Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa

10/05/201920:08(Xem: 4565)
Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa

KINH LĂNG GIÀ

GIẢI NGHĨA

Toàn Không

(Tiếp theo)

 

MỤC 2:

Ý SINH THÂN:

 

     Đại Huệ Bồ Tát hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Ý Sanh Thân?

     Phật bảo Đại Huệ:

- Nói Ý Sinh Thân, ví như sự đi nhanh chóng của ý đi qua vách đá vô ngại, cho đến khoảng cách số dặm vô lượng ở phương xa, vì trước kia ý đã thấy, ghi nhớ chẳng quên, tự tâm lưu chú chẳng ngừng, thì Ý Sanh Thân (1) cũng như thế, thành chẳng chướng ngại. Đại Huệ! Ý và thân như thế được sanh cùng một lúc, ý sanh thân của Đại Bồ Tát thuộc Thánh chủng diệu tướng trang nghiêm, do như huyễn Tam muội, có sức thần thông tự tại, nên trong một lúc cùng sanh, cũng như ý sinh, chẳng có chướng ngại, tùy theo cảnh giới của bản nguyện ghi nhớ mà thành tựu cho chúng sanh, đắc sự an lạc của Tự Giác Thánh Trí. Như thế, Đại Bồ Tát đắc Vô Sinh Pháp Nhẫn, trụ Đệ Bát Địa (2), lần lượt xả bỏ tâm, ý, ý thức, năm pháp tự tánh và hai tướng Vô Ngã, thì chứng đắc Ý Sinh Thân. Ấy gọi là Đại Bồ Tát được sự an lạc của Tự Giác Thánh Trí.

     Nói tóm lại, thành tựu bốn pháp đại phương tiện tu hành của bậc Đại Bồ Tát kể trên, cần nên tu học.

 

GIẢI NGHĨA:

 

(1) Ý Sinh Thân: Hàng Bồ Tát Thông Giáo Đăng Địa được tam muội như huyển, có năng lực thị hiện vô lượng thần thông, vào các cõi Phật, tùy ý không ngại, ý muốn đến nơi nào thì thân đến nơi ấy, nên gọi là Ý Sinh Thân. Theo phẩm Nhất Thiết Ngữ Tâm, quyển 2 trong Kinh Lăng Già này, thì Bồ Tát Thông Giáo có 3 thứ Ý Sinh Thân là:

1. Tam muội lạc chính thụ ý sinh thân:

     Khi Bồ tát bậc thứ ba Phát Quang Địa, bậc thứ tư Diệm Huệ Địa, bậc thứ năm Cực Nan Thắng Địa của Thông Giáo, tu thiền đạt một cấp định thâm sâu (Tam muội chính thụ) thì chứng được niềm vui chân không tịch diệt, vào khắp tất cả cõi Phật, tùy ý không ngại.

2. Giác pháp tự tính tính ý sinh thân:

     Bồ Tát Thông Giáo bậc thứ tám (Đệ bát địa) Bất Động Địa biết rõ tất cả tính của tự tính các pháp như huyễn như hóa, không thật, được vô lượng thần lực, vào khắp các cõi Phật như ý muốn, tự tại vô ngại.

3. Chủng loại câu sinh vô hành tác ý sinh thân:

     Chủng Loại Câu Sinh nghiệp chướng phát sinh đồng thời với tâm thức hoặc "nghiệp chướng bẩm sinh". Vô Hành Tác là không tạo tác. Chủng Loại Câu Sinh Vô Hành Tác Ý Sinh Thân là khi nghiệp chướng bẩm sinh không còn tác động thì đạt được Ý Sinh Thân. Bồ tát bậc thứ chín Thiện Huệ Địa và Bồ Tát bậc mười Pháp Vân Địa của Thông Giáo, biết rõ tất cả pháp đều là Phật pháp, nếu được 1 thân thì cùng lúc phổ hiện vô lượng thân, như hình trong gương, tùy theo các loại mà cùng hiện ra 1 lượt, tuy hiện các hình tượng nhưng không có tạo tác. (Từ điển Phật Quang).

 

(2) Thập địa: (S: daśabhūmi): Mười quả vị tu chứng của các vị Bồ Tát. Có nhiều hệ thống khác nhau nhưng theo Bồ Tát địa (s: bodhisattva-bhūmi) và Thập Địa Kinh (s: daśabhūmika-sūtra) thì Thập địa gồm: 1. Hoan hỉ địa, 2. Li cấu địa, 3. Phát quang địa, 4. Diệm huệ địa, 5. Cực nan thắng địa, 6. Hiện tiền địa, 7. Viễn hành địa, 8. Bất động địa, 9. Thiện huệ địa, 10. Pháp vân địa (Xem chi tiết nơi Giải thích 1, Tiểu đoạn 2, Đoạn 6, Mục 1, Quyển 1).

 

     Mục 2, Quyển 2 này, Bồ Tát Đại Huệ hỏi Đức Phật: “Thế nào là Ý Sanh Thân?” Ngài giảng: “- Nói Ý Sinh Thân, ví như sự đi nhanh chóng của ý đi qua vách đá vô ngại, cho đến khoảng cách số dặm vô lượng ở phương xa, vì trước kia ý đã thấy, ghi nhớ chẳng quên, tự tâm lưu chú chẳng ngừng, thì Ý Sanh Thân (1) cũng như thế, thành chẳng chướng ngại. Ý và thân như thế được sanh cùng một lúc”. Nghĩa là Ý Sinh Thân cùng một lúc như ý đi qua vách đá mau chóng chẳng chướng ngại, vì ý đã thấy biết và ghi nhớ, tâm chuyển biến chẳng ngừng thì Ý Sinh Thân cũng như thế.

 

     Ngài giảng tiếp:Ý Sanh Thân của Đại Bồ Tát thuộc Thánh chủng diệu tướng trang nghiêm, do như huyễn Tam muội, có sức thần thông tự tại, nên trong một lúc cùng sanh, cũng như ý sinh, chẳng có chướng ngại, tùy theo cảnh giới của bản nguyện ghi nhớ mà thành tựu cho chúng sanh, đắc sự an lạc của Tự Giác Thánh Trí. Như thế, Đại Bồ Tát đắc Vô Sinh Pháp Nhẫn, trụ Đệ Bát Địa (2), lần lượt xả bỏ tâm, ý, ý thức, năm pháp tự tánh và hai tướng Vô Ngã, thì chứng đắc Ý Sinh Thân. Ấy gọi là Đại Bồ Tát được sự an lạc của Tự Giác Thánh Trí”.

 

     Nghĩa là Ý Sinh Thân do như huyển thâm sâu (tam muội), có sức thần thông tự tại, nên cùng lúc hiện. Như vậy, Bồ Tát đạt không sinh không diệt (Vô Sinh Pháp Nhẫn) bậc thứ tám, lần lượt xả bỏ tướng của các hiện tượng vạn vật thế giới (Tâm), dứt hết khởi niệm liên tục (Ý), thôi hẳn so đo phân biệt (Ý thức), lià hình dạng (Tướng), lià tên gọi (Danh), lià nhận xét (Phân biệt). Hiểu rõ sự lý (Chính trí), thể nhập bản thể của tự tính cùng khắp không gian thời gian, chẳng động chẳng tịnh, chẳng biến chẳng dời, chẳng sinh chẳng diệt (Như như) (năm pháp tự tánh) và dứt hai tướng Nhân Vô Ngã, Pháp Vô Ngã, thì chứng đạt Ý Sinh Thân; đây gọi là Bồ Tát đạt an lạc của Tự Giác Thánh Trí.

 

      Đức Phật nói kết: “Nói tóm lại, thành tựu bốn pháp đại phương tiện tu hành của bậc Đại Bồ Tát kể trên, cần nên tu học”. Nghĩa là thành tựu bốn pháp đại phương tiện tu hành của bậc Đại Bồ Tát, tức là hành giả lần lượt thực hành bốn thứ: 1. Diệt Tâm, Ý, Ý Thức; 2. Trừ Năm Pháp Tự Tánh; 3. Lià Hai Pháp Vô Ngã; 4. Bỏ Kiến Chấp Sinh Trụ, Diệt, như sau:

 

1. DIỆT TÂM, Ý, Ý THỨC:

     Tức là:

<![if !supportLists]>1-    <![endif]>Lìa dính mắc ràng buộc bởi các hình tướng, cảm giác, tưởng nhớ của tất cả các hiện tượng của vạn vật thế giới nơi tâm.

<![if !supportLists]>2-    <![endif]>Lìa khởi suy nghĩ nhớ tưởng liên tục do Ý căn chủ động.

<![if !supportLists]>3-    <![endif]>Lìa so đo tính toán phân biệt do Ý thức tác động.

 

2. TRỪ NĂM PHÁP TỰ TÁNH:

     Là dứt trừ tướng, danh, vọng tưởng phân biệt, chánh trí, như như, tức là tu để đạt được:

<![if !supportLists]>1.    <![endif]>Tâm không có hình dạng cảm giác (Tướng) như về đẹp xấu, thơm hôi v.v…

<![if !supportLists]>2.    <![endif]>Không chấp tên gọi (Danh) như cái này cái kia v.v….

<![if !supportLists]>3.    <![endif]>Không còn so đo phân biệt nhận xét nọ kia (Phân biệt) như hơn thua, đúng sai v.v...

<![if !supportLists]>4.    <![endif]>Hiểu rõ sự lý một cách chân thật (Chính trí) như nó là.

<![if !supportLists]>5.    <![endif]>Thể nhập bản thể của tâm bán tính vạn pháp cùng khắp không gian thời gian, chẳng động chẳng tịnh, chẳng biến chẳng dời, chẳng sinh chẳng diệt (Như như).

 

3. LIÀ HAI PHÁP VÔ NGÃ:

     1. Là lìa dứt chấp cái ta (chấp ngã).

     2. Chấm dứt chấp cái của ta (chấp pháp).

     Trong tâm trống rỗng tịch tịnh ví như mặt nước yên lặng trong vắt, như gương sáng không một hạt bụi, không tỳ vết thì đạt nhân pháp vô ngã.

 

4. BỎ KIẾN CHẤP SINH TRỤ DIỆT:

     Là bỏ chấp sự sinh của vạn vật thế giới, nó chỉ là đủ nhân duyên thì sinh khởi nên chẳng phải là thật sinh, trong khi tồn tại luôn luôn biến đổi không ngừng nghỉ, nên chẳng phải với ý nghĩa trụ, khi diệt chỉ là hết nhân duyên nên tan rã chẳng phải với nghĩa diệt. Nếu ái trước và bị trói buộc vào sinh diệt thì chẳng thể tu giải thoát, muốn giải thoát thì phải tận diệt chấp thật sinh trụ diệt, đối với sự sống chết chẳng động tâm.

 

     Khi đạt được tam muội Như huyễn của tất cả những thứ trên rồi, sẽ có năng lực thị hiện vô lượng thần thông tự tại, vào khắp các cõi Phật, tùy ý không ngại, ý muốn đến nơi nào thì thân đến nơi ấy. Vì vậy cho nên gọi là “Ý sinh thân”, mà hàng Bồ Tát cần nên tu học để đạt được sự an lạc của Tự Giác Thánh Trí này.

 

MỤC 3:

TƯỚNG NHÂN DUYÊN:

 (Còn tiếp)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]