Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khái niệm căn bản của đạo Phật: Giáo lý duyên khởi

07/01/201205:33(Xem: 8837)
Khái niệm căn bản của đạo Phật: Giáo lý duyên khởi
lotus4KHÁI NIỆM CĂN BẢN CỦA ĐẠO PHẬT:
GIÁO LÝ DUYÊN KHỞI
Tiến sĩ Alfred Bloom, Giáo sư danh dự ngành Tôn Giáo, Đại học Hawaii
Thích Nữ Tịnh Quang chuyển ngữ

Với ngày giác ngộ củaĐức Phật và nămmới sắp đến, suy nghĩ của chúng ta được phát khởi từkhái niệm chủ yếu của Phật giáo và sự đóng góp của Phật giáocho tưtưởng thế giới. Khái niệm chính của Phật giáo thường đượcgọi chung là Duyênkhởi hoặc Duyên sinh. Hầuhết người ta cho rằng Phật giáo như một tôn giáo.Tuynhiên, Phậtgiáo có một truyền thống phát triển cao của tư tưởng triết học dựa trêncác nguyên tắc củanhân và quả(inga) và được biểu hiện trong nguyên lý Duyênkhởi..

Giáo lý này xuất hiện trong đầu khi tôi đọc một cuộc đối thoại giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và VịViện trưởng của tu viện Nishi Hongwanji-Koshin Ohtani trong một sựkiện gần đây của tạpchí Shunju Bungei (1-2008).Trong cuộc đối thoạinày, vấn đề của Tánh Không cũng là một khái niệm rất quan trọngtrong Phật giáo Đại thừa đã đưa ra. Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằngTánh Không được dựa theonguyên tắc của Duyên khởi. Koshin Ohtani đã trìnhbày quan điểm ĐôngÁ về Tánh Không như là một nhận thứckinh nghiệm, đạt được xuyên qua việcthực hành thiền định trongZen hoặc cáctruyền thống khác. Đây là kinhnghiệm bảnthể Không có đối đãi. Có lẽ chúngta có thể phânbiệt các quan điểm hợp lý trong sự tương phản với thần bí. Trong khinhiều người có thể không dễ dàng trải nghiệm trong tính không nhịnguyên, họ có thể hiểu được cơ sở hợp lý của TánhKhông và xuyên qua sựphản ánh nhận thức có ý nghĩa và tầm quan trọng hiện thời của nó đối với cuộc sống của chúng ta.

Tánh Không của sự vật đượctrình bày bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma đề cập đến sự nhậnthức rằng tất cả mọi thứ trong thế giới của chúng talà duyên hợp. Muôn sự có thể được phân tích thành nhiều thành phần mà nó làm nên. XeÔ tô đượclàm từ các bộ phận khác nhau,bánh xe, động cơ v.v. Ví dụ, động cơ có thể được phân tích tiếp với các bộ phận của nó và cáckim loại đã làm ra nó. Các kim loại có thể đượcchia nhỏ với các yếu tố, nguyên tử, sau đó là neutron và protonhoặc những tiền tố nằm bên dưới thế giới quan sát của chúngta. Cuối cùng tâm hoạt động với mộtsự bí ẩn khi chúng ta không thể thâm nhập vào tính nguồn vũ trụ của thế giới kinhnghiệm.

Tuy nhiên, kết luận của Phật giáolà không có gì sởhữu tự bản chấttối thiểu của chính nó, nhưngtất cả mọithứ phụ thuộc vào nhữngcái khác cho sự tồn tại củanó. Vì vậy, tất cả mọi thứ là trống rỗng, sự trống rỗng của thực thể nộitại và giá trị nội tại; tất cả sự tồn tại làquan hệ. Thực thể cuối cùng củatất cả sự vật đó là khôngthể diễn đạt và bất tư nghì, do đó trống rỗng. Tấtcả sự phát sinh xuyênquasự hợp tác của nhiều nguyên nhân và điều kiện. Sự hiểu biết về các nguyên tắc Duyên khởi có cả ý nghĩa tôn giáo và triết học. Cho dù người ta quan sát tiến trình từ quan điểm logic hoặc kinhnghiệm,cả hai đều nhắm đến sự chuyển đổiđối với quan điểm của một người về thế giới và cuộc sống.

Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma) - giải thíchcănbản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con người và thế giới.Về mặt tích cực của Phật giáo Đại thừa, lý Duyên khởi làmcăn bản cho giáo lý thuyên chuyển công đức , theo đây mỗi ngườichia sẻ lợiích của hành động tốt vớinhững người khác. Học thuyết vềnghiệp có nghĩa là thái độ hoặc hành động và giải thích tìnhtrạng của chúng ta trong cuộc đời này, trongkhi lý Duyên sinh thúc đẩy mọi người làm việctốt để có được công đức để đạt được cuộcsống tốt hơn cho bảnthân và những người khác trong tương lai, trong tiến trình luânchuyển. Giáo pháp này được phản ánh trong câu chuyện của Bồ tát Dharmakara (Hozo-Pháp Tạng) trong truyền thống TịnhĐộ. Nhữnglời nguyện của Ngài nhằm xây dựng một cõiTịnh Độ nơimà tất cả chúng sinh có thể đạt được giác ngộ với sự thể hiện các nguyên tắc của sự tương duyên. Mỗi lời nguyện chỉ ra mốiquan hệ của tuệ giác Bồ tát (Bodhisattava) vớisự đạt được giác ngộ bởi tất cả chúngsinh. Ngài không thể đạt được nó trừ khi chúng sinh đạt được nó cùng với ngài. Tất cả chúng ta đều có sự liên đới lẫnnhau.

Phương pháp triết học với giáo pháp Duyên khởi còn được gọi là 12 mắcxích liên kết nhân quả. Những mắc xích này phân tích sự tồn tại của conngười hoặc muôn loài như là kết quả của một quá trình bằng 12 khíacạnh, mô tảsự hình thành của một cuộc sống hoặc cóthể quan sát một cuộc sống thông qua ba lầnsinh. Quan điểm này rất làquan trọng bởi vì nó cung cấpmột sự hiểu biết của tiến trình sốngvà tái sinh hay luânchuyển, cung cấp nềnmóng cho các giá trị và sự quyết định bằng sự hiểu biết các điều kiện khác nhauliên quan đến mạch nguồn sự sống.

Những mắc xích làm nhân duyên là: 1) Vô minh-ngudốt: là sựmù lòacăn bản đốivới sự thật của tự thân và tình trạng cuộc sống. Đó là một sự thiếu hiểu biết mà hôm nay chúng ta gọi là“sự từ chối”. 2)Hành: hành động ýchí bao gồm các sự thúc đẩy và động cơ phátsinh của chúng ta từ sựngu dốt của chúng ta trong các hình thái hận thù, tham lam, thành kiến ​​... 3)Thức: nhận thức, bao gồm cả vô thức hoặc tổngthể của sự nhận thức về các sự vật.Xuyên qua nhiều sự ảnh hưởng hay những hạt giốngđượclưu trữ ở đây mà chúng ta phát triển các xu hướngtốt hoặc xấu. 4)Danh và Sắc: Tên và hình thể là cáckhía cạnh tinh thần và thể chất của chúng ta. Đó là, cơ thể vật lý và tính cách hoặctínhđồng nhất. 5)Lục nhập: sáu nănglực của giác quan:tâm và năm giác quan vật lý. 6) Xúc: Sự liên hệxuyênqua các giác quan với các đối tượng. 7)Thọ: Cảm giác hoặc nhậnthức và kinh nghiệm đối với mọi điều. 8)Ái: là tham muốn, bắt nguồn từ cảmgiác của chúng ta, vìkinh nghiệm lặp đi lặp lại chẳng hạn như chúng ta không cóthể chỉ ăn một khoanh mỏng của khoai tây. 9) Thủ: bám hoặc nắm bắt và dínhchặt. Chúng ta không thểbuông bỏ. 10) Hữu:Trở thành là ước muốn sâu xa chocuộc sống, phản chiếu trong những sự phấn đấu của chúng ta bằngviệc tự bảo tồn. 11) Sinh: Sựsinh ra hoặc tái sinh. 12)Lão tử: Tuổigià (Decay) và cái chết, quá trình bắt đầu lúc mớisinh và trở nên rõ ràng hơn như thời gian-vô thường-sự tiếp tục.

Theo tiến trình này, chúng ta bị ảnh hưởng bởinhữngảo giác và sự thiếu hiểu biết cơ bản vàdo vậy chúng ta mù lòa đối với thực tại đích thực.Đó là chúng ta không thể nhìn thấy sự vật như chúng thực sự là. Chúng ta biết rằng các giác quan của chúng ta có thể bịlừa gạt như trong ảo giác quang học.Kết quả là, chúng ta phát triển những cảm giác sâu sắc củatham lam, hận thù và thành kiến, bản chất íchkỷ căn bản củachúng ta. Xuyên qua ýthức nằm dưới và các hoạt động củatâm chúng ta và cácgiác quan của chúng ta, chúng ta thể hiện hành động trên thế giới,tạo ra khổ đau hay tốtđẹp. Chúng ta bám vào những điều mà chúng ta nghĩrằng cólợi ích cho cái tôi củachúng ta hoặc bảo vệ nó. Do đó, chúng ta khởitưởng một sự tham muốn sâu xa để tiếp tục cuộc sốngcủa chúng ta (trở thành). Nghiệp được tạo ra thông qua quá trình nàydẫn đến sự tái sinh kế tiếp và chu kỳ củasinh-lãovà tử. Tất cả chúng sinh trảiqua tiến trình này cho đến khi họtìm đường ra khỏi bánh xe luân chuyển hoặc con sông củasinh và tử, được gọi là vòng luân hồi trong giáo lý Phật giáo.

Giáo lý về Mười hai nhân duyên thúc đẩysự nỗlực tìm kiếm cho sự giác ngộ để nhận ra sự giảiphóng từ tiến trình này. Việc phân chia thành bađời sống: quákhứ, hiện tại và tương lai biểu lộ rằng sự nô lệ tinhthần của chúng ta tiếp tụctáisinh trong quan điểm của Phậtgiáo về luân hồi. Trong sự giảng dạy truyền thống, vòng luân chuyển không kết thúc với ba chu kỳ.Thay vào đó, nếu tình dục và sự thiếu hiểu biết của chúng ta chi phối tính chất của chúng ta trong cuộc sống thì tiến trình đaukhổ tiếp tục. Sựđa dạng của các truyền thống Phậtgiáo đã cung cấp các đạo lộ để giúp chúng ta vượt qua tiến trình này và trở thành giácngộ, đạt được niết bàn hay Phật tánh.

Nó cũng đưa ra một sựnhận thức thúcđẩy cuộc sống cá nhân của chúng ta. Phật giáo dạy rằng đó là mộtsự kiện hyhữu khi được sinh ra làm một conngười có được khả năng quyết định vàthực hành giáolý và điđến giải thoát. Phươnghướng triết học của giáo lý tập trung sự chú ý rằngkhông có gì có giá trị trongvà của chính nó. Tất cả mọi thứ là ghép hợp vàlà vô thường. Tất cả mọi thứ đều trải qua một quá trình thay đổi, rõ ràngnhất trongcuộc sống của chínhchúng ta. Bởi vì mọi thứ đã không có giá trị thiết yếu, sự mong muốn và bám víu của chúng tagây cho chúng ta nhiềuđau đớn khichúng ta gặp phải một cái gì đó mà chúng ta không thích hoặc mất một cáigì đó chúng ta quí báu. Sự hiểu biết về bản chất thay đổi sẽ hỗ trợ chúng ta trong việc xây dựng đời sống tinh thần.

Một cách triết lý hơn, họcthuyết này biểu hiện Tính không hay bảnchất rỗng tuếch của tất cả mọi thứ. Học thuyết này ápdụng đối với lịch sử hoặctự nhiên, nóchỉ ra rằng tất cả chúng talà duyên sanh, là những con người thuộc về lịch sử, cũng như các nền văn hóa và văn minhcủa chúng ta, chúng nó không phải là tuyệt đối có giá trị và đượcduy trì nếu không có óc phê bình. Trong sự kết nối vớithiên nhiên, Phật giáo là tương thích với khoa học, bởi vì nó hiểu được nguyêntắc nhân quả và bản chất phát triển của sự vật.Tất cả sự thực là một dòng chảycó năng lượng cầnthiết xuyên qua tiền tố nhỏ nhất, hoặc làn sóng trong sự phân giải củavi mô khoa học, hay sự tiến hóa của sự sống và sựnới rộng của vũ trụ trongthế giới vĩ mô.

Trong đời sống xã hội, nguyên tắc này nhấn mạnh tính chất phụ thuộclẫn nhau của quan hệ xã hộicũng như sự bổ sung đối với tất cả cuộc sống và sự việc thực tế. ỞTrung Quốc, biểu tượng Âm và Dương của Đạo Lão cũng thể hiện nguyên tắc này. Với sự bổ sung củaÂm và Dương, Dương cũng có trong Âm và Âmcũng ở trong Dương, đượchiển thị bằngmột dấu chấm nhỏ trongcác lĩnh vực tương ứng. Cáchình thức vòng tròn cho thấy phía này chảy vào phía khác, tạora nhiều sựbiến chuyển đối với thực tế.

Sự tương duyên cũng cho thấy sự hỗ tương cần thiết cho quan hệ con người hiệu có quả vàtích cực. Tất cả chúng ta được kết nối với nhau.Giáolý Phật giáo cung cấp một nền tảng cho cuộc sống và cộng đồng xã hội, kết nối quá khứ,hiện tại và tương lai. Tiến trình này baohàm sự tôn kính tổ tiên cũngnhư sự quan tâm cho các thế hệ tương lai.

Hình tướng và sựhiểu biết về Duyên khởi sẽ đưa đến việc thunhỏ những sự méo mó củachủ nghĩa cá nhân hung hãn và quanđiểm cạnh tranh hống hách của chúng ta trong xã hội phương Tây. Nócũng sẽ vượt qua hình ảnh xung đột đã địnhhình xã hội phương Tây, chúng ta phải có một kẻ thù và luôn luôn có chiến thắng. Học thuyết Nhị nguyên của văn hóaphương Tây, thiện và ác, xác thịt và linhhồn là tự chuốc lấy thất bại cuối cùng.

Tựu trung, tầm quan trọng của giáo lý Duyên khởi có thể được nhìn thấy trong các lĩnh vực khác nhau củasựứng dụng,tôn giáo, hay triết học. Nó là cơ sở của tư tưởngPhật giáo. Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh đã viết:"Tất cả các giáo lý của Phật giáolà dựa trên lý Duyên khởi, Nếu mộtsự giảng dạy không phù hợp với nguyên tắc Duyênkhởi, nó không phải là lời dạy của ĐứcPhật "(Thích Nhat Hanh: "The Heart of the Buddha's Teaching-The TwoTruths.")

Theohttp://www.shindharmanet.com/writings/centralconcept.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567