Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Giải thích Phẩm Tựa

26/03/201103:11(Xem: 17264)
13. Giải thích Phẩm Tựa

LƯỢCGIẢNG KINH PHÁP HOA
HoàThượngThích Thiện Siêu
TuViệnKim Sơn ấn hành PL. 2542-1998

PHÂNTÍCH PHẨM TỰA

I.PHẦNBỐ CỤC

Phẩmđầu tiên của kinh Pháp Hoa là phẩm Tựa. Trong các kinh phầnnhiều đều chia ra ba phần:

. PhầnTựa
.Phần Chánh tông
.Phần Lưu thông

PhầnTựa phần nhiều chỉ một đoạn ngắn, riêng kinh Pháp Hoaphần Tựa chiếm trọn một phẩm. Vì vậy cho nên trong phẩmTựa bao hàm nghĩa lý được coi như một phần khai thị giáonghĩa ở phần Chánh tông. Phẩm Tựa được chia đại cươngnhư sau:

I.Thông tựa: Như thị ngã văn...

II.Biệt tựa: Gồm có 5 phần:

A.Tập chúng.

B.Hiện thụy: Hiện điềm lành.

Hiện6 điềm lành ở cõi này như: Hiện ra sự thuyết pháp, nhậpđịnh, mưa hoa, đất rung động, chúng hoan hỶ, phóng hòa quang.

Hiện6 điềm lành ở cõi khác như: Thấy lục thú chúng sanh, thấyPhật ra đời, nghe Phật thuyết pháp, bốn chúng tu hành đắcđạo, hàng Bồ-tát tu hành, Phật Niết-bàn xây tháp cúng dường.

C.Nghi niệm:

DiLặc nghi không biết Phật hiện ra những điềm lành để làmgì?

Đạichúng nghi không biết Phật hiện ra những điềm lành đểlàm gì?

D.Di Lặc hỏi Văn Thù: Di Lặc thuật lại:

Sáuđiềm lành đã trông thấy ở cõi này để hỏi.

Sáuđiềm lành đã trông thấy ở cõi khác để hỏi.

E.Văn Thù đáp:

TrùLượng đáp: Văn Thù trả lời theo chổ Bồ-tát suy nghĩ.

Dẫnchuyện xưa sánh chuyện nay đáp:

DẫnPhật pháp của đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh tối sơ.

DẫnPhật pháp của hai vạn đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minhkế tiếp.

DẫnPhật pháp của đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh sau cùng.

c1.Đức Phật này từng hiện đủ 6 điềm lành như đức PhậtThích Ca hôm nay: Thuyết Pháp, nhập định, mưa hoa, đất rungđộng, chúng hoan hỶ, phóng hào quang.

c2.Khi xuất định liền giảng kinh Pháp Hoa cho Diệu Quang Bồ-tát.

c3.Trước khi Niết-bàn thọ ký cho Đức Tạng.

c4.Nhập Niết-bàn Diệu Quang trì kinh.

Kếtđáp: Văn Thù đáp, quá khứ đức Phật Nhật Nguyệt ĐăngMinh sau khi hiện 6 điềm lành, xuất định liền giảng kinhPháp Hoa, nên biết hôm nay đức Thích Ca cũng hiện 6 điềmlành, như vậy sau khi xuất định Ngài cũng giảng kinh PhápHoa. Cuối cùng là bài kệ trùng tuyên lờI đáp của Văn Thù.

II.PHẦN KINH VĂN

Kinhvăn: Như vậy tôi nghe.

Mộtthời đức Phật ở núi Kỳ-xà-quật thuộc thành Vương Xá,cùng chúng đại Tỳ-kheo một vạn hai ngàn người đều đôngđủ. Đều là những bậc A-la-hán các lậu đã hết, khôngcòn phiền não, đã được lợi mình, hết các kiết sử, tâmđược tự tại, tên là A-nhã Kiều-Trần-Như, Ma-Ha-Ca-Diếp...các vị đại A-la-hán như vậy là những vị chúng đều biết.

Giảithích: Như thị ngã văn.

Pàlidùng chữ evam me suttam. Evam có nghĩa là như vậy, bao hàm ýnghĩa tin thuận. Nếu như thị có nghĩa là như thật, như nhưthì Phạn âm là tathata chứ không dùng chữ evam. Bởi khi Tôngiả A-nan kết tập đầu tiên để chữ Như thị có nghĩarằng điều tôi nghe đây là đúng như vậy. Phật nói nhưvậy tôi nghe đúng như vậy, mà nghe đúng như vậy với lòngtin thuận theo lời Phật nói. Nếu như nghe mà không tin thuậntheo thì không gọi là như vậy. Tin thuận theo lời Phật dạy,nghe lời Phật dạy, Ngài nói như thế nào, bây giờ thuậtlại đúng như thế đó, không thêm không bớt, và trực tiếpnghe Phật nói, chứ không phải nghe từ một người khác nóilại nên gọi như vậy. Do lẽ chính từ Tôn giả A-nan tínthuận chắc chắn như vậy, nên gây được lòng tin cho ngườiđọc kinh sau này tin chắc lời đó là Phật nói. Cho nên đầutiên vào kinh để Như Thị ngã văn là lý do đó.

Bấygiờ đức Phật trú tại núi Kỳ-xà-quật thuộc thành VươngXá cùng với chúng Tỳ-kheo như vậy... Các vị ấy đều làbậc đại A-la-hán, các lậu đã dứt. Thế nào gọi là cáclậu? Lậu có nghĩa là lọt, rơi, rớt, rỉ, đó là một tênkhác của phiền não, của kiết sử. Lậu có ba ý nghĩa:

1.Tiết lậu lục căn môn: Phiền não tham sân uế trược rỉra ở saú căn.

2.Lậu thất chánh đạo: Làm lọt mất chánh đạo.

3.Lậu lạc tam giới: Bị trôi lăn trong ba cõi.

Cáclậu là: Dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Ba thứ này làmtriền phược chúng sanh trong tam giới mà các bậc A-la-hánđã dứt sạch những thứ đó, ra khỏi ba cõi nên gọi làvô sanh không còn phiền não không còn kiết sử, tâm đượctự tại, nên gọi "chư lậu dĩ tận". Các vị tâm đượctự tại thành bậc A-la-hán rất nhiều, như Tôn giả Xá-Lợi-Phất:Trí tuệ đệ nhất, Tôn giả Mục-Kiền-Liên: Thần thông đệnhất...mỗi vị mỗi hạnh. Người thì chuyên tu đầu đà,người thì chuyên tu mật hạnh, và có vị thì chuyên tu hạnhthiểu dục tri túc như Ngài Bạc-Câu-La. Trong A Dục Vươngtruyện có kể rằng: Sau khi Vua A-Dục hồi đầu theo Phật,hông ăn năn hối cải tội ác, nên hết lòng phát huy đạopháp, cất chùa xây tháp, cúng dường Xá-Lợi..., Một hômnhà vua đi chiêm bái tháp Phật và Thánh Tăng, mỗi tháp nhàvua đều cúng dường lễ lạy và mỗi tháp nhà vua đều hỏilại công đức tu hành của các ngài, ngài nào cũng có cônghạnh to lớn, nhưng khi đến tháp ngài Bạc-Câu-La thì biếtngài chẳng có công hạnh gì cả, duy chỉ có hạnh thiểu dụctri túc mà thôi, cho nên vua A-Dục chỉ cúng dường một đồngtiền. Nhưng lạ thay, khi nhà vua về đến cung điện thì mộtđồng tiền cúng dường nơi tháp ngài Bạc-Câu-La lại đượchoàn trả lại. Bấy giờ vua A-Dục mới càng kính phục hạnhthiểu dục tri túc của Ngài.

Kinhvăn: Lại có hàng Hữu học và Vô học hai ngàn người. Lạicó Ma-ha Ba-xà-ba-đề Tỳ-kheo-ni và quyến thuộc sáu ngàn ngườiđông đủ. Mẹ của La-Hầu-La là Da-Du-Đà-La Tỳ-kheo-ni cùngvới quyến thuộc đông đủ.

Bồ-tátMa-ha-tát, tám vạn người đều là những vị không thối chuyểnvô thượng chánh đẳng Bồ-đề, chứng được pháp Đà-la-ni,lạc thuyết biện tài.

Giảithích: Đà-la-ni gọi là tổng trì. Tổng trì có bốn nghĩa:Văn tự tổng trì, Pháp tổng trì, Hành tổng trì, Giải tổngtrì. Sự hiểu biết được giữ gìn chặt chẽ, đối vớipháp hiểu biết trọn vẹn... cũng gọi là Đà-la-ni.

Lạcthuyết biện tài, đây là một trong bốn món vô ngại biện.Nói về vô ngại biện, tức là đứng về mặt ứng dụng.Còn về mặt hiểu biết thì gọi là bốn vô ngại giải, đólà: Pháp vô ngại giải, nghĩa vô ngại giải, từ vô ngạigiải và lạc thuyết vô ngại giải.

Bốnvô ngại biện gồm có:

1.Pháp vô ngại biện: Đối với Tam tạng kinh điển, hiểu biếttrên phương diện ngôn thuyết năng thuyên.

2.Nghĩa vô ngại biện: Biết được trên phương diện lý nghĩasở thuyên.

Thuyên:Nói. Năng thuyên: Hay nói. Sở thuyên: Được nói. Ngôn giáolà năng thuyên, lý nghĩa là sở thuyên. Hiểu như thế đểđừng kẹt mắc vào ngôn giáo, lấy ngôn giáo làm lý nghĩatức là y nghĩa bất y ngữ. Pháp vô ngại biện chỉ về mặtnăng thuyên: Ngôn giáo. Nghĩa vô ngại biện chỉ về mặt sởthuyên: Nghĩa lý.

3.Từ vô ngại biện: Sự vận dụng ngôn từ, cú pháp, văn phạm,rành rẽ, mạch lạc.

4.Lạc thuyết vô ngại biện:

a)Vui vẽ đem giáo pháp Phật ra truyền bá.

b)Trong sự truyền bá gây được niềm vui cho người nghe.

Trongbốn vô ngại biện được đúc kết thành hai chữ như trongkinh Lăng Già:

-Tôngthông (gồm pháp và nghĩa): Thông suốt về mặt tôn chỉ giáonghĩa.

-Thuyếtthông (từ và lạc): Thông suốt về phương diện trình bàydiễn tả.

Kinhvăn: Chuyển pháp luân bất thối, cúng dường vô lượng trămngàn các đức Phật, đối với chư Phật, gieo các gốc lành,thường được các đức Phật tán thán. Những vị này lấytừ bi đề tu thân, khéo đi vào trí tuệ Phật, thông đạtđại trí, đến bờ bên kia. Những vị đó danh tiếng khắpcả vô lượng thế giới hay độ vô số trăm ngàn chúng sanh.

Giảithích: Dĩ từ tu thân thiện nhập Phật tuệ. Dĩ từ tu thân:Tức đem thân hành động theo những pháp lành, lợi lạc. Thiệnnhập Phật tuệ: Là đi vào trí tuệ Phật. Tam tạng giáo điểnlà cửa ngỏ đi vào trí tuệ Phật, tu hành quán niêm là cửangõ đi vào trí tuệ Phật. Nhưng nếu không khéo đi thì cũngkhông vào được nên trong kinh dùng chữ "Thiện"

Kinhvăn: Những vị đó tên là Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-tát, Quán-Thế-ÂmBồ-tát...Các vị đại Bồ-tát như vậy gồm có tám vạnngười đông đủ.

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhơn cùng với quyến thuộc hai vạn thiêntử đông đủ.

Lạicó Minh nguyệt thiên tử...và tứ đại Thiên Vương cùng vớiquyến thuộc một vạn thiên tử câu hội. Với Tự tại thiêntử, đại Tự tại thiên tử, cùng với quyến thuộc ba vạnthiên tử đông đủ.

Giảithích: Đây là những vị trời ở Lục dục giới, gồm có:Tứ thiên vương, Đao-Lợi thiên, Dạ-ma thiên, Đâu-suất-đàthiên, Hóa-lạc thiên, Tha-hóa-tự-tại thiên.

Kinhvăn: Bấy giờ Ta-bà thế giới chủ đại Phạm thiên vương...cùngvới hai vạn quyến thuộc đông đủ.

Giảithích: Ta-bà thế giới chủ hay Tam thiên đại thiên thế giới.Hai danh từ đó trên phương diện thể cách giống nhau.

Tamthiên đại thiên có hai thuyết khác nhau:

1.Tứ châu, Tứ ác thú, Lục dục Tinh Phạm thiên: Tứ Châu,Tứ ác thú, Lục dục, Phạm thiên, như thế gọi là một thếgiới thuộc một thái dương hệ. Một ngàn thế giới nhưvậy gọi là một tiểu thiên thế giới. Một ngàn lần tiểuthiên thế giới gọi là một trung thiên thế giới. Một ngànlần trung thiên thế giới gọi là một đại thên thế giới,tức thế giới ba lần ngàn. Nhưng Tam thiên đại thiên thếgiới như vậy là chỉ ngang Sơ thiền trở xuống.

2.Tứ châu, Tứ ác thú, Lục dục Tinh Phạm thiên: Đó là mộttiểu thế giới. Một ngàn lần Phạm thiên như vậy bằngmột nhị thiền thiên; một ngàn nhị thiền thiên bằng mộttam thiền thiên; một ngàn tam thiền thiên bằng một tứ thiềnthiên, hay tam thiên đại thiên thế giới. Tam thiên đại thiênthế giới này lên đến cõi Tứ thiền. Đây là cõi sở hóacủa đức Phật Thích Ca. Cõi này còn được gọi là Sách-hathế giới hay Ta-bà thế giới, nghĩa là thế giới cam chịumọi thống khổ.

Kinhvăn: Có tám Long vương, Nan-đà long vương...đều cùng vớibao nhiêu trăm ngàn quyến thuộc đông đủ.

Lạicó bốn Khẩn-na-la vương (Ca thần)... cùng với bao nhiêu trămngàn quyến thuộc đông đủ.

Lạicó bốn Càn-thát-bà vương (Nhạc thần)... cùng với bao nhiêutrăm ngàn quyến thuộc đông đủ.

Lạicó bốn A-tu-la vương... cùng với bao nhiêu trăm ngàn quyếnthuộc đông đủ.

Lạicó bốn Ca-lầu-la vương (Kim sí điểu)... cùng với bao nhiêutrăm ngàn quyến thuộc đông đủ.

Vàcon bà Vi-đề-hy, là vua A-xà-thế cùng với bao nhiêu trăm ngànquyến thuộc đông đủ.

Mỗimỗi lễ Phật xong, lui ngồi một bên.

Giảithích: Từ đây trở về trước là chúng hội trong hội PhápHoa. Trong hội này có vua A-xà-thế, đó là một ông vua cóvị trí rất lớn trong Phật giáo và có một lịch sở kỳlạ nhất:

Ônglà bạn thân của Đề-bà-đạt-đa (khi ông chưa theo Phật)cùng Đề-bà-đạt-đa hại Phật, nhưng chính ông cũng là ngườingoại hộ đặc biệt nhất trong Đại hội Kiết tập lầnthứ nhất sau khi Phật Niết-bàn. Đó là bản thân ông đốivới Phật giáo. Còn con người và cuộc đời ông thì sao?

Hoàngtử A-xà-thế (Vị sanh oán hay chiết chỉ) con Bình-sa vươngvà bà Vi-đề-hy. Một hôm, A-xà-thế bị Đề-bà-đạt-đaxúi dục giết cha để cướp ngôi, rủi thay âm mưu bị bạilộ, bị bắt quả tang. Đáng lẽ bị trừng trị, nhưng vìthương con, Bình-sa vương nhường ngôi cho ông.

Đãkhông biết ơn, A-xà-thế lại còn hạ ngục vua cha và ra lệnhbỏ đói cho cha chết lần chết mòn; chỉ một mình hoàng tháihậu được phép vào thăm. Mỗi khi đi, bà giấu đồ ăn trongáo đem cho chồng. A-xà-thế hay được quở trách mẹ. Lầnsau bà giấu thức ăn trong búi tóc, A-xà-thế cũng biết được.Cùng đường bà tắm rửa sạch sẽ rồi thoa vào mình mộtthứ đồ ăn làm bằng mật ong, đường và sữa. Vua gạt lấymón ăn cho đở đói, nhưng A-xà-thế cũng biết được vàông ra lệnh cấm hẳn mẹ không cho vào thăm nữa.

Lúcấy Bình-sa vương cam chịu đói nhưng lòng không oán tráchcon, vua cho đó là oan nghiệp tiền khiên có vay phải có trả,nên cố gắng Tham thiền và đắc quả Tu-đà-hoàn. Thấy chavẫn vui tươi nên A-xà-thế quyết giết cha cho khuất mắt.Ông hạ lịnh cho người thợ cạo vào ngục lấy dao bén gọtgót chân, lấy dầu và muối xát vào rồi hơ trên lửa chochết.

Khingười cha bất hạnh thấy thợ cạo đến thì mừng thầm,ngở rằng con mình đã ăn năn hối cải nên cho người đềncạo râu tóc cho mình để rướt về cung. Vua đâu ngờ chínhanh thợ cạo đến để đem lại cho vua một cái chết thêthảm.

Cùngngày ấy, vợ A-xà-thế vừa hạ sanh một hoàng nam. Hay tinchánh hậu hạ sanh một hoàng nam, nổi vui mừng của A-xà-thếkhông sao tả được; tình thương người cha lần đầu tiênchớm nở trong lòng; mặn nồng sâu sắc. Đứa con đầu lònglà một nguồn hạnh phúc cho cha mẹ. Chính đứa con đã đemđến tình yêu thương mới mẻ, đậm đà vô cùng trong sạch,khiến họ có cảm tưởng rằng máu huyết của mình đã nhỏgiọt ra để nối tiếp mình.

Vừalúc ấy A-xà-thế sực nhớ đến cha, bổng nhiên ông đứngphắt dậy kêu lên như điên: "Hãy mau lên, thả ra lập tứcngười cha yêu quý của Trẩm". Nhưng than ôi! Người cha yêuquý ấy đã ra người thiên cổ.

Khihay tin cha chết, Vua hối hận đi tìm mẹ và hỏi: "Thưa mẫuhậu khi con còn nhỏ, phụ hoàng có thương con không?

- Hoàngnhi ơi! cho đến giờ này con mới hỏi thì đã muộn rồi!Mẹ tưởng trên thế gian này không tìm đâu cho ra một ngườicha hiền lành như cha của con. Để mẹ kể lại cho con nghe:Lúc mẹ còn mang con trong bụng, một ngày kia mẹ nghe thèm lạlùng một món kỳ quái, mẹ thèm nút vài giọt máu trong bàntay mặt của cha con. Mẹ đâu dám nói ra. Rồi càng ngày càngxanh xao và cuối cùng phải nói thật với cha con. Khi nghe vậycha con vui vẻ lấy dao rạch tay cho mẹ nút máu. Lúc ấy cácnhà chiêm tinh trong triều đình tiên tri rằng, con sẽ là ngườithù của cha con. Do đó, con có tên là A-xa-thế (Vị sanh oán:Kẻ thù chưa sanh). Mẹ có ý định phá thai nhưng cha con khôngcho. Khi sanh ra con, mẹ nhớ đến lời tiên tri nên một lầnnữa muốn giết con và lần nầy cha con cũng cản mẹ. Mộthôm, con có một mụn nhọt trên đầu ngón tay, đau nhứt vôcùng, khóc suốt ngày đêm không ai vỗ con ngủ được. Chacon đang thiết triều, nghe vậy cầm lòng không đậu, bế controng lòng và không ngần ngại ngậm ngón tay con trong miệngnhè nhẹ nút cho con đở đau. Gớm thay, mụt nhọt vở, máumủ tuôn ra trong miệng cha con, và sợ lấy ngón tay ra con đaunên cha con nuốt luôn cả máu lẫn mủ... Càng nghe mẹ kể,A-xà-thế vô cùng hối hận ăn năn.

Đólà cuộc đời và con người của A-xa-thế. Nhưng rồi sau đóông hồi tâm theo Phật xin sám hối, và chính ông là ngườingoại hộ đắc lực nhất trong thời Phật và trong kỳ đạihội Kiết tập lần đầu.

Trongphần kinh văn có mô tả số chúng hội: Nào là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni,Bồ-tát, Thiên, Long...Số nào cũng là trăm ngàn vạn ức chứkhông phải chỉ có 1250 vị như thường nghe. Đó là điểmđặc biệt của kinh văn Đại thừa, khác với kinh văn Tiểuthừa. Vì sao? Vì bởi kinh điển Đại thừa đứng trên quanđiểm: Tất cả chúng sanh đều thành Phật; đứng trên quanđiểm: Bồ-tát hạnh, lấy "sự" để truyền "tâm" (dĩ tướnghiển tánh, chỉ vật truyền tâm chỉ thị từ tâm biến vật).Với tinh thần rộng lớn như vậy, cho nên đồ chúng rộnglớn, không gian rộng lớn. Ở đây, ý niệm không gian thờigian theo thường tình bị xem nhẹ. Thời gian không gian khôngcố định, không ranh giới, vượt biên cương. Cho nên hộichúng của kinh Đại thừa rất đông, không phải 1250 vị màlà trăm ngàn vạn ức, cũng như Phật thuyết kinh Pháp Hoa khôngphải một hai tuần... mà là 60 tiểu kiếp. Vì với tâm Bồ-tátđã đứng trên pháp tánh mà nhìn nên không bị cục hạn ởtướng, thân tâm và cảnh giới đã vượt ngoài tướng. Dođó, quan niệm về không gian, thời gian ở kinh Đại thừacó tánh cách rộng lớn bao la, không có biên giới, ít và nhiềukhông quan trọng, dài và ngắn không có định mức. Bởi vìkhông gian tự nó không thật thể, thời gian tự nó không thậtthể. Hội chúng đông là một cách phá bỏ ý niệm chấp trướckhông gian cố định. Phật thuyết kinh trong 60 tiểu kiếp cũnglà một cách phá bỏ ý niệm thởi gian cố định. Vì vậymà chúng hội đông nhưng chỗ không thấy chật, 60 tiểu tiếpmà như trong khoảng một bữa ăn.

Lạitrong kinh Đại thừa thường hay có lẫn lộn hai lối thuyếtpháp của Phật là hiển thuyết và mật thuyết. Phật phóngquang, nhập định, thuyết pháp... xen lẫn nhau. Phật phóngquang và nhập định là mật thuyết mà Phật thuyết pháp đôikhi cũng là mật thuyết. Xin kể một ví dụ để rõ thêm nghĩahiển thuyết và mật thuyết:

ĐờiĐường tại Hàn Châu có thiền sư tên Hàn Văn HỶ hiệu VôTrước, xuất gia lúc 7 tuổi. Lớn lên, quyết một lần đếnNgũ Đài sơn với ý nguyện là được lễ bái Văn-Thù-Sư-LợiBồ-tát. Khi ngài đến giữa núi thì gặp một ông già dắttrâu, ông già ấy mời ngài về nhà và hỏi:

- Sưtừ đâu đến?

- Từphương nam đến. Ngài Vô Trước đáp.

- Phậtpháp phương Nam trụ trì thế nào?

- Gặpthời mạt pháp, tuy nhiên những người kính thuận giới luậtcũng nhiều.

- Nhiềubao nhiêu?

- Nămbảy trăm

NgàiVô Trước lại hỏi ông già:

- Cònở đây Phật pháp trụ trì thế nào?

- Longxà hổn tạp phàm thánh đông cư. Ông già đáp.

NgàiVô Trước không hiểu nên hỏi:

- Vậylà bao nhiêu?

- Tiềntam tam hậu tam tam. Ông già đáp.

(Nóimà như không nói, thuyết mà thành mật thuyết).

Ônggià sai đệ tử Huân Đề rót nước mời ngài Vô Trước uốngvà ngài từ tạ ra về, đồng tử đưa xuống núi. Ngài VôTrước quay lại hỏi đồng tử:

- Khinãy ông già nói: "Tiền tam tam hậu tam tam" là bao nhiêu thế?Đồng tử kêu:

- Đạiđức. Ngài Vô Trước:

- Hử.Đồng tử hỏi:

- Thếlà bao nhiêu thế?

Khiđó ngài Vô trước liền hay ông già ấy chính là ngài VănThù vậy.

Cũngchừng ấy mà chúng hội trong các kinh thì khác mà hội chúngtrong kinh Pháp Hoa lại càng khác.

Từđây về trước là phần Tựa chung (Thông tự), và từ đâyvề sau là phần Tựa riêng (Biệt tự).

Trongkinh PHáp Hoa, phần Tựa riêng là phần đi sát đề, đi thẳngvào duyên khởi chính của kinh. Các kinh khác phần tựa riêngnày chỉ có một đoạn, nhưng kinh Pháp Hoa chiếm trọn mộtphẩm (Phẩm tự). Bởi phẩm này mang tánh cách đặc biệtlà Phật nêu lên thật nghĩa chung mà Ngài sẽ dạy về sau.Ngài nêu một cách gián tiếp qua các việc hiển thụy, trongấy tiêu biểu một ý nghĩa mà đức Phật sẽ chỉ bày trongcác phẩm sau.

Kinhvăn: Lúc bấy giờ Thế Tôn được bốn chúng vây quanh, cúngdường, cung kính, tôn trọng, tán thán.

Giảithích: Đây là phần tập chúng. Tứ chúng, thường hiểu gồmcó: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Tứ chúng cũngcòn có nghĩa nữa là trong hội pháp của Phật có bốn hạng,tùy theo căn cơ trình độ hiểu biết khác nhau:

1.Chúng khải thỉnh: Đây là những vị có đủ khả năng trìnhđộ hiểu biết, đặt vấn đề thưa hỏi Phật.

2.Chúng đương cơ: Là hàng căn cơ trình độ đúng với hộipháp đương thuyết.

3.Chúng tán trợ (hay chúng ảnh hưởng): Những vị đã chứngngộ rồi nhưng vẫn còn ngồi trong pháp hội để tán dươngcông đức thuyết pháp của Phật, đồng thời cũng tán trợchúng đương cơ đang nghe lúc đó.

4.Chúng kết duyên: Hạng người không đủ trình độ, khôngđúng căn cơ để nghe pháp, nhưng cũng dự trong chúng hộiđể kết duyên về sau.

Kinhvăn: Phật vì hàng Bồ-tát thuyết kinh Đại thừa tên Vô lươngnghĩa là pháp giáo hóa hàng Bồ-tát được các đức Phậthộ niệm.

Giảithích: Trong khi đại chúng vây quanh, đức Phật vì hàng Bồ-tátmà nói kinh Đại thừa tên Vô lượng nghĩa, là pháp giáo hóahàng Bồ-tát được chư Phật hộ niệm. Phật thuyết kinhĐại thừa Vô lượng nghĩa. Thế nào là Vô lương nghĩa?

1.Chỉ về thật tướng vô tướng. Vì thật tướng vô tướngcho nên nó thành nhất thiết tướng, mà nhất thiết tướngtức là nhất thiết nghĩa. Mỗi tướng như vậy là mỗi tánhcách của các pháp. Chữ Nghĩa: Là tánh cách. Ví dụ nói cáinày là viên phấn, ai cũng nói và ai cũng công nhận nó làviên phấn. Nhưng ta thử hỏi: Viên phấn vốn là cái gì? Vốnlà! Vốn là cái của nó. Khi nói vốn là thì viên phấn lạicó một ý nghĩa khác, viên phấn trở thành mong manh, trở thànhmột tướng giả tạm, chứ không phải nó vốn là, có ai nóiviên phấn này vốn là viên phấn? Cho nên khi muốn nói viênphấn ấy vốn là, là ta muốn tìm hiểu thật tướng củaviên phấn là gì? Khi nói viên phấn vốn là tức sẽ nói viênphấn vốn là đất. Ta tạm dừng lại và tạm chấp nhậnđất vốn là của viên phấn. Hay nói cách khác, đất là thậttướng của viên phấn mà đất là thật tướng của viênphấn thì đất không phải chỉ làm ra viên phấn thôi, màđất có thể làm ra cái chén, cái nồi... đất có thể làmđủ thứ, đủ vạn nghĩa, đủ vạn tướng. Vậy thì thậttướng đất đó không phải là tướng phấn mà thành tướngphấn, không phải là tưóng nồi mà thành tướng nồi... Nhưvậy nó vốn vô tướng mà thành vô lượng tướng (nhưng nênnhớ khi ta nói đất là thật tướng, đó là đứng trên mặthiện tượng ta dừng lại và chấp nhận như vậy chứ thậttướng còn đi xa hơn nữa. Nếu hỏi đất vốn là gì? Nhưvậy là đặt thêm một vấn đề nữa, đó là vấn đề khác,ở đây ta tạm ngừng lại đó và tạm chấp nhận để hiểu)mà thành nhất thiết tướng. Vô lượng tướng tức vô lượngnghĩa. Nói cái chén là một nghĩa, nói cái bình, cái nồi....là một nghĩa... và trở thành vô lượng nghĩa.

2.Đức Phật đã ngộ nhập được thật tướng của vạn pháplà vô tướng cho nên Ngài tùy theo vô lượng căn cơ của chúngsanh mà thuyết giáo, thành ra giáo pháp của Phật cũng là vôlượng nghĩa. Chúng sanh vô lượng, có tâm tư vô lượng, dụclạc vô lượng, Phật tùy theo vô lượng tâm tư thuyết vôlượng pháp thành pháp đó gọi là vô lượng.

3.Vô lượng nghĩa lại cũng có nghĩa là không thể đo lườngđược, đem cái ý thức phân biệt không thể đo lường đượcnên gọi là vô lượng nghĩa. Với thật tướng vô tướngnhư vậy mà ta đem cái ý thức phân biệt, bảo là như thếnày, là như thế kia... Tất cả những tưóng đó chẳng qualà tướng giả tướng do ý thức phân biệt có ra mà thôi.Cho nên nếu đem ý thức mà bảo, đem ý thức mà phân biệtnọ kia thì không bao giờ phân biệt được, không bao giờtrắc lượng được nên gọi là vô lượng.

Mớibắt đầu vào kinh, Phật thuyết kinh Đại thừa Vô lượngnghĩa. Có ý rằng những pháp mà Phật dạy trong những thờitrước, nhất là dạy cho hàng Nhị thừa là những pháp còncó thể lường, còn có thể đem ý thức mà phân biệt. Tronghội Pháp Hoa Phật nói pháp không thể bằng vào ý thức phânbiệt trắc lường tới được mà chỉ bằng vào chân thậttrí mới có thể ngộ nhập được.

Phápnói cho hàng Nhị thừa không khác nào như khi nói cần uốngnước thì liền đưa cho chén nước, không cần hỏi chén nướcvốn là gì. Vì trước đó đối với hàng Nhị thừa cầnthoát ly sanh tử, đức Phật nói pháp để diệt khổ, khôngcần hỏi thật tướng làm gì, cũng như cần chén nước đưachén nước uống không cần hỏi vốn là gì. Bây giờ tronghội Pháp Hoa, mới nói vốn là gì để đi vào thật tướngcủa những lời pháp mà đức Phật nói từ trước nên gọilà Vô lượng nghĩa. Pháp đó là pháp giáo hóa cho hàng Bồ-tát,chứ hàng Nhị thừa đem thức tâm phân biệt thì không thểphân biệt được và pháp đó đã là pháp cao siêu tuyệt đối,cho nên luôn luôn được chư Phật hộ niệm nên gọi là Phậtsở hộ niệm.

Kinhvăn: Phật nói kinh này rồi ngồi kiết già, nhập vào địnhVô lượng nghĩa xứ, thân tâm không lay động, đoạn này ýnói:

Giảithích: Sau khi đức Phật nói kinh vô lượng nghĩa rồi, Phậtngồi kiết già nhập vào định Vô lượng nghĩa xứ, thântâm không lay động, đọan này ý nói:

1.Thuyết pháp rồi nhập định, có nghĩa là không có địnhthì không có tuệ, không có tuệ thì không có định. Thuyếtpháp là tuệ, nhập định là định. Có tuệ mới có định,có định mới có tuệ, tịch chiếu song song mới thành đượcgiáo pháp viên mãn.

2.Nhập định gọi là định Vô lượng nghĩa tức muốn hiểukinh vô lượng nghĩa thì phải ở trong định Vô lượng nghĩamới hiểu được kinh, tức là phải ở trong định xa rờisự phân biệt trắc lường của ý thức, mới có thể hiểuđược, ngộ được kinh vô lượng nghĩa.

3.Để làm mô thức cho những người thuyết pháp (giáo), khimuốn thuyết pháp cho đúng thì luôn luôn tâm phải ở trongđịnh. Nhập định đó có hai tác dụng:

a)Tâm không rời pháp thật tướng.

b)Quán căn cơ chúng sanh rồi mới thuyết pháp.

Khiđức Phật nhập định thì cả thân và tâm không lay động.Ở trong định cả thân và tâm. Ngồi không phải là địnhmà phải cả thân và tâm không lay động mới là định.

Kinhvăn: Lúc bấy giờ trời mưa hoa Mạn-đà-la, (hoa thích ý vừalòng) hoa Ma-ha Mạn-đà-la, hoa Mạn-thù-sa (hoa nhu nhuyết) hoaMa-ha Mạn-thù-sa, mà rải trên Phật và đại chúng, khắp cảthế giới Phật đều có 6 cách rung động.

Giảithích: Trước đức Phật nhập định, đến đây là trờimưa hoa. Sự nhập định của Phật, sự thuyết pháp của Phật,có sức rung động đến cả hàng chư thiên, có sức rung độngđến quả đất. Bời vì các pháp vô thượng vì diệu nênPhật nói ra làm rung động khắp cõi Ta-bà.

Việccõi đất sáu cách rung động... nếu không khéo suy nghĩ thìcơ hồ như là một chuyện hoang đường không thật. Nhưngphải chăng sự Thành Đạo của đức Phật đã không làm rungđộng đến ta ngày hôm nay đó sao? Sự Thành Đạo của đứcPhật dưới cội cây Bồ-đề đã rung động hơn hai ngàn nămtrăm năm nay, mà không những chỉ rung động riêng xứ ẤnĐộ huyền bí mà còn rung động cả nhân loại trên thế giới!Một người thường khởi lên ác tâm hoặc câu nói độc còncó thể làm chuyển động cả hoàn cầu khiến bao nhiêu triệungười chết, ruộng đồng thành hoang địa, huống chi mộtvị đại Giác ngộ, đại Từ bi lại không thể làm quả đấtrung động, lòng người rung động quay về đường giác, đượcan lạc?

Rungđộng sáu cách:

- Bacách về hình: Động: Rung; Dõng: Lồi lên lõm xuống; Khởi:Vụt đưa lên.

- Bacách về thanh: Chấn: Tiếng rung; Hẩu: Tiếng gầm gừ; Kinh:Tiếng hét to.

Kinhvăn: Bấy giờ trong chúng hội, hàng Tý-kheo, Tỳ-kheo-ni... đượcđiều chưa từng có, hoan hỶ chấp tay nhất tâm ngưỡng xemPhật.

Giảithích: Qua những sự hiện điềm lành đó, bây giờ bốn chúngthấy việc chưa từng có nên ai cũng vui mừng hớn hở chấptay nhất tâm xem Phật. Chấp tay là nói về thân; nhất tâmlà nói về tâm. Chấp tay là để chứng tỏ thân hướng vềnơi Phật chứ không đâu khác. Nhất tâm cũng là để chứngtỏ tâm hướng về Phật.

Kinhvăn: Lúc bấy giờ Phật phóng hào quang từ tướng lông trắngở giữa chân mày, chiếu về phương Đông, một vạn tám ngànthế giới đều khắp cả, dưới từ địa ngục A-tỳ, trênđến A-ca-nị-sắc-thiên.

Giảithích: Bấy giờ đức Phật phóng hào quang từ tướng lôngtrắng ở giữa chân mày và chiếu về phương Đông... Hàoquang đức Phật chiếu từ tướng lông trắng ở giữa chânmày cũng để tiêu biểu ý nghĩa trung đạo thật tướng, cũngđể tiêu biểu ý nghĩa rằng trong kinh Pháp Hoa, đức Phậtcốt khai thị ngộ nhập tri kiến Phật. Tri kiến đó tứclà trung đạo thật tướng, ly hết tướng nhị biên, cho nênở giữa chân mày Phật phóng ra hào quang và chiếu về phươngĐông. Vì sao lại chiếu về phương Đông? Bởi phương Đônglà gốc của ánh sáng, mặt trời mọc từ phương Đông. Nhưvậy, phương Đông đây cũng để tiêu biểu cho thật tướng.Thật tướng cũng là gốc của thất cả tướng. Phật phónghào quang về phương Đông tức trí tuệ tri kiến Phật chiếuvào thật tướng.

Tómlại, đoạn trên đây ta thấy Phật thuyết pháp, nhập định,phóng hào quang, đó là ba hình thức thuyết pháp, ba hình thứcgiáo hóa bằng khẩu, bằng thân, bằng tâm.

Thuyếtpháp là khẩu nghiệp, nhập định là ý nghiệp, phóng quanglà thân nghiệp. Ba phương pháp đó đều nhằm vào sự lợilạc chúng sanh. Đó gọi là tam mật lợi ích. Để hiểu ýnghĩa biểu trưng trong kinh điển Đại thừa, ta hiểu xuyênqua câu nói của ngài Lâm Tế. Ngài Lâm Tế có lối truyềnthuyền đặc biệt, đó là lối Bổng hát.

Bổnglà cây sào và có nghĩa là đánh. Hát là hét. Nếu có ai đếnvấn, ngài hỏi một câu là phải trả lởi ngay không đượcdo dự suy nghĩ. Nếu dụ dự suy nghĩ không đáp ngay là ngàihét rầm lên hoặc đánh cho một gậy.

Đểhiểu hào quang của Phật xuyên qua cách nói của ngài Lâm Tế.Trong tiếng Hát ngài Lâm Tế có nói:

- Hữuthời nhất hát như Kim cang vương bảo kiếm.

- Hữuthời nhất hát như cứ địa Kim mao sư tử.

- Hữuthời nhất hát như thám can ảnh thảo.

- Hữuthời nhất hát bất tác nhất hát dụng.

Nghĩalà:

- Cólúc tiếng hét này như gươm báu của Kim cang vương.

- Cólúc tiếng hét này như Sư tử lông vàng ngồi chổm.

- Cólúc tiếng hét này như cây sào quơ trên ngọn cỏ.

- Cólúc tiếng hét này như không có tác dụng gì hết.

Xuyênqua ý nghĩa tiếng hét của Lâm Tế mà ta hiểu hào quang củaPhật. Cho nên nói hào quang không chỉ giới hạn trong hào quang,cũng như tiếng hét không phải chỉ là tiếng hét mà là tiếnggươm báu của Kim cang vương, có nghĩa là tất cả bị nóphứt hết. Tất cả tâm niệm phân biệt, suy lường đềubị phứt hết. Hoặc tiếng hét đó như Sư tử lông vàng ngồichổm, uy nghiêm vô cùng, thấy nó là khiếp đảm. Hoặc tiếnghét đó như cây sào quơ trên ngọn cỏ, đó là tiếng hétdò xem căn cơ người học đạo mà có khi tiếng hét khôngcó tác dụng gì hết. Xuyên qua đó ta hiểu ý nghĩa hào quangcủa đức Phật. Hào quang của Phật phóng ra đó là tiêu biểutrung đạo thật tướng, tiêu biểu Phật tri kiến phát hiệnmà đức Phật đã thành tựu.

Đểnói lên kiến tánh đó, trung đạo thật tướng đó chúng sanhđều có. Nhưng vì chúng sanh mê mờ không nhận biết đượcmà phải bằng vào lời dạy (Thánh giáo lượng) của Phậtmà hiểu. Thánh giáo lượng tức cảnh giới ta không thể đạtđược mà phải bằng vào cái lượng của Thánh giáo, lấysự chỉ bày của Thánh giáo làm thước đo. Nhưng hiểu lờiPhật dạy có ba:

1.Bằng vào Thánh giáo lượng, đức Phật dạy như vậy, tinvào lời dạy về sự giác ngộ độ sanh của Phật.

2.Phải giàu lòng tưởng tượng, so sánh, tỶ lượng.

3.Nhưng cứu cánh nhất là phải hiểu được rằng pháp mônPhật nói ra nhằm gạt bỏ bao nhiêu nếp phân biệt suy tưcố hữu theo vọng tưởng của chúng sanh để đưa chúng sanhnhập bào cảnh giới viên dung vô ngại, như cảnh giới Phậtđã chứng thành, tức là hiểu bằng hiện lượng thật chứng.

Kinhvăn: Ở tại thế giới này mà thấy khắp lục thú chúng sanhở cõi nước đó. Lại thấy và nghe các đức Phật hiệntại ở các cõi đó thuyết pháp, thấy các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni,Ưu-bà-tắt, Ưu-bà-di những người tu hành đắc đạo ở cõikia. Lại thấy các đại Bồ-tát hành đạo Bồ-tát, tùy từngnhân duyên, theo từng chỗ tín giải, theo từng tướng mạocủa mỗi người. Lại thấy các đức Phật nhập Niết-bàn.Lại thấy sau khi các đức Phật nhập Niết-bàn rồi xây thápbảy báu cúng dường Xá-lợi Phật.

Giảithích: Hào quang của Phật phóng ra thế giới nào thì ở thếgiới đó đều hiện rõ trước mắt đại chúng, nhờ đóđại chúng thấy cả lục đạo chúng sanh ở trong đó, tạonghiệp nhân phiền não như thế nào, chịu kết quả như thếnào ở các thú. Đó là thấy về mặt nhiểm ô. Lại còn thấyvề những điều thanh tịnh như thấy đức Phật hiện tạinơi cõi kia và nghe được pháp đức Phật nói.

Mỗivị tu hành như thế nào thì đắc đạo như thế đó, mà khôngnhững thấy hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni thôi, mà còn thấy cáchàng Bồ-tát, đại Bồ-tát với từng nhân duyên mỗi ngườiđều khác nhau, tín giải mỗi người đều khác nhau, tướngmạo mỗi người đều khác nhau mà thực hành hạnh Bồ-tát.

Nhânduyên (cách thức) khác nhau, mỗi người đi tu như chúng tamỗi người có mỗi nhân duyên khác nhau. Nhân là gì? Là thiệncăn có sẳn của mỗi người gọi là nhân; duyên mỗi ngườiđi tu cũng khác. Người thì gặp thầy mến thầy rồi đi tu,người nghe thích tiếng tụng kinh rồi đi tu, người thì gặpđạo lý mà đi tu; tức mỗi người đều có các thứ nhânduyên và các thứ tín giải. Khi đi tu như vậy mỗi ngườicó lòng tin, mức độ tin khác nhau, mỗi người có trình độhiểu biết khác nhau. Người độn căn thì thiên về lòng tin,người lợi căn thì thiên về hiểu biết. Và các thứ tướngmạo, do trình độ tin tưởng, hiểu biết khác nhau cho nêntrong sự tu hành mỗi người lại hiện ra tướng mạo dángdấp khác nhau. Có người hành Bồ-tát đạo bằng cách tụngkinh thuyết pháp; có người hành Bồ-tát đạo bằng cách bửacủi, gánh nước... nghĩa là trong việc làm với tâm niệmthượng cầu hạ hóa đều gọi là hành Bồ-tát đạo, đólà những tướng mạo hiện ra bên ngoài.

Thấyđức Phật Niết-bàn, và thấy sau khi đức Phật Niết-bàn,Xá-lợi được dựng tháp cúng dường. Chừng ấy câu mà tathấy trong kinh đã diễn tả trọn cả một thời giáo hóacủa đức Phật, thấy cả y báo chánh báo của cả lục phàm,tứ thánh.

Từlúc còn là một chúng sanh, ra đời, tu hành thành Phật, thuyếtpháp... đến khi Phật Niết-bàn..., tức cả một dòng thờigian dài, nhờ hào quang của đức Phật mà thấy suốt tấtcả. Việc đó nói lên rằng chính ngay trong hào quang trung đạothật tướng, hiện đủ tất cả các tướng nhiểm và tịnhcủa chúng sanh và chư Phật một cách bình đẳng. Từ chúngsanh... đến chư Phật Niết-bàn cùng ở trong hào quang đó,ý nói rằng trong tự tánh thanh tịnh tâm bình đẳng cũng hiệnđủ tất cả các việc nhiểm tịnh như vậy.

Kinhvăn: Lúc bấy giờ Di Lặc Bồ-tát nghĩ rằng, nay đây, đứcThế Tôn hiện tướng thần biến như vậy, vì nhân duyên gìmà có điềm lành tốt đó? Đức Thế Tôn nay vào nơi Tam-muộI,việc bất khả tư nghì hy hữu hiện ra đó, sẽ hỏi ai đây,ai hay đáp được việc này?

Giảithích: Đây là đoạn ngài Di Lặc nghi, thấy những cảnh nhưvậy, ngài Di Lặc không biết vì nhân duyên gì mà đức Phậthiện ra các điềm lành hy hữu như vậy và ai là người cóthể giải quyết mối nghi ấy? Đức Phật nhập định Tam-muộirồi thì làm sao mà hỏi? Không thể hỏi Phật, vậy sẽ hỏiai? Ngài Di Lặc đang băn khoăn trong tâm.

Kinhvăn: Lại nghĩ rằng Văn-thù-sư-lợi là vị pháp vương tửđã từng thân cận cúng dường vô lượng các đức Phậtquá khứ, chắc đã thấy được tướng hy hữu này, vậy tanay nên đến hỏi Văn-thù.

Giảithích: Di Lặc là một vị Bồ-tát, Văn-thù cũng là một vịBồ-tát. Văn-thù là tiêu biểu cho đại trí, căn bản trí.Còn Di Lặc đang dùng Duy thức quán phân biệt mà tu hành. Cảnhgiới ngài Di Lặc đang đối diện đây phải dùng đại trí,căn bản trí như Văn Thù mới chứng nhập được, đem phânbiệt trí như Di Lặc thì không thể hiểu.

DiLặc là biểu thị cho tâm tư phân biệt, ý thức phân biệt,đang còn thức chứ chưa phải trí. Bởi Di Lặc còn tu Duy thứcquán mà cảnh giới này không thể dùng thức để vào đượcvà Di Lặc chỉ có thể hỏi Văn Thù chỗ nghi của mình.

Kinhvăn: Lúc bấy giờ các hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắt,Ưu-bà-di và các hàng thiên long quỶ thần... đều nghĩ rằngtướng hào quang thần thông quang minh đức Phật phóng ra đó,nay sẽ hỏi ai đây ?

Giảithích: Đây là đoạn đại chúng nghi. Ngài Di Lặc mà còn nghihuống hồ tứ chúng Tỳ-kheo... làm sao không nghi được!

Phậttừ Tam-muội, thân tâm bất động mà phóng ra hào quang, làcốt khiến cho chúng sanh bỏ vọng về chơn, chuyển thức thànhtrí. Ngặt vì hàng nhị thừa còn mang bệnh chấp chặt tamthừa là thật, chưa tin nỗi đạo lý tam thừa là quyền mànhất thừa mới thật, nên Phật phóng hào quang làm phát khởitâm nghi rồi Di Lặc mới hỏi, nhờ Văn Thù giải quyết.

KinhVăn: Lúc bấy giờ Di Lặc Bồ-tát muốn tự quyết nghi, lạiquán xét tâm niệm của bốn chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắt,Ưu-bà-di, và các hàng trời rồng, quỉ thần... mà hỏi Văn-thù-sư-lợirằng: Vì nhân duyên gì mà có tướng lành thần thông này?Phật phóng ánh sáng lớn soi khắp một vạn tám ngàn cõi ởphương Đông, khiến chúng đều thấy quốc độ trang nghiêmcủa các đức Phật?

Bấygiờ Di Lặc Bồ-tát muốn lặp lại nghĩa này mà dùng kệhỏi rằng: Văn-thù-sư-lợi đấng Đạo sư, vì cớ gì màhào quang lớn từ lông trắng ở giữa chân mày chiếu khắp?Trời mưa hoa Mạn-đà, hoa Mạn-thù-sa, gió thơm mùi chiên đàn,làm vui đẹp lòng của chúng hội. Do nhân duyên đó, quả đấtđều nghiêm tịnh mà thế giới này có sáu cách rung động.Bấy giờ bốn bộ chúng, thảy đều vui mừng, thân ý thơthới được việc chưa từng có. Ánh sáng giữa chân mày,chiếu suốt thẳng phương đông, một vạn tám ngàn cõi, thảyđều trở thành ra sắc vàng, từ A-tỳ địa ngục đến Hữu-đảnhthiên. Trong các thế giới đó, lục đạo chúng sanh sanh tửđến nơi này nơi kia và các nghiệp duyên thiện ác của họvà quả báo họ chịu hoặc tốt hoặc xấu, thảy đều trôngđược cả. Lại thấy các đức Phật, Thánh chúa sư tử diễnnói kinh điển vi diệu đệ nhất. Tiếng các Ngài trong trẻo,buông ra những lời rất dịu ngọt, dạy vô số vạn ức cácBồ-tát, phạm âm thâm diệu, khiến người vui nghe, đều ởnơi các thế giới diễn nói chánh pháp, với nhiều nhân duyênvà vô lượng thí dụ, để soi sáng Phật pháp, khai ngộ chochúng sanh. Nếu người vì gặp khổ, nhàm chán sự già bệnhchết, thời ngài vì họ nói cảnh Niết-bàn, để dứt hếtcác khổ.

Giảithích: Đức Phật dùng nhiều nhân duyên để giáo hóa. Đốivới người nào gặp khổ, nhàm chán sanh lão bệnh tử thìNgài nói cảnh giới Niết-bàn an lạc cho họ. Đây là cảnhgiới của hàng Thanh Văn. Hàng Thanh Văn tu hành mong cầu thoátly sanh lão bệnh tử, cho nên đức Phật nói pháp Niết-bànđể họ tu hành dứt hết các khổ.

Kinhvăn: Còn nếu người có chút phước, từng cúng dường đứcPhật, chí cầu thắng pháp, thì Ngài nói pháp Duyên Giác.

Giảithích: Hàng Thanh Văn quán về Khổ đế, trước hết dùng Khổđế làm đối tượng quán để tu hành giải thoát, cho nênThanh Văn thừa bằng vào sự nhàm chán sanh lão bệnh tử màtu. Còn duyên Giác thừa, duyên vào Đạo đế để tu, bởiDuyên Giác thừa không bằng vào sự nhàm chán sanh lão bệnhtử mà bằng vào lý nhân duyên của vạn pháp. Thí dụ: Thấymột ngọn lá rơi, một dòng nước chảy, một ánh sao băng...mà biết rằng tất cả sự vật là vô thường là nhân duyênsanh mà ngộ đạo.

Kinhvăn: Hoặc có hàng Phật tử, tu bao nhiêu hạnh để cầu vôthượng huệ thì Ngài sẽ nói Thanh tịnh đạo.

Giảithích: Hàng Thanh Văn và Duyên Giác chỉ nhằm vào mục đíchhoặc là quán Khổ đế hoặc là quán Đạo đế mà tu hành.Bồ-tát thì đa hạnh nên trong kinh gọi là chủng chủng (cácthứ) hạnh. Hàng Bồ-tát cầu vô thượng huệ, cho nên đứcPhật nói về Thanh tịnh đạo. Bởi vì đạo Bồ-tát so vớiđạo Thanh Văn là thanh tịnh, nên gọi là Thanh tịnh đạo.

PHẦNKINH VĂN

Kinhvăn: Thưa Văn-thù-sư-lợi, tôi ở nơi đây thấy nghe việcnhư thế, và muôn ngàn việc khác như vậy rất nhiều. Naytôi sẽ lượt nói: Tôi thấy ở cõi nước kia, hằng sa cácBồ-tát, bằng bao nhiêu nhân duyên để cầu Phật đạo. Hoặccó người tu hạnh bố thí, đem vàng bạc, san hô, chơn châu,ma ni, xa cừ, mã não, kim cương, và các đồ trân bảo cho đếnnô tỳ, xe cộ, nghiêm sức châu báu, hoan hỷ bố thí hồihướng đến Phật đạo nguyện được thừa này là đệ nhấttrong tam giới, được các đức Phật tán thán. Hoặc có hàngBồ-tát dùng xe báu tứ mã, và lan thuẩn, tràng hoa và đồtrang sức để bố thí.

Giảithích: Bố thí là một trong các nhân duyên tu Bồ-tát đạo.Đoạn kinh trên đây là nói về việc bố thí ngoại tài, tứctài sản ngoài thân thể như vàng bạc châu báu... dùng đểhồi hướng Phật đạo, mà hồi hướng Phật đạo tức hồihướng một thừa pháp đệ nhất trong tam giới. Đó là điềuđức Phật tán thán.

Kinhvăn: Lại thấy hàng Bồ-tát dùng thân, thịt, tay chân, vợcon bố thí để cầu vô thượng đạo. Lại thấy hàng Bồ-tátvui vẻ bố thí cả đầu mắt thân thể để cầu trí tuệPhật.

Giảithích: Đây là bố thí nội tài. Nội tài gồm hai phần: Thânvà mạng. Đoạn kinh trên là nói về bố thí thân như xẻothịt, cắt tay... chứ chưa chết. Ví như trong kinh nói vềtiền thân của đức Phật đã từng cắt thịt mình đề chuộcmạng cho một con bồ câu. Đó là bố thí thân. Còn bố thímạng như trong kinh nói đức Phật đã từng xả thân mìnhđể cứu bầy cọp đói. Bố thí thân mạng là một việckhó làm, tuy nhiên cũng có thể thực hiện được. ví nhưcó người cần một ít máu để sống, ta đem cho họ, đócũng là một cách bố thí thân mạng. Đoạn trên là nói vềbố thí Ba-la-mật.

Kinhvăn: Thưa Văn-thù-sư-lợi, tôi thấy các vua ở nước đó,đi đến chỗ các đức Phật, hỏi đạo lý vô thượng, liềnbỏ cõi nước sung sướng, cung điện tôi hầu, cắt bỏ râutóc mà mặc pháp phục.

Giảithích: Đây là tu về Trì giới Ba-la-mật.

Kinhvăn: Hoặc thấy hàng Bồ-tát làm Tỳ-kheo, ở riêng một mìnhnơi nhàn tịnh vui ưa đọc tụng kinh điển.

Giảithích: Đây là tu về hạnh Nhẫn nhục Ba-la-mật.

Kinhvăn: Lại thấy hàng Bồ-tát dũng mãnh tinh tấn, vào nơi núisâu suy nghĩ về Phật đạo.

Giảithích: Đây là tu về hạnh Tinh tấn Ba-la-mật.

Kinhvăn: Lại thấy hàng Bồ-tát ly dục, thường ở chỗ nhàntịnh tu tập về thiền định, được năm thứ thần thông.

Giảithích: Đây là tu về Thiền định Ba-la-mật.

Kinhvăn: Lại thấy hàng Bồ-tát an thiền, chắp tay, dùng trămngàn bài kệ, tán thán đấng Pháp vương.

Giảithích: Đây cũng là tu về Thiền định Ba-la-mật.

Kinhvăn: Lại thấy có hàng Bồ-tát trí tuệ sâu xa, ý chí bềnchắc năng hỏi các đức Phật, nghe rồi thọ trì.

Giảithích: Đây là tu về Trí tuệ Ba-la-mật.

Kinhvăn: Lại thấy hàng Phật tử, Định Tuệ đầy đủ, dùngvô lượng thí dụ, vì chúng giảng pháp, vui vẻ diễn bày,giáo hóa các Bồ-tát, phá trừ chúng ma binh mà đánh trốngpháp.

Giảithích: Trước tu hành Lục độ đó là tự hành Lục độ,đoạn này là nói Định Tuệ đầy đủ, đánh lên tiếng trốngpháp cho các hàng Bồ-tát nghe. Đây là nói về hạnh lợi tha.

Kinhvăn: Lại thấy các hàng Bồ-tát tịch nhiên yên mặc, đượctrời rồng cung kính mà không cho là vui mừng.

Giảithích: Đây là nhập về xả thiền, trong khi tịch mặc nhưvậy được hàng trời rồng đến cúng dường, không chấptheo sự cúng dường đó mà vui mừng tức là xả.

Kinhvăn: Lại thấy hàng Bồ-tát ở trong rừng phóng quang đểcứu giúp các sự khổ ở khắp các địa ngục, khiến họđược vào Phật đạo.

Giảithích: Đây là nhập về Bi thiền, tức nhập vào thiền địnhvới tâm bi phóng hào quang đến chỗ u tối ở địa ngụcmà cứu vớt chúng sanh nơi đó.

Kinhvăn: Lại thấy hàng Phật tử, chưa từng ngủ nghỉ, kinh hànhở núi rừng, siêng năng cầu Phật đạo.

Giảithích: Tu hạnh lục độ có hai cách: Đoạn trước là nóivề thứ đệ hành lục độ, nghĩa là hành lục độ theo thứlớp, từ bố thí, trì giới... cho đến trí tuệ. Đoạn nàycũng nói về lục độ nhưng lục độ đây là vô phương hànhlục độ, tức cần trì giới thì trì giới, cần nhẫn nhụcthì nhẫn nhục... không theo thứ tự trước sau.

Kinhvăn: Lại thấy hàng Phật tử, đầy đủ giới đức oai nghikhông khuyết, thanh tịnh như châu báu để cầu Phật đạo.

Lạithấy hàng Phật tử, trú trong sức nhẫn nhục, bị nhữngngười tăng thượng mạn đánh đập mắng nhiếc, thảy đềuhay nhẫn chịu, để cầu Phật đạo.

Lạithấy hàng Bồ-tát xa lìa đùa giởn và quyết thuộc ngu si,mà thân cận kẻ trí, nhất tâm trừ loạn, nhiếp niệm trongrừng sâu để cầu Phật đạo.

Giảithích: Duyên của thiền định là xa lìa sự chơi giởn, chơigiởn làm loạn tâm khó mà nhập định. Si quyến thuộc tứcquyến thuộc dắt vào đường sai trái mê lầm, đồng thờiphải thân cận kẻ trí thì tâm mới khỏi loạn động đểnhập định.

Kinhvăn: Hoặc thấy hàng Bồ-tát dùng những món ăn ngon lành,trăm thứ thuốc thang để cúng Phật và Tăng. Hoặc dùng danhy thượng phục giá trị ngàn vàn, hoặc là y vô giá để cúngPhật và Tăng. Hoặc dùng trăm ngàn ức thứ chiên đàn, nhàbáu và những ngọa cụ tốt đẹp để cúng Phật và Tăng.

Lạidùng vườn rừng thanh tịnh, hoa quả tươi tốt, suối trongtắm rửa, để cúng Phật và Tăng.

Nhữngsự bố thí nhiệm mầu như vậy mà vẫn luôn luôn hoan hỶkhông nhàm chán để cầu vô thượng đạo.

Hoặccó hàng Bồ-tát nói pháp tịch diệt, dùng bao nhiêu lời đểgiáo huấn vô lượng vô số chúng sanh.

Giảithích: Tịch diệt pháp tức pháp đưa về tịnh diệt, phápđưa về giải thoát, pháp làm cho chúng sanh xả trừ phiềnnão đưa về vắng lặng.

Kinhvăn: Hoặc thấy hàng Bồ-tát, quán các pháp tánh, không cóhai tướng, giống như hư không.

Giảithích: Quán pháp tánh không có hai tướng tức là thật tướngvô tướng. Như đã nói, nếu cứ chấp từng tướng như cáitướng viên phấn, tướng cái nồi... thì những tướng đósẽ chướng ngại nhau. Nhưng nếu từ các tướng sai biệtmà nhận thấy được thật tướng vô tướng đó là đấtthì nó không chướng ngại nhau. Đất không chướng ngại cáichén, cái chén không chướng ngại viên phấn đó là thậttướng vô tướng, nhất như bình đẳng. Sở dĩ chúng ta khôngdựa vào tướng giả dối để mà nhận ra thật tướng vôtướng, cho nên tâm cứ dấy lên những phân biệt, những phiềnnão, không vượt qua được những giả tướng đó.

Quáncác pháp tánh không hai tướng giống như hư không, vì hư khôngbình đẳng, hư không không hai, cho nên hư không không đốichọi, cái gì cũng có thể hiện ra trong hư không hết mà hưkhông không hề chướng ngại.

Kinhvăn: Lại thấy hàng Phật tử, tâm không chấp trước, bằngdiệu huệ nầy để cầu vô thượng đạo.

ThưaVăn-thù-sư-lợi, lại có hàng Bồ-tát, sau khi Phật diệt độ,cúng dường Xá-lợi Phật. Lại thấy hàng Phật tử tạo thápmiếu vô số hằng sa trang sức nơi cõi nước, tháp Phật rấtcao đẹp, đến năm ngàn do tuần, rộng, ngang, cao bằng nhautới hai ngàn do tuần, mỗi mỗi tháp miếu ấy đều có hàngngàn phan cái và châu báu xen nhau lẫn lộn. Những linh báurung lên, các hàng trời rồng, thần nhơn và phi nhơn, dùnghương hoa kỶ nhạc để cúng dường tháp Phật.

ThưaVăn-thù-sư-lợi, các Phật tử đó vì cúng dường Xá-lợi,nghiêm sức tháp miếu, cả cõi nước tự nhiên trở thànhthù đặc tốt đẹp, giống như cây thiên thọ vương nở đầyhoa. Phật phóng một hào quang mà tôi và cả đại chúng thấybao nhiêu điều đặc biệt thù diệu ở cõi nước đó.

Giảithích: Phật phóng có một hào quang mà thấy đủ cả, nhưvậy hào quang đó là hào quang gì? Hào quang đó là hào quangPhật tri kiến, mà trong Phật tri kiến thì tất cả các tướngđều hiện ra bình đẳng, từ địa ngục A-tỳ cho đến trờiSắc cứu cánh; từ việc chúng sanh tác thiện, tác ác, chođến việc Phật ra đời, thuyết pháp, giáo hóa, nhập Niết-bàn,xây tháp cúng dường... Tất cả mọi pháp đều từ nơi bảntánh hiện ra. Tất cả mọi pháp đều từ nơi một hào quanghiện ra. Một đối với nhiều kia, thành ra một này là thậttướng mà nhiều kia là sai biệt tướng. Ví dụ: Đất làmột, còn bình, chén...là nhiều. Cái nhiều đó từ cái mộtmà ra, không ngoài một mà có nhiều, không ngoài một hào quangcủa Phật mà có các tướng kia hiện, không ngoài một nhấttâm của chúng sanh mà có các tướng nhiểm tịnh hiện ra.Nhưng tất cả các tướng từ nhất tâm hiện ra ấy vì saoPhật thấy được mà chúng ta không thấy được? Bởi Phậtthấy được tất cả các tướng từ nhất tâm hiện ra, chonên, Phật có thể từ nơi tâm mà hiện ra đủ tất cả cácpháp, còn chúng sanh vì không nhận được cái đó nên đắmvào trong từng tướng một rồi chấp từng tướng một màkhông thấy được tất cả. Ví như, nếu ta chỉ thấy viênphấn là viên phấn, cái bình là cái bình, rồi chấp vào cáibình, viên phấn ấy, thì không thấy được thật tướng củacái bình, viên phấn là gì, và như vậy ta chỉ sống chếtvới cái bình, viên phấn mà thôi, không làm sao đem viên phấnmà làm cái chén, đem cái chén mà làm cái bình được. Nhưngkhi đạt đến thật tướng của phấn, bình chỉ là đấtthì bấy giờ ta đủ khả năng từ nơi đất nắn ra chén bình...Nhưng mà, khi đạt được thì mới như vậy, khi chưa đạtthì không như vậy, thành ra lý mê và ngộ giữa Phật và chúngsanh chỉ chừng ấy. Chúng sanh mê là mê cái điều Phật ngộ.Phật ngộ là ngộ cái điều chúng sanh mê. Mê là vì khôngđạt được thật tướng, cứ chấp vào tướng bình, tướngphấn mà không thấy được bình hay phấn gì cũng từ nơimột thật tướng đất. Nên một hào quang, một này vô cùngý nghĩa, một là vô lượng vậy. Phật chỉ phóng có mộthào quang thôi mà ngài Di Lặc và đại chúng thấy khắp tấtcả.

Kinhvăn: Thần lực của các đức Phật, trí tuệ của các đứcPhật quá hy hữu, chỉ phóng một hào quang thanh tịnh mà soira vô lượng quốc độ. Chúng tôi được thấy việc chưatừng có.

ThưaPhật tử Văn Thù, xin hãy giải quyết điều nghi nan. Cả bốnchúng đều cung kính ngưỡng mong nhơn giả vì tôi nói rõ.Đức Thế Tôn vì cớ gì mà phóng hào quang ấy?

ThưaPhật tử Văn Thù, đã đúng thời nên đáp, để giải cáinghi cho chúng vui mừng. Có ích lợi gì mà đức Phật phóngra hào quang đó, vì muốn nói pháp vi diệu mà đức Phật chứngđược nơi đạo tràng, hay là Phật sắp thọ ký? Việc hiệnbày các cõi Phật và các châu báu trong sạch trang nghiêm vàthấy các đức Phật như vậy, không phải là nhân duyên nhỏ.Văn-thù ngài nên biết, cả bốn chúng long thần đều chiêmngưỡng và quán sát nhân giả, xin hãy nói cho biết nhữngđiều gì như thế?

Bấygiờ ngài Văn-thù-sư-lợi nói với Di Lặc Bồ-tát Ma-ha-tátvà các đại sĩ rằng: Các thiện nam tử, theo chỗ tôi suynghĩ, nay đức Thế Tôn muốn thuyết đại pháp, mưa trậnmưa đại pháp, thổi loa đại pháp, đánh trống đại pháp,diễn nghĩa đại pháp.

Giảithích: Đây là Bồ-tát Văn Thù đáp lời Di Lặc và đại chúngrằng theo chỗ ngài nghĩ, đức Phật sắp nói đại pháp. (Đạipháp hay Đại thừa). Đại có bảy nghĩa:

1.Cảnh đại: Cảnh giới của hàng Bồ-tát chứng ngộ là cảnhgiới rộng lớn, tức là cảnh giới vô tướng thật tướng,cảnh ly nhị biên, vô ngã. Hàng nhị thừa chỉ biết có sanhkhông, đó là cảnh giới của họ. Còn nhị không chơn nhưlà cảnh giới Đại thừa nên nói cảnh đại.

Thếnào là cảnh? Cảnh lả nơi thân mình nương trên đó, bướcđi trên đó, thân có chỗ đi thì tâm cũng có chỗ đi củatâm nên cũng gọi là cảnh. Chỗ đi của tâm nhị thừa lànhơn vô ngã, còn chỗ đi của tâm Đại thừa là pháp nhịkhông chơn như, chỗ đi của tâm chúng sanh là chấp Ngã, nhơn,chúng sanh, thọ giả, danh tướng. Hàng Bồ-tát thì đi trêncảnh giới vô tướng.

2.Trí đại: Cảnh đã lớn thì trí phải lớn, cảnh đã vôngã thì trí phải vô ngã.

3.Hạnh đại: Trí đã lớn phát ra hạnh cũng phải lớn. Hạnhtự lợi, lợi tha.

4.Tinh tấn đại: Sự tinh tấn bền vững, kiên cố. Tu một giờcũng như tu một năm, cũng như tu ba A-tăng-kỳ không lay chuyển,không thối lui, không chán nãn.

5.Thiện xảo phương tiện đại: Tùy theo căn cơ, trình độcủa chúng sanh mà làm việc, nói những pháp ích lợi đểdẫn dắt họ một cách khéo léo.

6.Chứng đại: (Cứu cánh đại). Do sự tu hành như trên mà đưađến kết quả chứng ngộ căn bản thật trí.

7.Nghiệp dụng đại: Do chứng đại mà kiến lập Phật sựlớn lao.

ĐứcThế Tôn thuyết đại pháp, đại pháp đó được ví như mộttrận mưa lớn. Trận mưa lớn đó sẽ làm tươi nhuận tâmniệm khô khan của hàng nhị thừa mà Đại thừa gọi là "khôithân diệt trí", nghĩa là họ chỉ tự lợi, tâm từ bi khôkhan, hạnh lợi tha hạn hẹp, như một chồi khô, bây giờmưa một trận mưa đại pháp làm cho những ý chí khô nàytươi lên, chí nguyện Đại thừa sống dậy, nứt chồi.

Thổiloa đại pháp tức là gom tất cả chí nguyện về một mụcđích duy nhất là Phật thừa đạo. Ví như thổi còi thì mọingười tập nhóm lại. Và đánh trống đại pháp nghĩa làthúc chí nguyện lợi tha, chí nguyện hành Bồ-tát đạo ấyxông lên...

Đoạntrên đây là ngài Văn-thù trả lời theo sự suy tư của ngài.Bây giờ ngài dẫn chứng.

Kinhvăn: Các thiện nam tử, đối với quá khứ các đức Phật,tôi đã từng thấy các điềm lành đó. Sau khi phóng ra hàoquang rồi tức thì Phật nói pháp lớn, thế cho nên tôi biếtrằng đức Phật nay đây hiện phóng hào quang cũng lại nhưvậy. Phật muốn cho chúng sanh đều được nghe, được biếtcác pháp mà tất cả thế gian rất khó tin, cho nên hiện điềmlành này.

Giảithích: Trong việc hiện điềm lành của đức Phật cũng cóý là khiến cho chúng hội phát khởi một lòng tôn trọng cungkính trước khi nghe Phật nói pháp. Vì sao? Vì pháp mà Phậtsắp nói đó là một pháp khó tin.

Kinhvăn: Này các thiện nam tử, như quá khứ vô lượng vô biênbất khả tư nghì A-tăng-kỳ kiếp. Lúc bấy giờ, có đứcPhật hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh Như Lai, Ứng cúng, Chánhbiến tri, Minh hạnh túc, Thiện Thệ, Thế gian giải, Vô Thượngsĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn,diễn nói Chánh pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩalý thâm thúy sâu xa, lời nói xảo diệu thuần nhất khôngtạp xen, đầy đủ tướng thanh bạch phạm hạnh.

Giảithích: Đây là đoạn ngài Văn Thù dẫn chứng đức Phật NhậtNguyệt Đăng Minh trong quá khứ vô lượng vô biên A-tăng-kỳkiếp.

Nênbiết, trong kinh Đại thừa, nhãn quan về vũ trụ, không vàthời gian là xứng tánh mà nói chứ không nói theo tướng phânbiệt chấp trước của tâm lý thông thường, nên nói cáigì cũng là vô lượng vô biên. Bởi vì nói từ tâm niệm thìthật ra, ngay từ một tâm niệm mà cũng vô thỉ vô chung, ngaytừ một tâm niệm mà cũng vô lượng vô biên...

Vìsao thành thỉ? Vì sao thành chung? Vì sao thành trước, sau...?Nêu một cực vi là một cực vi thì chẳng có cái nào trướccái nào sau. Nhưng chồng thêm trước một cực vi sau một cựcvi thì tự nhiên cực vi này nằm giữa. Như vậy, không giancực vi này nằm giữa này có đúng là giữa hay không? Nếuchỉ có một cực vi thì có giữa hay không? Thế nhưng, vìcái mê chấp của chúng sanh theo nghiệp thức mà nói có trướccó sau. Nhưng sự thật của sự vật thì không trước khôngsau... Cho nên trong kinh nói không thỉ, không chung, không trung,không biên cũng là để dạy chúng ta xả trừ tâm niệm chấptrước nhị biên.

Màchính ngay câu Quá khứ vô lượng vô biên bất khả tư nghìcũng là một công án thiền. Nếu ngay câu nói đó ta rời bỏđược tâm niệm nhị biên phân biệt thì cũng chính ngay lúcđó ta ngộ được thật tánh của vạn pháp không thỉ khôngchung vậy.

ĐứcPhật Nhật Nguyệt Đăng Minh tức là chỉ cái tự giác thanhtịnh tâm chiếu sáng khắp tất cả.

Ánhsáng của thế gian không ngoài ba thứ: Mặt trời, mặt trăngvà đèn. Ban ngày có mặt trời, ban đêm có mặt trăng và chỗnào mặt trời, mặt trăng không chiếu sáng được thì cóđèn. Ba thứ này là nguồn gốc của ánh sáng, ngoài ra khôngcó gì tạo nên cái sáng được. Để nói rằng đức PhậtNhật Nguyệt Đăng Minh là nguồn gốc của áng sáng, mà ánhsáng đây là ánh sáng của bản giác thanh tịnh diệu tâm,mà bản giác thanh tịnh diệu tâm này đâu có bị không gian,thời gian ràng buộc nên nói vô lượng vô biên A-tăng-kỳkiếp.

ĐứcPhật Nhật nguệt Đăng Minh có đủ 10 hiệu:

1.Như Lai: Tathagata. Theo như trong kinh Thanh Tịnh tập 4, TrườngBộ ( Dìgha Nikàya) có đoạn nói về hai chữ Như Lai như sau:"...Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứ là hư vọng, khôngthật, không có lợi ích, Như Lai không trả lời. Này Cundanếu những gì thuộc quá khứ là chơn chánh, như thật, khôngcó lợi ích, thì Như Lai cũng không trà lời. Này Cunda, nếunhững gì thuộc quá khứ là chơn chánh, như thật, có lợiích, Như Lai biết, trả lời câu hỏi ấy một cách vắng tắt.(Pháp vị lai, hiện tại cũng vậy). Như vậy, này Cunda, đốivới các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, Như Lai là vịnói phải thời, nói chân chánh, nói như thật, nói có lợiích, nói đúng pháp, nói đúng luật. Do vậy mới gọi là NhưLai. Này Cunda, trong thế giới này với chư Thiên, Ma vương,Phạm thiên... và loài Người những gì được thấy, nghe,cảm giác, phân biệt đạt đến, tìm cầu, suy đạt với ý,tất cả đều được Như Lai biết rõ. Do vậy mới gọi làNhư Lai. Này Cunda, trong thời gian giữa đêm Như Lai chứng Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác và đêm Như Lai nhập Vô-dưNiết-bàn giới, trong thời gian ấy những gì Như Lai nói, trongkhi thuyết giảng, nói chuyện hay trình bày, tất cả là nhưvậy không có gì khác. Do vậy mới gọi là Như Lai.

TrongTăng Chi tập IIA trang 33 cũng có định nghĩa:

"Trongtoàn thế giới chư Thiên... Như Lai là bậc chiến thắng, khôngbị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến, đại tự tại. Do vậyđược gọi là Như Lai.

TríĐộ luận tập I trang 51 cũng có định nghĩa:

"Nhưpháp tướng (Như) mà hiểu (Lai): Như pháp tướng (Như) màgiảng thuyết (Lai), như con đường an ổn của chư Phật (Như)mà đến (Lai) nên gọi là Như Lai. Hay nói gọn, Như Lai làđến như vậy, đi như vậy. (Như pháp tướng giải, như pháptướng thuyết, như chư Phật lai)".

ThậpTrụ Tỳ-bà-sa I nói về Như Lai như sau:

Nhưdanh thật, Lai danh chú, chí chân thật (Niết-bàn) trung, cốdanh Như Lai ("Như" là "Thật", "Lai" là "Đến". Đến trong nhưthật gọi là Như lai.

"Nhưdanh bất hoại tướng (chư pháp thật tướng, (Lai danh trítuệ, đáo thật tướng trung thông đạt kỳ nghĩa, danh NhưLai ("Như" là "bất hoại tướng" (chư pháp thật tướng); "Lai"là "Trí tuệ". Trí tuệ thông suốt thật tướng gọi là NhưLai.)

"Không,vô tướng, vô tác, danh Như; chư Phật lai chí tâm giải thoátmôn, diệc linh chúng sanh đáo thử môn, danh Như lai". (Không,vô tướng, vô tác là "Như", đạt đến trong ba môn giải thoátvà cũng khiến cho chúng sanh đạt đến ba môn giải thoát ấygọi là "Như Lai.")

"Nhưdanh Tứ đế, lục độ, dĩ tứ lục pháp lai chú Phật địa,danh Như Lai (Như là Tứ đế, lục độ, dùng pháp Tứ đế,lục độ để chứng đắc địa vị Phật, gọi là Như Lai).

ThànhThật Luận nói:

"Thừanhư thật đạo, lai thành Chánh giác" (Nương vào đạo nhưthật (Như) chứng thành bậc Chánh giác (lai).

Trongluận Chuyển Pháp Luân nói:

"Niết-bàndanh Như, Tri giải danh Lai, Chánh giác Niết-bàn, cố danh NhưLai" (Niết-bàn là "Như", Tri giải là "Lai", Chánh giác Niết-bàngọi là Như lai.

KinhThắng Man Bảo Khốt nói:

ThếNhư Khi lai, như chư Phật lai" (Thể theo "Như" mà đến (lai),giống như chư Phật mà đến "Lai").

HànhTôn Ký Thượng nói:

"Thừanhư thật pháp xuất hiện lợi sanh, tức thừa như nhi lai"(Nương vào thật pháp (Như) thị hiện ra đời thuyết phápđộ sanh (Lai). Tức thừa "Như" mà đến (Lai).

Câu"Thừa như thật đạo lai thành Chánh giác" là chỉ cho báothân Như Lai.

Câu"Như pháp tướng giải, như pháp tướng thuyết" cũng chỉcho Báo thân Như Lai.

Câu"Như chư Phật lai" chỉ cho Hóa thân Như Lai.

Trongkinh Kim Cang cũng định nghĩa:

"NhưLai giả, thị chư pháp như nghĩa" (Như lai là cái nghĩa nhưthật của các pháp).

Haycâu: "Như lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danhNhư Lai." (Như Lai là không từ đâu đến cũng không đi đếnđâu nên gọi là Như Lai.

Haicâu này là Như Lai pháp thân. Vì vậy nên trong kinh Kim Cangnói "Nhược dĩ sắc kiên ngã, dĩ âm thanh cầu ngã..." Đólà Như Lai pháp thân. Bởi Như Lai pháp thân thì ly tướng,Như Lai không ở nới âm thanh, sắc tướng mà chúng sanh chấpvào âm thanh, sắc tướng để cầu được Như lai pháp thânthì làm sao thấy được. Pháp thân là vô tướng mà cứ dùngtướng để cầu tìm Như Lai nên trong kinh gọi đó là tà đạo.

2.Ứng cúng: Tức là một trong ba nghĩa của A-la-hán. A-la-hán:Vô sanh, phá ác, Ứng cúng.

3.Chánh biến tri: Còn gọi là Chánh biến giác, Chánh đẳng giác.Chánh tức là không tà, biến là cùng khắp. Khi nói đức Phậtchánh biến tri là nói Ngài có cái biết đúng như thật vàcùng khắp. Biết đúng như thật nên khác ngoại đạo, cùngkhắp nên khác Nhị thừa và Bồ-tát.

4.Minh hạnh túc: Minh là tam minh (Túc mạng, thiên nhãn và lậutận). Hạnh là lục độ vạn hạnh. Đầy đủ cả minh, trí,hạnh gọi là minh hạnh túc.

5.Thiện thệ: Khéo đi qua. Trong con đường sanh tử khéo ra khỏi,ngay trong trần lao mà giải thoát trần lao, ngay trong sanh tửmà thoát khỏi sanh tử. Trở vào đường sanh tử hóa độchúng sanh mà không bị vấp vướng, không bị trở ngại.

6.Thế gian giải: Thế gian có hai thứ: Hữu tình thế gian (thuộcchánh báo) và Khí thế gian (thuộc y báo). Đức Phật hiểurõ cả y báo và chánh báo của thế gian nên gọi là Thế giangiải.

7.Vô thượng sĩ: Đấng Vô thượng không ai bằng.

8.Điều ngự trượng phu: Đấng điều ngự được chúng sanhmê lầm.

9.Thiên nhân sư: Thầy của trời, người.

10.Phật: Đấng giác ngộ. Phật Địa luận nói: "Tự khai giáccũng khai giác tất cả chúng sanh về tất cả pháp, tất cảtướng như ngủ mong thức dậy, như hoa sen trở, nên gọi làPhật. Đủ mười hiệu như vậy gọi là Thế Tôn. Thế Tônlà danh từ tổng quát, đủ 10 hiệu đó là một bậc tôn quýcủa cả trời người, thế, xuất thế gian, nên gọi là ThếTôn. Đây là tán thán Phật đủ 10 hiệu.

"ĐứcPhật diễn ra Chánh pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiệnnghĩa lý thâm viễn, lời lẽ nhiệm mầu, thuần nhất vô tạp,đầy đủ phạm hạnh".

Thếnào gọi là Chánh pháp của Phật? Chánh pháp của Phật đầyđủ 7 tánh chất tốt lành sau đây: Sơ thiện, trung thiện,hậu thiện, nghĩa lý thâm thúy cao xa, ngôn từ khéo léo nhiệmmầu, thuần nhất vô tạp, đầy đủ tướng phạm hạnh thanhtịnh.

Saogọi là Sơ, Trung, Hậu thiện? Đức Phật nói pháp đầu tiên,giữa, sau rốt đều thiên, Phật ví dụ giáo pháp của Ngàinhư một cục đường, ngoài, trong giữ đều ngọt. Pháp Phậtđầu tiên thuyết về giới là sơ thiện, bước đầu củaChánh pháp; kế đó Ngài nói về Định là trung thiện, trungtâm của Chánh pháp, sau nói về Tuệ là hậu thiện, kết quảcủa Chánh pháp. Hay sơ thiện là tin giải, trung thiện là thựchành, hậu thiện là thật chứng.

Saogọi là nghĩa lý thâm viễn, ngôn từ tốt đẹp, áo diệu,thuần nhất? Thiên kinh vạn quyển đối với kẻ sơ học thìthấy có vẻ mông lung, mâu thuẩn, nhưng nếu nắm được phầntinh hoa cốt tủy thì lời Phật dạy thần nhất vô tạp, sâukín, siêu lý luận, phải đến để mà thấy, lời lẽ đônhậu giản dị mà súc tích siêu thoát.

Vàđầy đủ tướng thanh tịnh phạm hạnh có nghĩa là ai thựchành được pháp hạnh đó thì đều thành tựu được tướngthanh bạch phạm hạnh. Đầy đủ bảy tánh cách như vậy thìgọi là Chánh pháp của Phật. Đây là tán thán Chánh phápcó đủ bảy đức.

Kinhvăn: Đức phật vì hạng cầu Thanh văn, nói Pháp Tứ đế(1), độ thoát sanh, lão, bệnh, tử, cứu cánh Niết-bàn. Vìhạng cầu Bích chi Phật, nói pháp Mười hai nhân duyên (2).Vì hàng Bồ-tát, nói lục Ba-la-mật, khiến chứng quả vôthượng Bồ-đề thành bậc Nhất thiết chủng trí.

Lạinữa, có đức Phật cũng hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh, tiếpcó đức Phật cũng gọi Nhật Nguyệt Đăng Minh. Như vậy tiếptục hai vạn đức Phật đồng một hiệu Nhật Nguyệt ĐăngMinh, lại đồng một tánh Phả-la-đọa (lợi căn). Di Lặcnên biết, đức Phật đầu, đức Phật sau đồng một danhtừ Nhật Nguyệt Đăng Minh, 10 hiệu đầy đủ, pháp của Ngàinói sơ, trung, hậu đều thiện.

Giảithích: A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-Bồ-đề (dịch âm từ chữAnutara samma sambuddhi: Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác).

Chữnày cũng có ngài dịch âm: Tam-da-tam-bồ hoặc Tam-da-tam Phật.

Haivạn đức Phật cũng đồng một tên Nhật Nguyệt Đăng Minh,như đã trình bày, Nhật Nguyệt Đăng Minh để tiêu biểu giáctánh sáng suốt như ba thứ nguồn gốc ánh sáng của thế giangom lại. Tất cả các đức Phật thành Phật, đức Phật nàocũng phải thành tựu đức tánh viên mãn đó hết nên đứcPhật nào cũng có tên Nhật Nguyệt Đăng Minh. Đây là tênchung như danh tử Phật vậy.

Thứnữa, trong kinh Đại Thừa, đức Phật cho thấy rằng thờigian, không gian là không thật và phần nhiều kinh Đại thừadựa vào tướng để hội tánh. Chỉ vật truyền tâm, nhânbất hội xứ. Như Ngài Liễu Quán tham vấn với Ngài Tử Dungcâu: "Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ", tám chín năm màkhông ngộ. Nhân một hôm đọc Ngữ lục, trong đó có câu"Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ", Ngài liền ngộ.

Vậy,thế nào là chỉ vật truyền tâm? Truyền tâm, tâm vô hìnhthì lấy gì để truyền? Chỉ vật là ngộ tâm chứ khôngphải ngộ vật, đó là chỗ khó lãnh hội được, mà khi lãnhhội được tức giác ngộ. Như có người đến hỏi ngàiTriệu Châu: -Phật ở đâu? Ngài nói: -Phật trong chùa. Ngườiấy nói: -Trong ấy đều là tượng bằng đất, bằng gỗ cảmà. Ngài nói: -Chính vậy. Người ấy hỏi: -Vậy thì Phậtở đâu? Ngài nói: -Phật trong chùa." Chỉ vật truyền tâm.

Cũngchừng ấy, mà với tâm bậc ngộ đạo thì đó là Phật, kẻchưa ngộ thì đó là tượng gỗ. Cũng như chúng ta lạy Phật,nếu không phải lạy về tánh Phật thì chúng ta cũng kẹtmắc về lạy tượng đất. Nhưng chúng ta đâu có lạy tượngđất mà là lạy tánh giác ngộ của Phật. Đức tánh củaPhật được tiêu biểu trong đó. Đó là ý nghĩa câu "Chỉvật truyền tâm". Sở dĩ hai vạn đức Phật mà có cùng mộthiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh là chính do ý nghĩa đó.

Kinhvăn: Trong hai vạn đức Phật đó, đức Phật rốt cùng hết,khi chưa xuất gia có tám vương tử, người thứ nhất tênHữu Ý..., tám vị vương tử này oai đức tự tại, đềuquản lãnh bốn châu thiên hạ. Khi các vị vương tử nghe vuacha xuất gia chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đềthì cũng bỏ ngôi vua xuất gia theo cha, phát chí Đại thừa,thường tu phạm hạnh, đều làm vị Pháp sư, từng trồngcăn lành nơi hằng ngàn vạn các đức Phật.

Giảithích: Đây là đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh sau cùng,đức phật này có tám vương tử. Khi tám vương tử nghe vuacha xuất gia chứng đại Bồ-đề thì cũng bỏ ngôi vua xuấtgia tu phạm hạnh, làm Pháp sư và đã gieo căn lành với ngànvạn đức phật.

Támvương tử này có thể tiêu biểu cho tám thức. Bởi vì chưathành Chánh giác thường có tám thức hiện hành, tám thứcnày chủ động đời sống của chúng sanh, chúng sanh sốngvới tám thức chứ chưa sống với trí giác ngộ. Khi chuyểnthức thành trí tức vương vị bỏ, và hành động của támthức chuyển đổ hết mà bỏ thức hư vọng để thành tựuĐại giác. Khi chuyển tám thức thành trí tức là Lúc phátchí Đại thừa tu phạm hạnh, làm Pháp sư. Tám vị vươngtử này là chúng hội của Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, đâycũng là câu nói tóm tắt để đối chiếu với đức PhậtThích Ca, trước khi thuyết pháp đức Phật Thích Ca cũng quytụ chúng hội...

NgàiVăn Thù dẫn điều này để chứng tỏ rằng, xưa kia đứcPhật Nhật Nguyệt Đăng Minh hiện ra đời, thuyết pháp...cũng có những thụy tướng giống như ngày hôm nay. Sau khihiện những thụy tướng đó thì đức Phật Nhật NguyệtĐăng Minh thuyết kinh Diệu Pháp Liên Hoa, vậy thì hôm nay đứcPhật Thích Ca cũng hiện ra những thụy tướng như vậy, chắcchắn rằng đức Phật Thích Ca cũng sẽ thuyết kinh Diệu PhápLiên Hoa.

Đâylà lời dẫn chứng của ngài Văn-thù-sư-lợi. Trước khi Ngàiđáp theo sự suy nghĩ của Ngài. Bây giờ Ngài dẫn chứng thậtrằng đức Phật Thích Ca sẽ nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa giốngnhư đức Nhật Nguyệt Đăng Minh trước kia vậy. Đó là phầnduyên khởi cho kinh Pháp Hoa vậy.

Kinhvăn: Lúc bấy giờ đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nói kinhĐại thừa tên Vô lượng nghĩa là pháp giáo hóa hàng Bồ-tátđược chư Phật hộ niệm.

Khinói kinh đó rồi, liền ở giữa đại chúng, ngồi kiết giànhập định Vô lượng nghĩa xứ, thân tâm không lay động.Lúc bấy giờ, trời mưa hoa Mạn-đà-la (lược)... mà rảitrên Phật cùng đại chúng, khắp thế giới Phật dều cósáu cách rung động. Lúc bấy giờ ở trong chúng hội hàngTỳ-kheo Tỳ-kheo-ni (lược)..., các đại chúng ấy gặp việcchưa từng có, hoan hỶ chấp tay nhất tâm chiêm ngưỡng đứcPhật. Lúc bấy giờ đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh phónghào quang từ nơi tướng lông trắng ở giữa hai chân mày,chiếu về phương Đông một vạn tám ngàn Phật độ, đềucùng khắp hết, như hôm nay thấy các Phật độ ấy.

Giảithích: Như trước, hào quang của đức Phật Thích Ca phóngra chiếu khắp trong đó thấy cả lục thú chúng sanh, Phậtra đời, thuyết pháp... và Niết-bàn như thế nào thì giờđây, nơi hào quang của đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minhphóng ra cũng thấy như thế.

Kinhvăn: Di Lặc nên biết, lúc bấy giờ trong hội chúng có haimươi ức Bồ-tát muốn nghe pháp, các vị Bồ-tát đó thấyhào quang rực rỡ khắp cõi nước Phật chưa từng có, đềumuốn biết hào quang đó vì do nhân duyên gì. Lúc bấy giờcó vị Bồ-tát tên Diệu Quang, vị này có tám trăm đệ tử.Khi đó đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh từ Tam-muội vôlượng nghĩa mà xuất định, nhân vì Diệu Quang Bồ-tát nóikinh Đại thừa tên Diệu Pháp Liên Hoa là pháp giáo hóa Bồ-tátđược chư Phật hộ niệm.

Giảithích: Hội chúng thấy đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh phóngquang liền sanh nghi. Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh sau khixuất định liền nói kinh Đại thừa Diệu Pháp Kiên Hoa, hômnay đức Thích Ca phóng hào làm hội chúng sanh nghi, vậy saukhi xuất định chắc Ngài cũng sẽ nói kinh Diệu Pháp LiênHoa.

Kinhvăn: Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nói kinh đến 60 tiểukiếp mà không rời pháp tòa, lúc bấy giờ chúng hội nghepháp cũng ngồi một chỗ trong 60 tiểu kiếp, thân tâm khônglay động, nghe Phật thuyết pháp giống như trong khoảng mộtbửa ăn. Bấy giờ trong chúng hội không có một người nào,hoặc thân, hoặc tâm sanh ra mỏi mệt, dãi đải.

Giảithích: Đức Phật nói kinh trong 60 tiểu kiếp mà không rờipháp tòa... Đây là thời gian trong các kinh Đại thừa. Thậtsự, thời gian không dài không ngắn, dài ngắn là tùy theotrình độ, tâm tư của chúng sanh. Trong một thời nghe pháp,người nghe với tâm tư cầu pháp thì trong hai giờ in tuờngnhư độ 15 phút, người nghe với tâm tư mệt mỏi không ưathích thì hai giờ mà tuồng như cả buổi, đó là những tâmtư bình thường. Nhưng, nếu như có một tâm tư vượt bựchơn nữa thì thời gian cũng khác, huống gì ngồi nghe đứcPhật nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa là kinh Phật khai thị chochúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Trong lúc nghe được lờidạy ấy mà ngộ nhập được tri kiến Phật thì tự nhiênxả hết các kiến chấp sanh diệt, xả hết tướng thân tâm,lâu mau, trong ngoài... thì lúc ấy là "Thập thế cổ kim thỉchung bất ly ư đương niệm". Mười đời kim cổ, thỉ chungkhông rời nơi đương nệm. Sáu mười tiểu kiếp mà như trongmột bửa ăn là vì vậy.

Kinhvăn: Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nói kinh pháp Hoa trong60 tiểu kiếp rồi, liền ở giữa chúng Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn,Trời, Người, A-tu-la... mà tuyên nói rằng: "Như Lai giữa đêmhôm nay sẽ vào Vô dư Niết-bàn".

Giảithích: Đoạn kinh này có ý rằng thời đức Phật nói kinhPháp Hoa là thời đức Phật sắp Niết-bàn. Sau khi nói kinhPháp Hoa, đức Phật sẽ nói kinh Niết-bàn nữa, tức là chấmdức cả thời giáo hóa ở Ta-bà, giống như đức Phật NhậtNguyệt Đăng Minh xưa kia nói kinh Pháp Hoa trong 60 tiểu kiếpthì liền tuyên bố giữa đêm vào Niết-bàn, ngày hôm nay sắpvào Niết-bàn đức Phật Thích Ca cũng sẽ nói kinh Pháp Hoakhông khác.

Kinhvăn: Lúc bấy giờ có Bồ-tát tên Đức Tạng được đứcPhật Nhật Nguyệt Đăng Minh thọ ký và bảo các Tỳ-kheo rằng:Đức Tạng Bồ-tát này kế sẽ làm Phật hiệu là Tịnh ThânĐa-đà-a-già-độ A-la-ha Tam-miêu-tam-phật-đà.

Giảithích: Đa-đà-a-già-độ dịch âm từ chữ Tatha-gata mà ra.Bởi chữ Như Lai cũng có nghĩa Như khứ. Như khứ là theo đạoNhư thật từ sanh tử bưóc tới cảnh giới giác ngộ Niết-bànnên gọi là khứ. Đúng y như sự thật, đúng y như thật phápmà đi tới, theo con đường chân thật mà đi tới, từ chúngsanh đi tới quả vị giác ngộ gọi là Như khứ. Như Lai làdúng theo con đường như thật, từ địa vị giác ngộ màtrở về cõi ứng thân hóa độ chúng sanh, vì vậy chữ nàyviết là Tathagata, nên phiên âm Đa-đà-a-già-độ.

ĐứcPhật Nhật Nguyệt Đăng Minh nói kinh xong kiền thọ ký choĐức Tạng rồi giữa đêm vào Niết-bàn. Đoạn này cũng đểnói rằng đức Thích Ca ngày hôm nay phóng hào quang xong từtrong định xuất ra và sẽ nói kinh Pháp Hoa, thọ ký cho hàngđệ tử thành Phật rồi Ngài vào Niết-bàn... Đó là nhữngđiều sẽ nói trong kinh Pháp Hoa và cũng cho thấy rằng tronghội Pháp Hoa đức Phật mới thọ ký cho hàng Thanh Văn La-hánchứng Vô thượng Bồ-đề. Tất cả các việc thiện củachúng sanh đều đưa đến Phật quả, thay vì như trong cáckinh khác cũng nói tất cả chúng sanh đều thành Phật, nhưngvẫn còn phân biệt nói có 5 chủng tánh là Định tánh ThanhVăn, Định tánh Duyên Giác, Định tánh Bồ-tát, Bất địnhtánh và Vô tánh. Hay như kinh Bát-nhã mà cũng còn phân biệtthiện hữu sở đắc và thiện vô sở đắc... Đến Pháp Hoamới quy về Phật địa.

Kinhvăn: Đức Phật thọ ký xong liền vào Vô dư Niết-bàn ngaygiữa đêm ấy.

Saukhi đức Phật diệt độ, Diệu Quang Bồ-tát trì kinh DiệuPháp Liên Hoa trải tám mươi tiểu kiếp, nói pháp cho mọingười nghe.

Támvương tử của Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh đều tôn DiệuQuang làm thầy, được Diệu Quang giáo hóa khiến cho vữngchắc đối với Vô thượng Bồ-đề, các vị vương tử ấytrải qua thời gian cúng dường vô lượng trăm ngàn các đứcPhật xong đều thành bậc Chánh giác. Đức Phật sau cùng trongtám vương tử đó hiệu là Nhiên Đăng.

Vàtrong tám trăm đệ tử của Diệu Quang Bồ-tát có một ngườitên là Cầu Danh. Người này tham ưa danh lợi, tuy có từngđọc tụng các kinh mà không thông suốt, thường hay quên sótnên gọi là Cầu Danh.

Ngườinày cũng do nhân duyên trồng các căn lành nên được vô lượngtrăm nghìn đức phật, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợikhen.

Giảithích: Trong tám trăm đệ tử của Diệu Quang có một ngườigọi là Cầu Danh. Cầu Danh này chỉ cho tiền thân của đứcDi Lặc. Vì sao? Vì người này tham trước danh lợi, thườnglui tới chỗ quyền quý danh tiếng để dựa theo đó mà kiếmdanh, tới chỗ có tiền để tỏ ra mình nhà giàu sang..., danhbằng học thức, tiền tài... cho nên dù có đọc tụng kinhđiển nhưng không thông lợi, quên trước quên sau, cũng nhờtrồng căn lành mà người này gặp và cung kính cúng dườngtrăm ngàn các đức Phật.

Kinhvăn: Di Lặc nên biết, Diệu Quang Bồ-tát lúc bấy giờ đâuphải ai khác, chính là thân Ta đây. Cầu Danh Bồ-tát chínhlà thân ông đó.

Naychấp điềm lành của đức Phật Thích Ca cùng với điềmlành xưa của Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh không khác, cho nênTa suy nghĩ rằng: nay đức Như Lai sẽ nói kinh Đại thừa tênDiệu Pháp liên Hoa là pháp giáo hóa hàng Bồ-tát được chưPhật hộ niệm. Lúc bấy giờ ngài Văn-thù-sư-lợi ở trongchúng muốn lặp lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

Tanhớ trong đời quá khứ, vô lượng vô số kiếp, có đứcPhật Nhân Trung Tôn, hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh, đức ThếTôn diển nói Diệu Pháp, độ vô lượng chúng sanh và vô sốức Bồ-tát được khiến và trí tuệ Phật. Khi đức Phậtchứa xuất gia, có sanh tám vương tử, tám vương tử thấyđại Thánh xuất gia cũng theo tu phạm hạnh.

Lúcbấy giờ Phật nói kinh Đại thừa tên Vôn lượng nghĩa rồiở trong đại chúng rộng phân biệt trình bày. Phật nói kinhấy rồi, liền ở trên pháp tòa, kiết-già nhập tam-muộiVô lượng nghĩa xứ, trời mưa hoa Mạn-đà, trống trời tựnhiên kêu, hàng trời, rồng, quỶ thần cúng dường bậc NhânTrung Tôn, tất cả các Phật độ, tức thời chấn động mạnh.Phật phóng hào quang giữa hai chân mày hiện ra các việc hyhữu, hào quang đó chiếu về phương Đông, một vạn tám ngàncõi Phật, chỉ thị cho thấy rõ tất cả chúng sanh, sanh tửnghiệp báo và thấy các cõi của đức Phật dùng bằng trânbảo trang nghiêm, lưu ly, pha lê ấy đều do từ trong hào quangđức Phật chiếu sáng, lại thấy hàng trời, người, longthần... đều cúng dường đức Phật.

Lạithấy các đức Phật Như Lai tự nhiên thành Phật đạo, thânsắc như núi vàng, đoan nghiêm rất vi diệu như tượng chơnkim hiện ra giữa bình lưu ly trong sạch. Đức Thế Tôn ởgiữa đại chúng, diễn nói pháp thâm nghĩa, mỗi mỗi nơicõi Phật, hàng Thanh Văn vô số nhân hào quang Phật phóng ramà đều thấy hàng đại chúng kia, hoặc có hàng Tỳ-kheo,ở tại trong núi rừng, tinh tấn trì tịnh giơi, giống nhưgiữ gìn ngọc minh châu.

Lạithấy hàng Bồ-tát, tu hành hạnh bố thí, nhẫn nhục, sốấy nhiều như hằng sa, đều do hào quang đức Phật ấy chiếutới.

Lạithấy có Bồ-tát, thâm nhâp vào thiền định, thân tâm vắnglặng, không lay động để cầu Vô thượng đạo. Lại thấyhàng Bồ-tát, biết tướng tịch tịnh của các pháp, mỗimỗi ở các cõi nước của mình mà thuyết pháp cầu Phậtđạo.

Lúcbấy giờ, bốn chúng thấy Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, hiệnsức thần thông lớn, tâm rất hoan hỶ mỗi mỗi đều tựhỏi nhau, việc ấy do nhân duyên gì? Đức Thế Tôn đượchàng nhân thiên kính phụng, vừa ở tam-muội dậy, liền tánthán Diệu Quang rằng: Ngươi là con mắt của thế gian, làchỗ quy tín của tất cả, hay phụng trì Pháp tạng, đúngnhư pháp Ta nói, chỉ có ngươi hay chứng biết. Đức ThếTôn tán thán, khiến Diệu Quang hoan hỶ rồi tiếp nói kinhPháp Hoa trọn trong 60 tiểu kiếp, không rời khỏi chỗ ngồi,nói pháp thượng diệu này, Diệu Quang pháp sư thảy đềuhay thọ trì. Phật nói kinh Pháp Hoa khiến chúng được hoanhỶ rồi, liền ngay ngày hôm đó bố cáo với hàng nhân thiênchúng rằng: "Nghĩa thật tướng của các pháp đã vì các ngườinói ra, nửa đêm hôm nay Ta sẽ vào Niết-bàn, các ngươi hảynhất tâm tinh tấn nên xa lìa phóng dật, các đức Phật rấtkhó gặp, ức kiếp thì mới gặp được". Đệ tử của ThếTôn, nghe Phật vào Niết-bàn, mỗi mỗi ôm lòng bi não, đứcPhật diệt độ làm sao mau thay! Vị Thánh chúa vua của phápan ủi vô lượng chúng rằng: Nếu khi Ta diệt độ, các ngươichớ lo buồn, sợ hãi, có Đức Tạng Bồ-tát đối với Vôlượng thật tướng tâm đã thông đạt, Đức Tạng sẽ làmPhật hiệu là Tịnh Thân, sẽ độ vô lượng chúng sanh.

ĐứcPhật trong đêm đó diệt độ như củi hết lửa tắt, phânbố Xá-lợi, xây dựng vô lượng tháp, hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-nisố đông như hằng sa càng thêm tính tấn để cầu Vô thượngđạo.

Giảithích: Xưa ngài Diệu Quang, tức nay so sánh với Tôn giả Xá-lợi-phất.Diệu Quang là tiền thân của ngài Văn Thù, bậc đại trí,Xá-lợi-phất cũng là bậc trí tuệ đệ nhất. Nên hai ngàirất tương xứng để Phật gọi tên trong khi thuyết pháp.

ĐứcPhật an ủi chúng, Phật diệt độ không nên lo buồn. sợhãi vì có Đức Tạng Bồ-tát đã chứng nhập được vô lậu,và sẽ thành Phật, thuyết pháp... Điều này cũng có ý nóirằng vô lậu thật tướng không bao giờ gián đọan và tánhgiác ngộ cũng không gián đoạn mà Đức Tạng Bồ-tát đãthành tựu, đã chứng ngộ vô lượng thật tướng ấy, màđã không gián đọan thì chúng sanh có cơ hội để nghe Chánhpháp, để thành tựu được Bồ-đề.

Khiđức Phật nói pháp rồi thì giữa đêm Ngài diệt độ như"tân tận hỏa diệt", củi hết lửa tắt là chỉ cho ngủấm thân, về hóa thân của Phật. Tân tận hỏa diệt, đừngnghĩ rằng hỏa diệt là lửa sẽ mất hẳn, mà là chỉ khôngcó lửa hiện tượng, lửa cháy nơi củi cho ta thấy được,diệt là diệt tướng lửa chứ tánh lửa không bao giờ mất.Cũng như hóa thân Phật hiện ra ở cõi Ta-bà này, dùng thânngũ ấm mà hiện hành để cho chúng sanh thấy, khi cơ duyênmãn, Phật hiện ra tướng diệt độ giống như củi hết lửatắt. Tướng lửa diệt nhưng tánh lửa vẫn còn, Phật diệtđộ không phải là mất hẳn, vì pháp thân Phật không ởtrong vòng sanh diệt của ngũ uẩn vậy.

Kinhvăn: Pháp sư Diệu Quang ấy, phụng trì pháp tạng Phật trong80 tiểu kiếp, rộng nói kinh Pháp Hoa.

Còntám vương tử được Diệu Quang khai hóa, bền vững nơi đạovô thượng, cũng thấy được vô số Phật, cúng dường cácđức Phật xong, tùy thuận làm đạo lớn, kế tục đượcthành Phật, lần lượt được thọ ký.

ĐấngThiên Trung Thiên rốt sau hiệu là Nhiên Đăng Phật. Đây làđấng Đạo sư của chư tiên, độ thoát vô lượng chúng.

CònDiệu Quang pháp sư lúc bấy giờ có một người đệ tử tâmthường hay giải đải, tham trước các danh lợi, cầu danhlợi không nhàm chán, thường dạo qua các nhà quyền quí, bỏquên sự tụng tập, bị sót sai không thông suốt. Do nhân duyênđó nên gọi là Cầu Danh. Nhưng cũng nhờ tu các thiện nghiệp,thấy được vô số Phật, cúng dường các đức Phật, tùythuận hành đại đạo, đầy đủ sáu Ba-la-mật, nay thấyđức Thích Sư tử, sau đó sẽ thành Phật, hiệu là Di Lặc,rộng độ các chúng sanh, số nhiều vô lượng. Sau khi đứcPhật Nhật Nguyệt Đăng Minh diệt độ, người biếng nháckia chính là ông, còn Diệu Quang pháp sư kia chính là Văn ThùTa nay.

Tathấy Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, tướng tốt của hào quangxưa giống như nay, do đó biết nay đức Phật Thích Ca muốnnói kinh Pháp Hoa. Tướng điềm lành nay giống như tướng điềmlành xưa, đó là phương tiện của chư Phật. Nay Phật phónghào quang để hổ trợ phát huy nghĩa thật tướng.

Cácngười nay nên biết, chấp tay một lòng đợi, đức PhậtThích Ca sẽ mưa một trận mưa đại pháp làm sung mãn cho ngườicầu đạo.

Cáchngười cầu Tam thừa nếu còn có nghi hối, đức Phật sẽdứt trừ nghi hối, khiến cho không còn sót.

Giảithích: Phật còn có hiệu là Sư Tử. Sư Tử là chúa trong loàithú, Phật là chúa trong loài chúng sanh nên gọi là Thích SưTử.

NgàiVăn Thù trong các kinh khác nói ngài là cổ Phật, thầy củacác đức Phật, ý rằng ngài Văn Thù tiêu biểu cho căn bảntrí, thật trí, mà chư Phật đều thành tựu căn bản trí,thật trí, nếu không thành tựu căn bản trí, thật trí thìkhông thành Phật được, cho nên căn bản trí là gốc củachư Phật, nên nói Văn Thù thầy chư Phật là vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]