Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển Thứ Tư

15/01/201621:18(Xem: 2972)
Quyển Thứ Tư

Phật nói Kinh

Chánh Pháp Đại Bửu Tích

Hỏi Ngài Ca Diếp

Việt dịch:    THÍCH HUYỀN-VI

 

Tập IV

QUYỂN THỨ TƯ

 

 

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như có người khôn khéo luyện tập loài ngựa, ngựa kia tánh khó chế phục.  Người ấy đều tập tự nhiên ngựa trở thành lương thiện.  Ca Diếp!  Cũng vậy, tương ưng với các Tỳ-Kheo giử gìn giới cấm và luật lệ, tâm thức tập loạn, ồn ào, khó mà chế phục; bị các Tỳ-Kheo ấy điều phục điều chế, xa lìa tánh giận tức v..v…như như không lay động”.  Đối với việc trên, ta nói bài kệ:

            “Ví như tánh ngựa ác,

            Gặp người huấn luyện hay,

            Tánh ác bị chế phục,

            Nhanh chóng thành ngựa qúy;

            Tương xưng hạnh Tỳ-Kheo,

            Khéo giữ gìn giới cấm,

            Điều phục nơi thức tâm,

            Khiến kia tịnh an trụ”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như có người, ở trong cổ họng, bị bịnh bướu, phá hoại mạng căn, rất là khổ sở.  Ca Diếp!  Cũng vậy, nếu có người, quá sâu chấp ngã tướng; đối với thân mạng, bị khổ sở lớn”.  Đối với nghĩa nầy, ta nói bài kệ:

            “Ví như người bị bướu,

            Khổ não nơi thân mạng,

            Ở trong ngày lẫn đem,

            Không bao giờan vui,

            Chúng sanh chấp chặc ngã,

            Nghĩa kia cũng như thế,

            Phá hoại thân mạng kia,

            Khổ lụy đến đời sau”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như có người, thân bị ràng buộc, khéo tìm phương tiện, để mà giải tỏa.  Ca Diếp!  Nếu chúng hữu tình làm các việc thiện, ngăn chận vọng tâm, khiến xa lìa các ràng buộc”.  Đối với việc nầy, ta nói bài kệ:

  

            “Như người bị trói buộc,

            Tìm ra phương tiện hay,

            Mở trói thân mạng kia,

            Khiến thân được tự tại.

            Tương đương người tu thiện,

            Chận đứng vọng tâm họ,

            Họ được lìa trói buộc,

            Nghĩa kia cũng như vậy”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như hư không, vốn nó trống rổng, bị hai vật khác, ngăn chặn hư không.  Những gì là hai?  ấy là mây mù” (xa đất là mây, gần đất là mù).  Ca Diếp!  Những người xuất gia cũng thế, vốn tự vắng lặng mà lại cầu pháp chú thuật trong thế gian.  Rồi đối với y, bát dồn chứa tài lợi thọ dụng, ngăn che hạnh lành”.  Đối với ý nầy, ta nói bài kệ:

            “Ví như sương với mù,

            Ngăn che khoảng hư không,

            Tỳ-Kheo cũng như thế,

            Hành pháp thế gian kia,

            Tập học về chú thuật,

            Chứa nhóm nơi y bát,

            Người bị hai chướng nầy,

            Tâm Bồ Tát xa lìa”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Người xuất gia có hai thứ ràng buộc.  Những gì là hai?  Ca Diếp!  Một là bị lợi dưỡng ràng buộc.  Hai là bị tiếng khen ràng buộc.  Người xuất gia phải nên xa lìa”.  Đối với nghĩa trên, ta nói thêm bài kệ:

            “Nếu người xuất gia kia,

            Tham trước nơi lợi dưỡng,

            Vàưa tiếng đồn tốt,

            Hai thứ ràng buộc nầy,

            Cũng ngăn Thánh giải thoát,

            Xuất gia phải xa lìa”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Có hai thứ tổn giảm đức độ của người xuất gia.  Những gì là hai?  Một là gần gủi người tại gia.  Hai là ghét chê bậc thánh giả”.  Đối với ý nầy, ta nói bài kệ:

            “Thân cận người tại gia,

            Ganh ghét hàng Thánh giả,

            Hai cách “phi đạo” nầy,

            Diệt đức người xuất gia,

            Xuất gia tâm Bồ Tát,

            Phải chóng xa lìa kia”…

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Có hai thứ làm cấu nhiểm người xuất gia.  Những gì là hai? Một là tâm nhiều phiền não.  Hai là xa lìa bạn lành, nhiếp thọ bạn ác”.  Đối với ý nầy, ta nói bài kệ:

            “Nếu người xuất gia kia,

            Tâm nhiều sự phiền não,

            Xa bỏ bạn lương thiện,

            Gần gủi người bạn ác,

            Phật nói những người nầy,

            Làm cấu nhiểm kẻ tu,

            Tất cả chúng Bồ Tát,

            Phải nên xa lìa họ”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Có hai loại đối với người xuất gia, như đến bờ hiểm nạn.  Những gì là hai?  Một là khinh mạn phép nhiệm mầu.  Hai là tin theo phá giới”.  Đối với nghĩa nầy, ta nói bài kệ:

            “Nếu bậc xuất gia kia,

            Khinh mạn pháp nhiệm mầu,

            Tin trọng người phá giới,

            Như lên bờ hiểm nạn,

            Sađọa trong giây phúc,

            Hai trái luật nghi nầy,

            Tất cả các Phật tử,

            Hai việc phải xa lìa”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Có hai sự kiện gây lầm lỗi cho người xuất gia.  Những gì là hai? Một là thấy lỗi lầm của người khác.  Hai là che dấu lỗi của mình”.  Đối với nghĩa nầy, ta nói bài kệ:

            “Nếu có người xuất gia,

            Thường thấy lổi người khác,

            Che dấu tội lỗi mình,

            Hai cái lỗi lớn nầy,

            Tổn não độc như lữa

            Người trí phải xa lìa”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Có hai việc làm tăng thêm nhiệt não của hàng xuất gia.  Những gì là hai?  Một là mặc áo Cà sa, lòng ôm sự bất tịnh.  Hai làỷ mình có giới đức, quở trách người phi hạnh”.  Đối với ý nầy, ta nói bài kệ:

            “Mặc dù mặc Càsa,

            Tâm làm hạnh “bất tịnh”,

            Dù thân có giới đức,

            Nhưng dùng lời lẽác,

            Thúc dục kẻ phi hạnh,

            Hai việc nầy phải tránh”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Có hai phương pháp trị bịnh người xuất gia.  Những gì là hai?  Một là phát tâm quyết định, hành pháp đại thừa.  Hai là vì các chúng sanh, không đoạn Phật pháp”.  Đối với việc nầy, ta nói bài kệ:

            “Nếu có người xuất gia,

            Thật hành hạnh đại thừa,

            Thấy tâm hành quyết định,

            Không đoạn hạt giống Phật,

            Người hành hai điểm nầy,

            Phật nói người không bịnh”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Có hai pháp làm cho người xuất gia, tăng trưởng chứng bịnh.  Những gì là hai?  Một là bị tội nặng “cực ác”. Hai là không phát lồ sám hối tội của mình làm”.  Đối với nghĩa nầy, ta nói bài kệ:

            “Chúng xuất gia Tỳ-Kheo,

            Phạm tội “cực ác” kia,

            Không thể sám diệt tội,

            Ngu mê không quí giới,

            Giây phút trở thành ác,

            Ác nầy lớn thành bịnh”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Đây có những Sa Môn, chỉ là danh xưng Sa Môn mà thôi”.

            -Ca Diếp bạch Phât: “Thế nào mà gọi là Sa Môn chỉ theo danh xưng Sa Môn?”.

            -Ca Diếp: “Có bốn hạng Sa Môn.  Những gì là bốn?  Một là Sa Môn chỉ hành theo sắc tướng.  Hai là Sa Môn có hạnh kín dối trá.  Ba là Sa Môn cầu tiếng đồn khen ngợi và bốn là Sa Môn thật hành chí nguyện.  Ca Diếp!  Ấy là bốn hạng Sa Môn”.

            -Ca Diếp bạch rằng: “Thế nào gọi là Sa Môn chỉ hành theo sắc tướng?”.

            -“Ca Diếp!  Hạng Sa Môn nầy, mặc dùđã cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà sa của Phật, thọ lảnh bình bát, nhưng đầy đủ các sắc tướng, thân tâm không trong sạch, miệng không trong sạch vàý luôn loạn động, không tựđiều phục những việc bất thiện, thôác, quá ham tài lợi, thân mạng không thanh tịnh, bị tội nặng phá giới.  Ca Diếp!  Đó là Sa Môn chỉ hành theo sắc tướng”.

            -Ca Diếp bạch rằng: “Thế nào gọi là Sa Môn có hạnh kín dối trá?”.

            -“Ca Diếp!  Hạng Sa Môn nầy, tuy biết hành nghiệp cũng đủ oai nghi, ăn uống thô sơ, đạm bạc, hoan hỷ dối trá, đối với việc đi, đứng, nằm, ngồi, thường lờ mờ dối trá.  Lại không thân cận bốn chủng tộc thánh xuất gia và tại gia, dối trá lời lẽ, cuống hoặc chúng hữu tình; tâm không trong sạch, cũng không điều phục tánh tình, cũng không dứt trừ tà niệm, hư vọng, tính toán, chấp truớc tướng “ngã nhơn”.  Nếu gặp “pháp không” rồi sinh tâm sợ hãi, như lên bờ nguy hiểm.  Nếu thấy Tỳ-Kheo nào khéo bàn luận lý không, thì như gặp kẻ oán gia.  Ca Diếp!  Ấy gọi là Sa Môn có hạnh kín dối trá”.

 

            -Ca Diếp bạch rằng: “Thế nào gọi là Sa Môn cầu tiếng đồn khen ngợi?”

            -Ca Diếp! Hạng Sa Môn nầy thường cầu tiếng đồn khen ngợi, dối trá hạnh trì giới, làm loạn động đến kẻ khác, khoe khoan sựđa văn của mình, muốn người khác khen ngợi, hoặc ở núi non, đồng nội, hoặc ở trong rừng sâu, dối hiện là người thiểu dục không tham, dối làm hạnh thanh tịnh, ở trong tâm không lìa ham muốn, không có yên tỉnh, không dứt sự lo buồn, không chứng bồ đề, cũng không xứng là Sa Môn, cũng không giống bà la môn, làm gì được Niết bàn, thế mà cứ muốn thiên hạ xưng khen, tiếng đồn khắp chốn.  Ca Diếp! Ấy gọi là Sa Môn cầu tiếng đồn khen ngợi”.

            -Ca Diếp bạch Phật rằng: “Thế nào gọi là Sa Môn thật hành chí nguyện?”.

            -“Ca Diếp! Hạng Sa Môn nầy không vì thân mạng mà làm việc bên ngoài, cũng không ngôn luận, tiếng đồn lợi dưỡng.  Chỉ nhứt tâm thật hành “không”, “vô tướng”, “vô nguyện”.  Nếu nghe tất cả pháp rồi, chánh ý suy nghỉ, thật tế niết bàn, thường thực hành phạm hạnh, không cầu quả báo thế gian, cũng không bàn luận những việc vui mừng trong ba cõi.  Duy nhận thấy tánh không, không muốn đặng pháp sự; cũng chẳng nghị luận ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả và bổ đặc già la (cảnh thú), nhận thấy ngôi vị chánh pháp, xa lìa các hư vọng, đối với con đường giải thoát, dứt trừ các phiền não, thông suốt tất cả sự vật, tự tánh thanh tịnh, trong ngoài không đắm trước, không nhóm không tan; đối với pháp thân Như Lai kia rõ ràng thông suốt, không có bảo thủý kiến của mình, cũng không ngôn luận sự lìa ham muốn của sắc thân, không thấy sắc tướng, cũng không thấy ba nghiệp tạo tác, cũng không chấp các pháp “vô sở hữu” của thánh phàm, đoạn các phân biệt ngưng nhiên của tự tánh, không mắc luân hồi mà cũng chẳng đắc niết bàn, không ràng buộc, không giải thoát, chẳng lai chẳng khứ, nhận chân tất cả sự vật tịch tĩnh trạm nhiên.  Ca Diếp!  Ấy gọi là Sa Môn thật hành chí nguyện.  Vì thật hành hạnh tương ưng, không cầu tiếng khen”.Đối với ý nghĩa nầy, ta nói bài kệ:

            “Đã có thân, miệng, ý,

            Ba nghiệp không trong sạch,

            Không điếu phục tham ái,

            Thôác hạnh không kín,

            Đầu tròn mặc ba y,

            Ôm giữ bình bát qúy,

            Phật nói Sa Môn nầy,

            Thường làm theo sắc tướng.

            Tuy làtheo hạnh tu,

            Dối trá không chân thật,

            Giả hiện bốn oai nghi,

            Chỉ đồng nơi thánh giả.

            Xa lìa tính hòa hợp,

            Hằng ăn cơm thô hẩm,

            Không tu hạnh thanh tịnh,

            Hạnh kín để dối gạt,

            Hoặc kia vì cầu danh,

            Cốt yếu cần người khen,

            Dối tu về giới, định,

            Lập dị hạnh đầu đà

            Ý trong không điều phục,

            Dối hiềm người tín thí,

            Không hành thiện ly dục,

            Cũng không dứt vin níu.

            Thấy nói pháp tướng không,

            Sợ đồng lên núi hiểm,

            Hoặc ở trong núi, rừng,

            Mà không ý chơn thật.

            Phật nói Sa Môn nầy,

            Là người cầu tiếng khen,

            Nếu kia chịu thật hành,

            Không vì tiếc thân mạng,

            Vọng cầu danh, lợi dưỡng,

            Cũng không cầu khoái lạc,

            Chỉ tu chánh giải thoát,

            Cứu vớt các đường ác.

            Dù biết sâu pháp không,

            Không được chấp tịch tĩnh,

            Cũng không chẳng tịch tĩnh,

            Không trụ nơi niết bàn.

            Không đưọc ở sanh tử,

            Chẳng trước nơi Thánh nhơn,

            Chẳng bỏ cõi phàm trần,

            Vốn tự không chỗđến.

            Nay cũng không chỗđi,

            Tất cả Pháp tịch nhiên,

            Phật nói hạng người nầy,

            LàSa Môn thật hành”.

            Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như người nghèo, nhà không của cải, tự phát ngôn bảo người nhà rằng: trong gia đình chúng ta có một kho tàng lớn, của vật chứa đầy kho.  Ca Diếp!  Ýông nghỉ sao?  Người nghèo ấy nói cóđúng sự thật không?”

            -Ca Diếp bạch rằng: “Không đúng sự thật, thưa Thế Tôn”.

            -“Ca Diếp!  Cũng lại như vậy, Sa Môn, Bà La Môn kia, tự họ không có giới đức, mà nói là thân ta đầy đủ đức nghiệp to lớn.  Lời nói không đúng sự thật, rất là khó tin”.  Đối với nghĩa nầy ta nói bài kệ:

            “Ví như người nghèo cùng,

            Tự nói có kho báu,

            Đầy nhẫy bảy của quý,

            Lời kia không tin tưởng,

            Sa Môn, Bà La Môn,

            Hư vọng cũng như thế.

            Ba nghiệp chẳng thanh tịnh,

            Tự nói đủ oai đức”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như có người vào trong dòng nước mà chẳng chuyên tâm, buông lòng giởn nước, không sợ chết đắm.  Ca Diếp!  Cũng lại như vậy, Sa môn, Bà la môn, phần nhiều biết giáo pháp, vào biển giáo pháp lớn, không thể chế ngự vọng tâm, ưa khởi tham lam, giận tức, si mê, bị phiền não dẫn dắt sanh vào đường ác”.  Đối với nghĩa nầy, ta nói bài kệ:

            “Ví như người giỡn nước,

            Vào trong nước lớn, sâu,

            Không tự dùng tâm họ,

            Bị nước chìm mạng kia,

            Sa Môn, Bà la môn,

            Ham vào biển pháp lớn,

            Buông lung tham, sân, si,

            Chìm đắm với đường ác”…

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như có người biết làm thuốc, mang thuốc thang đi bốn phương, để chửa trị các bịnh nhân.  Bổng nhiên người ấy mắc bịnh, không thể cứu trị cho ai được.  Ca Diếp!  Cũng thế, nếu tỳ-kheo kia thật hành đa văn của họ, muốn giáo hóa chúng hữu tình, rồi trong lúc đó, tự khởi ra phiền não, không thể nào hàng phục.  Đối với nghĩa nầy, ta nói bài kệ:

            “Ví như vị lương y,

            Pha, họp các thuốc thang,

            Mang đi khắp bốn phang,

            Trị bịnh các chúng sanh,

            Bỗng nhiên bị mang bịnh,

            Không thể từ thuốc lành,

            Tỳ-kheo cũng như thế,

            Tu học với đa văn,

            Muốn hành việc hóa đạo,

            Tự nhiên phiền não sanh,

            Không thể khéo chế cấm,

            Hư thí trong đắng cay”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như có người, thân bị bệnh nặng, uống các loại thuốc thượng hảo, nhưng không khỏi chết.  Ca Diếp!  Cũng như vậy, nếu chúng hữu tình đủ bịnh phiền não mà muốn đa văn tu hành cũng không khỏiđọa lạc”.  Đối với nghĩa nầy, ta nói bài kệ:

            “Ví như người bệnh nặng,

            Đau lâu mà chẳng lành,

            Dù uống nhiều lương dược,

            Trọn không khỏi vôthường(chết),

            Chúng sanh cũng như thế,

            Hằng nhiểm bệnh phiền não,

            Dùưa tu đa văn,

            Không khỏi sựđọa lạc”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như ngọc ma ni bửu châu rơi vào nơi bất tịnh, ngọc ấy thể nó bị chạm đồô uế, không thể xử dụng.  Ca Diếp!  Cũng vậy, nếu có tỳ-kheo tuy đủđa văn, nhưng bị sa vào trong lợi dưỡng bất tịnh, chư thiên, nhơn dân không sanh tâm luyến ái”.  Đối với nghĩa nầy, ta nói bài kệ:

            “Ví như ngọc ma ni,

            Rơi vào đồ bất tịnh,

            Nhiễm ô bị xúc chạm,

            Xử dụng không thể được,

            Tỳ-kheo cũng như thế

            Dù cóđa văn thật,

            Sađọa nơi bất tịnh,

            Trong tiếng khen lợi dưỡng,

            Chư thiên cùng nhơn dân,

            Không sanh tâm ái kính”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như có người bỗng nhiên bị chết, rồi thân thuộc để vào quan tài, đem hoa thơm vải lụa trang nghiêm cho toàn thân người chết.  Ca Diếp!  Cũng thế, nếu có tỳ-kheo nào phá hết giới luật, rồi dùng áo ca sa trang nghiêm toàn thân thìđâu có lợi ích gì?”  Đối với nghĩa trên, ta nói bài kệ:

            “Ví như người mạng chung,

            Dùng hoa tốt trang sức,

            Và dùng kim quan báu,

            Nghiêm sức trên thây chết,

            Người chết không dùng được,

            Tỳ-kheo cũng như thế,

            Trọn đời phá giới thân,

            Luôn mặc áo càsa,

            Nghiêm sức tạo oai nghi,

            Đâu có lợi ích gì?”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như có người tắm gội sạch sẽ, dùng hương dầu xoa khắp thân cho tươi nhuận, trên đầu và khắp cả thân thể; thân mặc y phục trắng, dùng các loại dầu thơm tràng phang hoa thượng hạng.  Ca Diếp!  Cũng như vậy, nếu tỳ-kheo nào đa văn trí tuệ, thân mặc pháp phục, nghi tướng đầy đủ, là đệ tử của Phật”.  Đối với nghĩa trên, ta nói bài kệ:

            “Ví như người thế gian,

            Tắm gội thân trong sạch,

            Xoa các loại dầu thơm,

            Đầu thì dùng hoa sức,

            Thân mặc quần áo trắng,

            Rồi xưng là thượng tộc

            Tỳ-Kheo cũng như vậy,

            Đa văn đủ ‘tổng trì’,

            Giới đức hành thanh tịnh,

            Mặc pháp phục trang nghiêm,

            Nghi tướng được đầy đủ,

            Ấy là chơn Phật tử”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Có bốn loại tỳ-kheo phá giới, dụ như bóng hình trì giới?”.

            -Ca Diếp bạch Phật: “Thế nào gọi là bốn hạng phá giới?”.

            -“Ca Diếp!  Có một hạng tỳ-kheo thọ tri đầy đủ ‘giới biệt giải thoát’, khéo biết giới cấm luật lệ, những tội vi tế, sanh lòng sợ hãi, thường y theo chốn học, nói giới thanh tịnh, giữ hành động, ý nghĩ và lời nói đầy đủ không phạm, ăn uống theo tà mạng, có lỗi như thế.  Vì sao?  Vì cố chấp công năng của mình trở thành giới (cấm) thủ.  Ca Diếp! Đây là vị phá giới thứ nhất, dụ như bóng hình trì giới”.

            “Lại nữa, Ca Diếp!có một hạng tỳ-kheo, khéo biết giới cấm pháp luật, thường trì giới hạnh, xử dụng kín đáo ba nghiệp, nhưng nặng về thân kiến, vì chấp tình không xả.

            Ca Diếp!  Đây là hạng phá giới thứ nhì, dụ như hình bóng trì giới”.

            “Lại nữa, nầy Ca Diếp!  Có hạngtỳ-kheo hằng phát khởi lòng từ, thương xót chúng hữu tình, đầy đủ lòng từ thiện, nhưng nghe nói tất cả sự vật không sanh, tâm họđâm ra sợ hãi.  Ca Diếp!  Đây là hạng phá giới thứ ba, dụ cho bóng hình trì giới”.

            “Lại nữa, nầy Ca Diếp!  Có một hạng tỳ-kheo thật hành mười hai hạnh đầu đà.  Các hạnh tu khác không khuyết điểm, chỉ còn có tướng ‘ngã tâm’, trụ trước nhơn ngã.  Ca Diếp!  Đây là hạng phá giới thứ tư, dụ như hình bóng trì giới.  Ca Diếp!  Bốn hạng phá giới nầy, giống như bóng hình giữ giới”.

            “Lại nữa, Ca Diếp!  Nếu nói giới nầy, không người, không ta, không chúng sanh, không thọ mạng, không hành động, cũng không chẳng hành động; không tạo tác, cũng không chẳng tạo tác; không hủy phạm, cũng không chẳng hủy phạm; không danh không sắc, cũng không chẳng danh sắc; không tướng, mà chẳng phải không tướng; không dứt vọng niệm, mà cũng chẳng phải không dứt vọng niệm; không thủ không xả, chẳng phải không thủ xả; không thọ lảnh, chẳng phải không thọ lảnh; không thức không tâm; nhưng chẳng phải không thức tâm; không thế gian, cũng không xuất thế gian; không chỗ trụ, cũng chẳng phải không trụ; không thấy tự trì giới, cũng không tha trì giới, ở trong các giới lìa các sự hủy báng, không mê không chấp.  Ca Diếp!  Đây là nói các bậc Thánh vô lậu chánh giới, xa lìa tất cả trú xứ trong ba cõi”.  Lúc ấy, Đức Thế Tôn nói bài kệ:

            “Chỗ trì lìa cấu giới,

            Không trụ tướng nhơn ngã,

            Không phạm cũng chẳng trì,

            Chẳng buộc cũng không mở,

            Lành vi diệu rất sâu,

            Xa lìa các nghi hoặc.

            Ca Diếp! giới tướng nầy,

            Như Lai nói chơn thật,

            Chỗ trì không cấu giới,

            Nhưng trong thế gian kia,

            Không vì thân mạng mình,

            Khắp giúp các quần sanh,

            Đồng thể nhập chơn như,

            Ca Diếp! giới tướng nầy,

            Như Lai nói chơn thật

 

            Chỗ trì lìa cấu giới,

            Ở trong nhơn ngãkia,

            Không nhiễm cũng không tịnh,

            Chẳng tối cũng chẳng sáng,

            Không đặng cũng không mất,

            Không trụ nơi bờ nầy,

            Chẳng đến nơi bờkia

            Cũng không ở giữa dòng

            Cột, mở đều bình đẳng,

            Không trụ như hư không,

            Không tướng không chẳng tướng,

            Ca Diếp! giới tướng nầy,

            Như Lai nói chân thật.

 

            Chỗ trì không cấu giới,

            Không đắm nơi danh sắc,

            Không trụ nơi hình tướng,

            Hằng dùng tâm tịnh diệu,

            Lìa tướng ngã có không,

            Với biệt giải thoát kia,

            Xa lìa các trì phạm,

            Không giới không chẳng giới,

            Chẳng định cũng chẳng tán,

            Theo đây mà hành đạo,

            Trí quán không hai chấp,

            Giới nầy tịnh vi diệu,

            An trụđại thiền định,

            Tam ma địa sinh quán,

            Trí huệ tự thanh tịnh,

            Ấy là cụ túc giới”.

 

 

 

 

 

HẾTQUYỂN THỨ TƯ

 

 

Pd Phuong An

            

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567