Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Tổng yếu

28/12/201115:18(Xem: 6401)
04. Tổng yếu

THIỀN VÀ BÁT NHÃ

Daisetz Teitaro Suzuki

Bản dịch Việt: Tuệ Sỹ

---o0o---

THIỀNLUẬN SÁU

TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO TRONG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

IV. TỔNG YẾU

Bây giờđến lúc chúng ta tóm tắt lại những gì đã được coi như là yếu tố thiết lập nhữnggiáo nghĩa cốt yếu của Bát-nhã:

1. Chủđích của các pháp thoại Bát-nhã là tán dương sự thực hành Bát-nhã.

2. Bát-nhãlà một trong sáu Ba-la-mật (pāramitā). Với tư cách là bộ phận mẹ, từ đó phátsinh hết thảy chư Phật và Bồ-tát, nó là tinh thần sống động của các Ba-la-mậtkhác. Không có Bát-nhã, các Ba-la-mật đó vẫn thiếu sinh khí, thiếu hẳn khả năngbồi dưỡng các hành vi công đức.

3. Bát-nhãđưa đến thành tựu Nhất thiết trí (sarvajñatā), dựng lên lý tính của Phật đạo.Nhất thiết trí được dùng đồng nghĩa với Bát-nhã. Bởi vì chính từ Bát-nhã mà chưPhật trong quá khứ, hiện tại và vị lai xuất hiện, và chính từ Nhất thiết trí màBát-nhã phát sinh.

4. Nươngvào Bát-nhã, Bồ-tát nhìn vào tự tính Không của hết thảy vạn hữu.

5. TínhKhông không chỉ trạng thái trống không. Nó có một ý nghĩa tích cực, và đíchthực nó là một từ ngữ tích cực chỉ cho Như tính (tathatā) của vạn hữu. Tùy lúc,Chân như và tính Không là những khái niệm có thể dùng lẫn lộn.

6. Thực tế(bhūtakoṭi) là một thuật ngữ được dùng trong các kinh điển Đại thừa.Ở đây có thể nói là “Biên tế của Thực tại.” Bhūta: thực (hiện thực), và koṭi: tế (biên tế). Vì thường được dùng dồng nghĩa với tínhKhông, nó chỉ cho cùng đích biên tế của hết thảy thực tại. Nếu tính Không đượcđồng nhất với Tuyệt đối, nó có một âm hưởng lạnh lùng của trí năng. Các hàngThanh văn và Độc giác, theo các nhà Đại thừa, cứ bị đắm sâu trong đó với đôimắt hoàn toàn khép kín trước những thống khổ của quần sinh. Họ thủ chứng Thựctế, bởi vì đồng nhất như thế là chận đứng những rung động của con tim đang rungcảm trước thế giới sai biệt và bất ổn. Nói cách khác, với con mắt của thanhtịnh tuyệt đối, Bồ-tát trực nhận Như tính (tathatā) của vạn hữu, và đó là tínhKhông, nhưng con mắt kia vẫn mở, nhìn vào thiên sai vạn biệt, nghĩa là nhìn vàothế giới của vô minh và khổ lụy. Nói theo chuyên môn, cái đó gọi là “quánkhông”: na bhūtakoṭiṁ sāksātkaroti, không thủ chứng Thực tế ở đó.

7. Tạisao, và bằng cách nào, Bồ-tát lại có thể thành tựu được công trình kỳ diệu này:ở trong nhưng không là ở trong? Mâu thuẫn này nằm ngay trong tự thể củaBát-nhã, vì Bát-nhã không chỉ là cái nhìn trí năng soi vào tính Không của vạnhữu; nó là một cái phóng mình của xúc cảm phóng vào những thực tại đang mở rộngcho tâm nguyện. Bát-nhã như thế đích thực là thống nhất trong đó cái thấy biết vàcái cảm thấy. Khía cạnh tình cảm được gọi là “Phương tiện Thiện xảo” (upāya­kauśalya).Bát-nhã ngay trong tự thể nó tác động Phương tiện thực hiện một kế hoạch cứu độtoàn diện cho hết thảy chúng sinh. Cái luận lý mâu thuẫn này có thể coi như làbiện chứng pháp của Bát-nhã.

8. Biệnchứng Bát-nhã chi phối toàn thể hệ thống tư tưởng Đại thừa. Bồ-tát là một tinhthần sống động đang sống thực biện chứng này trong cái gọi là Hạnh Bát-nhãba-la-mật (prajñāpāramitācaryā). Đấy là đời sống là hạnh (caryā) của Bồ-tát,không chỉ là thái độ tuân theo quy ước luận lý của triết gia. Hai nguyên lý mâuthuẫn Trí (prajñā) và Bi (karuṇā), cùng sinh hoạt nhịp nhàng trongnhân cách Bồ-tát. Đây là giáo thuyết chính yếu của Bát-nhã ba-la-mật.

9. Độc giảcó thể coi trọng khía cạnh triết lý của tính Không hay Chân như hơn là khíacạnh đạo đức thực tiễn của nó. Sự thực, đó là trường hợp của một vài học giảPhật giáo. Nhưng chúng ta đừng bao giờ nhắm mắt trước ý nghĩa praṇidhāna, Nguyện, thệ nguyện của Bồ-tát, mong giác ngộ và làmlợi ích cho hết thảy quần sinh. Nguyện thường bị xao lãng vì chất xúc tác quámạnh của tính Không. Tuy nhiên, tính Không là yếu điểm của Tiểu thừa, và theonhư tất cả các kinh điển Đại thừa nói, chính trong yếu điểm đó mà Tiểu thừađứng chọi thẳng với lý tưởng Bồ-tát.

10. KhiNhất thiết pháp (sarvadharma), hay hết thảy mọi hiện hữu, thường đượccoi như là Không và vô sở đắc, tất cả phương tiện và nguyện của Bồ-tát thực sựcó vẻ “giống như phấn đấu với hư không (ākāśa)“. Đấy là ý tưởng khá kinh sợ,hay khá tuyệt vọng. Kinh sợ, bởi vì tất cả những phấn đấu tinh thần của chúngta hình như là con số không; tuyệt vọng, bởi vì, bất kể là nguyện hay phươngtiện, tất cả vô minh và khổ lụy trong thế gian đều là những hiện tượng nhưhuyễn và không thể thỏa mãn một cách thiết thực phương tiện thiện xảo củaBồ-tát. Đấy là chỗ mầu nhiệm của đời sống tôn giáo, nghĩa là, sinh hoạt củaBát-nhã.

11. Bồ-tátsống cái mầu nhiệm đó; kinh Bát-nhã gọi là cái hi hữu (āścarya). Mắt Bồ-tátxoay vào hai chiều đối nghịch nội tại và ngoại tại; cũng vậy, đời sống củaBồ-tát tiến bước trong hai chiều đối nghịch: chiều tính Không và chiều Nhấtthiết hữu tình (sarvasattva). Bồ-tát không trầm mình trong biển thường tịch; vìsự kiện đó trái với bản tính của Bồ-tát; một cách nào đó, Bồ-tát vẫn chịu bồngbềnh trên mặt sóng của đại dương, cùng chịu đựng số phận của một cánh bèo trênnước nhấp nhô. Sẵn sàng lệ thuộc vào bạo lực của sinh tử (saṁsāra), vì biết rằng như thế mới có thể là một người bạn tốtcho hết thảy mọi loài cũng đang bị giày vò, bức bách đến cùng độ như mình.

12. HạnhBát-nhã ba-la-mật (prajñāpāramitācaryā) của Bồ-tát ở đây cũng giống như Vô côngdụng hành (anābhoga-caryā) trong kinh Lăng-già (Laṅkāvatāra). Cả hai, không hề có tâm niệm tích tụ các công đứccho riêng mình; mọi lẽ thiện mà Bồ-tát thực thi đều được xoay hướng về (pariṇāmana: hồi hướng) thành tựu tối thượng của tất cả các bậcNhất thiết trí hay Vô thượng Chính đẳng Chính giác (anuttara-samyak-sambodhi);dù vậy, Bồ-tát vẫn không đắc ý dương dương, không mang tâm niệm thành tựu côngtrình đáng tán thưởng nào cả. Đây cũng gọi là đời sống của những đóa hoa báchhợp giữa cánh đồng.

13. Đểhiểu Bát-nhã, chúng ta phải vứt bỏ hoàn toàn những cái nhìn đáng mệnh danh là“bên này”, và phải đi qua bờ “bên kia” (param). Bên này, cố nhiên là thế giớicủa chúng ta, nơi hoành hành của những sai biệt. Thay đổi vị trí, đi sang bờbên kia, bờ của tính Không, Chân như, Viễn ly, và Nhất thiết trí; đó là mộtcuộc cách mạng, nói theo nghĩa trầm trọng nhất. Cách mạng nhưng cũng là hiểnthị. Bát-nhã nhìn vạn hữu từ vị trí mới mẻ đó. Nên chẳng lạ gì, những diễn tảcũng như những thuyết minh của nó đầy cả nghịch lý ngược đời. Chẳng thể mong gìkhác hơn.

14. Khicuộc cách mạng đó hoàn thành, vị trí của chúng ta gây nên nhiều sự phức tạp khómà thoát ra khỏi. Bởi vì chúng ta đang tưởng tượng đến một lần quay lui hẳn,thì đôi chân chúng ta vẫn càng vướng bụi lâu đời; cứ mỗi lần chúng ta nỗ lựcbước đi, thì con đường của thanh tịnh tuyệt đối (atyantaviśuddhi) đã bị vấy bẩnmất rồi. Nói thế có nghĩa là, suy luận và nói năng mà chúng ta vay mượn luônluôn chỉ lưu tâm đến cái nhìn “bên này” mà thôi. Chúng ta bị cuộn vào trong tấmlưới do chính mình bủa ra. Do đó; Bát-nhã tận dụng khả năng xảo diệu để bảo vệchúng ta tránh khỏi mê cung tự mình tạo ra đó. Bát-nhã bát thiên tụng(Aṣṭasāhasrikā) vì vậy, đã triển khai thành Bách thiên tụng(Śata­sāhasrikā).

15. Mộttrong những lý do tại sao các kinh này thường lặp lại quá nhiều, trùng tuyênquá nhiều, làm mệt óc các độc giả tân tiến như chúng ta, đấy là do sự kiện rằngtất cả các kinh điển Đại thừa, nhất là Bát-nhã ba-la-mật, không cốt ý gợi lênnhững sự dễ dãi của suy luận, của sự lãnh hội bằng trí óc; nó gợi lên một lốilãnh hội khác, mà chúng ta có thể gọi là bằng trực giác. Khi Bát-nhã ba-la-mậtđược đọc bằng tiếng Sanskrit, tiếng Trung hoa hay tiếng Tây tạng, không cố gắnglượm nhặt ý nghĩa luận lý của nó, chỉ một mực thành tâm và quyết định đi ngangqua những khối trùng lặp, con mắt Bát-nhã – Tuệ nhãn – dần dần mở rộng và cànglúc càng nhìn thấu suốt hơn. Cuối cùng, rồi sẽ thấy, bất kể những mâu thuẫn,những tối tăm, những trừu tượng, huyễn hoặc, sẽ thấy sự thể trong suốt lạ lùngvén mở “bên kia” cùng với “bên này”. Đây là sự phát khởi của Bát-nhã và sự họctập Bát-nhã ba-la-mật sâu xa. Nơi đó là chỗ bí mật của sự tụng đọc kinh Bát-nhã.

16. Bấygiờ, cái bí ẩn của “quán Không bất chứng“ trở thành dễ hiểu hơn. Chừng nàochúng ta còn ở “bên này”, thì chưa dễ gì chấp nhận nỗi hai ý tưởng đối chọi thẳngnhau và chối bỏ lẫn nhau. Có, không thể chối là không-có; làm, không thể bảo làkhông-làm; có và không có, làm và không làm, thị và bất thị là những thứ chốngđối nhau. Giữa hai nhóm tư tưởng, có một cái hố khó vượt qua. Tuy nhiên, Bồ-tátđã vượt qua cái hố đó và ngồi ở “bên kia”, bên đó là cảnh giới của Chân như. Ởđây, Bồ-tát thấy rằng trước kia những gì khó thành tựu thì nay đã thành tựutưởng chừng chẳng có gì phi thường.

Cái càynằm trong đôi tay, nhưng cày đất lại bằng tay không. Ngồi trên lưng ngựa, nhưngtrên yên không kỵ sĩ, dưới yên không kỵ mã. Bước qua cầu, nước không chảy màcầu trôi. Thanh văn vẫn còn “bên này”, dù đã chứng đạo, cho nên sự chứng đạo đólại khác hẳn với kinh nghiệm của mình. Ý niệm đích thực về tính Không đang cảntrở sự sống thực của mình. Với Bồ-tát thì tính Không không còn là tính Không,Bồ-tát sống thực đời sống mình không bị phân vân giữa cái Không hay Bất Không,giữa Niết-bàn và Sinh tử, giữa Giác ngộ và Vô minh. Cái đó Bát-nhã nói là “ởtrong Không tam-ma-địa mà không thủ chứng Thực tế“. Và đấy là một trong nhữngthái độ đặc sắc nhất của Bồ-tát đối với cõi đời.

17. Nóirằng do Phương tiện nội tại trong Bát-nhã mà Bồ-tát chịu đựng những khốn khổcủa sinh tử để sống chung với đám quần sinh, đấy là mô tả đời sống hiện thựccủa Bồ-tát. Chính vì Bồ-tát chịu đựng cái đau khổ hiện thực đó nên mới có thểnhận biết đâu là ý nghĩa của đời sống và đâu là ý nghĩa của khổ đau. Nếu khôngvì cái sống thực đó, tất cả “phương tiện thiện xảo“ của Bồ-tát chẳng gì hơn làmột thứ trừu tượng và là sản phẩm không hiệu năng gì ráo. Rồi ra, những thệnguyện của Bồ-tát cũng không thể vượt ngoài ước vọng sôi bỏng suông. Ở đây cóthể nhắc tới những “bản nguyện” của Bồ-tát Pháp Tạng (Bodhisattva Dharmakāra),làm nền tảng cho pháp môn Tịnh độ Ý tưởng cốt yếu được trình bày trong nhữngbản nguyện này là nói Bồ-tát sẽ không chứng đạo giác ngộ tối thượng cho tới lúchết thảy chúng sinh thảy đều qua hẳn đến “bên kia“. Bởi vì Ngài đã tu tập tấtcả Phật pháp trải qua vô số kiếp, nên đã đủ yếu tố để giác ngộ rốt ráo. NhưngNgài không thể quyết tâm bỏ lại những chúng sinh đang đau khổ. Cho nên Ngàikhông khứng nhận thọ hưởng kết quả của công hạnh mình trong một thời gian. Đấyđích thực là lập trường của Bồ-tát trong Bát-nhã, và thực sự cũng là của tất cảcác Bồ-tát, khác hẳn với Thanh văn và Độc giác.

18.Tínhcách đặc dị của Bồ-tát đạo tỏ ra rằng đạo Phật đã từ bỏ chế độ Tăng lữ ẩn tucủa nó. Một tôn giáo sắp đến chỗ nguy hiểm vì chỉ dành riêng cho phần tử ưu túbấy giờ đã được chữa trị tinh thần trưởng giả cực đoan này, nó hoàn toàn khôngphù hợp với tinh thần của người sáng lập.

19. Bát-nhãchỉ điểm đời sống khước từ, đời sống viễn ly (viviktavihāra) của Bồ-tát thực sựcó nghĩa là gì? Với Thanh văn, khước từ hay viễn ly có nghĩa là bỏ thế gian màđi, bỏ đời sống thành thị, bỏ đời sống chung đụng với đồng loại trong xã hội;cho nên họ chuồn khỏi đám đông, sống nơi hoang dã tưởng rằng đó là nơi an toànxa lánh những nhiễu nhương thế sự.[188]Nhưng đời sống viễn ly của những ngườithực hành Bát-nhã, thực hành tâm nguyện đại bi và từ ái đối với đồng loại bằngcách sống với chúng, sống giữa chúng, và sống vì chúng. Viễn ly bằng cái thânnày không, chẳng có nghĩa lý gì. Bồ-tát viễn ly, khi nhìn thấy bản tính Khôngcủa vạn hữu. Tinh thần đại chúng, đại đồng, tạo nên tinh thể cho đời sống củaBồ-tát.

Với tinhthần đó, được các hành giả của Bát-nhã ba-la-mật gieo rải một cách hăng say vàcả quyết, Phật giáo Đại thừa đã lan rộng trên khắp Á châu. Người ta nghi ngờrằng hình như Phật giáo trong hình thức gọi là nguyên thủy của nó cũng đã từngcó khả năng được sự kiện này. Sáu Ba-la-mật đích thực là những phạm trù sinhhoạt của Đại thừa, và những môn đệ của Bát-nhã đã tách riêng phạm trù Bát-nhãra để cho sáu Ba-la-mật có một nguyên lý chỉ đạo thống nhất. Bố thí, trì giới,nhẫn nhục, tinh tiến, và thiền định bấy giờ mới có một ý nghĩa quyết định đượcgắn chặt vào sự thực thi của chúng.

Các ngànhMật giáo cố nhiên được khích lệ bởi sự bành trướng của giáo nghĩa Bát-nhãba-la-mật, nhất là tại Trung hoa. Những tinh hoa trong tôn giáo, là đời sốngchứ không phải là triết lý. Và đời sống đó, mà Đại thừa gọi là Bồ-tát hạnh (bodhisattvacaryāhay prajñā-pāra­mitācaryā), là một điều ẩn mật huyền bí vĩ đại. Khi một ngườiđối diện với cái ẩn mật đó, một ngày nào đó trong cuộc đời của mình, thì đời yngập tràn ý nghĩa ẩn mật hoàn toàn vượt ngoài khả năng trí thức. Không thể diễntả bằng lý luận, nên cuối cùng rồi cách tường thuật thể tài được trao tay choThiền sư.

Còn nhiềuchủ điểm nữa, mà tôi muốn khai triển từ Bát-nhã, nhưng vì tôi nghĩ rằng nhữnggì được nói trên đây đã cho độc giả một cái nhìn đại cương về chủ ý của Kinh,vậy xin kết thúc phần này, một lần nữa, bằng những trích dẫn từ các Thiền sư,mong rằng chúng cũng sẽ minh thị tinh thần Mật giáo trong tông chỉ của Bát-nhãba-la-mật:

Mộthôm, một giảng sư đến kiếm Mục Châu.[189]Châu hỏi:

“Nghe nói thầy có thể giảng bảy bộkinh luận, phải vậy không?”

Giảng sư: “Bẩm, đúng vậy.”

Mục Châu không nói gì hết, đưa gậylên đánh giảng sư.

Giảng sư: “Nếu không vì Ngài, bẩmHòa thượng, tôi đã hoang phí đời mình rồi.”

Mục Châu: “Ông nói gì thế?”

Giảng sư sắp mở miệng nói thì bị Sưgiáng cho một gậy nữa.

Giảng sư: “Xin tạ ân huệ tái diễncủa Hòa thượng.”

Mục Châu: “Ông nói khôn ngoan, nhưngviệc Tăng thì chưa làm xong đâu nhá!”

Mộtthầy tăng học giả hỏi Nam Dương Trung Quốc sư:[190]“Tông chỉ của Ngài truyền những gì?”

Sư hỏi vặn lại: “Tông của thầytruyền những gì?”

Thầy tăng học giả: “Tôi truyền baKinh và năm Luận.”

Sư: “Quả nhiên! Thầy là sư tử con.”

Thầy tăng học giả cung kính làm lễ,vừa sắp sửa bước ra thì sư gọi giật lui lại, bảo: “Học tăng!”

Thầy tăng học giả: “Dạ, bẩm Hòathượng”.

Sư: “Cái gì đó?.

Thầy tăng học giả không đáp.

QuảngHuệ Liên[191]hỏi một giảng sư: “Nghe nói thầy giỏivề ba Kinh và năm Luận. Đúng vậy không?”

Giảng sư: “Không dám.”

Sư dựng cây gậy lên và hỏi: “Cái nàygiảng như thế nào?”

Giảng sư lưỡng lự, tức thì Quảng Huệgiáng một gậy.

Giảng sư: “Sao nóng nảy dữ vậy?”

Sư: “Cái thứ giảng sư lường gạt nhưông sống trên những chuyện lắm lời của người ta! Ông đã nói gì?”

Giảng sư không đáp.

Sư bảo ông lại gần một chút. Ông lạigần. Quảng Huệ vẽ một đường trên đất và nói: “Cái này có trong Kinh hay Luậnnào không?”

Giảng sư: “Không có trong Kinh Luậnnào cả.”

Sư: “Một bức tường sắt không kẽ hở!Lui về Giảng đường đi!”

Một thời gian, giảng sư đó trở lạitham Quảng Huệ, vừa chào hỏi.

Quảng Huệ: “Ông ở đâu tới?”

Giảng sư: “Vừa chào hỏi đó.”

Sư: ““Ông nghĩ chỗ này là cái gì? Gãkia.”

Nói xong, Sư xô ông ta ngã xuống.Vừa trỗi dậy, ông nói ngay: “Hiểu rồi! Hiểu rồi!”

Sư nắm lấy ông và hỏi: “Đồ quỷ, ôngnói gì? Nói ngay không chần chờ!”

Giảng sư tát cho Sư một cái.

Sư vẫn hỏi: “Lão gà mờ, ông làm thếđể làm gì? Nói tức khắc!”

Giảng sư cung kính làm lễ.

Sư kết luận: “Nếu con không hơn cha,dòng họ nhà nay tuyệt diệt trong một đời.”

***

TháiNguyên Phu,[192]trước tiên là một nhà Phật học quảngbác. Nhân lúc giảng kinh Niết-bàn trong thời gian ở Dương châu, một Thiền tăngbỗng đến ngụ cùng chùa và nghe giảng. Phu khởi sự giảng về Pháp thân, bầt chợtThiền tăng bật cười ha hả. Sau đó, Phu mời thầy tăng uống trà và hỏi: “Sở họccủa tôi không quảng bác lắm, nhưng tôi biết tôi đã trình bày trung thực nghĩakinh phù hợp với văn tự. Sau khi thấy Thượng nhân cười bài giảng của tôi, tôinhận ra là nhất định có sai lầm đâu đó. Xin Thượng nhân hoan hỉ chỉ giáo.”

Thiềntăng: “Tôi chỉ không nín cười được lúc đó mà thôi, bởi vì bài giảng của Tòa chủvề Pháp thân hoàn toàn sai lạc.”

Phu hỏi:“Sai chỗ nào?”

Thầy tăngbảo sư lặp lại bài giảng, tức thì Phu bắt đầu như thế này:

“Pháp thânnhư hư không không cùng tận, trải rộng khắp cả mười phương, ngập tràn cả támhướng, bao hàm cả hai thái cực, trời và đất, hoạt dụng tùy theo các duyên, đápứng tất cả mọi cơ cảnh, không đâu là không hiển thị…”

Thầy tăngnói: “Tôi không nói rằng lối trình bày của Tòa chủ hoàn toàn sai lạc nhưng đókhông phải là nói về Pháp thân. Đối với pháp như là pháp, Tòa chủ không hiểu gìhết.”

Phu: “Nếu vậy, xin chỉ cho biết nólà gì.”

Thầy tăng: “Tòa chủ có tin tôikhông?”

Phu : “Tại sao không?”

Thầy tăng: “Nếu quả tình như vậy,Tòa chủ hãy dẹp bỏ việc diễn giảng đi một thời gian, rút lui vào thất khoảngmười ngày; ngồi thẳng lưng, yên lặng, tập trung tư tưởng, vứt hết tất cả nhữngphân biện thiện hay ác, và nhìn vào trong thế giới nội tâm của mình.”

Phu theo lời khuyên một cách nhiệtthành, trải qua suốt đêm đắm mình trong tư duy sâu thẳm. Trời vừa hừng sáng, sưbỗng nghe tiếng sáo, đột nhiên bừng tâm tỏ ngộ. Sư chạy thẳng đến nơi thầy tăngtrú ngụ và gõ cửa.

Thầy tăng : “Ai đó?”

Phu: “Tôi.”

Thầy tăngcất tiếng chửi rủa khủng khiếp: “Hòa thượng đó ư? Tôi muốn Hòa thượng nhìn thấyPháp để thừa truyền. Tại sao lại nhậu nhẹt say sưa rồi ngáy suốt đêm ngoàiđường?”

Phu:“Thiền sư, nghe đây. Trước kia, tôi giảng bằng cái miệng của cha mẹ tôi cho.[193]Bây giờkhông còn cái miệng đó nữa.”

Thầy tăng:“Bây giờ hãy đi đi. Trưa rồi trở lại gặp tôi.”

Nhân đóThái Nguyên Phu làm bài kệ như sau:

Tanhớ ngày nào chưa tỏ ngộ

Mỗilần nghe sáo dạ buồn lây

Ảotưởng qua rồi trên gối mộng

Mặctình tài tử điệu buông lơi

Đoạn dướiđây sẽ là một kết luận thích nghi cho triết học của Bát-nhã:

TriệuChâu, trên bước đường hành cước, tham kiến Đại Từ Hoàn Trung, hỏi: “Thể củaBát-nhã là gì?”

Đại Từ lặplại: “Thể của Bát-nhã là gì?”

Tức thìTriệu Châu cười lớn và bỏ đi.

Một thờigian sau, Đại Từ thấy Triệu Châu đang quét sân. Đại Từ hỏi: “Thể của Bát-nhã làgì?”

Triệu Châuliệng cây chổi, cười lớn và bỏ đi. Đại Từ liền trở về phương trượng.


[156]Tiểuphẩm,58b.

[157]Aṣṭa, p. 352; Phật mẫu, 49b (T8n228, tr. 646a24).

[158]ĐạiBát-nhã, quyển 587 (tr. 37a2)

[159]不怖法空不墮實際 không sợ pháp Không, cũngkhông chứng Thực tế. TS

[160]Huyền Trang, q 413, phẩm “Tam-ma-địa.” (T7n220,tr.72c6)

[161]Lượctrích Phật mẫu, quyển 20, phẩm “Thiện tri thức.”

[162]Phậtmẫu, quyển 14, phẩm “Thí dụ” (aupamya). Đại thể, có 4 thí dụ được nêu; ở đây chỉdẫn 2. Cf. Đại Bát-nhã, quyển548 (tr. 819c26).

[163]Đại Bát-nhã, q. 548, tr. 820b20何以故。法爾如是故。Hàdĩcố? Pháp nhĩ như thị cố. „Vì sao vậy? Vìpháp nhĩ như thị.”

[164]Phậtmẫu, quyển 14, phẩm “Hiền Thánh” (tr. 635b17). Cf. Đại Bát-nhã, quyển 548, phẩm“Thiên tán;” tr. 821a5.

[165]Ibid., quyển 15 (nguyên bản Anh, quyển 16), phẩm “Chân như“ (tr. 640c15); Aṣṭa,p. 321.

[166]HuyềnTrang, quyển 587 (nguyên bản Anh: 387), Hội 12 “Tịnh giới ba-la-mật-đa phần”,tr. 36a21.

[167]Tứclà năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

[168]naśūnyatām sākṣātkaroti. Cf. Phật mẫu, quyển 18, phẩm “Thiện xảo phương tiện”(T8n228, tr. 649a14); Đại Bát-nhã, quyển 550 (tr. 834a17). TS

[169]parijayasyāyam kālo nāyaṁ kālaḥ sākṣātkriyāyā.

[170]Cf. Đại Bát-nhã, ibid., tr. 834b12. TS

[171]Natveva bhūtakoṭim sākṣātkaroti. Trong suốt Kinh, bhūtakoṭi (thực tế) được dùngnhư đồng nghĩa với śūnyatā. Nghĩa đen là “giới hạn của hiện thực.” Từ này có âmhưởng rất hiện đại.

[172]Cf. Gaṇḍavyūhamô tả hai thừa là bhūtakoṭīpratiṣṭhitā(an trụ thực tế) và atyantaśāntaniṣṭhāṅgatā(thông đạt tất cánh tịchtĩnh). Xem Thiền luậnIII,thiên luận 2, về lý tưởng Bồ tát đạo trong Hoa nghiêm.

[173]Cf. ĐạiBát-nhã, ibid., tr. 834c27. TS

[174]Ibid., tr. 835a03. TS

[175]Aṣṭasāhasrikā,p. 375: “Bấy giờ, Phật nói với Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế! Đấy thực là khókhăn; đấy thực là vô cùng khó khăn, Bồ-tát Ma-ha-tát tu tập tính Không, trụ nơiTánh Không, đạt Không tam-ma-địa, nhưng không thủ chứng Thực tế. Tại sao? Bởivì Bồ tát phát đại nguyện tối thắng (praṇidhānaviśeṣāḥ) không rời bỏ chúngsinh; nguyện dẫn chúng đến giải thoát cứu cánh. Sau khi phát những đại nguyênđó, Bồ tát bước vào các Tam-ma-địa Giải thoát môn, là Không, Vô tướng và Vônguyện; nhưng bấy giờ Bồ tát không lấy đó mà thủ chứng Thực tế, vì Bồ tát đượctrang bị đầy đủ (samanvāgata) bằngPhương tiện Thiện xảo. Được hộ trì bởi Phương tiện Thiện xảo, Bồ tát biết rõlúc nào nên thủ chứng Thực tế, trước khi thành tựu hết thảy Phật pháp. Bồ tátquyết tâm không thọ hưởng kết quả hành Không của mình cho đến khi hết thảychúng sinh thoát khỏi triền phược và thống khổ.” (Cf. Đại Bát-nhã, ibid., tr. 835a15).

Đoạnkhác (ibid, p. 28): “Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề: Nếu tôi hiểu đúng lời Ngài thì Bồtát vốn không sinh; nếu không sinh, làm sao đảm phụ công việc nặng nhọc làm lợiích chúng sinh như thế? Tu-bồ-đề đáp: Tôi không nói Bồ tát nghĩ đó là côngtrình thành tựu và khó thực hiện. Nếu thế, có vô số chúng sinh, và Bồ tát sẽkhông thể làm lợi ích cho chúng. Trái lại, Bồ tát phải thấy công trình đó dễ vàthích, nghĩ rằng hết thảy chúng sinh đều là cha mẹ con cái của mình; vì đó làcon đường làm lợi ích vô lượng vô số chúng sinh.” (Ibid., quyển 538, tr.768a24).

[176]Phậtmẫu, 43b, quyển 19, phẩm “Thiện xảo phương tiện (2)”, tr. 651a11.

[177]te ca sattvā atyantatayā na samvidhyante.

[178]Phật mẫu, 59b (quyển 21, tr. 658b16); Huyền Trang,quyển 552, 56bff (tr. 846a24);Cưu-ma-la-thập, 77a-b (T8n227, tr. 574a4). Bản Huyền Trang khác nhiều với 2 bảnkia ở chỗ nó phủ định những điều bản La-thập khẳng định. Tôi (Suzuki) đưa ra kếtluận của riêng mình.

[179]HuyềnTrang, quyển 552, 57b (tr. 847a10); Phật mẫu, 60a(quyển 21, tr. 658c27); Tiểu phẩm, 77b(quyển 8, tr. 574a29).

[180]XemCưu-ma-la-thập, Tiểu phẩm, 60b,63b, 64b, 78b, v.v. (quyển 5, tr. 557c7).

[181]Ibid., 46b.

[182]Ibid., 47, 49a, và tản mạn.

[183]Prajñāpāramitā Kauśika bodhisattvena mahāsattvenāyuṣmataḥbhūteḥ parivartād gaveṣitavyā. Aṣṭa, p. 44.

[184]Xemibid., 49a, v.v.

[185]Aṣṭa, pp. 189-190.

[186]Aṣṭa,p. 190; Phật mẫu, 25b.

[187]HuyềnTrang, quyển 558, 61a.

[188]Aṣṭa,p. 394; Phật mẫu, 55a.

[189]Xem Cổ Tôn túc ngữ lục, quyển 6.

[190]Xem Thiền lâm loại tụ, quyển 8.

[191]Thiền lâm loại tụ, quyển 8.

[192]PhuThượng tọa, Thiền lâm loại tụ, quyển8.

[193]Điềunày có nghĩa rằng giáo nghĩa cứu cánh của Đại thừa cốt được chứng nghiệm chứkhông phải là đề tài cho trí óc phân tích. Cũng nên lưu ý sự thay đổi thái độnơi Thiền tăng khi Thái Nguyên Phu thực sự nhìn thấy Pháp thân. Vậy, chúng tathấy những nhận xét có vẻ vô nghĩa này, những lời nhiếc mắng hay châm biếm caynghiệt vốn thường gặp trong văn học Thiền tông là kết quả tất nhiên của một cuộccách mạng tâm linh xảy ra ngay lúc ngộ.

---o0o---

Tựa tái bản

Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận vềộđược xuất bản lầnđầu do An tiêm, năm 1972. Sởĩản toàn bộ, vì người dịch thấy cần phảiđọc lại bản dịch trướcđó,đểửa chữa và bổững sai lầm và thiếu sót nhấtđịnh phải có; mà công việc này chưa gặpđược thuận duyênđểực hiện. Vì vậy, chúng tôi sẽửa chữa từng phần, từng thiên luận, và sẽản dần.Thi Hoa nghiêm và Bát-nhã. Toàn bd không tái b s túc nh th s tái b

Nhân dịpđọc lại và sửa chữa, chúng tôi cũng thêm vào khá nhiều văn bản, tưệu liên quan đến Tâm kinh Bát-nhã. Các văn bản tưệu này giúp các độc giảơởđểựưệm những ý nghĩa tiềmẩn của Tâm kinh Bát-nhã mà các bản luận giải không thểếđểận thứcđược. Các tưệuđược cung cấp trongđây cũng chỉởừng mức có tính cách gợi ý. Vì nền văn học Bát-nhã, riêng trong Hán tạng, gồm các bản dịch và chú giải, quảật vô cùng đồộ, mà trong điều kiện hiện tại của trình độứu Phật học Việt nam thì công trình phiên dịch khó có thểực hiện chođầyđủươngđối chính xácđược. Dođó, người dịch mong độc giảếu cảm thấy cóđôi chút hứng thú với các tưệuđược cung cấpởđây, thì cũng chỉứng thú trong chừng mực vừa phải với nhận thức văn tự, ngoài ra thì tựưếu,đểượt qua giới hạn ngôn ngữ,đạtđược cho mình nhữngđiều ý tại ngôn ngoại.li li có thêm c st mình t duy và chiêm nghi thay thnh lich th s nghiên c th và t n linên h mình t duy quán chi v

Phật lịch 2547

Quảng Hương Già-lam

Tuệ S

cẩn chí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567