Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiến thắng những cảm xúc tiêu cực

21/09/201113:19(Xem: 7871)
Chiến thắng những cảm xúc tiêu cực
Dalai_Lama (185)
CHIẾN THẮNG NHỮNG CẢM XÚC TIÊU CỰC

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 09/06/2011

1- Miễn Là Có ĐiềuGì Đấy Chuyển Biến

Khi tôi nhìnvào chính mình, trải qua năm tháng, thân thể vật lý đã thay đổi. Ngày qua ngày, tất cả chúng ta trở nên giàđi, nhưng tri thức chúng ta tăng trưởng.Và kinh nghiệm của chúng ta lớn rộng. Nhưng có được tri thức thì dễ dàng hơn việc hiện thực tri thức ấy. Áp dụng, thực hành thì không dễ dàng. Đối với chính tôi cũng thế, điều ấy khókhăn. Tuy nhiên, khi so sánh cung cáchsuy tư hôm nay với những gì hai mươi năm trước, tôi nghĩ rằng có sự thayđổinào đó, một tiến trình nào đấy. Không kểlà nhiều ít, miễn là có điều gì đấy chuyển biến.

Trongcách này, sự thay đổi hay diễn tiến hay sự chuyển hóa của tâm thức là dễ dàng,trong một cách khác là khó khăn. Nhưng mộtđiều thật rõ ràng: tôi có thể bảo đảm rằngnếu quý vị thực hiện một nỗ lực liên tục với quyết tâm và niềm tin, tâm thức cóthể thay đổi. Do vậy, ngay cả nếu quý vịnghĩ rằng một diễn biến nhỏ đã hiện thực, thì cũng đủ lý do để tiếp tục cố gắng,bởi vì một cách chậm rãi, chậm rãi, quý vị đang thay đổi. Thậm chí nếu quý vị không thể đem đến một sựthay đổi ấn tượng sâu sắc, thì ngay cả nếu quý vị có thể đạt đến một sự đổithay tối thiểu, điều ấy vẫn là chuyển biến.Trong Phật Pháp, và trong những truyền thống Ấn Giáo cổ xưa, chúng tatin tưởng trong sự tái sinh, đời sống này tiếp đời sống khác. Do thế, trong kiếp sống này, nếu chúng taphát triển trong lĩnh vực tinh thần, ngay cả trong một tiến trình giới hạn sẽlàm nên một tác động cho kiếp sống tới của chúng ta. Rồi thì một cố gắng khác sẽ được thực hiện.Một tiến trình nho nhỏ chắc chắn sẽ mang đến một ảnh hưởng trong những đờisống tới của chúng ta.

Vìthế, đấy là tại sao Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni nói với chúng ta rằng một hànhgiả phải nghĩ trong thời hạn của hàng kiếp sống, không chỉ bằng ngày và giờ. Khát vọng chiến thắng khổ đau, ngay từ lúcban đầu, là ở đấy. Nhưng chỉ mong ướcthôi thì không thể đạt đến mục tiêu.Cùng với nguyện vọng ấy, chúng ta phải tuân theo một cung cách đúng đắn,một phương pháp thích đáng. Chúng ta phảithực hiện nỗ lực không mệt mỏi, bất chấp năm tháng hay kiếp số vô tận. Rồi thì, sẽ có sự chấm dứt khổ đau của chúngta. Đức Phật đã minh chứng điều này rấtrõ ràng.

Cólẽ, đại đa số chúng ta theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, tin tưởng rằng trìtụng Om Mani Padme Humlà tốt lànhcho chúng sinh, đặc biệt đối với những ai đang đối diện những tình trạng bất lợi. Do thế, ở đây, vào lúc bắt đầu, chúng ta hãytrì tụng một trăm lần Om Mani Padme Humcho những người đã và đang khổ đau vì trận động đất ở Gujarat.

Theobáo chí hôm nay, hơn hai mươi nghìn người đã bị chết vì trận động đất. Hãy nghĩ về những người đã chết hay bị thươnghay bị mất người thân trong gia đình. Cũng hãy nghĩ về những thú vật.Không phải nói, những con mèo, chó, và những con thú khác cũng khổ đau.

Vìvậy, hãy nhớ đến tất cả những chúng sinh ấy, đặc biệt là nhân loại, và nhữngcon người nghèo khổ ấy, những người ngay cả trong khi sống, có những đời sốngkhó khăn, và cuối cùng chết một cách thảm thương. Buồn quá, có phải không?

2- Lễ Hội KumbhaMela - Hữu Ngã Và Vô Ngã

Bâygiờ tôi muốn chia sẻ với quý vị một số cảm nhận, quan niệm, và kinh nghiệm cuộcviếng thăm của tôi đến lễ hội Kumbha Mela[1]. Tôi đã ở đấy hai ngày. Thật sự đây không phải là cuộc viếng thăm lầnđầu tiên của tôi: trong năm 1966, tôi đã tham dự một lễ hội Kumbha Melakhác. Lần ấy tôi ở lại rất ngắn, khôngcó cơ hội để nói chuyện một cách riêng tư với những vị lĩnh đạo tinh thần. Vì vậy lần này, cùng với những buổi lễ chínhthức, tôi đã có cơ hội để thảo luận với Giáo Luận Sư[2] vàcác đạo sư Ấn Giáo khác.

Đốivới lần viếng thăm đầu tiên lễ hội KumbhaMela năm 1966, tôi đã nhận một số lá thư từ một nhóm Phật tử bày tỏ sự phật ý củahọ về cuộc viếng thăm của tôi đến những gì được xem là lễ hội của Ấn Giáo. Lần này cũng thế, một số thân hữu của tôi đãbiểu lộ một chút dè dặt về cuộc viếng thăm của tôi ở đấy. Rồi thì tôi đã suy tư, và tôi nghĩ mọi ngườibiết, đối với sự quan tâm và cố gắng của tôi để thúc đẩy những giá trị nhân bảnvà hòa hiệp tôn giáo. Đây là hai chínguyện mà tôi sẽ mang theo cho đến khi tôi chết.

Tronghơn mười lăm năm, bất cứ khi nào có cơ hội, tôi đã thực hiện những cuộc hànhhương đến các thánh địa của những tôn giáo khác nhau như Jerusalem, và Lourdes ởPháp. Ở Ấn Độ cũng thế, khi tôi ở mộtnơi gần với những điện đường, đền thờ Hồi Giáo, chùa viện, nhà thờ, tôi sẽ đếnđể bày tỏ lòng tôn kính. Tôi cảm thấy rằngtham dự lễ hội Kumbha Mela là một cơ hội tốt để bày tỏ lòng tôn kính của tôi đến Ấn Giáo, tín ngưỡng cổ truyềncủa xứ sở này. Tôi ở trên quốc gia nàyđã bốn mươi năm và luôn luôn cảm thấy rằng thật quan trọng để bày tỏ lòngtôn kính của tôi và học hỏi đến nhữngtruyền thống khác. Tôi cũng bao gồm nhữngtruyền thống khác biệt với Ấn Độ như Ki Tô Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo, và nhữngtruyền thống đã sinh trưởng trên đất nước này như Ấn Giáo, Kỳ-Na Giáo, PhậtGiáo, Tích-Khắc Giáo (Đạo Sikh), v.v...Tôi nghĩ những truyền thống phát sinh từ trong nước này có một mối quanhệ gần gũi thật đặc biệt.

Vàothời Đức Phật, đã có những cuộc bàn cãi hay tranh luận giữa những truyền thốngPhật Giáo và không Phật Giáo. Long Thọ,Thánh Thiên, Phật Hộ, Nguyệt Xứng, Pháp Xứng, và sau này, Tịch Hộ và Liên HoaGiới, và những đại sư Phật Giáo khác đã viết một cách toàn diện về tư tưởng củanhững trường phái Ấn Độ cổ xưa. Loạitranh luận này, tôi cảm thấy là cực kỳ lợi lạc và tốt đẹp. Cũng thế, trong Đạo Phật, có nhiều bàn cãi,nhiều tranh luận. Tôi cảm thấy có haiquan điểm đối kháng và rồi thì tranh luận những giá trị của mỗi quan điểm là rấthữu ích để làm cho tâm thức sâu sắc. Nhữngcuộc tranh luận này không như sự đấu tranh chính trị. Những điều này là rất tích cực, tôi thật cảmthấy nếu không có điều này, luận lý hay tư tưởng Đạo Phật có thể trở nên kémphát triển hơn. Tôi cảm thấy những tranhluận và bàn cãi này là rất lợi ích, nhưng những người thiển cận hay đầu óc hẹphòi đôi khi có một cái nhìn sai lầm về những cuộc tranh luận này. Các cuộc tranh luận sau đó tạo nên những sựphân chia và đưa đến đấu tranh cùng xung đột.Do thế, tôi nghĩ thật quan trọng để hoan nghênh những quan điểm đối lậpvà để học hỏi lẫn nhau.

ĐứcPhật, trong những buổi đầu của cuộc đời Ngài như một du sĩ, đã học hỏi từ truyềnthống Ấn Giáo. Rồi thì Ngài thể nghiệmvà sau này đạt đến giác ngộ. Trong việc làm này, Ngài đã bác bỏ nhiều ý tưởngvà quan điểm của truyền thống Ấn Giáo cổ truyền nhưng đồng thời cũng chấp nhậnnhiều thứ, như giới, định và tuệ quán. Sựphân biệt giữa Phật Giáo và không Phật Giáo là lý thuyết về hữu ngã và vôngã. Vô ngã là quan điểm của tôi; hữungã là khái niệm của họ. Không có vấn đềgì [trở ngại]!

Tôitin tưởng trong vô ngã, và qua điều này, tôi đạt được nhiều lợi ích. Nóhỗ trợ cho quan điểm và cảm nhận của tôi.Nhưng đối với họ, lý thuyết hay khái niệm hữu ngã là rất lợi ích. Tôi chấp nhận sự phân chia như thế. Tôi cảm thấy rằng trong khi tôi cố gắngđể cónhững mối quan hệ gần gũi hơn với những truyền thống khác, tôi phải thể hiện mộtnỗ lực to lớn hơn để phát triển một sự thấu hiểu tốt đẹp hơn về những quan điểmtrong các truyền thống ấy.

Vìvậy đấy là những lý do chính tại sao tôi đã tham dự lễ hội Kumbha Mela.Sau hai ngày ở đấy, tôi thật sự hài lòng. Tôi ngưỡng mộ những lĩnh đạoẤn Giáo ở đấy. Họ có đầu óc rất cởi mở. Khi tôi đi vào nơi hội họp, một lĩnh đạo nắmchặc tay tôi và đọc lời cầu nguyện Phật Giáo:Buddham Sharnam Gacchami- Convề nương tựa Phật- thật dễ thương làm sao, có phải không? Rất đáng yêu.Trong lời bình luận, ông nói rõ rằng Đức Phật khuyến khích đại từ bi,mahakaruna, và bất bạo động. Sau này mộtGiáo Luận Sư khác đã nói rằng thật rất quan trọng là chúng ta đã đến gần nhau hơn. Điềuấy thật tuyệt vời. Tôi cảm thấy điều nàycó thể là một sự khởi đầu mới.

Mộtđiều có thể hiểu nhưng đáng buồn là một số Phật tử trong xứ sở này, đặc biệt nhữngngười Phật tử mới (neo-Buddhists), có một thái độ tiêu cực hơn đối với ẤnGiáo. Không có lợi ích gì! Chất chứa những cảm nhận tiêu cực đối với ngườikhác không phải là cung cách của Đạo Phật.Về phía Ấn Giáo, tôi nghĩ đã đến lúc để thay đổi hệ thống đẳng cấp và nhữngtập quán lỗi thời. Chúng ta phải tuyên bốmột cách công khai nó: những tập quán này đã lỗi thời. Tôi mong ước cho những hành động phối hợp đểloại trừ tất cả những cảm giác tiêu cực và những việc tiêu cực. Nếu, thay vì bình phẩm người khác, chúng ta cốgắng để thấu hiểu họ và cải thiện những mối quan hệ của chúng ta; những nhàchính trị, và những người hiểm độc, những kẻ lợi dụng các sự khác biệt tôn giáocuối cùng sẽ bị cô lập.

Tôithật sự cảm thấy chuyến hành hương của tôi đến lễ hội Kumbha Mela là một cơ hộitốt để thực hiện một cống hiến khiêm tốn.Do thế, đấy là câu chuyện. Một vấnđề quan trọng khác: trước khi tôi đến đấy, tôi đã nghe có rất nhiều bụi, tôi dựđoán là tôi có thể phải cảm mạo. May mắnthay, không có bệnh hoạn gì mặc dù bụi bặm! Một việc khác mà tôi muốn chia sẻ vớinhững thân hữu Phật tử của tôi, đặc biệt là những Phật tử Tây Tạng. Hơn hai mươi lăm triệu người đã tập họp tại lễhôi Kumbha Mela, và toàn bộ thành viên thuần chay tịnh. Không có một con thú nào bị hy sinh, và tôinghĩ điều ấy thật là kỳ diệu. Nếu mườinghìn người Tây Tạng tụ hội, tôi nghĩ những người hàng thịt sẽ rất bận rộn. Một điều hơi kém may mắn.

Quanhiều năm, chúng tôi và một số tu học viện đã và đang thực hiện những nổ lực đểkhuyến khích việc chay tịnh trong tu viện.Chúng ta cũng phải thực hiện nỗ lực này khi chúng ta có những cuộc tập họpto lớn. Tôi nghĩ chúng ta phải giữ điềunày trong tâm.

3- Cảm Xúc Và CuộcSống

Tôitrở lại chủ để những cảm xúc, không có chúng, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nênvô vị. Cảm xúc có thể rất tốt, nhưng tôinghĩ rằng quý vị phải làm một sự phân biệt trong những cảm xúc. Một số,trong ngắn hạn, trông thật ý vị,nhưng về lâu về dài là tàn phá. Một sốtrông hơi khó chịu lúc ban đầu, nhưng càng về sau, có một lợi ích vô biên. Thật quan trọng để biết và có thể phân biệtnhững loại cảm xúc nào là hữu ích và những thứ nào là tiêu cực và phải được loạitrừ. Ở đây, trước tiên, mọi chúng sinh,kể cả cây cỏ, có quyền để sinh tồn. Rồithì, trong những chúng sinh, tất cả những ai đã từng trải nghiệm với đớnđau vàvui thích có quyền không chỉ sinh tồn mà cũng hiện hữu một cách hạnh phúc. Đấy là quyền căn bản của chúng ta. Sinh vật có tri giác, hay chúng sinh nhữngsinh vật có khả năng để cảm nhận, nhữngkẻ có nhận thức, có khát vọng vượt thắng khổ sở và đớn đau, cùng đạt được hạnhphúc và niềm vui sướng. Có hai mức độ củanhững kinh nghiệm mang đến hạnh phúc hay khổ đau. Một đơn thuần là cảm giác. Trong khi thấy điều gì xinh tươi hay tốt đẹp,chúng ta có thể phát sinh sự thỏa mãn tinh thần. Như một âm thinh êm dịu có thể làm chúng tavui vẻ. Trong sự quan tâm này, con ngườivà thú vật có những trải nghiệm tương tự. Về mức độ cảm giác, chúng ta có thể trải nghiệm sự hài lòng hay vuithích hay đớn đau thân xác.

Đốivới con người mức độ cảm giác rất quan trọng.Do thế, sự thoải mái và phương tiện vật chất là cần thiết và hữu dụng bởivì chúng cho chúng ta niềm vui thích ở mức độ này. Điều này sẽ bao gồm một khu vườn xinh đẹp vớinhững con chim và thú vật, âm nhạc, mùi hương thơm tho, vị nếm khả quan, cũngnhư sự xúc chạm, kể cả kinh nghiệm ái dục. Chúng ta có những điểm này chung với các động vật.

Tuynhiên, nếu chúng ta chỉ tập trung trên mức độ ấy, chúng ta không là con ngườihoàn toàn. Do bởi sự thông minh củachúng ta, chúng ta có trí nhớ tốt hơn thú vật, một khả năng to lớn hơn để quánchiếu và để thấy những viễn tượng lâu xa - không chỉ trong đời sống này mà quanhiều kiếp sống và thế hệ. Con người cókhả năng để duy trì ký ức của quá khứ lâu xa:chúng ta đã viết và lưu giữ những kinh nghiệm hàng nghìn năm. Nhưng do bởi sự thông minh của chúng ta, nguồngốc sự lo lắng có khuynh hướng gia tăng.Do bởi điều này, đôi khi, chúng ta có quá nhiều dự đoán và những điềunày làm cho sự lưỡng lự, nghi ngờ và sợ hãicủa chúng ta thức dậy. Trongchúng ta những điều này mạnh mẽ hơn những động vật rất nhiều.

Rõràng, một số cảm giác lo lắng hậu quả từ sự thông minh của con người. Loại bất hạnh này không thể vượt thắng bằng sựthoải mái vật chất. Chúng ta thấy nhữngngười giàu có, những người có nhiều sự thoải mái vật chất và không cần phải ưutư, tuy thế, họ là những người thiếu niềm vui tinh thần. Do vậy, sự buồn phiền hay không thoải mái haybồn chồn tinh thần không thể được xóa đi bằng sự thoải mái vật chất đơn thuần. Trái lại, nếu trên mức độ tinh thần, có niềmhạnh phúc và hài lòng, sự thiếu tiện nghi vật chất có thể được đối phó một cáchdễ dàng. Trong một số trường hợp, chịu đựngnhững khó khăn vật chất có thể mang đến sự toại nguyện tinh thần hơn.

Khichúng ta đã được chuẩn bị tinh thần, chúng ta sẳn sàng để đối diện bất cứ khốilượng bất tiện vật lý nào. Thế nên, mứcđộ kinh nghiệm tinh thần là siêu tuyệt hơn mức độ cảm nhận của giác quan (mắt,tai, mũi, lưỡi, thân). Đó là tại sao sựtiến triển hay phát triển vật chất là thiết yếu, nhưng việc đạt được mục tiêu vậtchất đơn thuần không thể thỏa mãn, không thể hoàn thành tất cả những yêu cầu củacon người. Con người chúng ta cần hơnthế. Kẻ tàn phá niềm hòa bình và thoảimãi tinh thần là bộ phận của cảm xúc mà chúng ta gọi là cảm xúc tiêu cực.

Nhữngcảm xúc như lòng từ bi mạnh mẽ, một cảm giác ân cần và quan tâm cho những ngườikhác có thể được cảm nhận một cách nhiệt tình, nhưng chúng chỉ mang đến cho tâmthức chúng ta một chút náo động màthôi. Thật sự mà nói, những cảmxúc này được phát khởi và phát triển mộtcách thận trọng qua rèn luyện, qua lý trí.Chúng không đến một cách lập tức. Nhưng những cảm xúc khác như giận dữ và ghen tỵ, đến một cách tức thì, mặcdù chúng ta có thể có một lý do giả tạo nào đấy cho sự xuất hiện củachúng. Và những cảm xúc này thường thườnglà tàn phá, trái lại những cảm xúc như từ ái, bi mẫn mạnh mẽ, và một cảm giácân cần về lâu về dài, là hữu dụng, có ích và lợi lạc. Sự phân biệt giữa những cảm xúc tiêu cực vàtích cực căn cứ trên sự kiện rằng từ bản chất tự nhiên tất cả chúng ta đều muốnhạnh phúc và không muốn khổ đau. Do vậy,bất cứ điều gì - ngoại tại cũng như nội tại - thứ nào mang đến hạnh phúc mộtcách căn bản là tích cực. Bất cứ điều gìmang đến trải nghiệm khổ đau là tiêu cực.Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm, định luật căn bản là: chúng ta muốnhạnh phúc. Quyền căn bản của chúng ta là đạt được hạnh phúc. Do thế, những thứ nào phát sinh sự toại nguyện,vui sướng, và hạnh phúc là tích cực bởi vì đây là những gì chúng ta tìm cầu. Những cảm xúc tiêu cực tàn phá hạnh phúc củachúng ta.

4- Ba Trình ĐộĐáp Ứng Với Những Cảm Xúc

Tôimuốn chia sẻ với quý vị ba trình độ mà chúng ta đáp ứng với những cảm xúc tiêucực trên ấy.

a- Trình độ thứ nhất, tuân theo những đạo đức thế tụcvà không đụng chạm gì đến niềm tin tôn giáo. Đấy là cố gắng sử dụng óc thông minh củachúng ta để phân tích những gì xảy ra trong các hoàn cảnh cụ thể. Chúngta bắt đầu bằng việc xác minh những lợiích hay hậu quả dài hạn và ngắn hạn của những cảm xúc tiêu cực. Khi chúng ta trở nên tỉnh thức với những hậuquả tiêu cực dài hạn, chúng ta sẽ bắt đầu hạn chế những cảm xúc tiêu cựccủa mộtcách cẩn trọng. Hãy nhìn những hậu quảcó thể có của một ý chí bệnh hoạn mạnh bạo đến người khác, như thù hận. Khi nào mà ý chí bệnh hoạn mạnh bạo đến ngườikhác phát triển, sự hòa bình của tâm hồn chúng ta lập tức tiêu tan. Mộtgiấc ngủ an bình cũng biến mất. Và trong cách này, sức khỏe thân thể chúng tatàn lụi. Những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽtàn phá sự hòa bình của tâm hồn và cả sứckhỏe cường tráng. Cũng thế nếu chúng tacó những cảm nhận tiêu cực mạnh bạo đối với người khác, cuối cùng chúng ta cảmthấy rằng những người khác cũng có một loại thái độ tương tự. Như một kết quả, khi chúng ta gặp gỡ ngườinào đấy, những cảm nhận nghi ngờ, sợ hãi, và khó chịu sinh khởi.

Loạithái độ nghi ngờ này, tôi cảm thấy, chống lại bản chất tự nhiên của con người bởivì chúng ta là những động vật xã hội.Cho dù chúng ta thích hay không thì chúng ta cũng phải sống trong cộng đồngnhân loại; chúng ta không thể sống còn trong cô lập. Chúng ta tự đặt mình trong một hoàn cảnh khókhăn khi chúng ta xử sự một cách tiêu cực với những con người mà chúng ta lệthuộc. Tôi nghĩ cư dân trong một thànhphố lớn giống như một cộng đồng nhân loại, tuy thế nhiều cá nhân cảm thấy rấtđơn côi. Đôi khi con người không tin tưởngvà tôn trọng những người khác.

Trongbất cứ một cư dân nào, một vài người có thể tinh quái, nhưng một cách tổngquát, nếu chúng ta cư xử với người khác như những người anh chị em, họ sẽ đáp ứngmột cách phù hợp. Chúng ta biết, chúngta có thể nói rằng những người kia trải nghiệm những thứ như chúng ta. Tôi có sự giận hờn, và tương tự thế, ngườikhác cũng có sự sân hận. Tôi, đôi khi,có một sự ghen tỵ nào đấy, và những người khác cũng giống như thế. Không có những sự khác biệt giữa chúng ta, vì thế tôi dối xử với ngườikhác như chính tôi... Không có gì để giấudiếm... hãy cởi mở, thẳng thắn. Trongcách này, tôi nghĩ sự tin cậy và tình thân hữu có thể phát triển.

Quývị có thể thấy một cách rõ ràng rằng nhiều nổi bất hạnh mà chúng ta trảinghiệmtrong đời sống là qua những sai lầm nơi trí óc của con người: chúng ta khôngphân tích những hoàn cảnh một cách đúng đắn vì thế chúng ta trải nghiệm các cảmxúc tiêu cực. Để vượt thắng những cảmxúc tiêu cực, chúng ta phải trở nên tỉnh thức với những hệ quả ngắn hạn và dàihạn. Chúng ta cũng phải phân tích thực tạicủa hoàn cảnh. Thực tại được làm nên từnhững bộ phận tương liên. Mọi thứ xảy rado bởi nhiều nguyên nhân và điều kiện. Đấylà thực tại, đấy là thực tế. Nhưng trongtâm thức chúng ta, trong nhận thức của chúng ta, nếu điều gì đấy bất hạnh xảyra, chúng ta hướng sự chú ý vào một nguyên nhân và trách cứ nó. Rồi thìchúng ta bộc lộ sự giận dữ. Nhưng nếu chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thậnhơn, nếu chúng ta thực tế trong sự thừa nhận của chúng ta, chúng ta biếtrằngnhững việc này xảy ra do bởi nhiều nguyên nhân và điều kiện, trong ấy bao gồm cảthái độ tinh thần của chúng ta. Do vậy, nếu chúng ta biết rằng trong thực tế,có nhiều nguyên nhân, chúng ta không trách cứ một nhân tố đơn lẻ.

Tươngtự thế, những điều tốt lành xãy ra do bởi nhiều nguyên nhân. Nếu chúng ta thấu hiểu điều này, không có nhiềucăn bản cho việc phân biệt giữa tốt và xấu. Nếu ai đấy lợi dụng chúng ta, điều ấy là sai, không công bằng, chúng taphải chấm dứt điều ấy. Chúng ta phải thựchiện sự những biện pháp trả đũa nhưng không với những cảm xúc tiêu cực. Điều ấy là có thể và thực sự những biện phápnhư vậy là tác động hơn. Vì thể qua mộtsự tỉnh thức về thực tại và những kết quả liên hệ, chúng ta có thể thay đổithái độ của chúng ta. Cuối cùng, chúngta có thể phát triển một niềm tin rõ ràng rằng những cảm xúc nào đấy là vô íchvà có thể chứng tỏ sự tai hại. Một khichúng ta khuếch trương sự tin chắc này, thái độ của chúng ta đối với những cảmxúc tiêu cực sẽ cách biệt hơn; chúng ta không chào đón chúng. Nhưng cho đến khi chúng ta mở rộng niềm tinnày, chúng ta sẽ lầm lẫn những tiêu cực này, những cảm xúc tàn phá như một bộphận của tâm thức chúng ta, một phần của chúng ta.

Trongsự liên hệ này, tôi không nói đển những vấn đề tôn giáo, mà chỉ đơn giản từ cảmnhận ân cần cho mỗi chúng ta, nhìn những người khác như một bộ phận của cộng đồngcủa tôi. Thực sự, tất cả chúng ta là bộphận của cộng đồng nhân loại. Nếu nhânloại hoan lạc, có một đời sống thành công, một tương lại hạnh phúc, tôi sẽ lợilạc một cách tự động. Nếu con người khổđau, tôi cũng sẽ đau khổ. Nhân loại nhưmột thân thể, và chúng ta là những bộ phận của thân thể ấy. Một khi chúng ta nhận ra điều này, một khichúng trau dồi thái độ loại này, chúng ta có thể mang đến một sự thay đổi trongcung cách suy nghĩ của chúng ta. Một cảmnhận ân cần, hy hiến, nguyên tắc, đồng nhất với nhân loại - điều này rất thíchđáng trong thế giới ngày nay. Tôi gọi điềunày là đạo đức thế tục, và đây là trình độ thứ nhất để đối phó với những cảmxúc tiêu cực.

b- Trìnhđộ thứ hai trong sự liên hệ này được hướng dẫn bởi tất cả những truyền thốngtôn giáo quan trọng, cho dù là Ki Tô Giáo hay Hồi Giáo, Do Thái hay Ấn Giáo.Tất cả đều mang thông điệp của từ ái, bi mẫn,tha thứ, bao dung, toại nguyện, và nguyên tắc. Đây là những biện pháp đối phó với các cảm xúc tiêu cực. Khi sân hận sắp bùng phát, khi thù oán sắp trổidậy, hãy suy tư về bao dung. Điều quantrọng là dừng lại bất cứ sự bất mãn tinh thần nào khi chúng ta cảm thấy nó bởivì nó sẽ đưa đến sân hận hay thù oán.

Kiênnhẫn là biện pháp đối phó với sự bất mãn tinh thần. Tham lam và tính vịkỷ của nó - Tôi muốn điềunày, tôi muốn điều nọ - mang đến bất hạnh và cũng là sự tàn phá môi trường, đầuđộc kẻ khác, và làm gia tăng khoảng cách giữa nghèo và giàu. Biện pháp đối phó là sự toại nguyện. Khi chúng ta tham lam, nếu chúng ta trải nghiệmthậm chí một chút thất vọng trong hạnh phúc của chúng ta, chúng ta sẽ hoàn toànbị sụp đổ. Vì thế thực tập sự toại nguyệnlà hữu ích trong đời sống của chúng ta. Tự nguyên tắc là chống lại việc đưa chúng ta đến những cảm xúc tiêu cựcvà là một cung cách để bảo vệ chúng ta khỏi những tai họa về lâu về dài. Nguyên tắc này không liên hệ đến một mệnh lệnhnhưng bảo đảm cứu chính mình khỏi một cuộc sống khốn khó trường kỳ.

Mọitôn giáo đều nói về những phương pháp từ bi và tha thứ. Nếu chúng ta chấp nhận tôn giáo, chúng ta nênđón nhận những phương pháp tôn giáo một cách nghiêm túc và chân thành và sử dụngchúng trong đời sống hàng ngày. Rồi thìmột đời sống đầy đủ ý nghĩa sẽ phát triển.Bằng khác đi sẽ không có gì thay đổi.Thí dụ, những người Tây Tạng chúng tôi có thể lần tràng hạt và trì niệmđiều gì đấy, nhưng tâm thức chúng tôi có thể là ở đâu ấy. Một số anh chị em Ki Tô hữu có thể đến thánhđường mỗi Chủ Nhật và có lẽ có một thời khắc ngắn nào đấy nhắm mắt lại, nhưng họlại lại tiếp tục một đời sống mà khôngcó gì thay đổi. Sự thực tập thực tế là ởbên ngoài, không phải là ở bên trong thánh đường, bởi vì chúng ta thâm nhập vàonhững hoàn cảnh thực sự của đời sống bên ngoài nhà thờ nơi chúng ta đối diện vớimỗi khả năng của sân hận, ganh tỵ, dính mắc, chấp trước, v.v... Do vậy, sự thựctập thực sự là phải được hoàn tất ở bên ngoài những nơi thờ phượng.

Mớiđây, tôi đã gặp một mục sư Ki Tô, người đã hỏi tôi cho một ý kiến. Ông cảm thấy rằng mọi người không thích thútrong giáo lý Ki Tô bởi vì họ cảm thấy nó chỉ liên hệ chút ít với đời sống hàngngày của chúng ta. Trong quan điểm củatôi, điều này không phải do bất cứ khiếm khuyết nào trong thông điệp của Ki TôGiáo, nhưng mà qua sự nhấn mạnh sai sót.Sự thực tập tôn giáo không chỉ là cầu nguyện mà là sử dụng những phươngpháp tôi đã đề cập trước đây: từ ái, bimẫn, tha thứ. Nếu những phương pháp nàyđược đón nhận một cách nghiêm túc và đặt vào trong sự thực hành trong đời sốnghàng ngày của mỗi người, chúng sẽ có liên hệ.Thí dụ, nếu chúng ta thực hành bao dung, Thượng Đế sẽ vui mừng. Nếu chúng ta thấy những điều tốt đẹp, thamlam và dính mắc sẽ phát triển. Rồi thìchúng ta nhớ rằng chúng ta là một thành viên của Thượng Đế và chúng ta đáng lẻphải hoàn thành mong ước của Thượng Đế.Sự toại nguyện liền theo, và tham lam biến mất. Nếu chúng ta áp dụng một cách chân thành cốttủy của bất cứ tôn giáo quan trọng nào, tự động sẽ có liên hệ với đời sống củachúng ta. Đời sống sẽ trở nên đầy đủ ýnghĩa hơn. Đây là trình độ thứ hai củacác biện pháp đối phó với những cảm xúc tiêu cực.

c- Trình độ thứ ba là cung cách của Đạo Phật.Một cách căn bản, nếu chúng ta cố gắng để tìmkiếm nguồn gốc của tất cả những loại cảm xúc phiền não như sân hận, và v.v...,chúng ta sẽ thấy bốn nhận thức sai lầm.Một là nhận thức sai lầm về những loại thực tại khác nhau. Thí dụ, chúng ta có khuynh hướng thấy nhữnggì vô thường là thường còn và tồn tại mãi mãi. Điều ấy đưa đến khổ não và nhiễu loạn tinh thần. Tương tự thế, chúng ta có khuynh hướng thấykhổ đau như hạnh phúc. Thí dụ, chúng tathấy những trải nghiệm nhiễm ô như một nguồn gốc của hoan lạc và hạnh phúc. Và tương tự, chúng ta có khuynh hướng thấy nhữnggì bất tịnh là là thanh tịnh. Chúng ta khôngthể thấy sự bất tịnh của thân thể vật lý và có khuynh hướng xem nó như điều gìđấy trong sạch và thanh tịnh và rồi dính mắc với nó. Cũng thế, chúng ta có khuynh hướng thấy nhữnggì vị tha vô ngã như có một tự ngã căn yếu nào đấy, một tự ngã độc lập. Một cách căn bản, những loại nhận thức sai lầmnày thổi phồng tâm thức chúng ta và từ đấy chúng ta phát triển những loại cảmxúc phiền não khác nhau.

Dobởi điều này, Đức Phật đã dạy ba mươi phẩm trợ đạo để đối phó với những nhận thứcsai lầm này. Trong đây, Ngài nói về Bốnlĩnh vực quán niệm.

*Tỉnhthức thứ nhất tuyên bố nhận thức sai lầm quan hệ đến bản chất tự nhiêncủa thân thể. Bản chất thật sự của thânthể là những thứ được làm nên bởi những vật liệu bất tịnh khác nhau. Khi chúng ta nghiên cứu và phản chiếu mộtcách gần gũi nó, chúng ta có thể thấy rằng thân thể là một bản chất bất tịnh, mộtbản chất vô thường. Cho dù chúng ta thẩmnghiệm bản chất thân thể trong dạng thức nguyên nhân của nó hay thực thể hiện tạicủa nó, chúng ta sẽ thấy rằng nó là bất tịnh, không sạch. Thí dụ, nếu chúng ta phản chiếu trên nguyênnhân của thân thể vật lý, nguyên nhân là hổn hợp của tinh cha và noản châu củamẹ.

Trongthực thể và bản chất hiện tại của nó, chúng ta có thể thẩm tra thân thể chúngta từ đỉnh đầu đến gót chân của chúng ta, và chúng ta sẽ thấy rằng nó là bất tịnhvà ô nhiễm từ trong bản chất. Nếu chúngta nhìn vào những gì được sản sinh bởi thân thể - nước tiểu, phân, v.v... -chúng ta chỉ thấy những thứ vật chất không sạch. Do thế, trong thực tế, thân thể giống như mộtnhà máy sản xuất ra những vật chất ô uế.Khi bộ máy này làm việc tốt, hình dạng hay màu sắc của những thứ đến từnó là khá tốt, nhưng nếu điều gì đấy sai lạc, nhiều thứ bất thường xảy ra. Thật sự, những thứ đắc giá nhất và đẹp đẻ nhấtđược tiêu thụ là được làm bằng cổ máy dơ bẩn này. Hãy suy tư theo những dòng này.

Khôngchỉ thế, mà thân thể cũng hoạt động như căn bản cho những thứ khổ đau xahơn. Chúng ta sẽ thấy rằng thân thể tâmsinh lý được làm nên do sự kết hợp và cùng tồn tại của bốn yếu tố căn bản. Khi chúng ta thấy sự hiện diện của bốn yếu tốnày - lửa, nước, đất và không khí - chúng ta nhận ra rằng chúng đang chống dốinhau trong bản chất tự nhiên. Khi chúngta nói, "tôi vui vẻ" hay "tôi mạnh khỏe", chúng ta đang nóilà chúng ta mạnh khỏe trong ý nghĩa rằng bốn yếu tố này cân bằng trong năng lựccủa chúng. Khi có một sự thay đổi nhỏtrong sự cân bằng năng lực của bốn yếu tố này chúng ta bị một chứng bệnh nào đấy. Sự thanh thoát đã mất cân bằng.

Hiệnnay tôi đã hơn sáu mươi sáu tuổi. Cho đếnbây giờ, thân thể này vẫn tồn tại do bởi nhiều lý do. Nhưng cho thân thể đơn thuần sống còn ... nócó ý nghĩa gì? Tuy nhiên, nếu sự thôngminh kỳ diệu của con người tồn tại và thể hiện chức năng một cách bình thường,chúng ta cố gắng để trau dồi lòng vị tha vô hạn và một sự thấu hiểu sâu xa hơnvề thực tại. Điều ấy là tuyệt diệu: đólà quan điểm của Đạo Phật. Vậy thì hãytrầm tư trên những dòng này. Trong cáchnày, nếu chúng ta phản chiếu một cách thích đáng, chúng ta sẽ có thể thấu hiểumột cách rõ ràng làm thể nào chúng ta nhận thức thân bất tịnh này như điều gì đấythanh tịnh và vô nhiễm.

*Khi chúng ta nói về nhận thức sai lầm thứ hai, đấy là nhận thức những gì khổ nãonhư hạnh phúc, chúng ta không nói về trình độ thô thiển thông thường bởi vì ở tạitrình độ nông cạn thông thường, không ai xác định khổ đau là hạnh phúc. Chúng ta đang nói về một trình độ thâm sâu hơn. Như tôi đã đề cập phía trước, có hai loại cảm giác: cảm giác ở mức độ thân thể và cảm giác ở mức độ tâmthức. Hầu hết những hạnh phúc thân thểsinh khởi qua một sự giảm sút khổ não của thân thể. Thí dụ, nếu chúng ta đang run lẩy bẩy trong lạnhgiá một lúc nào đấy và đột nhiên chạy vào trong ánh nắng và ở đấy, chúng ta cảmthấy hài lòng và vui vẻ. Không có một sựtoại nguyện nào ở trong ánh nắng ấy: mà chỉ vì nó đem đến một sự giảm thiểu củakhổ đau từ sự lạnh giá.

Đểminh chứng điều này, nếu nó là một niềm hạnh phúc chân thật miên viễn, điều gìđấy độc lập, chúng ta có thể ở trong ánh nắng ấy một hồi lâu và niềm hạnh phúcchúng ta sẽ tăng lên chứ không giảm xuống. Nhưng lại không phải trường hợp đó.Sau một lúc, chúng ta sẽ cảm thấy nóng lên, và sẽ cần di chuyển vàotrong bóng mát một lần nữa. Cảm giác hạnhphúc và toại nguyện ban đầu sẽ biến thành khổ sở nếu chúng ta ở trong nắng quálâu. Trong nhiều trường hợp, một cảmgiác khoan khoái vật lý dường như tốt đẹp,toại nguyện, và sung sướng, nhưng trong một sự phân tích sát sao hơn, nếu tiếptục, nó sẽ trở thành không thoải mái.

Quantâm đến cảm giác tinh thần của hạnh phúc, ngay khi chúng ta ở dưới sự khống chếcùa những cảm xúc phiền não, tâm thức không độc lập, nó không tự do. Thế nên, nếu chúng ta phản chiếu một cáchthích đáng, chúng ta sẽ thấu hiểu một cách rõ ràng rằng tâm thức chúng ta sẽ chạmtrán với khổ đau một cách chắc chắn ngay cả nếu chúng ta cảm thấy hạnh phúc tạmthời. Thí dụ, nếu chúng ta khổ đau vì mộtchứng bệnh kinh niên, chúng ta có thể không chạm trán với những đớn đau cấptính vào mọi lúc, nhưng chúng ta không khỏe mạnh; chúng ta không tự do khỏi chứngbệnh kinh niên ấy.

* Nhận thứcsai lầm thứ balà thấy những gì vô thường lại cho là thường. Đấy là do bởi một sự chấp trước mạnh mẽ vào tựngã mà trong đời sống hằng ngày chúng ta có khuynh hướng để thấy kinh nghiệm củachúng ta về hạnh phúc như điều gì đấy sẽ tồn tại lâu dài, điều gì đấy sẽ hiện hữumãi mãi. Chúng ta có khuynh hướng để nhậnthức những thứ này như thường còn. Thí dụ,khi tôi đi ngang qua một lâu đài cổ, tôi nghĩ rằng vào lúc lâu đài được xâylên, vị vua đã cảm thấy một cách tự nhiên rằng nó là bền vững. Hãy nhìn vào Vạn Lý Trường Thành ở TrungHoa. Xuyên qua nhiều năm, thật nhiều người,qua những sự chỉ huy khắc nghiệt, đã dựng lên bức tường thành. Vị hoàng đế đã nghĩ rằng vương quốc của ônglà cơ đồ vĩnh cửu. Bây giờ không còn gìngoài những bức tường thành. Hãy nhìnvào Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông. Mỗingười đã có những cảm giác mạnh mẽ về khu vực 'của tôi', tư tưởng 'của tôi',quyền lực 'của tôi', và họ đã giết hại một cách tàn nhẫn hàng triệu người trongviệc cố gắng để làm cho những thứ ấy lâu dài.

Thậthữu ích để phản chiếu trên vô thường. Vềđiều này, có hai trình độ. Một là thậtvi tế. Thứ kia là sự vô thường liên tục,như cái chết của cây cỏ, sự chấm dứt của bất cứ sự sống nào. Điều này là có thể bởi vì mọi thứ đang thay đổitừ thời khắc này đến thời khắc khác. Nếumọi vật không thay đổi, việc quán chiếu sự chấm dứt tương tục là không thể có. Cái đến của một sự chấm dứt của bất cứ một đốitượng cụ thể nào trong dạng thức sự tương tục của nó là có thể bởi vì có một sựthay đổi thường xuyên xãy ra trong mọi hiện tượng vô thường. Bằng việc quán chiếu và nhận thức sự tan hoạiliên tiếp của một đối tượng hay một hiện tượng vô thường, chúng ta có thể kếtluận bản chất tự nhiên biến đổi của tất cả những loại hiện tượng vô thường.

Đểthông hiểu bản chất tự nhiên của tính vô thường và tan rã, chúng ta phảinhậnra rằng mỗi hiện tượng vô thường, tại thời điểm nó hình thành sự hiện hữu, sựbiến đổi cũng ra đời trong tự nhiên, trong bản chất của sự tan hoại. Điều này thật vô cùng lợi ích hơn là cố gắng để thấu hiểu nó trong ý nghĩarằng điều gì đó cuối cùng tan rã và không còn nữa.

* Nhận thức sai lầm thứ tưlà xem vô ngãnhư có ngã và như có một sự tồn tại độc lập.Liên quan đến sự diễn dịch ý nghĩa của vô ngã, có nhiều trường phái triếtlý Phật Giáo đưa ra những sự diễn dịch và giải thích khác nhau. Sự thấuhiểu thông thường về ý nghĩa vô ngãlà không có bản ngã tự túc, tự lực, và tự tồn (có tự tính). Một khi chúng ta có thể thấu hiểu rằng khôngcó bản ngã tự hỗ trợ và tự đầy đủ, chúng ta sẽ có thể chống lại nhận thức sai lầm rằng có một bản ngã như vậy. Một khi chúng ta có thể nhận ra quan điểm sailầm này, chúng ta có thể chinh phục chấp trước, dính mắc, và sân hận.Cảm nhận về bản ngã của chúng ta càng mạnhnhư tự lực và tự túc, chúng ta sẽ càng dính mắc hơn với thân thể, nhà cửa, ngườithân, v.v... của chúng ta. Trái lại, nếucó một thông hiểu về sự vắng bóng của một bản ngã như vậy, chúng ta càngít bịdính mắc đối với những đối tượng vật chất.

ĐứcPhật không chỉ dạy về vô ngã của con người (nhân vô ngã), mà cũng dạy vềvô ngãcủa tất cả mọi hiện tượng (pháp vô ngã).Điều này có nghĩa rằng không chỉ con người thiếu sự tự túc, tự lực, tự tồn,mà những đối tượng được con người thụ hưởng cũng chỉ là sự hiện hữu của vô thường. Chúng ta có khuynh hướng thấy những đối tượngvật chất ngoại tại mà chúng ta hưởng thụ có một sự tồn tại độc lập cố hữu, nhưngkhông có đối tượng nào và sự thụ hưởng nào như vậy.

Vớisự quan tâm đến giải thích về sự vật không hiện hữu như chúng xuất hiện đếnchúng ta, một lần nữa, có những sự diễn dịch triết lý khác nhau. Theo Duy (Tâm) Thức học, mặc dù mọi vật xuấthiện đến chúng ta có sự tồn tại bên ngoài, trong thực tế, không có sự tồn tạibên ngoài như thế. Mọi thứ ở trong bảnchất tự nhiên của tâm thức. Thế thì,theo Trung quán tông, mọi vật không tồn tại trong cách mà chúng xuất hiện đếnchúng ta. Nếu chúng ta phân tích mộtcách cẩn thận, chúng ta sẽ thấy rằng tất mọi vật được nhận thức không có một sựtồn tại độc lập hay cố hữu (vô tự tính) nhưng đúng hơn giống như một vọng tưởng. Chúng bị điều kiện hóa bởi những khả năng cảm giác của tâm thức.

Sựthấu hiểu của chúng ta càng thâm sâu về vô ngã của con người và vô ngã của tưtưởng, chúng ta càng có thể thấu hiểu bề mặt kia của đồng xu - sự liên hệ hổtương của mọi vật. Mặc dù sự vật khôngcó sự tồn tại cố hữu (vô tự tính), chúng thì phụ thuộc tương liên và liên hệ hổtương một cách gần gũi.

Dothế, trong sự thấu hiểu của chúng ta về bốn nhận thức sai lầm, ba thông hiểu đầulà những đối trị sẽ từ chối nhứng nhậnthức sai lầm của chúng. Bằng việc thônghiểu nhận thức sai lầm thứ tư, chúng ta sẽ nhổ gốc rễ hạt giống nhận thức sai lầmvề bản ngã.

Vìvậy, có những phương pháp khác nhau để chiến đấu với các cảm xúc tiêu cực: cung cách của Tiểu Thừa, Bồ Tát Thừa, và MậtThừa. Trong khi có những sự khác nhautrong ba cung cách, thì tất cả đều có cùng khuynh hướng: xóa trừ hoàn toàn nhữngcảm xúc tiêu cực. Đấy là niết bàn.

Trongthực hành, người ta thường muốn một phương pháp cụ thể để chiến thắng những bấttoại tinh thần. Tuy nhiên, không thể thựctập một phương pháp và lập tức giải thoát khỏi mọi băn khoăn bức xúc. Tôi nghĩ giống như sức khỏe của thân thể. Khi thân thể của chúng ta, cơcấu, và hệ thốngmiễn nhiễm mạnh khỏe, chúng ta có thể kháng cự lại và loại trừ một sự tiêm nhiễmngay lập tức. Nhưng nếu hệ thống miễnnhiễm của thân thể yếu ớt, ngay cả một sự tiêm nhiễm nhẹ nhàng cũng rất khókhăn để trừ khử. Tương tự thế, nếu tháiđộ tinh thần căn bản khỏe mạnh và kiên cố qua rèn luyện, thông tuệ, và tự tin,và khi tai họa gì đấy xảy ra - nếu chúng ta mất đi cha mẹ, hay một ngườithânyêu, hay nếu một việc bất công xảy ra, hay nếu chúng ta tiêm nhiễm một chứng bệnhkhông chửa được - thái độ tinh thần mạnh khỏe của chúng ta sẽ đầy đủ để chống lạinó. Chúng ta có thể duy trì sự bình an củatâm hồn và có thể chịu đựng bất cứ nỗi bất hạnh nào một cách hòa bình hơn, vàtích cực hơn.

Nếuthái độ tinh thần của chúng ta không được rèn luyện đầy đủ, vượt thắng những rắcrối sẽ khó khăn. Rèn luyện tâm thức là rấtquan yếu. Để rèn luyện một cách thíchđáng, chúng ta phải tin chắc, là điều chỉ có thể đến nếu chúng ta phân tích mộtcách toàn hảo. Nhằm để làm điều này,chúng ta cần nhiều tài liệu và nhiều thông tin.Do vậy, chúng ta thấy, phương pháp thực tập Phật Giáo bắt đầu với học hỏi. Học hỏi bằng nghe, bằng đọc, chỉ để tiếp thuthông tin. Một khi chúng ta tập họp thôngtin, chúng ta phải tự phân tích chúng.Không chỉ dựa vào những trích dẫn của Đức Phật. Đúng hơn là dựa vào sự khảo sát và thẩm tra củachúng ta. Đây là cung cách mà chúng tacó thể phát triển một niềm tin vững vàng, là điều mà cuối cùng làm nên sự khácbiệt trong thái độ tình thần của chúng ta.

Dovậy, nhằm đề vượt thắng những cảm xúc tiêu cực của chúng ta, chúng ta cần sử dụngsự thông tuệ của chúng ta để phân tích.Chúng ta cũng phải phân tích, với sự hỗ trợ của óc thông minh, cảm xúctích cực như lòng tin và từ bi mạnh mẽ. Trông cách này, tuệ trí và những cảm xúc tích cực có thể tăng trưởng bêncạnh nhau. Niềm tin và từ bi thích đángphải được căn cứ trên lý trí và thông tuệ: đấy là cung cách của Đạo Phật. Và đấy là phương pháp để vượt thắng những cảmxúc tiêu cực, để ngừng chúng lại, để kết thúc chúng.

VẤN ĐÁP

HỎI:Thưa ĐứcThánh Thiện, tại lễ hội Kumbha Mela, ngài có đắm mình trong sông Hằng không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Không, tôi không làm thế, nhưng tôi để mộtvài giọt nước ở đây. Như thế cũng đủ rồi.

HỎI:Thưa ĐứcThánh Thiện, xin hãy nói quan điểm của ngài về Thượng Đế và những đời sống trướcvà sau khi chết.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Thượng Đế là gì? Từ ngữ Thượng Đế, trong một ý nghĩa, có nghĩalà lòng yêu thương vô tận. Tôi nghĩ ngườiPhật tử chấp nhận điều này. Nhưng ngườiPhật tử không chấp nhận Thượng Đế trong ý nghĩa của điều gì đấy siêu việt, ởtrung tâm, hay điều gì đấy tuyệt đối, một đấng tạo hóa. Người Phật tử thấy nhiều sự mâu thuẫn liênquan đến khái niệm đó. Tôi nghĩ, người Ki Tô, cùng với khái niệm một đấngtạo hóa, chấp nhận chỉ một kiếp sống, chính kiếp sống này, được tạo nên bởi ThượngĐế. Tôi nghĩ ý tưởng ấy là rất mạnh mẽ,có vẻ kiều diễm của nó. Và khái niệm ấy,quý vị thấy, tạo nên một cảm giác mật thiết với Thượng Đế.

HỎI:Một khichúng ta không thích một người nào đấy, tại sao chúng ta tiếp tục làm như thế? Thật khó khănđể thay đổi thái độ của chúng ta.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Tôi nghĩ điều này là bởi vì quý vị chỉ tậptrung trên sự sân hận. Mọi thứ là tươngđối. Nếu quý vị nhìn vào một đối tượng từnhững góc độ khác nhau, quý vị có thể thấymột cách khác biệt. Thí dụ, chúng tôi mấtnước, vong quốc, và non sông chúng tôi đã trải nghiệm nhiều sự tàn phá. Nếu chúng tôi chỉ nghĩ từ khía cạnh ấy, có mộtsự xao động và đau buồn vô hạn. Nhưng dobởi thảm họa này, chúng tôi trở thành những người tị nạn và đã có nhiều hoàn cảnhđể tác động qua lại với nhiều người khác nhau - những nhà tôn giáo, khoa học,những người bình thường - và điều ấy thật là hữu ích và là cơ hội tốt để học hỏi. Nếungười ta suy tư theo những dòng này, cùng hoàn cảnh tai ương xảy ra, về mộtphía, quan hệ mật thiết rất buồn thảm, về phía khác, những cơ hội mới. Thật hữu ích khi cố gắng để thấy những vấn đềtừ các góc độ khác nhau. Và cũng lợi íchđể thực hiện những sự so sánh. Khi nhữngvấn đề tai họa xảy ra, quý vị có thể suy nghĩ nó sẽ giống như thế nào nếu nhữngđiều tệ hại hơn đã xảy ra. Khi quý vị thựchiện một sự so sánh, quý vị sẽ thấy rằng hoàn cảnh của quý vị là khá hơn nhiều. Cung cách chúng ta nhận thức một hoàn cảnh, mặc dù nó vẫn thế, nhưng nólàm nên một sự khác biệt to lớn trong thái độ tinh thần.

HỎI:Khát vọngtâm linh nên giới hạn như thế nào đối với một nhà chuyên môn bận rộn?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Như tôi đã đề cập phía trước, trong khi quý vịđiều khiển công việc, quý vị có cơ hội để thực tập kỷ luật tự giác, toại nguyện,bao dung, và nhẫn nhục. Nhưng để làm thế,trước nhất chúng ta phải học hỏi, chúng ta phải phát triển sự tin tưởng rằng nhữngcảm xúc nào đấy là tàn phá trong khi những thứ khác là hữu ích. Một khi chúng ta mở rộng sự phân biệt này mộtcách rõ ràng, sự tỉnh thức về những gì lợi ích và những gì tai hại, sự thực tậpnày có thể thâm nhập trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Thực tập tâm linh không có nghĩa là chúng tachỉ ngồi yên một chỗ để thiền quán và không làm gì cả.

Điềuấy không nhất thiết là sự thực hành tâm linh.Những con bồ câu, khi dạ dày chúng đầy thực phẩm, cũng thiền tập. Chúngnhư thần thánh, tĩnh lặng một cách toàn hảo. Vì vậy điều ấy chẳng là gì, không hỗ trợ gì. Trong một ý nghĩa, thiền quán có nghĩa là rútlui mọi giác quan và duy trì sự vô tư lự.Nhưng tự nó, điều ấy chẳng là gì và chỉ ảnh hưởng chút ít. Tuy nhiên, có những sự thực tập nào đấy, sựthiền quán nào đấy, những thứ cần sự vô tư lự như căn bản. Thế thì, trong sự vô tư lự, một thứ nào khácđấy, tuệ trí thâm sâu hơn phát triển: Đólà điều gì đấy khác biệt. Nhưng nếukhông, chỉ đơn thuần vô tư lự thì không là gì cả.

HỎI:Nếuthân thể này là căn cứ của khổ đau và là bất tịnh, tại sao nó được tin là chiếcxe duy nhất để cứu độ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Điều này được giải thích một cách chính yếutrong dạng thức sự thông minh diệu kỳ của con người và cũng là linh quang. Không có nhiều sự khác biệt giữa con người vàthú vật. Nhưng tại thời điểm này, chúngta không có khả năng để sử dụng tâm vi tế. Nhằm để làm như thế, chúng ta phải sửdụng óc thông minh bình thường. Do vậy, ởtrình độ thô của tâm thức, có sự thông minh, và não bộ làm nên sự khác biệt. Não bộ con người có khả năng để có một tríthông minh phức tạp. Sử dụng trình độthô hơn của sự thông minh con người và cố gắng để sử dụng tâm vi tế là không thểđược đối với thú vật. Mặc dù thế, khichúng chết, chúng có những trải nghiệm tương tự, tuy thế chúng không thể dùngtâm vi tế. Phán xét từ đấy, thân thể conngười là điều quý báu, nhưng không phải trong ý nghĩa rằng nó là điều đấy tự tốtđẹp.

HỎI:Thưa ĐứcThánh Thiện, ngài có thể soi rọi thêm ánh sáng trên sự phân biệt giữa tâm ý hẹphòi và tâm hồn rộng mở không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Nếu chúng ta chỉ nghĩ về hôm nay, đấy là tâmý hẹp hòi, và nếu chúng ta không quan tâm những kinh nghiệm hôm nay và nghĩ vềtương lai, đấy là tâm hồn rộng mở. Chỉnghĩ về chính mình là tính hẹp hòi, nhưng tỉnh thức rằng tương lai của tôi liênhệ đến tương lai của những người khác, rằng những quan tâm của tôi phụ thuộchoàn toàn trên các quan tâm của người khác và nếu tôi chăm sóc những quan tâm củahọ, các quan tâm của tôi sẽ tự động tròn đầy -Tôi nghĩ đây là một quan điểm rộng mở hơn. Do thế, trong việc chăm sóc láng giềng củachúng ta, một cách căn bản, chúng ta sẽ lợi lạc. Nếu chúng ta không quan tâm đến hàng xóm củachúng ta, cuối cùng, chúng ta sẽ đau khổ... giống như thế.

HỎI:Có phảivô ngã là tự quên lãng chính mình, vì lợi ích của người khác?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Không phải là như vậy. Thí dụ, khi chúng ta nói về sự khuếch trươnglòng vị tha, hay nguyện ước đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh,mặc dù vị tha chính yếu nhắm đến việc làm lợi ích cho chúng sinh khác, chúng tađồng thời ngưỡng vọng đạt đến giác ngộ, hay thể trạng của Phật Quả, cho chínhchúng ta. Trong khi nghĩ về chính mình,nếu chúng ta tảng lờ những chúng sinh khác và không quan tâm đến họ, như vậy làsai. Nhưng, trái laki, nếu chúng ta giúpđở họ một cách trung thực và hợp lý, mục tiêu của chính chúng ta cũng được trònđủ. Do bởi điều này thậm chí khi chúngta nghĩ về việc đạt đến hình thức tối hậu của Phật Quả, chúng ta nói về sắcthân (rupakaya) và pháp thân (dharmakaya) hay thân sắc tướng và thân chân thật,và chúng ta thường mệnh danh hai thuật ngữ khác biệt đến hai thân này. Chúng ta nói về pháp thân như thân thể chochính mình, và sắc thân như thân thể cho người khác. Vì thế, mặc dù chúng ta nghĩ về người khác vàhành động vì họ, nhưng sự theo đuổi của chúng ta được đầy đủ, như một sản phẩmphụ, có thể nói như thế.

HỎI:Có phảicó những loại cảm xúc tiêu cực khác nhau phải không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Có támmươi bốn nghìn loại cảm xúc phiền não được giải thích trong kinh luận. Mặc dù một con số cụ thể được đề cập trongkinh luận, có những loại cảm xúc tiêu cực khác nhau có thể sinh khởi trong tâmthức chúng ta là vô giới hạn một cách rõ ràng.Và trong A tỳ đạt ma[3],nhận diện rõ về những gì được biết như sáu cảm xúc phiền não gốc rể và hai mươicảm xúc phiền não thứ yếu được tạo nên.

HỎI:Chúngta có thể hy sinh đến mức độ nào trong những hoàn cảnh thực tế của đời sống?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Trong giáo huấn của Đức Phật, ngoại trừ chúngta đạt đến một trình độ đòi hỏi nào đấy của thân chứng, hy sinh thân thể vì ngườikhác thật sự bị ngăn cản. Vì thế chúngta phải tính toán trong dạng thức của những lợi ích lâu dài, v.v... Nếu chúngta có một niềm tin mạnh mẽ và vững vàng do bởi sự thân chứng cao độ của mình,việc hy sinh thân thể vì lợi ích của nhữngchúng sinh khác được khuyến khích và làm cho người ta cảm mến.

HỎI:Linh hồncó đi theo số mệnh trọn vẹn của nó không hay có một ý chí tự do?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Theo Đạo Phật, có ý chí tự do. Ngay cả khi chúng ta nói về những loại nghiệpkhác nhau, về việc phải trải nghiệm những hậu quả của chúng và về những thứ đượcgọi là định nghiệp của những ai có kết quả phải trải nghiệm ngay trong đời sốngnày... thậm chí trong những trường hợp như thế, đấy là trong ý nghĩa rằng nếuchúng ta không cung cấp hay phát triển bất cứ những năng lực đối kháng nào cả đểphản ứng chống lại với nghiệp báo tiêu cực, chúng ta bị ràng buộc để trải nghiệmnhững kết quả đó. Nhưng nếu chúng ta thựchiện một nổ lực và khuếch trương những năng lực đối kháng tích cực, thậm chí nhữngthứ đươc gọi là định nghiệp cũng có thể được thay đổi. Vì thế, nó tùy thuộc nhiều trên việc chúngta suy nghĩ như thế nào và loại nghiệp nhân chúng ta đã tích tập là gì. Trong thực tế, nghiệp được tích tập bởi cánhân, con người, và tôi nghĩ điều này xảy ra phù hợp với ý chí tự do.

HỎI:Ai vĩ đạihơn: Đức Thế Tôn hay Sĩ Đạt Ta, ai đã hysinh cuộc đời của mình để trở thành Đức Phật?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Trong một trong những kinh điển, giải thích rằngnếu một vị bồ tát đi đến một chiếc xe ngựa, nếu không có ai kéo xe, và một vịPhật giác ngộ thấy như thế, Ngài phải đi đến và kéo chiếc xe mà vị bồ tát ngồitrên ấy. Tôi nghĩ điều này thật là vĩ đại. Những Đức Phật có toàn bộ sự hoàn thành, năng lực, và toàn tri toàn giác. Những Đức Phật đã đạt đến thể trạng vô thượng của giác ngộ và năng lực trong dạngthức của sự phát triển tâm linh. Trongtrường hợp của những vị bồ tát - cho dù vị bồ tát trong hạng của những ai chưatiêu trừ những chướng ngại để giác ngộ và niết bàn, hay là một trong những vị bồtát chưa hoàn toàn loại bỏ những cảm xúc phiền não - làvẫn còn dưới những chướng ngại và dưới xiềng xích của những cảm xúc phiền não,các ngài vẫn có thể hoàn toàn cống hiến đến lợi ích của những chúng sinh khác. Điều này thật sự truyền cảm, những bồ tát nhưvậy là đối tượng của sự cảm kích và khâm phục. Dĩ nhiên, điều này tùy thuộc trên quan điểm của chúng ta đối với hai vấnđề khác nhau này.

Nếuchúng ta nhìn vào Đức Phật như một bậc giác ngộ hoàn toàn, từ quan điểm sự toàntri toàn giác của Ngài, Đức Phật là vĩ đại hơn.Nếu chúng ta nhận thức bồ tát từ quan điểm ngài tự hy sinh chính mìnhnhiều như thế nào vì lợi ích của nhữngchúng sinh khác, mặc dù ngài chưa giác ngộ, chúng ta có thể thấy sự vĩ đại củabồ tát.

HỎI:Làm thếnào ngài lạc quan khi ngài bị tràn ngập áp đảo bởi những bất công của môi trườngvà nhân loại?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Đối với một người sơ cơ, phải đối diện với nhữngvấn nạn như thế là một trách vụ khó khăn, một nhiệm vụ vất vả. Ở đây chúng ta cần rèn luyện hơn nữa, thực tậphơn nữa, thấu hiểu hơn nữa. Do vậy, đốinhững hành giả ấy, những người ở tầng bậc khởi đầu, thật quan trọng để duy trìsự cách ly hơn nữa, để thực hiện một loại chuẩn bị nào đấy. Một khi chúng ta đạt được sức mạnh nội tại vàtự tin, thế thì thế giới, môi trường bên ngoài, có thể trở thành sự thực hành củachúng ta. Khu vực càng quấy rầy, sự thựctập của chúng ta càng phát triển và tiến triển hơn.

HỎI:Sự thưthái nào Đạo Phật có thể cống hiến cho con người trong những thời gian khổ đaudữ dội, như trận động đất này?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Điều ấy tùy thuộc rất nhiều trên niềm tin haytín ngưỡng của một người. Nó xoay quanhtrên người nào mà chúng ta tiếp cận.

Đốivới Phật tử, những sự kiện như thế có thể phát sinh sự suy nghĩ về bản chất tựnhiên của khổ đau trong cõi luân hồi vàvô thường. Nếu chúng ta có một động cơthích đáng, một kinh nghiệm về thảm kịch và đau đớn có thể là hữu dụng trong việcgiảm thiểu những những nhận thức sai lầm. Nó có thể giải thích những vấn đề như luật nhân quả không thể sai lầm vàcũng là làm thế nào qua những kinh nghiệm với những rắc rối như thế, về lâu vềdài, chúng ta có thể tịnh hóa chính mình từ những hậu quả tiêu cực như thế.

Tuynhiên, cung cách của con người là đi đến đấy và chia sẻ nỗi khổ đau củanhững người đã bị ảnh hưởng cùng biểu lộ niềm cảm thông và quantâm. Điều ấy tự nó sẽ làm nên một sựkhác biệt. Tôi nghĩ bằng việc làm như thế,chúng ta có thể giải tỏa niềm đau của họ phần nào. Cũng thế, dĩ nhiên, sự hỗ trợ thuốc men y tế,đóng góp tài chính, và những phương tiện thực tiển khác nên được sử dụngđểgiúp đở họ.

HỎI:Thưa ĐứcThánh Thiện, ngài có thể nói với chúng tôi một chút về đồ cát ni [dakini [4]]không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Đồ cát ni... tôi không biết. Tôi nghĩ, đồcát ni hiện hữu trong một trình độ huyền bí.Đôi khi có thể đối thoại với những đồ cát ni nào đấy. Chúng tôi tin tưởng rằng trong những người nữ,chúng tôi thấy họ trong hình thể con người. Chúng ta thẩm tra như thế nào? Điều ấy khó khăn! Trong thực tế, tôi tin tưởng trong những ngườini kiền tử [sadhu[5]]tại lễ hội Kubha Mela, có thể có một sốhành giả nào đấy có những kinh nghiệm phong phú. Thí dụ, có những người hoàn toàn lõa thể, và-- tôi nghe nói -- ở trên núi suốt cả năm, trong nhiều năm. Họphải có những loại kinh nghiệm nào đấy, trái lại họ không thể tiếp tục ở đấy. Thật sự, trước khi tôi đến đấy, tôi đã hỏitôi có thể thấy một số nhưng người ni kiền tử này không. Nhưng điều ấy khó khăn ngoại trừ có một số cánhân nào đấy biết một người ni kiền tử đặc biệt và giới thiệu cho chúngta. Bằng khác đi, chúng ta chỉ gặp một người ni kiền tử lõa thể nào đấy, và chúngta chụp hình và trái lại thì không có gì... vô ích.

Vàothời xưa, Tilopa, Naropa, Gompopa, tất cả các vị đều là những đại thành tựu giả[siddha], trông giống như những kẻ ăn mày.Trong khi một số thì săn bắn, những người khác câu cá và một số chỉ lànhững kẻ ăn mày. Chỉ nếu khi chúng tadành hàng tháng để sống với họ và khảo sát đời sống hằng ngày, thái độ, biểu hiệncủa họ chúng ta mới có thể biết những kinh nghiệm nội tại của họ. Một cách tổng quát, những người ấy có nhữngkinh nghiệm nội tại sâu thẩm mà họ không biểu lộ bên ngoài. Rồi thì, có những người không có gì nhiều bêntrong, họ lại thường biểu lộ điều gì đấy bên ngoài... điều gì đấy to lớn, điềugì đấy to lớn, có phải không?

HỎI:Nếu Thượngđế tạo ra vũ trụ, thì ai tạo ra Thượng đế?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Đấy là câu hỏi của Đạo Phật. Vì thế, đấy là tại sao chúng tôi không chấp nhận Thượng đế.

HỎI:Phươngpháp tốt nhất để giảng dạy từ bi là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi có những dè dặt về điều tuyệt hảo nhất,điều nhanh nhất, điều dễ nhất, điều rẻ nhất...

Bâygiờ nhiều sách vở mới chuyển dịch từ kinh luận của Đạo Phật đang được lưu hành,và những quyển sách hay liên quan đến Phật Giáo đã xuất bản. Hãy đọc những quyển sách ấy, học hỏi nghiên cứu,và quý vị sẽ tìm ra câu trả lời. Rồi thìquý vị sẽ tìm ra điều nào tuyệt hảo nhất!

HỎI:Một ngườibình thường có thể đạt đến giác ngộ và tham gia mọi hoạt động của vũ trụ haykhông?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Nói một cách tổng quát, vâng, về lâu về dài,điều ấy có thể. Có một bài kệ tuyệt vờicủa Phabongkha Rinpoche, đọc lên những câu như thế này:

Nếu bạn thựchành một cách chân thành,

Ngay cả nếu bạnvẫn là người quản gia,

Bạn sẽ đạt đếngiác ngộ như đã từng xãy ra

trong trường hợpcủa Marpa hay Milarepa

và nhiều ngườikhác nữa là vua hay quan viên

của Ấn Độ và TâyTạng.

Nếu bạn không thựchành,

Ngay cả nếu bạn ởtrên núi một thời gian dài,

Bạn sẽ vẫn chỉlà con sóc đất

ngủ vài thángtrong lòng đất của núi non.

HỎI:Hoàn cảnhnào khó khăn nhất mà Đức Thánh Thiện phải chiến thắng?

ĐỨC ĐẠTLAI LẠT MA: Tôi không biết. Tôi nghĩ thật khó để mà nói. Tôi nghĩ tùy thuộc vào những thời gian nào đấy,trên những trình độ nào đấy. Thí dụ, khoảngnhững năm ba mươi tuổi, tôi có một số thấu hiểu nao đấy về không tuệ, và rồithì tôi đã phát triển cảm nhận của một khả năng để đạt đến niết bàn. Do thế, viễn ly đã trở thành, tôi nghĩ, thậtlà mạnh mẽ, nhưng rồi thì vào lúc ấy, tôi thấy rất khó khăn để nghĩ về tâm giácngộ [bodhicitta].

Vàonhững năm bốn mươi tuổi, tôi đã học quyển sách của Tịch Thiên, cũng như TràngHoa Quý Báu[6]của Long Thọ, và một số tác phẩm khác, và tôi nghĩ nhiều hơn về tâm giác ngộ. Dĩ nhiên, tôi vẫn không có kinh nghiệm chânthật về tâm giác ngộ hay tính không, nhưng, một cách so sánh, đôi khi bây giờtôi có cảm nhận và niềm tin rằng nếu tôi có đủ thời gian, tôi có thể phát triểnthích đáng tâm giác ngộ cũng như tính không.Vào một thời điểm khác, theo những kinh nghiệm vào lúc ấy, tôi cảm thấykhông khó lắm. Do thế, tôi không biết,có nhiều khó khăn, và rồi cùng lúc ấy, như tôi đã đề cập phía trước, có nhiềukhả năng để vượt thắng tất cả những chướng ngại ấy. Rồi thì, như một Đạt Lai Lạt Ma, có khó khăncủa hoàn cảnh Tây Tạng. Điều ấy rất khókhăn; nó thật sự vượt ngoài sự kiểm soát của tôi, có phải không? Rất khó khăn.

Đểkết luận, những người tin tưởng vào giá trị tâm linh, đặc biệt Phật Pháp, nên họchỏi! Thực hiện đầy đủ những giá trị nàytrong đời sống hằng ngày của chúng ta.Và cố gắng để trở thành một môn đồ tốt của Phật Pháp và của Đức PhậtThích Ca Mâu Ni, vị thầy của chúngta. Chúng ta nên là những học trò tốt:điều ấy là quan trọng. Quý vị thấy, chodù là một người tin tưởng hay không tin tưởng, cho dù có lý trí hay không,chúng ta đã sinh ra trên Trái đất này.Vì vậy, cho đến khi nào chúng ta còn hiện diện trên hành tinh này, hãylà một người biết phải trái, một người với trái tim nồng ấm. Nếu chúng ta có thể hữu dụng cho người khác,hãy là như thế, không có lý do gì để tạo nên những rắc rối nữa cho người khác!

Sir Shankerlal Hall, Modern Scholl, 2001.

Nguyêntác: Overcoming Negative Emotions(Trích từ quyển Many Ways to Nirvana)

Bàiliên hệ

Trau dồi hành xả: /D_1-2_2-230_4-17800_5-75_6-1_17-273_14-1_15-2/

ẨnTâm Lộ ngày 28/06/2011



[1] Một lễ hội của ẤnGiáo tại sông Hằng.

[2] Shankaracharya:triết gia và giáo sư của Ấn Giáo

[3] A-tì-đạt-ma(zh. 阿毗達磨, sa. abhidharma, pi. abhidhamma, bo. chos mngon pa) là tên phiên âm. Mang nghĩa là Thắng pháp hoặc là Vô tỉ pháp, vìnó vượt (abhi) trên các Pháp (dharma), giải thích Trí huệ. A-tì-đạt-macủa Thượng toạ bộ được Phật Âm(zh. 佛音, sa. buddhaghoa) hoàn chỉnh, được viết bằng văn hệ Pali và bao gồm bảy bộ. A-tì-đạt-macủa Thuyết nhất thiết hữu bộ(sa. sarvāstivāda) được viết bằng PhạnngữThế Thân(zh. 世親, sa. vasubandhu) là người tổng hợp.

[4]Còn gọi là Đồ cát ni, Đồ chỉ n i, Nã cát nhĩ, Xá chỉ ni - chữ nho là Không hànhmẫu, không hành nữ: Phạn ngữ này có nghĩa là 'người đi trong không gian'. Đây là một vị Phật dưới dạng người nữ, đặc biệtquan trọng trong các truyền thống Kim Cang Thừa Ấn Độ và Tây Tạng. Vị này thườnglui tới các nghĩa trang và những nơi đáng sợ khác, là người giữ cửa vùng bí ẩntrong mật chú được truyền lại cho những người lão luyện. Trong niềm tin dângian Ấn độ, Dakini là một con quỷ cái tiến hóa thành Thánh. Trong Kim Cang thừa,Dakini là sức mạnh linh cảm của ý thức. Trong Thiền, Dakini có sứ mệnh hợp nhấtsức mạnh được hành giả giải thoát vào tiến trình hữu hình hóa.

[5] Nhữngngười tu khổ hạnh của Ấn Giáo.

[6] Bảohành vương chính luận.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]