Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển Thứ Năm

15/01/201621:23(Xem: 2870)
Quyển Thứ Năm

 Phật nói Kinh

Chánh Pháp Đại Bửu Tích

Hỏi Ngài Ca Diếp

Việt dịch:    THÍCH HUYỀN-VI

 

Tập V

QUYỂN THỨ NĂM

 

 

            Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói pháp qua các bài tụng rất nhiệm mầu, tám trăm vị tỳ-kheo dứt hết phiền não, tâm được giải thoát, ba mươi ức người xa lìa trần cấu, đặng pháp nhãn thanh tịnh, năm trăm vị tỳ-kheo khác đặng pháp tổng trì.  Nghe giới pháp vi diệu sâu xa nầy, có một số người khó hiểu, khó thâm nhập, không tin, hết muốn học đạo, liền từ chỗ ngồi, nhanh chóng xa lìa pháp hội.

            Lúc ấy, Tôn GiảĐại Ca Diếp bạch lên Đức Phật: “Thưa Thế Tôn! Năm trăm vị tỳ-kheo ấy đã đắc thiền định, tại sao nghe pháp vi diệu nầy mà khó hiểu khó thâm nhập không tin, không học, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, nhanh chóng thoái lui

            Đức Phật dạy: “Ca Diếp!  năm trăm vị tỳ-kheo kia ‘ngã kiến’ chưa dứt trừ, về giới pháp thanh tịnh vô lậu, các vịấy nghe rồi, hiểu không nổi, khó thâm nhập, tâm sanh sợ hãi, do đó, không tin nổi, không thật hành.  Ca Diếp! giới pháp trong các bài tụng ấy rất cao sâu mầu nhiệm, các đức Phật đều từ nghĩa lýấy lưu xuất.  Những ai có tội đối với diệu thiện giãi thoát trên, khó mà thâm nhập”.

            Lại nữe, đức Phật bảo rằng: “Ca Diếp! năm trăm vị tỳ-kheo kia, ở trong giáo pháp của Như Lai trở thành Thanh Văn ngoại đạo.  Như vậy, Ca Diếp! kia đối với bản ý của Như Lai còn chấp, còn cầu cho được một pháp; nếu mà nghe được một pháp quyết định tín thọ, y giáo những pháp trong các bài tụng tu học như thế, lời nói ý dạy quá nhiệm mầu, thế nên sanh lòng sợ hãi”.

            Lại nữu, đức Phật bảo rằng: “Ca Diếp!  ý của các tỳ-kheo kia đối với Như Lai, Ưng Cúng, Chánh Biến Tri Giác vì cầu một pháp nên phát tâm tu hành; sau khi mạng chung cầu sanh về cung trời Đao Lợi.  Vì các việc như thế, tới trong Phật giáo mà cầu xuất gia.

            Ca Diếp!  Năm trăm vị tỳ-kheo ấy ‘thân kiến’ chưa xả, nghe pháp quá cao siêu, sanh lòng sợ hãi, không tin không chịu học.  Những vịấy sau khi mạng chung chắc chắn đọa vào đường ác”.

            Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Tôn Giả Tu Bồ Đề rằng: “Ông đến chỗ năm trăm vị tỳ-kheo kia đang ở, dùng các phương tiện khéo léo vì họ giảng nói, hướng đạo”.

            -Tu Bồ Đề bạch rằng: “Thưa Thế Tôn! giảng giải thuyết pháp, dẫn dụ cho các vịấy nghe, thế nhưng nghe rồi họ không tin không hành thì sao?.  Con tự xét là hàng tiểu trí, ngôn luận thấp kém, làm sao giáo hóa các người kia”.

            Lúc ấy, năm trămvị tỳ-kheo, đã đến giữa đường.  Đức Thế Tôn liền dùng sức thần thông hóa hiện hai vị tỳ-kheo cũng đến giữa đường hướng đến các tỳ-kheo, mà hỏi rằng:

            -“Các tôn giả muốn đi đến chỗ nào?”.

            -Các tỳ-kheo đáp rằng: “Chúng tôi nay muốn đi đến trong rừng kia là chốn vắng lặng, tự đặng định lạc dễ dàng, đó sẽ là trụ xứ”.

            -Vị hóa tỳ-kheo hỏi: “Ý các vị muốn thế nào mà đến trong rừng?”.

            -Các tỳ-kheo kia liền đáp: “Thế Tôn nói pháp, trước kia chúng tôi chưa nghe, nay đã nghe rồi, thật khó hiểu khóđi vào, sanh tâm sợ hãi không thể nào tin, học.  Do đó, mà chúng tôi thích vào trong rừng ở yên thiền định, hy vọng yên vui”.

            -Vị hóa tỳ-kheo nói: “Các Tôn Giả! Đức Thế Tôn thuyết pháp, vì sự khó hiểu mà các vị sanh tâm sợ hãi, không tin, không học mà cũng không thật hành, rồi muốn đến trong rừng yên tịnh để được niết bàn.  Các kiến chấp kia, các vị chưa rõ.  Tôn Giả!  những pháp Sa Môn không hợp luận bàn.

            Nay, xin hỏi các Tôn Giả:  Thế nào gọi là pháp niết bàn?  Nếu ai đối với tự thân mà đặng niết bàn thì sẽ đặng Bổ Đặc Gìa La (sát thủ thú), ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, đâu đặng niết bàn?”.

            -“Luận về pháp niết bàn, không tướng mà cũng chẳng phải không tướng”.

            -Các tỳ-kheo kia nói: “Niết bàn đã như thế, thì làm thế nào mà chứng đặng?”.

            -Vị hóa tỳ-kheo đáp: “Đoạn trừ pháp tham lam, giận tức, si mê, thì đặng niết bàn”.

            -Các tỳ-kheo kia hỏi: “Phải làm thế nào để đoạn trừ pháp tham lam, giận tức và si mê?”.

            -Vị hóa tỳ-kheo kia nói: “Pháp tham lam, giận tức, si mê không phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, mà cũng không phải ở chính giữa.  Vốn tự không sanh, nay cũng không diệt”.

            -Hóa tỳ-kheo kia nói tiếp: “Các Tôn Giả! Không nên chấp cũng chẳng đặng nghi; nếu các Tôn giả không chấp, không nghi tức là không hộ mà chẳng phải không hộ, không vì mà chẳng phải không vui.  Đó gọi là niết bàn.  Các Tôn giả! giới tướng thanh tịnh nầy, không sanh, không diệt; từ chánh định sanh, từ trí huệ sanh, từ giải thoát sanh, từ giải thoát tri kiến sanh; lìa có, lìa không; chẳng phải tướng, chẳng phải không tướng.

            Các Tôn giả!  giới tướng như thế tức là chơn niết bàn.  Niết bàn như thế, không giải thoát nào có thể đặng, không phiền não nào có thể xả.  Các Tôn giả! Các vị nào đem tinh tưởng cầu viên tịch, thế là đặng vọng tưởng không bao giờ có niết bàn; nếu trong vọng tưởng sanh các tưởng không phải là niết bàn, bị vọng tưởng trói buộc!  Như vậy, nếu ai diệt thọ, tưởng đặng chơn ‘tam ma bát để’ (chánh định).  Các Tôn giả thật hành như thế và phải chánh lý suy nghĩ”.

            Lúc ấy, vị hóa tỳ-kheo nói chánh pháp ấy rồi, năm trăm tỳ-kheo kia nghe pháp ấy rồi phiền não hết, ý giải ngộ, tâm hồn đặng thơ thới.  Năm trăm vị tỳ-kheo, đi đến chỗ Phật, nhiễu Phật ba vòng, rồi ngồi một bên.

            Lúc bấy giờ, trưởng lão Tu Bồ Đề liền từ chỗ ngồi đứng dậy, hỏi các Tôn giả tỳ-kheo kia:

            -“Các vị sẽđi vềđâu?  Nay từđâu đến?”.

            Trưởng lão Tu Bồ Đề liền hỏi đức Phật:

            -“Bạch Thế Tôn!  Chỗ thuyết pháp nghĩa lý của nó như thế nào?”.

            -Đức Phật đáp: “Không sanh, không diệt”.

            -Tu Bồ Đề nói: “Tôn giả các ông làm thế nào để nghe pháp?”.

            -Các Tôn giảkia thưa: “Không ràng buộc, không giải thoát”.

            -Tu Bồ Đề hỏi: “Ai giáo hóa các vị?”.

            -Các tỳ-kheo kiađáp: “không thân, không tâm”.

            Tu Bồ Đề hỏi: “Các vị tu hành như thế nào?”.

            -Các tỳ-kheo kia đáp: “Không có chỗ diệt vô minh, cũng chẳng có nơi sanh vô minh”.

            Tu Bồ Đề hỏi: “Làm thế nào các ông thành Thinh Văn?”.

            -Các tỳ-kheo kiađáp: “Không đặng thành Thinh Văn mà cũng không thành Phật”.

            -Tu Bồ Đề hỏi: “Thế nào là phạm hạnh của các ông?”.

            -Các tỳ-kheo đáp: “Không trụ ba cõi”.

            -Tu Bồ Đề hỏi: “Đến khi nào, mấy ông nhập niết bàn?”.

            -Các tỳ-kheo đáp: “Khi Như Lai vào niết bàn, chúng tôi tức niết bàn”.

            -Tu Bồ Đề hỏi: “Chỗ làm của các ông xong chưa?”.

            -Các tỳ-kheo đắp: “Rõ biết nhơn, ngã”.

            -Tu Bồ Đề hỏi: “Phiền não của các ông đã hết chưa?”.

            -Các tỳ-kheo đáp: “Tất cả pháp cũng hết”.

            -Tu Bồ Đề hỏi: “Các ông khéo phá ma vương chưa?”.

            -Các tỳ-kheo đáp: “Uẩn thân còn không được, đâu có ma vương mà phá”.

            -Tu Bồ Đề hỏi: “Các ông có biết ai là thầy không?”.

            -Các tỳ-kheo đáp: “Chẳng phải thân, chẳng phải khẩu, chẳng phải tâm”.

            -Tu Bồ Đề hỏi:”Các ông có được thắng địa thanh tịnh không?”.

            -Các tỳ-kheo đáp: “Không thủ, không xả”.

            -Tu Bồ Đề hỏi: “Các ông ra khỏi luân hồi chưa?  Nay đến được bờ bên kia chưa?”.

            -Các tỳ-kheo đáp: “Không đến bờ bên kia, cũng chẳng đặng luân hồi”.

            -Tu Bồ Đề hỏi: “Các ông có tin thắng địa không?”.

            -Các ty-kheo đáp: “Tất cả chấp giải thoát”.

            -Tu Bồ Đề hỏi: “Các ông đi về chỗ nào?”.

            -Các tỳ-kheo đáp: “Chỗđi giáo hóa của Như Lai”..Các tỳ-kheo thưa: “Tôn Giả Tu Bồ Đề muốn các tỳ-kheo kia tiến tới”.

            Khi thuyết các lời pháp ấy rồi, trong đại chúng có tám trăm vị tỳ-kheo phát tâm ý Thinh Văn, liền được giải thoát.  Ba mươi hai ức chúng sanh xa lìa trần cấu, đặng pháp nhãn tịnh”.

            Lúc bấy giờ, trong pháp hội có vịĐại Bồ Tát tên là Phổ Quang, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chấp tay hướng về đức Phật, rồi bạch Phật rằng:

            -“Thưa ThếTôn ! Chánh pháp Đại Bửu Tích nầy, khiến các Bồ Tát, phải làm thế nào để học và làm thế nào trụ trong chánh pháp?”.

            -Đức Phật bảo: “Thiện nam tử! chánh pháp đã nói, giới hạnh chơn thật các ông thọ trì, phải trụđúng pháp.  Ở trong chánh pháp nầy đặng thiện lợi lớn.  Thiện nam tử!  Ví như có người ngồi thuyền qua cõi kia, muốn qua sông lớn sâu rộng.  Thiện nam tử!  Ýông nghỉ thế nào?  Người kia ngồi thuyền ở cõi nầy, tạo phương tiện gì, chóng đặng đến bờ bên kia?.

            -Phổ Quang bạch: “Thưa Thế Tôn! phải dùng khí lực vĩđại, dũng mãnh tinh tấn, mới đạt đến bờ bên kia”.

            -Đức Phật nói với Phổ Quang:

            -“Có lý do gì để thi thố sức tinh cần?.

            -Bạch Thế Tôn! giữa dòng sông kia sâu mà lại rộng, khiến người đi qua lo sợ; nếu không có sức  tinh cần, phảì bị chìm đắm”.

            -Đức Phật bảo Bồ Tát Phổ Quang: “Như thế, nếu các Bồ Tát tu học theo chánh pháp, muốn qua khỏi biển khổ sanh tử, bốn dòng sông lớn phải phát sức dõng mãnh tinh tấn, thông suốt Phật pháp; nếu không tinh tấn tu học, quyết định thoái đọa.  Lại nữa, suy nghỉ thân nầy không chắc, không thường, sự vật nhanh chóng biến chuyển, bốn dòng nước cuốn mênh mông.  Làm thế nào độ được các chúng sanh kia?  Hằng ở bờ bên nầy, các ông, ngày nay thọ trì chiếc thuyền vĩđại là diệu pháp, vận dụng độ thoát tất cả chúng sanh, qua khỏi dòng sông luân hồi, đến bờ giác ngộ”.

            -Bồ Tát Phổ Quang bạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn! Bồ Tát làm thế nào thọ trì thuyền vĩđại diệu pháp?”.

            -“Thiện nam tử! ai đã có từ tâm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, nhóm chứa phước đức vô biên, khởi tâm bình đẵng, trang nghiêm cho tất cả chúng sanh, đối với bảy phần bồ đề không bao giờ quên mất, tinh tiến thọ trì, tâm sanh quyết định, dùng phương tiện khéo léo, sâu thông tướng chân thật, đem tâm đại bi, nhổ hết gốc khổ của chúng sanh, dùng bốn phương pháp nhiếp phục lòng người, hộ trì các chúng hữu tình, thật hành bốn tâm vô lượng làm lợi ích cho chúng sanh, dùng bốn chỗ suy nghỉ hằng tự chính mình suy nghỉ, đem bốn điều siêng năng tinh tấn để tiến tu luôn luôn, lấy bốn thần túc phấn tấn đạt các thần thông, dùng phép ngũ căn khiến sinh trưởng các thuận thiện, dùng phép ngũ lực bền bỉ không khi nào thoái chuyễn, thật hành con đường bát thánh, xa lìa các ma oán, không bao giờẩn trú nơi tàđạo.  Ở trong các phương pháp tu thiền, tu chỉ, tu quán, không chấp tướng, chẳng cầu danh.  Bồ Tát thật hành các đại pháp rộng lớn nầy, tiếng đồn đến mười phương, khiến muôn loài chúng sanh, thâm nhập được pháp nhiệm mầu.   Con thuyền vĩđại của chánh pháp đưa người vượt qua bốn dòng sông lớn của sự sanh tử luân hồi, được đến niết bàn an lạc kia, đặng vô sởúy, hằng xa lìa các kiến chấp…

            Thiện nam tử! Các ông nên biết, hàng Bồ Tát đem thuyền vĩđại diệu pháp trãi qua không lường trăm nghìn kiếp số vận dụng khã năng độ hết tất cả chúng sanh, vượt qua bốn dòng sông lớn, không bao giờ than thở khổ nhọc.  Các ông nên học theo tấm gương sáng ấy.”

            -Đức Phật bảo Bồ Tát Phổ Quang:

            -“Ông nay hãy mau vận dụng nhiều phương tiện chân thật, khởi lòng đại bi, khiến tất cả

chúng sanh, tâm ý thanh tịnh, dõng mãnh tinh tấn, trồng các căn lành, khiến họ sanh tâm không thoái chuyển, thường ưa xuất gia, nghe pháp không bao giờ mõi mệt, trồng các gốc đức, cầu cho được đạo tối thượng, tròn đầy trí huệ, thân tâm yên tỉnh, ở an trong rừng, xa lìa bạn ác, đối với đệ nhứt nghĩa, rõ ràng thông suốt, thật hành chánh phương tiện, đối với chơn đế và tục đế, lý và trí không hai, bình đẳng chơn không, dứt hết các vọng niệm.  Thiện nam tử!   Bồ Tát vì chúng hữu tình, phải thọ trì như thế, phải trụâm như thế!”.

            Lúc bấy giờ, Tôn Gỉa Đại Ca Diếp nghe pháp nhiệm mầu rồi, liền bạch Phật rằng:

            -“Thưa Thế Tôn!  Chánh Pháp Đại Bửu Tích như thế, vì người cầu đại thừa, nói từ xưa đến nay chưa từng có.  Bạch Thế Tôn! nếu có thiện nam tử! thiện nữ nhơn nào, đối với chánh pháp Đại Bửu Tích nầy, thọ trì giải giới một câu Kinh, một bài kệ, chỗ được phước đức, nghĩa kia như thế nào?”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Phải biết như thế nầy, nếu có thiện nam cùng thiện nữ nào, đối với chánh pháp Đại Bửu Tích nầy, thọ trì một câu Kinh, một bài kệ sẽ được phước đức quá nhiều.  Thiện nam tử!  Ví như có người đem bảy thứ qúy báu chứa đầy trong thế giới số nhiều như cát sông Hằng để cúng dường các đức Như Lai nhiều như số các sông Hằng.  Mỗi đức Như Lai đều dùng bảy món báu bố thí chúng sanh trong thế giới nhiều như số cát sông Hằng.  Lại nữa mỗi đức Như Lai kiến tạo Phật tự tịnh xá nhiều như cát sông Hằng.  Xa hơn nữa, mỗi Như Lai có chúng Thanh Văn vô lượng, đem tất cả nhạc cụ trải qua một số cát sông Hằng để mà cúng dường.  Lại nữu, các đức Như Lai kia và chúng đệ tử Thanh Văn, sau khi vào niết bàn, lại đem bảy thứ qúy báu kiến tạo tháp miếu.  Thiện nam tử!  phước đức như thế, vô lượng vô biên.  Thế mà không bằng có người ở trong chánh pháp Bửu Tích nầy, thọ trì giải nói một câu Kinh, một bài kệ, công đức hơn các việc làm nói trên nhiều.

            Nếu lại có người vì cha mẹ của họ giải nói Kinh nầy, các người nghe rối đến khi mạng chung không đọa vào đường ác; thân sau của cha mẹ chuyển thành nam tữ.”

            -Đức Phật nói: “Những chỗ người đang cư trú, nếu có người nào đối với Kinh điển Đại Bửu Tích nầy, chép viết thọ trì, đọc tụng giải nói.  Nhưng ở chỗ nầy, tất cả trong thế gian, trời, người, a tu la, cung kính cúng dường như tháp miếu của Phật.  Nếu có pháp sư nghe Kinh điển chánh pháp Bửu Tích nầy, phát tâm tôn trọng, thọ trìđọc tụng, chép viết cúng dường.  Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào, đối với vị pháp sư kia, cúng dường giống như cúng dường chư Phật, tôn trọng cung kính đảnh lể khen ngợi.  Người đó đời hiện tại, đức Phật thụ ký cho, sẽ đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đến lúc mạng chung (chết) được thấy Như Lai.  Lại nữa vị pháp sư kia lại được mười thứ thân nghiệp thanh tịnh.  Những gì là mười?  Một là đến khi gần chết, không lảnh thọ được các khổ; hai là nhãn thức sáng suốt,  không nhìn tướng ác; ba là cánh tay yên định, không rờ mó hư không; bốn là gót chân an ổn, nhưng không dẫm đạp; năm làđại tiện, tiểu lợi, nhưng không lọt mất; sáu là các giác quan trong thân thể không bị hôi thoái; bảy là bụng dạ uyển nhiên mà không sình chướng; tám là tướng lưỡi triển khai, mà không có cuống; chín là con mắt nghiểm nhiên mà không xấu ác mười là thân tuy diệt độ, nhưng hình sắc như người sống,  Như thế, đặng mười thứ thân nghiệp thanh tịnh nầy”.

            Lại có mười thứ khẩu nghiệp thanh tịnh, những gì là mười?  Một là tiếng giọng trong trẻo; hai là nói ra những lời hiền lành; ba là nói năng mầu nhiệm; bốn là phát ra lời nói ái ngữ; năm là lời nói diệu dàng; sáu là lời nói thành tín; bảy là lời nói lịch sự hỏi chào; tám là lời nói rất tín thọ; chín là nhơn thiên ưa vui và mười là nói như lời đức Phật đã nói.  Như thếđó, mười thứ khẩu nghiệp thanh tịnh.  Lại có thêm mười thứý nghiệp thanh tịnh.  Những gì là mười?  Một làý không giận hờn; hai là không sanh ganh ghét; ba là không tự nương cậy; bốn là không có các sự oan não; năm là lìa các lỗi lầm; sáu là không có tưởng điên đão; bảy là không có tưởng hạ liệt; tám là không tưởng phạm giới; chín là chánh ý lưu tâm, suy nghĩ cõi Phật và mười là xa lìa ‘nhơn’, ‘ngã’, đặng chánh định, thành tựu giáo pháp của chư Phật.  Như thế đặng mười thứý nghiệp thanh tịnh”.  Ta nay với các ý trên mà nói bài tụng rằng:

            “Lâm chung không thọ khổ,

            Không thấy các tướng ác,

            Tay không mó hư không,

            Gót chân không dậm đạp.

            Tiện, lợi dứt khai thoái,

            Thân căn không dơ nhớp,

            Bụng chứa không chướng ngại,

            Lưỡi hồng chẳng cứng tê.

            Hình tướng mắt nghiễm nhiên,

            Mạng chung sắc không đổi,

            Như thế thân mười thứ,

            Phước đức tướng thanh tịnh.

            Tiếng nói rất êm dịu,

            Thốt ra rất hòa nhã,

            Lời nói khác người thường,

            Phát ngôn người ưa chuộng,

            Lại có tiếng dịu dàng,

            Nói ra người thành tín,

            Phương tiện hay hỏi han,

            Khiến mọi người ưa chịu,

            Chúng trời, rồng cung kính,

            Tiếng trong như Phật nói,

            Như vậy nghiệp mười thứ,

            Khẩu nghiệp đặng thanh tịnh,

            Tâm ý lìa giận hờn,

            Ganh ghét vẫn không sanh,

            Với mình không nương cậy,

            Oan não cũng tự trừ.

            Xa lìa các lỗi lầm,

            Điên đảo tưởng không sanh,

            Không làm cảnh hạ liệt,

            Giới cấm không cho thiếu,

            Chánh ý và giữ niệm,

            Xa lìa nơi nhơn ngã

            Lại được đại thiền định,

            Thông suốt pháp chư Phật,

            Như thế mười thứý,

            Tâm nghiệp, tướng thanh tịnh”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Nếu có thiện nam và thiện nữ nào, tất cả các vị nên đem hương hoa, âm nhạc, bảo cái, tràng phan, đồ uống ăn, đồ y phục, tất cả nhạc cụ v.v.. để cúng dường chánh pháp Đại Bửu Tích nầy; hết lòng quy mạng, thọ trì đọc tụng lý do vì sao?

            Ca Diếp!  bởi vì tất cả các đức Phật Như Lai, Ưng Chánh Đẳng Giác đều từ chánh pháp nầy lưu xuất, nên phải dùng đồ cúng dường tối thượng mà cúng dường các Ngài”.

            Đức Phật thuyết Kinh nầy rồi, Tôn GiảĐại Ca Diếp, một lòng đảnh lễ; các vịĐại Bồ Tát và các chúng tỳ-kheo, trời, rồng, dạ xoa, thần càn thát bà, a tu la..v v… tất cảđại chúng, đều được hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

 

 

 

 

Dịch xong ngày 21. 03. 1993

 

THÍCH HUYỀN-VI

 

 

 

HẾT

Pd Phuong An

                                                                                                                                                           

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567