.
TÁM BỘ QUỶ THẦN (lha srin sde brgyad): Đó là những diễn tả khác nhau nhưng phổ thông nhất là: thiên (deva), long (naga), dạ xoa (yaksha), a tu la (atula), càn thát bà (gandhara), kim xí điểu (garuda), khẩn na la (kindara) và ma hầu la già (mahoraga). Tất cả họ đều có thể tiếp nhận và thực hành giáo lý của Đức Phật. Tám bộ này cũng có thể ám chỉ nhiều loại tinh linh thế gian khác nhau có thể giúp đỡ hay gây hại.
TÁM CHI (yan lag brgyad): Bảy chi thêm vào chi phát bồ đề tâm. Xem thêm bảy chi
TÁM MỘ ĐỊA (dur khrod brgyad): [1] Rừng Lạnh Sitavana (bsil ba tshal) ở hướng đông, [2] Viên mãn trong Thân ở hướng nam, [3] Đồi Liên Hoa (pad ma brtsegs) ở hướng tây, [4] Đồi Lanka (lan ka brtsegs) ở hướng bắc; [5] Đồi Thành tựu Tự nhiên (lhun grub brtsegs) ở hướng đông nam; [6] Phô diễn Đại Bí mật (gsang chen rol pa) ở hướng tây nam; [7] Đại Hỷ lạc Tỏa khắp (he chen brdal pa) ở hướng tây bắc; [8] Đồi Thế gian (‘jig rten brtsegs) ở hướng đông bắc. Cũng có nhiều liệt kê mộ địa khác.
TÁM MỐI QUAN TÂM THẾ GIAN (‘jig rten chos brgyad): Bám luyến sự thành đạt, khoái lạc tình dục, tán dương, và nổi tiếng, không thích mất mát, đau khổ, khiển trách và tiếng xấu.
TÁM TÍCH TỤ CỦA Ý THỨC (rnam shegs tshogs brgyad): A lại da thức (thức nền tảng), tâm thức, tâm thức nhiễm ô, và năm thức giác quan khác (A lại da thức, Mạt na thức, Ý thức, nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân thức).
TÁM VẠN BỐN NGÀN CỬA VÀO GIÁO PHÁP (chos kyi sgo mo brgyad khri bzhi stong): Hai mươi mốt ngàn giáo lý cho mỗi kinh, luật, luận, và sự kết hợp của chúng, đôi khi ám chỉ Kim Cương Thừa. Mục tiêu là loại bỏ tám vạn bốn ngàn loại cảm xúc phiền não khác nhau tiềm tàng trong tâm con người.
TÁNH KHÔNG (stong pa nyid): Sự kiện hiện tượng và bản ngã là sự trống rỗng hay không hiện hữu độc lập thật sự.
TERMA (gter ma): Kho tàng, sự trao truyền qua những kho tàng chôn dấu chủ yếu được Đức Guru Rinpoche và Yeshe Tsogyal chôn dấu, được khai mở vào một thời điểm thích hợp bởi một vị terton, một vị khai mật tạng vì lợi ích của những đệ tử tương lai.
THÂN CẦU VỒNG (ja lus):Vào lúc chết của một hành giả đã đạt được việc tiêu hao mọi bám chấp và định kiến nhờ thực hành thogal của Dzogchen, năm mguyên tố thô cấu tạo nên thân vật chất hòa tan lại vào tinh túy của chúng, ánh sáng ngũ sắc. Đôi khi còn để lại tóc và móng tay, chân.
THÂN MAHAMUDRA CỦA BỔN TÔN YIDAM (yidam lha’i phyag chen kyi lus): Sự thành tựu, chủ yếu nhờ Mahayoga Tantra, của huyễn thân trí tuệ trên vidyadhara cấp độ mahamudra, tương ứng với con đường trưởng dưỡng. Nó là một thân thiêng liêng của một Bổn Tôn được phú cho những hảo tướng chính và phụ và qua đó hành giả yogi có thể làm lợi ích chúng sanh trong phạm vi tương đương với báo thân.
THÂN ĐẠI CỰC LẠC (bde ba chen po’i sku; Phạn, mahasukhakaya): Thuộc năm thân, phẩm tính đơn giản của sự bất biến.
THÂN TINH TÚY (ngo bo nyid kyi sku, Phạn, svabhavikakaya): Đôi lúc được tính là bốn thân, là sự hợp nhất của ba thân, Ngài Jamgon Kongtrul định nghĩa nó là khía cạnh của pháp thân, đó là “bản chất của mọi hiện tượng, rỗng rang không tạo tác và được phú cho đặc tính thanh tịnh tự nhiên”.
THẬP THIỆN HẠNH (dge ba bcu): Nói chung, kềm chế mười hành động bất thiện. Nói riêng, thực hiện đối nghịch lại chúng, ví dụ phóng sinh, bố thí v..v...
THẬT NGHĨA (nges don): Ý nghĩa dứt khoát đối lại với cách hay ý nghĩa tương đối. Giáo lý của Prajnaparamita và Trung Đạo. Trong quyển Kho Tàng Của Trí Tuệ, Ngài Jamgon Kongtrul Vĩ Đại định rõ sự thật (chân lý), ý nghĩa xác quyết theo cách sau: những bài dạy dành cho các đệ tử đặc biệt rằng bản chất của mọi hiện tượng là tánh không sâu thẳm phi tạo tác như sinh và diệt, rằng hoàn cảnh thực sự bẩm sinh của sự vật là bởi bản chất tỉnh thức quang minh vượt lên trên ngôn từ, tư duy và mọi sự mô tả. Hơn nữa, đây là những lời Đức Phật giải thích chi tiết ý nghĩa cũng như luân giải về chúng.
THÀNH TỰU [1] (dngos grub, siddhi): Xem thành tựu [2] (sgrub pa): Xem bốn khía cạnh của tiếp cận và thành tựu.
THÀNH TỰU TỐI THƯỢNG CỦA MAHAMUDRA (phyag rgya chen po mchog gi dngos grub): [1] giác ngộ rốt ráo, [2] cái thứ ba của bốn cấp vidyadhara.
THÁNH HÓA VÀ QUÁN ĐẢNH (byin brlab dbang bskur): Một thời kỳ trong giai đoạn phát triển vào lúc cuối của sự quán tưởng Bổn Tôn bao gồm việc thánh hóa ba luân xa của hành giả với thân, khẩu, ý giác ngộ cũng như quán đảnh của Bổn Tôn với năm gia đình Phật trên đỉnh đầu.
THIỀN GIẢ(sgom chen): Người dành mọi thời gian để thực hành thiền định, thường nhập thất trong núi. Nghĩa rộng dành riêng cho người thực hành suốt ngày của một tâm bình thường hay tâm tự nhiên phi tạo tác.
THOGAL (thod rgal): Vượt qua trực tiếp hay vượt lên trên, Dzogchen (Đại Viên Mãn), mahasandhi, có hai phần: trekcho và thogal. Trekcho nhấn mạnh sự thanh tịnh nguyên sơ (ka dag) và thogal là sự hiện diện tự nhiên (lhun grub).
THỌ QUY Y (skyab ‘gro): Đặt niềm tin của một người vào Tam Bảo.
THỰC HÀNH ĐẠI THÀNH TỰU (sgrub chen): Một thực hành nghi quỹ được một nhóm người đảm nhận liên tục trong bảy ngày.
THỰC SỰ CAO (mngon mtho): Chỉ sự tái sinh vào ba cõi cao của luân hồi: người, a tu la và trời.
THỪA (theg pa): Sự thực hành của một bộ giáo lý đem hành giả đến cấp dộ kết quả.
THỪA NỘI VÀ NGOẠI (phyi nang gi theg pa): Đại thừa và Tiểu thừa.
THỪA THẤP (theg pa ‘og ma): So sánh với Kim Cương Thừa, những thừa thấp hơn là của các Thanh Văn, Bích Chi Phật, và Bồ Tát.
THỪA TRIẾT HỌC (mtshan nyid kyi theg pa): Một danh hiệu chung cho Tiểu Thừa và Đại Thừa.
THỜI ĐẠI ĐEN TỐI CỦA SỰ SUY HOẠI (snyigs ma’i dug): Thời đại hiện nay, khi năm suy hoại không kềm chế được – đó là tuổi thọ, thời gian, con người, quan điểm, và cảm xúc phiền não. Hãy xem năm suy hoại.
THUỘC TÍNH XUẤT THẾ GIAN (‘jig rten chos mchog): Cái thứ tư của bốn khía cạnh xác tín trên con đường kết hợp. Sự thành tựu tâm linh cao nhất trong luân hồi.
TÍCH LŨY (tshogs): Sự dự trữ để làm một cuộc hành trình trên con đường giác ngộ. Xem hai tích lũy.
TÍCH LŨY CÔNG ĐỨC (bsod nams kyi tshogs): Hành động đạo đức có tác ý.
TÍCH LŨY TẠM THỜI (‘jig tshogs): Aùm chỉ sự tương tục của ngũ uẩn.
TÍCH LŨY TRÍ TUỆ (ye shes kyi thsogs): Hành động đạo đức gắn bó với trí tuệ phân biệt (shes rab) thấu suốt về tánh Không.
TINH TÚY SUGATA (bde gshegs snying po): Một tên khác của Phật tánh, tinh túy giác ngộ sẵn có trong chúng sanh.
TƯ THẾ THIỀN ĐỊNH BẢY ĐIỂM (sgom tshulgyi gnad bdun): Chân trong thế kiết già, xương sống thẳng, vai duỗi, cổ hơi cúi xuống, tay kết định ấn, đầu lưỡi chạm vòm miệng, và mắt nhìn vào hướng mũi.
TOÀN GIÁC (rnam mkhyen thams cad mkhyen pa): Tương tự như sự giác ngộ hoàn toàn hay Phật quả.
TỰ DO VÀ PHONG PHÚ (dal ‘byor): Những điều kiện người ta có thể thực hành Giáo Pháp thiêng liêng trong một thân người.
TỰ NHẬN BIẾT PHI KHÁI NIỆM (rtog med rang gsal): Trạng thái nền tảng của tâm được vị guru khai mở, thoát khỏi niệm tưởng và vẫn nhận biết tự nhiên bất cứ những gì hiện diện.
TỰ TÁNH (rang bzhin): Một hiện hữu vốn sẵn và bản chất độc lập của bản ngã cá nhân hay của hiện tượng. Là điều gì đó có thể phục vụ như một nền tảng vững chắc cho những thuộc tính cá nhân.
TỰ TỒN TẠI (rang bzin): Một hiện hữu vốn sẵn và tồn tại độc lập của bản ngã cá nhân hoặc của hiện tượng.
TỊNH HÓA CHE CHƯỚNG (sgrib sbyong): Thực hành tâm linhxua tan những gì che chướng như lai tạng; ví dụ thiền định và tụng niệm về Đức Vajrasattva theo những chuẩn bị đặc biệt.
TORMA (gtor ma): Một phương tiện sử dụng trong nghi lễ tantric. Cũng có thể chỉ cúng dường thực phẩm cho Hộ Pháp hay những tinh linh bất hạnh.
TRẠNG THÁI ĐỊNH CỦA SHRAVAKA (zhi gnas ‘gog pa): Trong bối cảnh của thực hành Tiểu Thừa và Đại Thừa, trạng thái này được dùng trong ý nghĩa làm giảm và được biết như một lề đường xấu của con đường giác ngộ của chư Phật. Sự lỗi lầm xuất phát từ xem thực hành thiền định như hoạt động trưởng dưỡng và quy chiếu trên trạng thái trong đó cảm giác và niệm tưởng đều không có.
TRAMENA (phra men): Thiên nữ có thân người và đầu thú. Tramen có nghĩa lai ghép hay pha trộn.
TREKCHO (khregs chod): “Cắt đứt” dòng chảy của ảo tưởng, niệm tưởng của ba thời nhờ bộc lộ giác tánh không che đậy không quy chiếu nhị nguyên. Nhận ra quan điểm này nhờ giáo huấn khẩu truyền của vị Thầy hành giả và duy trì nó không gián đoạn khắp mọi phương diện của đời sống là tinh túy thật sự của thực hành Dzogchen.
TRÌ THỦ VAJRA (rdo rje ‘dzin pa): [1] Danh hiệu tôn kính cho một vị Thầy thành tựu, [2] Trạng thái giác ngộ.
TRÍ TUỆ BỔN TÔN (ye shes sems dpa’, ye shes pa, ye shes kyi lha): Bổn Tôn thật sự an trụ trong pháp giới.
TRÍ TUỆ CỦA HÀNH ĐỘNG KIÊN TRÌ (bya ba tan gyi ye shes): Tương đương với “trí tuệ toả khắp” (bya ba grub pa;i yeshes).
TRÍ TUỆ ĐỒNG HIỆN (lhan cig skyes pa’i yeshes): Khả năng tỉnh giác bẩm sinh hiện diện trong mọi chúng sanh. Trí tuệ ở đây có nghĩa sự tỉnh giác nguyên sơ không dối gạt.
TRÍCH TINH TÚY (bcud len; Phạn, rasayana): Một thực hành yoga lấy tinh chất của thảo dược, khoáng vật, và năng lượng của nguyên tố để tịnh hóa thân, tăng sự tập trung và tránh sự xao lãng đi tìm những thực phẩm vật chất thông thường.
TRISONG DETSEN (khri srong de’u btsan): 790-844. Pháp Vương vĩ đại thứ hai của Tây Tạng, người đã thỉnh Guru Rinpoche, Shantarakshita, Vimalamitra, và nhiều vị Thầy Phật giáo khác bao gồm Jinamitra và Danasila đến Tây Tạng. Ngài xây dựng Samye, tu viện vĩ đại và trung tâm giảng dạy kiểu mẫu sau Odantaputi, và thiết lập đạo Phật như quốc giáo của Tây Tạng. Trong triều đại của Ngài, những tu sĩ được thọ cụ túc giới đầu tiên. Những học giả và lotsawa đã dịch nhiều kinh văn, và một số lớn những trung tâm thực hành được xây dựng.
TRUNG ĐẠO (dbu ma; Phạn, madyamika): Phái cao nhất của bốn học phái triết học Phật giáo. Trung đạo có nghĩa không chấp giữ bất kỳ quan điểm cực đoan nào, nhất là quan điểm hư vô và vĩnh cửu.
TSA-TSA (tshva tshva): một tượng phật nhỏ bằng đất sét đúc từ một khuôn.
TỤNG NIỆM (bzlas pa): Nhiệm vụ của thực hành nghi quỹ gồm việc tụng niệm một mantra.
UDDIYANA (u rgyan, o rgyan): Xứ sở phía tây bắc của Ấn Độ thời xưa nơi Guru Rinpoche sinh ra trên một hoa sen. Xem Orgyen.
VAIROCANA (Phạn, vai ro ca na): Dịch giả vĩ đại của Tây Tạng vào thời Vua Trisong Detsen. Được Đức Padmakara nhận ra là một hóa thân của một học giả Ấn Độ, Ngài là một trong bảy vị tu sĩ được gởi tới Ấn Độ để học với Ngài Shri Singha. Ngài cũng là một trong ba vị Thầy chính mang giáo lý Dzogchen vào Tây Tạng, hai vị khác là Padmakara và Vimalamitra.
VAJRA (rdo rje): Nghĩa đen là kim cương, vua của mọi loại đá. Như một tính từ nó có nghĩa bất hoại, cứng chắc, bất bại, v.v.. Có vajra tuyệt đối của tánh Không, vajra tương đối của chất liệu vật chất với những thuộc tính, và biểu tượng thấy rõ hoặc dán nhãn vajra cho danh hiệu.
VAJRADHARA (rdo rje ‘chang): Kim Cương Trì. Pháp thân Phật của học phái Sarma. Cũng có thể chỉ vị thầy riêng của một người của Kim Cương Thừa.
VAJRAYANA (rdo rje theg pa): Kim Cương Thừa. Sự thực hành nhận kết quả là con đường. Tương tự như Mantra Bí mật và Tantrayana.
VIDYADHARA (rig pa dzin pa): Trì Minh Vương. Bậc nắm giữ hay mang (dhara) trí tuệ (vidya) của mantra. Một vị Thầy giác ngộ một trong bốn giai đoạn của con đường tantric của mahayoga, tương đương với mười sáu địa.
Vidyadhara cấp hiện diện tự nhiên (lhun grub rig ‘dzin)
Vidyadhara cấp làm chủ cuộc sống (tshe dbang rig ‘dzin)
Vidyadhara cấp mahamudra (phyagchen rig ‘dzin)
Vidyadhara cấp trưởng thành (rnam smin rig ‘dzin)
VIPASHYANA (lhag mthong): (thiền quán – thiền minh sát), nhìn thấy rộng hơn và sáng suốt. Thường để chỉ sự thấu suốt vào tánh Không. Một trong khía cạnh chính của thực hành thiền định, cái kia là shamatha (chỉ).
VISHNU (khyab ‘jug): “Bậc thâm nhập khắp”, bậc duy trì vũ trụ, thân tướng Ngài là một trong ba tam giác của chư thiên, với Brahma bậc sáng tạo và Shiva bậc hủy diệt.
VỊ THẦY (bla ma, slob dpon): Danh hiệu ban cho một vị Thầy tâm linh và học giả nghiên cứu. Trong sách này, vị Thầy ám chỉ Guru Rinpoche (Ngài Liên Hoa Sanh).
VỊ THẦY HÓA THÂN (slob dpon sprul pa’i sku): Một cách bày tỏ tôn kính với Guru Rinpoche rằng Ngài là thân lưu xuất của một đấng giác ngộ.
VỊ THẦY ĐỦ PHẨM TÍNH (bla ma mtshan nyid dang ldan pa): Người có chánh kiến và lòng bi chân thật.
VÔ NGÃ (bdag med): Sự thiếu vắng bẩm sinh của một tự tồn tại trong bản ngã cá nhân cũng như trong vật chất và tâm thức.
VÔ NGÃ (bdag med): Sự thiếu vắng hay không có sự tự tồn tại trong cá nhân con người cũng như trong vật chất và tâm. Vô ngã không phải là một sự đạt được mà là trạng thái tự nhiên của sự vật. Những hành giả của Tiểu Thừa, thanh văn và độc giác đạt một phần giác ngộ của sự vô Ngài, mà chỉ là một bồ tát nhờ thực hành sáu ba la mật mà phát hiện thực tại như nó là.
VÔ NIỆM (mi rtog): Một trạng thái không có suy nghĩ dựa trên khái niệm. Có thể ám chỉ sự tỉnh giác phi khái niệm, nhưng thường nó là một trong ba kinh nghiệm thiền định tạm thời: cực lạc, trong sáng, và vô niệm.
VÔ SẮC GIỚI (gzus med khams; Phạn, arupya-dhatu): Trạng thái vi tế nhất của luân hồi, hoàn toàn không có bất kỳ thân vật chất nào ngay cả những khoái lạc tinh thần. Nơi an trụ của sinh linh chưa giác ngộ đã thực hành bốn thể nhập. Những sinh linh này trụ trong sự bình đẳng bất biến trong một thời gian dài, sau đó họ đi xuống những trạng thái thấp hơn của luân hồi.
VÒNG ĐƠN CỦA DHARMAKAYA (chos sku thig le nyag sig): Tất cả chư Phật đều là một trong hư không vô tận của pháp thân, nó là vòng tròn trong ý nghĩa của người vượt lên “những góc cạnh” của niệm tưởng tạo tác.
YAKSHA (gnod sbyin): Dạ Xoa, một bộ sinh linh bán thiên, thường làm lợi ích nhưng đôi khi làm điều ác. Phần lớn là những vị thần ở miền quê, thường ở trên những cây thiêng và canh giữ những kho tàng gần đó. Một số khác sống trên Núi Tu Di, canh giữ cho cõi thiên. Họ được Kuvera cai quản, vị thần của tài bảo và canh giữ một phần tư của hướng bắc.
YANGDAG (yang dag; Phạn, vishuddha): Một trong tám Heruka của học phái Nyingma (Mũ đỏ). Bổn Tôn phẫn nộ của tâm kim cương.
YERPA (g.yer pa): Một ngọn núi ẩn tu gần Lhasa ở giữa Tây Tạng.
YIDAM (yi dam): Bổn Tôn riêng của hành giả, và là gốc rễ thành tựu của ba gốc.
YOGA SADHANA (rnal ‘byor gyi sgrub thabs): Thực hành truyền thống chính sau giai đoạn chuẩn bị. Bao gồm hai giai đoạn phát triển và hoàn thiện và là bước tốt nhất cho sự tiếp cận những thực hành tinh tế hơn của Mahamudra và Dzogchen.
YOGI (rnal ‘byor pa): Hành giả Kim Cương Thừa.

CƯỚC CHÚ

01 Còn gọi là Vòng hoa Lam Ngọc Quý báu
02 Cùng năm với Ngài Phadampa viên tịch
03 Một “hóa thân điều phục chúng sanh” xuất hiện trong sáu cõi luân hồi thì ngược lại với một thân lưu xuất trong hóa thân tự nhiên như cõi tịnh độ của Phật A Di Đà.
04 Bồ Tát Khenpo thường được biết bằng tên Shantarakshita, vị tổ Ấn Độ đầu tiên đã thọ giới cho những tu sĩ Tây Tạng.
05 Lần tái sinh thứ mười ba này là khai mật tạng đại pháp vương Chokgyur Lingpa.
06 Ngài Jamgon Kongtrul là tái sinh của dịch giả Vairochana. Ngài có nhiều linh kiến về Guru Rinpoche và cũng là một vị khai mật tạng.
07 Những giới luật hành giả đã thọ trong bất kỳ thừa nào của ba thừa.
08 Bồ tát nguyện và giới luật quy y, cái sau cũng bao gồm những giới nguyện cho giải thoát cá nhân. Xem thuật ngữ.
09 Hình tướng và hiện hữu, ám chỉ vũ trụ và tất cả chúng sanh.
10 Từ khác để chỉ giáo huấn của Đại Thừa hay thừa ba la mật (độ thoát)
11 Ám chỉ tính liên tục của năm uẩn
12 Vào lúc này nói tên thường gọi của mình
13 Ám chỉ thân cầu vồng của Bổn Tôn hành giả. Hãy xem chương bốn cấp độ Trì minh vương “Sự tu hành tâm theo Kim Cương Thừa”
14 “Mantra” có nghĩa Kim Cương Thừa, và Thừa Triết học bao gồm Tiểu Thừa và Đại Thừa.
15 Samaya ở cuối một chương có nghĩa xin thề rằng đã ghi chép lại đúng sự thật.
16 Thực hành bảy chi là đảnh lễ Tam Bảo, sám hối hành vi bất thiện, cúng dường, hoan hỷ với công đức của người khác, thỉnh chuyển Pháp luân, khẩn cầu không nhập niết bàn, và hồi hướng công đức cho sự giác ngộ của tất cả chúng sanh.
17 Giải thoát những chúng sanh ở ba cõi thấp đến một trạng thái ở đó họ có thể thực hành Giáo Pháp; giúp đỡ chúng sanh ở những cõi cao vượt qua biển luân hồi và đạt giải thoát; giúp nguyện bồ tát bằng sự đạt được các địa bồ tát.
18 Một pháp tu khổ hạnh của Ấn Độ Giáo bằng cách bắt chước hành vi của loài vật.
19 Thuật ngữ “thật sự cao cả” đơn giản ám chỉ đến một tái sanh trong ba cõi cao của luân hồi: người, a tu la và trời.
20 Ba phạm vi là chủ thể, đối tượng, và hành vi
21 Điều này ám chỉ hai khía cạnh chính của thực hành Dzogchen: sự thuần tịnh nguyên sơ của trekcho và sự hiện diện tự nhiên của thogal. Hai thực hành này phải được học qua hướng dẫn miệng của một vị Thầy Dzogchen.
22 Dòng cuối bản dịch của Lama Gongdue bao gồm những giáo huấn về quy y và bồ đề tâm thành một, đọc:
Những khai thị về quy y và bồ đề tâm này được biết như nền tảng quý báu vô giá của mọi thực hành Giáo Pháp. Chúng hòa hợp với mọi hành giả và là những hướng dẫn đặc biệt được mọi người quý báu.
Theo những hướng dẫn khẩu truyền được Đức Padmakara ban, vị tổ của Uddiyana vì lợi ích của những chúng sanh trong thế hệ tương lai. Ta, công chúa xứ Kharchen viết, trao truyền và cất dấu chúng như một kho tàng quý báu. Cầu mong chúng gặp được những người xứng đáng trong tương lai. SAMAYA
23 Quyết định sự lựa chọn
24 tâm thức
25 Điều này ám chỉ “bà mẹ của tánh sáng” (ma’i ‘od gsal) tánh sáng nền tảng của trạng thái tự nhiên vốn sẵn, là bản chất giác ngộ của tất cả chúng sanh.
26 Trong nguyên bản thiếu mất ba hoàn cảnh có lợi
27 Ám chỉ lý thế gian
28 Sự dụ dỗ hướng sự tu hành tâm linh vào mục đích vị kỷ; những hành vi đức hạnh không có tâm xả bỏ hay Bồ đề tâm
29 (rasayana), một thực hành yoga sống bằng những tinh túy của cây thuốc, khoáng sản và năng lực của năm đại.
30 mức độ thứ hai trong bốn mức độ Vidyadhara
31 Nói chung, từ này (bsnyen pa) chỉ có nghĩa là “trì tụng”, nhưng nói riêng là cái đầu tiên của “bốn phương diện của sự tiếp cận và thành tựu.
32 Trong văn mạch này, đại ấn (mahamudra) có nghĩa là “sắc tướng thân thể thiêng liêng”của một Bổn Tôn (chú thích của dịch giả tiếng Anh). Theo chú thích của dịch giả tiếng Việt, sắc tướng đại ấn thiêng liệng của Bổn Tôn là sự hợp nhất vị của Sắc và Không, của Tướng và Tánh, hay cụ thể hơn, đó là thân không (hay thân huyễn), cấp độ thứ tư trong sáu cấp độ của tantra yaga tối thượng.
33 Bảy chi là đảnh lễ, sám hối, cúng dường, hoan hỷ công đức của người khác, thỉnh chuyển pháp luân, thỉnh Phật trụ thế và hồi hướng công đức.
34 Bya ba nan tan gyi ye she. Thông thường, nó là “trí tuệ viên mãn” (bya grub ye she)
35 Nghĩa đen là “chấp nhận gian khổ” kỷ luật tự thân ở đây không có nghĩa tiêu cực của sự ăn năn hay tự hành xác; nó có nghĩa giữ một phong cách sống đơn giản nơi vắng vẻ trong khi quyết chịu “gian khổ” của việc tránh mưu cầu việc thế gian và sự an nhàn
36 Những phẩm vật của bữa tiệc cúng dường được thực hiện vào buổi sáng của ngày cuối thực hành nhập thất.
37 Một bữa tiệc cúng dường (ganachakra) có giá trị đo lường bằng vàng
38 Năm ở đây được tính theo cách thời cổ là một mùa hè và mùa đông làm một năm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]