- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
2 - CÁI THẤY KHÔNG PHẢI VẬT
A Nan, các tánh vật xa gần dù có khác biệt, nhưng đều do kiến tinh trong sạch của ông mà nhìn thấy. Vậy thì các loài vật tự có sai biệt mà tánh kiến chẳng khác, cái kiến tinh diệu minh này chính là tánh thấy của ông.
- Nếu kiến tinh là vật thì ông cũng có thể thấy kiến tinh của ta, nếu cùng thấy gọi là thấy kiến tinh ta, thì lúc ta chẳng thấy, sao ông không thấy chỗ chẳng thấy của ta? Nếu thấy được chỗ chẳng thấy của ta thì chẳng phải cái tướng chẳng thấy; nếu không thấy chỗ chẳng thấy của ta, thì kiến tinh tất nhiên phi vật, sao lại chẳng phải ông?
GIẢI NGHĨA
Đức Phật giảng: “Các tánh vật xa gần dù có khác biệt, nhưng đều do kiến tinh trong sạch của ông mà nhìn thấy; vậy thì các loài vật tự có sai biệt mà tánh kiến chẳng khác, cái kiến tinh diệu minh này chính là tánh thấy của ông”. Nghĩa là các tính cách và hình dạng của các vật dù xa dù gần, dù có khác biệt, nhưng đều do cái thấy (kiến tinh) mà nhìn thấy sự khác biệt của vạn vật, nhưng tính thấy (tánh kiến) chẳng hề khác, cái thấy chiếu sáng (kiến tinh diệu minh) này chính là tính thấy, nó là cái dụng của chân tâm tự tính vậy.
Ngài giảng tiếp: “Nếu kiến tinh là vật thì ông cũng có thể thấy kiến tinh của ta, nếu cùng thấy gọi là thấy kiến tinh ta, thì lúc ta chẳng thấy, sao ông không thấy chỗ chẳng thấy của ta? Nếu thấy được chỗ chẳng thấy của ta thì chẳng phải cái tướng chẳng thấy; nếu không thấy chỗ chẳng thấy của ta, thì kiến tinh tất nhiên phi vật, sao lại chẳng phải ông?” Đoạn Kinh này Đức Phật nói rất khó hiểu, cần phải suy gẫm thật kỹ, chia ra như sau:
- Nếu kiến tinh là vật thì ông cũng có thể thấy kiến tinh của ta:Nghĩa là nếu cái thấy (kiến tinh) là vật thì khi ta thấy, cái thấy của ta đó là vật, do đó ông cũng thấy vật ấy, tức là ông thấy cái thấy của ta.
- Nếu cùng thấy gọi là thấy kiến tinh ta, thì lúc ta chẳng thấy, sao ông không thấy chỗ chẳng thấy của ta?Nghĩa là nếu lúc cùng thấy, tức là ông thấy cái thấy của ta, vậy lúc ta thấy, ông đã thấy được rồi; lúc ta chẳng thấy, ông cũng phải thấy cái chẳng thấy của ta, mà sự thật thì khi ta chẳng thấy, ông không thấy chỗ chẳng thấy của ta. Nếu nói lúc ông thấy là dùng cái thấy để thấy, lúc ông chẳng thấy là dùng cái chẳng thấy để thấy, gọi là ông thấy chỗ chẳng thấy của ta, vậy ông đã chẳng tự thấy, lấy gì để ông thấy cái tướng chẳng thấy kia của ta?
- Nếu thấy được chỗ chẳng thấy của ta thì chẳng phải cái tướng chẳng thấy. Nghĩa là nếu cái tướng chẳng thấy kia cho ông thấy được, tức là tướng thấy chẳng phải tướng chẳng thấy, vậy biết chỗ chẳng thấy của ta, ông nhất định chẳng thể thấy được.
- Nếu không thấy chỗ chẳng thấy của ta, thì kiến tinh tất nhiên phi vật, sao lại chẳng phải ông? Nghĩa lúc ta chẳng thấy, ông đã chẳng thể thấy được thì lúc cùng thấy cũng chẳng thể thấy, thấy và chẳng thấy đều chẳng thể chỉ ra cái thấy, vậy cái thấy của ta rõ ràng không phải vật. Cái thấy của ta không phải vật thì cái thấy của ông cũng không phải vật vậy; cái thấy của ông đã không phải vật thì chẳng thuộc nơi vật, làm sao chẳng phải ông? Đây là dùng cái nghĩa chẳng thể thấy để sáng tỏ cái thấy chẳng phải vật; nếu cái thấy có thể thấy được thì cái thấy cũng là vật vậy, cái thấy là vật thì không thể làm chủ vạn tượng để an lập cõi thế gian vậy.
Tóm lại, Đức Phật chứng minh cái thấy không phải là vật, mà đã không phải vật thì tất nhiên nó phải là tính thấy;mà tính thấy tức là nhãn thức, nhãn thức là một trong tám thức Tâm vương, nó là biểu hiện cái dụng của chân tâm, nên ví nó như mặt trăng thứ hai vậy.
3 - VẬT VÀ TA KHÔNG THỂ XEN LỘN
- Nếu kiến tinh là vật, thì vật cũng có tánh thấy, lúc ông thấy vật, vật cũng thấy ông, thể tánh lẫn lộn thì ông và ta với tất cả thế gian chẳng thể an lập. A Nan, nếu lúc ông thấy là ông chẳng phải ta thấy, thì cái tánh thấy cùng khắp đó không phải ông là ai? Sao lại tự nghi chân tánh của ông cho là chẳng chân, mà cầu sự thật nơi ta?
GIẢI NGHĨA
Đức Phật giảng: “Nếu kiến tinh là vật, thì vật cũng có tánh thấy, lúc ông thấy vật, vật cũng thấy ông, thể tánh lẫn lộn thì ông và ta với tất cả thế gian chẳng thể an lập”. Câu này Đức Phật biện luận rất dễ hiểu, hai thứ tính thấy và vật khác nhau không lẫn lộn. Do đó Ngài kết luận bằng câu hỏi: “Nếu lúc ông thấy là ông, chẳng phải ta thấy, thì cái tánh thấy cùng khắp đó không phải ông thì là ai? Sao lại tự nghi chân tánh của ông cho là chẳng chân, mà cầu sự thật nơi ta?” để minh xác tính thấy cùng khắp là cái dụng của chân tính vậy.
4 - THẤY CÓ LỚN NHỎ DO NĂM TRẦN
- Bạch Thế Tôn! Nếu tánh thấy này chắc là con chứ chẳng phải ai khác, thì khi con và Như Lai xem cung điện của Tứ Thiên vương (1) và cung trăng, tánh thấy này cùng khắp cõi Ta Bà, khi lui về tịnh xá, chỉ thấy vườn chùa, trước cửa giảng đường chỉ thấy hành lang. Thế Tôn, tánh thấy như vậy, bản thể vốn cùng khắp một chỗ, nay ở trong phòng thì chỉ một phòng, vậy là do tánh thấy rút lớn thành nhỏ, hay do vách tường làm cho ngăn cách? Nay con chẳng biết nghĩa này thế nào, mong Phật từ bi giảng rõ.
Phật bảo A Nan:
- Tất cả sự vật lớn, nhỏ trong, ngoài trên thế gian đều thuộc về tiền trần (2), chẳng nên nói rằng cái thấy có co giãn, ví như trong khuôn vuông thấy có hư không vuông, ta lại hỏi ông: Hư không vuông ở trong khuôn vuông này là vuông nhất định hay chẳng nhất định? Nếu vuông nhất định, đặt lại khuôn tròn thì hư không ấy chẳng thể tròn; nếu chẳng nhất định thì trong khuôn vuông chẳng có hư không vuông. Ông nói chẳng biết nghĩa này thế nào, nghĩa tánh như thế, đâu còn thế nào nữa! A Nan, nếu muốn hiển bày chẳng có vuông tròn, chỉ cần trừ bỏ khuôn vuông, hư không vốn chẳng có hình thể vuông tròn, chớ nên nói "trừ bỏ tướng vuông của hư không".
- Cũng như ông hỏi: Khi vào phòng rút cái thấy cho nhỏ lại, vậy khi nhìn mặt trời thì phải kéo cái thấy cho bằng với mặt trời sao? Nếu xây vách tường làm cho cái thấy bị ngăn cách, vậy khi đục một lỗ nhỏ, sao chẳng thấy dấu tích nối liền của sự thấy? Nghĩa này chẳng đúng. Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, mê mình là vật, lạc mất bản tâm, tùy vật xoay chuyển, nên thấy lớn thấy nhỏ. Nếu chuyển được vật thì đồng với Như Lai, ngồi bất động đạo tràng, thân tâm tròn đầy sáng tỏ, gồm mười phương quốc độ trên đầu một mảy lông.
GIẢI NGHĨA
(1) Tứ Thiên Vương: Là Bốn vị Thiên Vương cư ngụ bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc, lưng chừng núi Tu Di, quản trị các Thiên Thần, Qủy Thần và các loài vô hình đối với con người.
(2) Tiền Trần: Là 5 trần gồm có hình ảnh (sắc), tiếng (thanh), mùi (hương), vị, và tiếp xúc.
Tôn giả A Nan Đà thưa: “- Bạch Thế Tôn! Nếu tánh thấy này chắc là con chứ chẳng phải ai khác, thì khi con và Như Lai xem cung điện của Tứ Thiên vương và cung trăng, tánh thấy này cùng khắp cõi Ta Bà, khi lui về tịnh xá, chỉ thấy vườn chùa, trước cửa giảng đường chỉ thấy hành lang. Thế Tôn, tánh thấy như vậy, bản thể vốn cùng khắp một chỗ, nay ở trong phòng thì chỉ một phòng, vậy là do tánh thấy rút lớn thành nhỏ, hay do vách tường làm cho ngăn cách? Nay con chẳng biết nghĩa này thế nào, mong Phật từ bi giảng rõ”.Đến đây, Tôn giả A Nan Đà thắc mắc rằng tính thấy khi thấy rộng lớn khi thấy bé nhỏ là do tính thấy co rút hay do vách tường ngăn cách?
Đức Phật giảng: “- Tất cả sự vật lớn, nhỏ trong, ngoài trên thế gian đều thuộc về tiền trần, chẳng nên nói rằng cái thấy có co giãn, ví như trong khuôn vuông thấy có hư không vuông, ta lại hỏi ông: Hư không vuông ở trong khuôn vuông này là vuông nhất định hay chẳng nhất định? Nếu vuông nhất định, đặt lại khuôn tròn thì hư không ấy chẳng thể tròn; nếu chẳng nhất định thì trong khuôn vuông chẳng có hư không vuông. Ông nói chẳng biết nghĩa này thế nào, nghĩa tánh như thế, đâu còn thế nào nữa! A Nan, nếu muốn hiển bày chẳng có vuông tròn, chỉ cần trừ bỏ khuôn vuông, hư không vốn chẳng có hình thể vuông tròn, chớ nên nói "trừ bỏ tướng vuông của hư không”.
Chúng ta thấy Đức Phật nêu hình ảnh khuôn vuông khuôn tròn biểu tượng cho vọng thức so sánh phân biệt trần cảnh vạn vật trong thế gian, hư không biểu trưng cho tính thấy là cái dụng của bản tâm. Do thức phân biệt, nên thấy to nhỏ vuông tròn khác biệt, còn chân tâm tự tính thì không lớn nhỏ vuông tròn; chỉ cần trừ bỏ vọng thức phân biệt (vuông tròn), chứ tính thấy không có phân biệt vuông tròn, thông ngăn, sáng tối, vì vậy nên Ngài bảo: “chớ nên nói trừ bỏ tướng vuông tròn của hư không” là vậy.
Ngài giảng tiếp: “- Cũng như ông hỏi: Khi vào phòng rút cái thấy cho nhỏ lại, vậy khi nhìn mặt trời thì phải kéo cái thấy cho bằng với mặt trời sao? Nếu xây vách tường làm cho cái thấy bị ngăn cách, vậy khi đục một lỗ nhỏ, sao chẳng thấy dấu tích nối liền của sự thấy? Nghĩa này chẳng đúng”. Ngài đặt câu hỏi để phá nghi cho rằng cái thấy co vào giãn ra, khi xây vách tường thì làm cho cái thấy bị ngăn cách, vậy khi đục một lỗ qua tường, sao chẳng thấy dấu tích vết nối liền của sự thấy? Vì vậy cho nên nói tính thấy co giãn rút lớn thành nhỏ là chẳng đúng.
Ngài dạy: “Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, mê mình là vật, lạc mất bản tâm, tùy vật xoay chuyển, nên thấy lớn thấy nhỏ”. Điểm chính là sự mê lầm cho rằng các hình ảnh cảm giác âm thanh… do Năm Căn tiếp xúc với Năm Trần là của mình, vì dính chặt vào các thứ này, rồi chấp giữ lấy chúng và bị chúng lôi kéo dẫn dắt. Đó là bị chúng xoay chuyển mà Đức Phật nói là “Tùy vật xoay chuyển”, do đó mà thấy lớn thấy nhỏ.
Nghĩa là khi Năm Căn tiếp xúc Năm Trần, chúng ta phải dùng chính kiến để không còn bị dính mắc chấp trước; rồi thực hành được kiên cố để hết cái bệnh “nhận giặc (vật) làm con (mình)”, thì không còn “tùy vật xoay chuyển” sẽ tiến tới cái mà Đức Phật nói là “Nếu chuyển được vật thì đồng với Như Lai, ngồi bất động đạo tràng, thân tâm tròn đầy sáng tỏ, gồm mười phương quốc độ trên đầu một mảy lông”, vì lúc ấy cùng với Chư Phật mười phương dùng cái thân tâm bất động nhỏ bé dù như đầu một sợi lông, nhưng lại hiển hiện sáng lạng bao trùm cả vũ trụ vậy.
(Còn tiếp)
Kinh này Phật giảng cho người tu thiền, nếu chưa hàng phục được thân, thì việc hàng phục tâm hòng liễu sanh tử ta chưa có phần.