Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Nói Đầu

22/11/201015:10(Xem: 4806)
Lời Nói Đầu


Lời Nói Đầu

Những ai xem việc thay đổi tôn giáo hay chấp nhận một tôn giáo mới lần đầu tiên thì sẽ làm một điều gì đó có thể có một ảnh hưởng sâu sắc về cuộc đời của họ. Đó không phải là một điều gì phải được từ bỏ một cách hấp tấp, vội vã, hoặc là nó được từ bỏ dưới sự ảnh hưởng của những cảm xúc tình cảm khi đạt đến tột đỉnh. Nếu chân lý phải được khám phá, thì thời gian phải được diễn ra, tất cả những sự kiện phải được xem xét, và vấn đề phải được chất vấn và những ý kiến khác nhau phải được xem xét, thảo luận. Chúng ta cố gắng làm tất cả những điều này, trước khi đưa ra những quyết định quan trọng nhất trongcuộc đời của chúng ta, do vậy, tại sao chúng ta không nên thực thi chúng trước khi đưa ra những quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo của chính mình?

Chấp nhận ý kiến của người khác một cách mù quáng và không thắc mắc sẽ là một sự ngu xuẩn, nhưng làm ngơ ý kiến của họ cũng là một sự ngốc nghếch. Trí tuệ và kinh nghiệm của những người khác, đặc biệt là bậc trí, có thể giúp chúng ta làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của chúng ta và đưa chúng ta đến một vị trí tốt hơn để chọn lựa một giải pháp đúng hơn. Với sự mở rộng của tri thức Phật giáo trong khoảng hơn trăm năm qua, một số đông giới trí thức phương Tây, kể cả nhiều vị lãnh giải Nobel hòa bình, đã bày tỏ một sự quan tâm sâu sắc và ngưỡng mộ tôn giáo cổ đại này. Chỉ có một số ít thực sự trở thành Phật tử. Một số do bị ấn tượng bởi lối tư duy trong sáng và hợp lý của đạo Phật, số khác bởi sự khoan dung độ lượng nhã nhặn của tôn giáo này. Một số bị ngạc nhiên bởi giáo lý của tôn giáo này rất giống với những phát minh của khoa học hiện đại, trong khi số khác lại bị thu hút bởi ý tưởng về đời sống luân lý đạo đức mà không cần tin vào một đấng Thượng đế đầy quyền năng. Những lời trích dẫn được thu thập trong cuốn sách nhỏ này thật sự đáng để quan tâm vì một số lý do sau:

Trước hết, những lời trích dẫn này cho thấy sự hấp dẫn phổ quát của Phật giáo, mà đây lại là lời phát biểu của những nhà tâm lý, nhà thơ, triết gia và nhà toán học. Có phải chăng lời dạy của một con người đã sống từ lâu vẫn có thể thích hợp và có ý nghĩa đối với một nhà khoa học như Einstein, một nhà thơ như Eliot hoặc một triết gia như Rusell? Lại nữa, những lời trích dẫn này nói nhiều về những người đã viết ra chúng như họ đã làm gì cho chính đạo Phật.
Chúng ta đọc những gì mà một số tư tưởng gia có đầu óc vĩ đại trong thời đại của chúng ta phải nói về quan điểm của Phật giáo về ly tham, không chấp thủ và tình thương, về yếu tố duy lý trong đạo Phật và về vai trò và địa vị của đức Phật trong lịch sử nhân loại. Họ so sánh Phật giáo với những tôn giáo khác, làm nổi bật sự đề cao về yếu tố lý trí của tôn giáo này và cho chúng ta biết được những ảnh hưởng lớn lao của nó đối với nền tâm lý học hiện đại. Hy vọng rằng những gì được nói trong cuốn sách nhỏ này sẽ làm cho độc giả có động cơ nhìn sâu hơn nữa về những lời dạy của đức Phật, và nếu thoả mãn về mặt tâm linh hãy ứng dụng những nguyên tắc này vào đời sống thực tiễn. Thiết nghĩ đây là một công trình có giá trị nghiên cứu và rất hữu dụng đối với những ai khi nghiên cứu đạo Phật. Hơn nữa, những lời trích dẫn trong tập cách này là những nguồn dẫn chứng quý giá đối với những ai muốn nghiên cứu và viết lách về những đề tài liên quan đến Phật giáo và những lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, do đây là một tập sách mang tính chất sưu tầm những nguồn tư liệu nằm rải rác trong các nguồn tư liệu ở dạng nguyên bản Anh ngữ, cũng như một số tư liệu đã được dịch sang Việt ngữ, người dịch xin cáo lỗi cùng với quý độc giả trong vấn đề sắp xếp những lời phát biểu theo thứ tự từng tác giả hay theo từng chủ đề khác nhau liên quan đến giáo lý và cuộc đời của đức Phật. Ơû cuối phần tập sách nhỏ này, người dịch xin trích dẫn nguyên bản tác phẩm "Buddhism In The Eyes Of Intellectuals" của Đại lão Hoà thượng K. Sri Dhammananda, một vị Hoà thượng người Tích Lan có công rất lớn trong công việc hằng truyền Phật pháp tại Miến Điện và cũng là một nhà Phật học có rất nhiều ảnh hưởng đến giới nghiên cứu Phật học tân thời. Nhân đây, Người dịch xin bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu, người đã hy sinh cả cuộc đời mình vì sự nghiệp giáo dục đàn hậu học chúng con. Thành kính dâng lên Thượng tọa Bổn sư, người đã có công giáo dưỡng con nên người, thành quả học tập này với tất cả tấm lòng quý kính của người đệ tử. Cuối cùng, xin chân thành tri ân sự chỉ giáo của các bậc cao minh để tập sách nhỏ này ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Quảng Đức, Xuân Canh Thìn
Dịch giả Thích Quảng Bảo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]