- Lược Khảo Văn Bản
- Phần Mở Ðầu: Ly Dục Tịch Tĩnh
- Chương 01: Thức Tâm Ðạt Bổn
- Chương 02: Ngộ Vô Vi Pháp
- Chương 03: Hiện Hạnh Sa Môn
- Chương 04: Con Ðường Thiện Ác
- Chương 05: Làm Mới Thân Tâm
- Chương 06 - 08: Tu Hạnh Nhẫn Nhục
- Chương 09: Bác Học Ða Văn
- Chương 10- 11: Tùy Hỷ Và Cúng Dường
- Chương 12: Vượt Qua Khó Khăn
- Chương 13: Tịnh Tâm Thủ Chí
- Chương 14 – 15: Hành Ðạo Thủ Chân
- Chương 16: Xả Ly Ái Dục
- Chương 17: Thắp Sáng Trí Tuệ
- Chương 18: Siêu Việt Nhị Biên
- Chương 19 - 20: Tam Pháp Ấn
- Chương 21 - 22: Tham Ðắm Các Dục
- Chương 23 - 25: Họa Hại Của Ái Dục
- Chương 26: Quán Chiếu Sự Thọ Dụng
- Chương 27: Trôi Vào Biển Giải Thoát
- Chương 28: Thận Trọng Với Ý Thức
- Chương 29: Phong Cách Sa Môn
- Chương 30: Ðoạn Các Duyên Sinh Khởi Ái Dục
- Chương 31 - 32: Ðoạn Gốc Rễ Sinh Khởi Ái Dục
- Chương 33: Mặc Giáp Tinh Tấn
- Chương 34: Con Ðường Trung Ðạo
- Chương 35: Thanh Lọc Thân Tâm
- Chương 36: Hạnh Phúc Con Ðường Tâm Linh
- Chương 37: Thân Cận Bên Phật
- Chương 38: Người Hiểu Ðạo
- Chương 39: Nhất Vị Pháp
- Chương 40: Thân Tâm Nhất Như
- Chương 41: Nỗi Sợ Tử Sinh
- Chương 42: Nhìn Bằng Ðôi Mắt Phật
- Tổng Kết
- Phụ Lục Hán Văn
HT Thích Phước Tịnh Giảng Giải
Đại chánh Tạng ghi một dòng sau chữ “Tứ Thập Nhị Chương Kinh: Hậu Hán Tây vức Sa môn Ca-Diếp-Ma-Đằng cọng Pháp Lan dịch”. Nếu đọc cho đủ phần phụ chú thì phải đọc: “Hậu Hán Tây vức Sa môn Ca-Diếp-Ma-Đằng cọng Trúc-Pháp-Lan phụng chiếu dịch.” Tức là: “Vào thời Hậu Hán Sa môn ở Tây vức tên Ca-Diếp-Ma-Đằng cùng Sa môn Trúc-Pháp-Lan vâng chiếu mệnh nhà vua dịch Kinh Bốn Mươi Hai Chương.”
Do lời ghi ấy Kinh được đánh giá là văn bản Phạn Hán đầu tiên trên đất nước Trung Hoa. Dĩ nhiên, văn bản dịch trong Đại chánh tạng nằm ở quyển mười bảy Kinh tập bộ, ký hiệu No. 784 không giống các văn bản phổ biến sau nầy và bản hiện tại chúng tôi đang xử dụng giảng giải.
Văn bản dịch trong Đại chánh tạng phần vào Kinh ghi một đoạn dẫn khởi rằng: “Vua Hán Minh Đế mộng thấy vị thần, sắc vàng nơi thân chói sáng, hào quang rực rỡ bay vào cung điện”... Sau đó vua sai sứ thỉnh Kinh, mở đầu cho công trình xây dựng chùa tháp, phiên dịch Kinh điển và phổ biến Phật pháp. Nội dung Kinh cũng có nhiều khác biệt với văn bản chúng ta đang đọc.
Các nhà học giả Việt và Hoa đã làm công tác đối chiếu, thẩm định và đưa ra nhiều luận cứ bất nhất về thời điểm dịch thuật. Tuy nhiên các ông cùng công nhận đây không phải là Kinh văn đầu tiên được dịch Phạn Hán đầu tiên trên đất nước Trung Hoa vào thời Hán Hiếu Minh Đế niên hiệu Vĩnh Bình thứ mười (67 tây lịch), mà có thể đã được biên soạn vào thời Đông tấn (317-416 TL). Ngay như các dị bản Tống tạng, Nguyên tạng, Cao Ly tạng cũng đã có những dị biệt biểu đạt quá trình hoàn thiện mỗi lần khắc bản in. Huống hồ chi khi đối chiếu với văn bản Thiền môn lưu hành dưới tên “Phật Tổ Tam Kinh” thì luận cứ trên có thể tin được.
Tuy nhiên, mãi đến hiện tại chùa Bạch Mã ở phía tây thành Lạc Dương - Hà Nam - do Hán Minh Đế xây dựng cho hai vị Thánh tăng Thiên Trúc dịch Kinh vẫn còn uy nghi sừng sững dù qua bao triều đại binh lửa hủy diệt. Cổ mộ của Ngài Ca-Diếp-Ma-Đằng và Trúc-Pháp-Lan chở Kinh trên lưng ngựa trắng đến hán triều truyền đạo vẫn được bảo tồn hai u nhã hai bên phía trước chùa Bạch Mã. Sử liệu của các Ngài càng đậm thêm theo với thời gian chồng chất. Và Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng theo bề dày tháng năm hoàn thiện hơn. Văn tư đã được tu sức mỹ lệ, hình thức cú pháp thi ca, nhạc điệu. Nội hàm sâu sắc tư tưởng Đại thừa. Khác biệt rất nhiều so với văn bản nguyên thỉ. Sưu khảo ra thì biết rằng: Quá khứ các bậc danh tăng Trung Quốc thời Minh, Thanh như: Ngẩu Ích, Liễu Đồng, Đạo Thái, Tục Pháp... chú sớ giảng giải cẩn trọng. Cận đại như Ngài Thái Hư, Tuyên Hóa cũng dùng văn bản nầy dạy chúng.
Trên quê hương Việt
Tóm lại, lịch sử phiên dịch Kinh văn và quá trình hoàn thiện văn bản để chúng ta học như hiện tại là cả một công trình bảo quản, tu chỉnh của người xưa.
Mong rằng dòng chảy tuệ giác của Đức Thế Tôn mãi được tôn kính, giữ gìn và phổ biến như văn bản Kinh Tứ Thập Nhị Chương đã chảy qua dòng lịch sử hai nghìn năm mà vẫn mênh mông tỏa sáng giữa nhân gian.