Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo tịnh độ - Đạo của đức tin

30/09/201115:29(Xem: 5920)
Phật giáo tịnh độ - Đạo của đức tin
Duc_Phat_Thich_Ca (3)
PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ - ĐẠO CỦA ĐỨC TIN

Người dịch: Thích Nguyên Đăng

Để hiểu phật giáo tịnh độ, cần có một kiến thúc tương đối về phật học:

Công đức và chuyển hoá công đức. Có những lợi ích bất nguồn từ sự tu tập từ bi và trí huệ; những sự thực hành này gồm trì giới, yếu tố tối cần thiết cho sự giác ngộ của mỗi chúng sanh. Những lợi ích đó, hay công đức, có thể được tích luỹ và sau đó chuyển đến cho mỗi hay tất cả chúng sanh với tâm nguyện hết thảy chúng sanh đều được lợi lạc.

Các vị Phật khác. Đức Phật Thích ca Mâu Ni, vị Phật lịch sử của chúng ta, không phải là vị Phật duy nhất xuất hiện ở thế gian. Thật ra, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh để thành tựu giác ngộ viên mãn. Ngoài đức Phật Thích Ca, một trong số các vị Phật được biết đến trong truyền thống Phật giáo là Phật Di Lặc, ngài sẽ xuất hiện và thành Phật ở thế giới Ta bà của chúng ta.

Cõi Phật hay Phật Quốc. Chư Phật cảm hoá thế gian bằng sự chuyển pháp luân và tinh thần trắc ẩn. Đức Thích Ca là giáo chủ thế giới ta bà của chúng ta. Nên hiểu Phật Quốc theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Quan hệ giữa Bồ Tát và Phật. Bồ tát là vị giác ngộ đang trên lộ trình đến Niết Bàn, nơi không còn khổ đau, cảnh giới an lạc tối thượng. Chư Bồ tát không chỉ tầm cầu giác ngộ cho tự thân, mà còn tìm giác ngộ cho tất cả hữu tình. Một khi đã thành tựu quả vị Bồ tát, vị Bồ tát sẽ được Phật dìu dắt, như Phật Thích Ca được Phật Nhiên Đăng thọ ký , và rồi Phật Thích Ca sẽ thọ ký cho ngài Di Lặc thành Phật.

Nguồn gốc tịnh độ

Theo lời dạy của đức Phật Thích Ca, Cõi Cực Lạc (Vô lượng Quang hay Vô lượng Thọ, cũng được biết đến bằng Amitayus ) do đức Phật A Di Đà làm giáo chủ, là cảnh giới hoàn toàn không có chướng ngại cho sự giác ngộ. Thế giới này, hay tịnh độ, là do công đức tu tập trong vô lượng A tăng kỳ kiếp của Bồ tát Pháp Tạng (Dharmakara) trước khi thành Phật hiệu A Di Đà. Bồ tát Pháp Tạng nguyện rằng khi ngài thành tựu chánh đẳng giác, thế giới do ngài làm giáo chủ sẽ gồm hết thảy những thứ tốt đẹp nhất của tất cả các cõi Phật khác. Các cõi Phật khác do thầy của Pháp Tạng, Phật Lokesvararaja , giảng cho ngài.

Phật giáo tịnh độ được mô tả là đức tin trong sáng (Path of Serene Trust), hay prasada trong tiếng Phạn. Từ này được giải thích rộng là “tín”, nghĩa rằng người có đức tin thuần tịnh vào trí tuệ và thần lực của chư Phật, hay tin rằng những lời nguyện của chư Phật là dìu dắt chúng sanh sẽ được thành tựu.

Trong kinh Bát – chu tam muội (Pratyutpanna), một kinh rất xưa của Phật giáo, đức Thích Ca giảng về sự thực hành tam muội, theo đó hành giả có thể trực tiếp diện kiến chư Phật trong mười phương. Cho nên, quy y Phật là đặt niềm tin tron vẹn nơi Phật, xem Phật là đấng cha lành (từ phụ), tán thán phẩm hạnh và tâm luôn nhớ niệm Phật ở mọi lúc bắt đầu từ ngày đến với Phật pháp.

Mục đích của tu tập Phật giáo tịnh độ là để được tái sanh về cảnh giới cực lạc (Sukhavati), hay tự thân chứng nghiệm cảnh giới cảnh giới tịnh độ khi tâm thanh tịnh. Lúc đó hành giả đồng nhất với từ bi và trí huệ vô biên của Phật A Di Đà. Phật giáo tịnh độ được lập trên 3 tiêu chí sau đây:

Tín:
Nguyện, hay sự khát vọng, được tái sanh về tịnh độ
Hành, nghĩa là tập trung tâm chuyên nhất vào việc quán tưởng "Buddhanusmrti" trong tiếng phạn, và "Nien-Fo" trong tiếng hoa. Buddhanusmrti có nghĩa là niệm Phật một cách chân chánh, chuyên nhất, và là sự thực hành chính yếu của Phật giáo tịnh độ ngay từ khi mới phát tâm. Nien-Fo cũng nói đến niệm danh hiệu Phật lúc đang làm những công việc khác.

Ba tiêu chí gồm tín, nguyện và hành của Phật giáo tịnh độ được giản lược vào thế kỷ thứ 12 ở Nhật Bản. 18 lời nguyện của ngài Pháp Tạng được giải thích là, chỉ cần niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà thì sẽ được tái sanh. Thiền sư Shinran giải thích ngắn gọn rằng, niệm Nembutsu (theo tiếng nhật thay vì Nien-Fo của tiếng hoa) cho đến khi niềm tin hiển lộ rõ mồn một nơi tâm, và niềm tin nơi Phật Amida (tiếng nhật là Phật A Di Đà - Amitabha), thì đủ vãng sanh. Các tông phái tịnh độ Nhật Bản được biết đến dưới tên gọi những tông phái “duy tín (faith-only)”, còn Phật giáo tịnh độ nói chung được lập trên 3 tiêu chí tín, nguyện và hành

Nguyện

Bồ tát Pháp Tạng phát 48 lời nguyện khi ngài chưa thành Phật. Trong đó có 4 lời nguyện chính là nguyện thứ 18, 19, 20 và 22. Những nguyện này được chép trong kinh Vô Lượng Thọ (Larger Sukhavati Sutra), một trong 3 kinh chính của Phật giáo tịnh độ.

Nguyện thứ 18 là giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Nguyện thứ 19 giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Nguyện thứ 20 là giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Nguyện thứ 22 là giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Những Kinh chính của Phật giáo tịnh độ

Kinh Tiểu Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm (The Smaller Sukhavati Sutra). Trong kinh này đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng về thế giới cực lạc cho ngài Xá-lợi-phất, đức Phật mô tả đầy xúc tích về cõi của Phật A Di Đà. Kinh này có lẽ được tụng nhiều nhất trong 3 kinh chính của tịnh độ.

Kinh Đại Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm (The Larger Sukhavati Sutra). Trong kinh này đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rất chi tiết về thế giới tịnh độ cho ngài A-nan. Phật Thích Ca kể về lịch sử Bồ tát Pháp Tạng và giảng giải 48 lời nguyện một cách rất chi tiết.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ (The Visualization Sutra). Kinh này sáng tác tại Trung Hoa, cũng được xem là kim chỉ nam cho thiền, mô tả chi tiết về những đặc trưng của tịnh độ. Đồng thời, cũng mô tả những phẩm hạnh của Phật A Di Đà cùng với nhị vị Bồ tát Quan Âm (Avalokitesvara), tiêu biểu cho từ bi, và Thế Chí (Mahasthamaprapta), tiêu biểu cho trí huệ. Avalokitesvara nghĩa là người quán xét tiếng kêu khổ của thế gian, và Mahasthamaprapta nghĩa là người rất có sức mạnh, đấng đại hùng.

Tự lực và tha lực.

Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lực và tha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta. Tha lực nói đến những lời nguyện của đức Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng ta tái sanh vế thế giới cực lạc, cũng như chuyển hoá công đức của Phật A Di Đà cho chúng ta được thể hiển qua những lời nguyện của ngài.

Trong Phật giáo tịnh độ truyền thống, tự lực và tha lực cùng được tu tập song hành với nhau. Qua tu tập kết hợp niệm Phật, thiền, và quán tưởng, thì nguyện được tái sanh về thế giới cực lạc và niềm tin tái sanh sẽ luôn hiển hiện nơi tâm, hành giả sẽ đạt được tam muội của Phật, đồng nhất tự lực của vị ấy với tha lực của Phật A Di Đà, yếu tố làm nên từ bi và trí tuệ của vũ trụ.

Tuy nhiên, Phật giáo tịnh độ Nhật Bản chỉ có dựa vào tha lực mà thôi. Niệm danh hiệu Phật A Di Đà với tất cả niềm tin là đủ, và tất cả những sự thực hành tha lực khác được xem thật sự vô bổ. Hành giả hoàn toàn dựa vào những lời nguyện chính của Phật Amida; về cơ bản, danh hiệu Phật chỉ được biết đến qua những lời nguyện của Phật Amida. Điều này khiến cho Phật giáo tịnh độ Nhật Bản giống một hình thức dựa trên sự cứu rỗi (a salvation-based form), không như Phật giáo tịnh độ truyền thống phát xuất từ Trung Hoa.

Sự thực hành

Niệm danh hiệu Phật là một trong những sự thực hành trung tâm của Phật giáo tịnh độ. Niệm Phật bao hàm niệm “Namo Amitabha Buddha (Nam Mô A Di Đà Phật)”, nghĩa là thành kính đảnh lễ Phật vô lượng từ bi và trí tuệ, mà theo tiếng hoa là "Namo Omito-Fo" và tiếng nhật là "Namu Amida Butsu"

Niệm Phật từ lâu đã được nhìn nhận dễ tu tập, sẽ thu thập những ích lợi mà các tông phái chính của Phật giáo đưa ra.

Niệm Phật bao gồm cả việc thiền định, vì nhất tâm niệm Phật giúp hành giả tự đoạn tận si mê và tham ái.

Niệm Phật gồm cả việc nghiên cứu kinh điển, vì những từ thiêng liêng “Phật A Di Đà” chứa đựng những ý nghĩa cao siêu không thể kể xiết.

Niệm Phật gồm cả việc trì giới, vì niệm Phật đến cấp độ nhất định sẽ tịnh hoá và lắng động thân nghiệp, khẩu nghiệp, và ý nghiệp.

Niệm Phật gồm cả tu tập mật tông, vì niệm những từ “A Di Đà Phật” cũng có hiệu nghiệm nhiệm mầu như khi tụng chú mantra vậy.

Quán cũng là sự tu tập trọng yếu trong Phật giáo tịnh độ. Hầu hết quán tưởng trong tịnh độ là quán Phật A Di Đà cùng với 2 vị Bồ tát Quan Âm và Thế Chí, và cả chính cõi cực lạc. Có tất cả 16 loại quán, được mô tả chi tiết trong kinh Quán Vô Lượng Thọ

Nhưng một sự thực hành khác nữa là tụng kinh Tịnh Độ (kinh A Di Đà). Tụng kinh giúp người hành trì luôn tưởng nhớ vững chắc Phật A Di Đà trong tâm và khiến cho nguyện tái sanh về thế giới tịnh độ ngày càng tăng trưởng.

Các thành phần của hầu hết nghi lễ tịnh độ đều dựa trên thuyết ngũ môn công đức của ngài Thế Thân

• Đảnh lễ và tán thán
• Quán tưởng đức Phật A Di Đà
• Tụng kinh A Di Đà
• Lập nguyện tái sanh về cực lạc
• Chuyển hoá công đức

Một sự thật không thế phủ nhận là việc thực hành pháp môn tịnh độ có thể thích ứng với bất kỳ ai và bất kỳ căn cơ nào đi nữa. Đó là lý do tại sao Phật giáo tịnh độ là lối tu tập tuyệt diệu cho những ai tầm cầu giải thoát trong thời đại ngày nay, thời đại có quá nhiều chướng ngại và xao nhãng cho việc tầm cầu giác ngộ.

Người dịch : Thích Nguyên Đăng

Emaile address: [email protected]

nguồn: http://www.cloudwater.org/pureland.html

Tài liệu tham khảo
Đại Thừa Phật giáo tư tưởng luận , HT Thích Quảng Độ dịch

http://en.wikipedia.org/wiki/Pure_Land_Buddhism

http://en.wikipedia.org/wiki/Buddhist_texts#Pure_Land_Sutras

Tịnh Độ Thập Nghị Luận, Trí Giả Đại Sư, HT Thích Thiền Tâm dịch

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]