Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 17 - Các vấn đề của đời sống con người

23/12/201103:23(Xem: 4143)
Bài 17 - Các vấn đề của đời sống con người

TÂM DIỆU MINH THƯỜNG TRỤ
[Bài 17]
Kalu Rinpoche
Các vấn đề của đời sống con người
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản Anh: Human Life and Its Problems

Những lạc thú của luân hồi
Giống như sương trên lá cỏ
Biến mất trong một chớp mắt
Để thành đạt
Tối thượng và chân giải thoát
Là tu tập của các bồ tát.
Togme Sangpo, “Ba mươi bảy pháp tu tập của các bồ tát”.

KaluRinpoche2Trong thế giới con người, đời sống có thể tương đối hạnh phúc, mặc dầu con người luôn luôn trải qua ba loại đau khổ và là chủ thể đối với nhiều vấn đề.

Ba loại đau khổ

Loại đau khổ thứ nhất thì hoàn toàn vi tế. Nó là đau khổ vốn sẵn có đối với tính cá biệt và do bởi những bất toàn và những giới hạn vốn sẵn có trong chính thực tế của tiến trình hiện hữu (the very fact of existing), thực tế duy nhất do kết hợp ngũ uẩn tạo thành một cá nhân.

Chúng ta đã thảo luận các uẩn này: sắc, thọ, tưởng, hành, và thức. Hữu tình thành lập bởi năm uẩn thì lệ thuộc nhân duyên và bất toàn. Sự lệ thuộc nhân duyên và những bất toàn đó tạo nên loại thứ nhất của đau khổ có tính bản chất đối với ngũ uẩn của tính cá biệt. Chúng có tính bản chất giống như bơ đối với sữa. Chỉ thuần do sự hợp thành của năm uẩn, nên chúng ta đều là chủ thể đối với hình thức vi tế của sự không thoả lòng. Tuy nhiên, loại đau khổ này thì quá vi tế không thể nhận thức về phương diện thực tế được, và, về nhiều phương diện, chúng ta còn không nhận biết về nó. Nó có thể được so sánh với một hạt bụi nhỏ bé trong bàn tay chúng ta: khi ta đạt được thật chứng ở phương diện tấn cấp mà đa số các hình thức thô của đau khổ đã được loại bỏ, thì loại đau khổ này mới hiện rõ hơn, và thế nên được nhận thức nhanh hơn, giống như một hạt bụi nhỏ đã nằm lọt trong mắt của chúng ta!

Bị ảnh hưởng bởi nhiều thành tố, tất cả các hình thức khác của đau khổ phát triển trên nền tảng của đau khổ thuộc tính cá thể.

Loại đau khổ thứ hai, có thể nhận thức được nhiều hơn, được gọi là đau khổ của biến dịch. Nó là một hình thức của đau khổ tiềm ẩn trong cái mà chúng ta thường xem như là hạnh phúc, các lạc thú, và các tiện lợi, bất kể tinh thần hoặc thể chất. Nó thuộc về các tham ái, tham luyến, và vô thường. Nó là sự thất vọng hoặc không hạnh phúc được kinh nghiệm mỗi khi có thay đổi, thoái hóa hoặc mất mát những gì chúng ta vốn hài lòng, yêu thích.

Loại đau khổ thứ ba thì được nhận biết dễ dàng đó là đau khổ bởi vì nó gây ra đau đớn và không hạnh phúc. Nó là đau khổ của đau khổ, gây nên bởi các đau đớn và các vấn đề làm cho đau khổ này đưa đến đau khổ khác trong đời sống hàng ngày.

Những loại đau khổ chính yếu của con người

Bốn loại chính của đau khổ ảnh hưởng đến con người: sinh, già, bệnh, và chết. Chỉ cần suy nghĩ về những điều này và nhận biết sáng tỏ về thực tại tính của chúng, sẽ giúp chúng ta lí hội thông hiểu bản chất không thỏa mãn của sinh tử luân hồi hoặc hiện hữu tùy thuộc vào nhân duyên. Nhận biết sáng tỏ này sẽ cho chúng ta cơ hội, phương tiện giúp chúng ta tự do và cách tuyệt các tham luyến đối với hiện hữu bình thường và thế nên chúng ta nỗ lực tiến đến giải thoát.

Chúng ta đã nói về khổ đau của sinh trong trung hữu của sinh tới chết (bài 13).

Khổ đau gây ra bởi đau yếu bệnh tật thì thường không thể chịu đựng nổi. Chúng ta làm chủ thể cho các mệnh lệnh của các y sĩ và phải chịu những khảo sát y khoa nghiêm khắc, gắt gao (rigorous medical exams). Chúng ta thành ra tùy thuộc và kiệt sức khi làm theo những chỉ thị của họ. Chúng ta ngay cả không thể ngồi dậy trên giường, ăn hoặc uống, hoặc thoả mãn các ham muốn của chúng ta. Vào lúc cuối của ngày, chúng ta vẫn phải trải qua một đêm dài không thể dứt của đau đớn khủng khiếp và đau khổ.

Đau khổ của tuổi già thì cũng to lớn như thế. Thân hình chúng ta, có một thời ngay ngắn và mạnh mẽ rồi thành ra co cụm, lom khom, và chúng ta cần một cây gậy để nâng đỡ chúng ta. Tóc chúng ta đổi sang màu muối tiêu và rụng; chúng ta thành ra hói đầu và mất đi vẻ quyến rũ. Da chúng ta có thời mềm dịu như lụa Trung quốc, trở thành một đống nhăn nhúm, cũng giống như hoa sen hồng tươi ngay khi mới nở nhưng thành màu xám và nhăn nhúm khi héo úa tàn tạ. Sức mạnh của cơ thể suy tàn; bất kể đứng hay ngồi, đều thành mệt mỏi. Tâm thành ra suy nhược và chúng ta chẳng chút nào muốn khởi động bất cứ một hoạt động nào cả. Các cảm quan mất đi tính nhạy bén của chúng: mắt chẳng còn nhìn thấy rõ, tai chẳng thể nghe, mũi chẳng thể ngửi thấy mùi, lưỡi chẳng thể phân biệt được các vị, và xúc chạm không thấy vui thích. Kí ức không sáng tỏ; cái gì xảy ra tại một thời điểm thì bị quên mất vào thời điểm kế tiếp. Chúng ta không thể thích nghi; chúng ta cảm thấy mình không còn thuộc vào bất cứ nơi nào. Nhóm giao du không hoan nghênh, và chẳng ai nghĩ tới chúng ta ngoại trừ chuyện thương hại. Sự giàu sang của chúng ta trước đây giảm xuống, và thế lực của chúng ta cũng giảm luôn. Những gì chúng ta có thể làm cho cuộc đời đều chấm dứt, năng lực của chúng ta suy thoái và biến mất. Chúng ta nhận định rõ chỉ có một điều ở phía trước chúng ta: chết, và tâm niệm này làm suy nhược tinh thần chúng ta.

Đau khổ do chết gây ra đó là nỗi sợ làm hao mòn khô héo chúng ta, chúng ta hoàn toàn mất đi niềm vui và bị khốn khổ với bệnh tật. Miệng chúng ta đều khô, khuôn mặt có vẻ lo lắng kích động, tứ chi run rẩy không còn vận động được nữa. Chúng ta thành ra nhơ nhớp với nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, và chất ói mửa, và trong sầu não khốn khổ chúng ta tạo nên những tiếng động khô khốc. Sau khi tất cả những cách cứu chữa cho chúng ta đều thất bại, các bác sĩ chấp nhận thua cuộc trong trường hợp của chúng ta. Những tưởng tượng kinh hãi sinh khởi trong tâm chúng ta, tạo nên sự khủng bố và kinh hoảng. Thời điểm chúng ta ngừng thở, lúc đó miệng và hai lỗ mũi chúng ta mở rộng, chúng ta vượt ngoài thế giới này một cách hoàn toàn bối rối do cái chết đem đến. Lúc đó chúng ta đi vào cõi không được biết, chìm đắm trong cõi sâu thẳm, và bị biển lớn mang đi, bị càn quét bởi những gió nghiệp.

Ở thời điểm ra đi không thể tránh được, chúng ta phải bỏ lại đằng sau mọi thứ, buông bỏ giàu sang, tiện nghi, ảnh hưởng, gia cư, gia đình, và tấm thân qúy báu của chúng ta. Những giọt nhỏ mồ hôi hình thành trên khuôn mặt của chúng ta, và nhiều dấu hiệu của trung hữu của thời điểm chết biến hiện một cách thứ bậc. Sau những kinh nghiệm trung hữu này, chúng ta thọ lãnh tái sinh trong một cõi phù hợp với nghiệp của chúng ta.

Cộng thêm vào bốn nguồn chính của đau khổ, con người tất yếu cũng kinh nghiệm tiến trình phải biệt li -- bởi vì những biến cố của đời sống hoặc cái chết – cách tuyệt những người được yêu mến: cha, mẹ, con cái, cháu chắt, phối ngẫu, tất cả những người yêu mến và quyến luyến. Con người cũng còn phải chịu đựng với những hữu tình gây tổn hại cho họ, chiếm đoạt các thứ họ có, và bị chế ngự, trấn áp, bị lạm dụng, bị đánh đập, bị giết, hoặc bị đem ra đày đọa cho biết tay (put on trial) .Trong vai trò con người, chúng ta cũng chịu đựng đau khổ do không đạt được những gì chúng ta muốn và không có khả năng giữ được những gì chúng ta có.

Bây giờ hơn bao giờ hết, trong thời đại đặc biệt này của những tham ái cực kì buông thả, chúng ta liên tục bị hành hạ ngày đêm bởi những lo lắng về vật chất và những tham dục, bởi những ái luyến và căm ghét. Bây giờ chúng ta cần nhận định được một điều quan trọng là sự tổn hại của các tham dục và các ái luyến đối với các sở hữu vật chất và những đam mê phiền não. Nếu chúng ta lí hội thông hiểu tất cả các hiện tượng luân hồi sinh tử đều qua mau như những con sóng trên mặt nước, chỉ thuần là những hiện tướng hư huyễn, không có thực chất giống như các ảo giác hoặc các chiêm bao, chúng ta sẽ không bị gắn bó lưu luyến đối với chúng, và chúng ta có khả năng hài lòng chúng ta với những gì chúng ta có và vẫn tiếp tục hạnh phúc, tâm chúng ta mở rộng và an vui thanh thản.

Trong đường lối này, bằng vào sự thực hành Chính Pháp, chúng ta có khả năng tự do và cách tuyệt với luân hồi sinh tử một cách dứt khoát và vượt ngoài luân hồi sinh tử nhập vào đại lạc tối diệu của phật quả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]