Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan

11/01/201115:29(Xem: 6865)
10. Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan

THC BIN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

Y KINH GIẢI NGHĨA, TAM THẾ PHẬT OAN

Khi đức Thế Tôn sắp nhập Niết-bàn,hàng đệ tử Thanh văn rất lo lắng, rằng sau khi đức Phật nhập diệt rồi thì sẽkhông có bậc đạo sư để nương tựa. Đức Thế Tôn biết và Ngài đã an ủi họ: "Nàycác Tỷ-kheo, thế gian vô thường, có sanh phải diệt, các ngươi hãy tinh tấn đểgiải thoát mình. Pháp và Luật [*] Như lai đã dạy cho các ngươi lâu nay, chínhđó là đức Thầy cao cả của các ngươi, nếu Ta có ở đời lâu hơn nữa cũng khôngkhác."

[*] Pháplà những lời dạy về giáo lý, về chân lý của sự vật như Vô thường, Vô ngã, Tứđế, Thập nhị nhân duyên, lục căn lục trần, thập bát giới... Pháp sau này đượckiết tập thành Kinh tạng. Luật là những điều răn cấm, những điều giới, sau nàykiết tập thành Luật tạng. Pháp và Luật như vậy đã trở thành một nền giáo lý màđức Phật đã truyền lại cho đến nay.

Mặc dầu đức Phật đã căn dặn như thế,nhưng khi Ngài nhập diệt chưa bao lâu thì đã có nhiều người không hiểu, thậmchí còn hiểu sai lầm về Pháp mà Ngài đã truyền dạy, ngay cả một vị sư già thờiấy cũng nằm trong số đó.

Một sáng kia, Tôn giả A-nan-đa đắp ycầm bình bát đi khất thực, khi đi ngang qua một tịnh xá thì gặp chú tiểu đangngâm nga câu kệ: "Nhơn sanh bách tuế, bất kiến thủy lão hạc, bất nhưsanh nhất nhật, đắc kiến thủy", nghĩa là: "Người sống trăm năm,không thấy con hạc già, chẳng bằng sống một ngày, mà thấy được con hạcgià". Tôn giả A-nan-đa lấy làm thắc mắc, liền quay lại hỏi chú tiểu:

- Này Sa-di, ai dạy chú câu đó?

- Thưa trưởng lão, Thầy con dạy nhưthế. Thầy con còn nói đó là lời dạy của đức Phật nên bắt con phải học thuộclòng câu ấy.

Tôn gỉa A-nan-đa phân vân quá, lạinghĩ: Mình là vị cao tăng hầu cận bên đức Thế Tôn, Ngài dạy điều gì mình đềughi nhớ rất kỹ nhưng chưa hề nghe câu này! Tại sao Thầy kia lại dạy cho đệ tửcâu đó? Ngài cố suy nghĩ và chợt nhớ ra trong kinh Pháp Cú, đức Phật dạy như thếnày: "Nhược nhơn thọ bách tuế, bất kiến sanh diệt pháp, bất như sanhnhất nhật, đắc kiến sanh diệt pháp". Nghĩa là: "Nếu người sốngtrăm tuổi mà không thấy pháp vô thường sanh diệt [*]. Chẳng bằng sống chỉ mộtngày mà thấy được pháp sanh diệt vô thường".

[*] Nămuẩn sanh diệt tức là các pháp do nhân duyên hòa hợp. không thường trú.

Nghiên cứu giáo lý của đức Phật,chúng ta đều biết rằng Luật biến chuyển vô thường của vũ trụ là một chân lý, làmột sự thật. Đạo Phật gọi đó là Chân như, là bản thể của sự vật. Nếu ai khônghiểu đúng sự vô thường của vạn vật thì họ sẽ chấp trước cái tướng, rồi sinh rađắm đuối say mê cái ngã nên mới sinh triền phược gây khổ đau. Ngược lại, nếuhiểu được luật vô thường của sự vật thì trí mới sáng, tâm mới trong, khi ấy mớimong trừ được nhũng điều vô minh để sống cuộc đời tự tại.

Lời đức Phật dạy có ý nghĩa sâu xanhư thế, nhưng vị sư già đã dạy cho đệ tử như vậy. Tôn giả A-nan-đa nhân nghechú tiểu đọc đã hiểu rằng: Sự hiểu lầm nguy hại đã tồn tại qua bao nhiêu nămtháng như thế này thật đáng tiếc.

Đức Phật dạy:

"Yoca vassatam jive
Apassam udayavyayam
Ekaham jivitam seyya
Passato udayavyayam"

Nghĩa là:

"Ai sống một trăm năm
Không thấy pháp sanh diệt,
Tốt hơn sống một ngày
Thấy được pháp sanh diệt"-(PC 113)

Tôn giả A-nan-đa đã sửa lại và biểuchú tiểu học thuộc lòng câu Pháp Cú này đúng như lời đức Phật dạy: "Nhượcnhơn thọ bạch tuế, bất kiến sanh diệt pháp, bất như sanh nhất nhật, đắc kiếnsanh diệt pháp"[*]. Chú tiểu đã học theo lời Tôn giả A-nan-đa chỉ.

[*] Phápcú câu 113 do ngài Liễu Tham dịch từ Pàli ra Hán văn. Hòa thượng Thiện Siêuchuyển dịch từ Hán văn sang Việt văn.

Đến khi về tinh xá, vị Bổn sư nghechú tiểu đọc câu kinh mà Tôn giả A-nan-đa đã sửa lại cho, vị Bổn sư của chúnghe lạ tai quá bèn hỏi chú tiểu:

- Này con, ai chỉ cho con đọc nhưthế? Ta đã chỉ cho con đọc như thế này tại sao con đọc như thế kia?

Chú tiểu trả lời:

- Thưa Thầy, đó là Trưởng lãoA-nan-đa dạy con đọc như vậy.

Vị Bổn sư của chú tiểu thốt lênrằng:

- Ôi chao, Trưởng lão A-nan-đa bâygiờ già quá và lú lẫn rồi, chớ biết chi nữa mà con nghe ổng, khổ chưa!

Chúng ta biết rằng Tôn giả A-nan-đacó tiếng là đa văn đệ nhất. Bao nhiêu lời dạy của đức Thế Tôn, Tôn giả đều ghinhớ hết. Tôn giả được ví như là biển cả chứa đựng tất cả lời dạy của đức ThếTôn, thế mà bây giờ vị sư già đó cho rằng: Tôn giả già rồi lú lẫn! Than ôi,thật là đại hoạ cho Phật pháp! Cách đức Phật nhập diệt không bao lâu năm thángmà vị sư già kia đã diễn đạt sai ý của Phật thì chắc trên thế gian này cho đếnnay đã có không biết bao nhiêu người hiểu sai lời dạy của đức Thế Tôn. Tôi đoánchắc là nhiều lắm.

Giáo lý của đức Phật trong 49 nămthuyết pháp truyền lại cho chúng sinh thật vô cùng thậm thâm vi diệu. Ngày naycác nhà khoa học và xã hội học khi nghiên cứu kinh Phật chừng nào họ càng thánphục chừng ấy, thế mà thật đáng tiếc, trong hàng ngũ chúng ta đã có người khônghiểu đúng lời Phật dạy! Khi đã không hiểu đúng như sự vật là vô thường, vô ngãthì chính lòng họ đã hướng dẫn đời sống họ trở nên mê mờ tối tăm, không nhữngkhông đem lại lợi ích cho mình mà còn không đem đến lợi ích cho bao nhiêu chúngsinh khác.

*

Tóm lại, nếu chúng ta hiểu đúng giáolý của đức Phật thì sẽ đem đến lợi ích, không hiểu đúng giáo lý của đức Phậtthì sẽ không lợi ích mà lại còn làm tổn thương hoài bão lớn lao của chư Phật,rằng chư Phật ra đời là vì lợi ích cho chúng sinh. Vì vậy những ai, dù xuất giahay tại gia, đã là đệ tử của Phật thì phải cố gắng học và hiểu cho đúng giáo lýcủa đức Phật hầu lấy đó làm một phương thuốc hay, hầu đối trị căn bịnh tham, sân,si, ngã mạn và vô minh tối tăm, để cuộc đời mình được thăng hoa, như hoa senvượt lên khỏi bùn, toả hương thơm cho đời

Đức Phật dạy: "Giáo lý củaTa ví như chiếc bè qua sông, khi qua thì không được vác bè đi theo".Qua sông ở đây là chỉ cho giải thoát và giác ngộ. Giải thoát cho bản thân mìnhvà giác ngộ cho mọi loài.

Đừng theo vết sai của vị sư giàkhiến cho hàng hậu học hiểu sai lời Phật dạy, nên chư Tổ đã bằng đủ mọi cáchdạy dỗ kinh luật luận cho lớp lớp Tăng Ni và Phật tử từ đời này qua đời khác đểkhỏi bị thất truyền. Chính vì thế, mà đạo Phật khi truyền vào Việt Nam vào thếkỷ thứ I, bắt đầu từ đó, đời sống của các nhà sư đã hòa nhập với toàn dân nêncó nhà viết sử đã nói: "Những lúc bị Bắc thuộc đô hộ, có khi chủ quyềnquốc gia bị lung lay, nhưng các nhà sư biết đoàn kết toàn dân lại nơi ngôichùa. Nhờ sự đoàn kết ấy mà sau này dân tộc ta đã đánh tan giặc phương Bắc vàgiành lại độc lập cho đất nước. Đó cũng nhờ một phần các vị Thiền sư yêu nướcđã đem sự giác ngộ của mình góp sức xây dựng đất nước để bảo vệ độc lập tựdo".

Chúng ta cũng biết rằng người cócông lập ra triều đại nhà Lý là Lý Công Uẩn - mà Lý Công Uẩn lại được đào tạotrong chốn Thiền môn. Cho nên, triều đại Lý Công Uẩn được Giáo sư Hoàng XuânHãn nói là một triều đại thịnh trị nhất, kéo dài hơn 200 năm. Sau khi đánh đuổiđược Bắc thuộc thì triều đại đó là triều đại độc lập dài nhất trong lịch sửViệt Nam, mặc dầu có khoảng chúng ta bị đô hộ nhưng sự độc lập của các triềuđại Lý, Trần, Lê là một sự độc lập vững vàng. Sau này, mặc dầu dân tộc ta cólúc bị thực dân đô hộ nhưng chúng ta vẫn giữ được độc lập toàn vẹn cho đến ngàyhôm nay, để sánh vai cùng năm châu thế giới. Trước đây, người ngoài biết dântộc ta là nước Đông Dương chứ không biết tên Việt Nam, thì ngày nay họ đã biếtdân tộc ta là Việt Nam, trong đó có công lao của các vị Thiền sư và cư sĩ theođạo Phật.

Vì vậy, để tiếp tục sự nghiệp củacác vị thiền sư xưa của chúng ta, các ngài vừa truyền đạo đồng thời cùng chungvới dân tộc lo xây dựng đất nước, cho nên Đạo pháp và Dân tộc gắn liền nhau làvậy. Lịch sử đã chứng minh rằng hễ Phật giáo thịnh thì dân tộc thịnh, Phật giáosuy thì dân tộc suy, nó luôn luôn đi song song với nhau.

Để kết luận, tôi xin kể câu chuyệnThiền như sau:

Các Tổ ngày xưa dạy rằng: Học đạonhư người tìm trâu. Trâu ví như tâm mình. Trâu ấy đem là chỉ cho phiền não.Người học đạo là người tìm lại cho tâm mình, thấy lại tâm mình để khỏi bị thahóa. Nếu không nhìn lại mình tất nhiên sẽ bị tha hóa. Tha hóa vì danh lợi vàcảnh sắc bên ngoài. Hình ảnh trâu trắng là biểu thị tâm trong sáng, thanh tịnh.Còn trâu đen là tâm còn vẩn đục, còn vị tha hóa. Nếu bị tha hóa chừng nào thìtâm bất an chừng đó. Đức Phật dạy nguyên nhân của khổ chính là bất an. Muốn cóhạnh phúc thì trước hết phải an tâm. Ai không an tâm thì người đó không có hạnhphúc. Đó là sự khác nhau giữa ngoại đạo và giáo lý của đức Phật.

Có một lần ngoại đạo Dona thấy đứcPhật ngồi một mình, bèn đến hỏi:

- Sa-môn Cồ-đàm có gì sầu muộn khôngmà ngồi một mình như thế?

- Ta mất gì mà Ta sầu muộn? Đức Phậttrả lời.

- Ngài không sầu muộn thì chắc Ngàiđang hoan hỷ?

- Ta được gì mà Ta hoan hỷ? Ngài trảlời.

Ngoại đạo Dona rất ngạc nhiên. Ở đờikhông hoan hỷ thì sầu muộn, không sầu muộn thì hoan hỷ. Ông ta phân vân quá.Ngài liền nói tiếp: "Sầu muộn chỉ đến đối với người có tâm hoan hỷ, hoanhỷ chỉ đến với người có tâm sầu muộn. Ta đã vượt ra khỏi sầu muộn và hoan hỷ,nên Ta không còn vướng bận gì đến sầu muộn hay hoan hỷ. Do đó, Ta là Phật, ThếTôn". Tâm Phật chính là an tâm tự tại vô ngại vậy. Người học Phật phảibiết như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]