Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Quyển Thứ Hai

08/11/201413:39(Xem: 3499)
2. Quyển Thứ Hai

Mật Tạng Bộ 2_ No.951 (Tr.233 _ Tr.239)

 

KINH NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG

_QUYỂN THỨ HAI_

 

Hán dịch: Đại Đường_Nam Thiên Trúc Tam Tạng BỒ ĐỀ LƯU CHÍ
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ
Phục hồi Phạn Chú: HUYỀN THANH
 

PHÂN BIỆT THÀNH PHÁP

_PHẨM THỨ BA_

 

Bấy giờ  Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ Tát chắp tay cung kính bạch rằng: “Thế Tôn Như Lai Vô Thượng Ứng Chánh Đẳng Giác! Nguyện xin rũ lòng thương, vì người tu hành lược nói oai đức rộng lớn, Lý Thú thâm sâu của Đảnh Luân Vương Thành Tựu Hành Pháp”.

Lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Hết thảy các Chú đều y như trong đây, làm sao thành được chỗ tu trì?”.

Khi ấy, Đức Thế Tôn vì Kim Cang Mật tích Chủ Bồ Tát nói rằng: “Lành thay! Lành thay Mật Tích Chủ! Ông hay khéo hỏi Ta về việc này! Nay ông hãy lắng nghe! Hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ! Ta sẽ vì ông nói Hành Pháp, Lý Thú, câu Kim Cương Pháp của chư Phật, được sinh ra từ Lý Pháp của câu Kệ tối thắng của vô lượng Phật, để được lợi ích thành tựu Chú vậy.

Lúc đó, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai quán khắp Đại Chúng xong, dùng Đại Phạm thanh (Mahā-brahma-ghoṣa), khen Già Tha (Gāthā: Kệ Tụng) rằng:

“_Thích Ca Đại Sư Tử

Vô lượng môn Bồ Đề

Lý Thú, hành tự tại

Nên làm Tối Thượng Sứ

Thấy khổ bức hữu tình

Ưa tu hành Pháp này

Trời, Người cùng kính ngưỡng

Sẽ thành Vô Thượng Tôn

_Tu tập Pháp thâm sâu

Khen ngợi Đại Diệu Chú

Tin ưa nơi Đại Thừa

Tâm hành ứng Bồ Đề

Trụ tháp, tịnh đường, thất

Bên sông, vực với suối

Trong hang núi, cây cao

Ngồi một mình, tịnh Tâm

Giữ thân miệng thanh tịnh

_Thường an trụ nơi này

Y Pháp, trì Cấm Giới

Một lòng nhớ trì Chú

Biết Chú Tam Ma Địa

Xuất Sinh với Thành Tựu

Mọi loại Pháp chứng Tướng

Chứng Pháp Chú thành xong

Phá diệt nhà sanh tử

Ước nguyện đều viên mãn

Không lâu được Bồ Đề

_Thường dùng hai loại Ý

Trì Giớibạn lành

Thành tựu đây chẳng khó

Tức thân này được chứng

_Tâm không động, chắc sạch

Thường nhớ Phật Bồ Đề

Phật Đảnh Luân Vương Pháp

Tức thân này được chứng

_Nếu có Chú Giả Bạn (bạn của người trì Chú)

Siêng tu vì hữu tình

Tướng khó nghĩ rất nhiều

Tức thân này được chứng

_Thành Tâm, Chú ấn Tháp

Tụng Chú, tu Đại Pháp

Mỗi mỗi hiểu rõ ràng

Tức thân này được chứng

_Bền chắc đủ tinh tấn

Tâm rộng lớn vô lượng

Làm Pháp tối tăng thượng

Tức thân này được chứng

_Các tướng Thân viên mãn

Thẳng thắn đủ Chân Trí

Hay chịu đựng đói khát

Người này đáng thành tựu

_Người Trí nếu đang được

Kinh với Pháp Môn này

Kẻ ấy không bao lâu

Chứng thành tựu tối thắng”

 

Bấy giờ Đức Thế Tôn vì Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ Tát, nói rằng: “Sau khi Ta diệt độ, sẽ có loại hữu tình ngu si, tội ác trụ nơi Tràng Tướng (tên gọi khác của Cà Sa), Pháp Loại (Tăng lữ, tự viện có quan hệ đồng Pháp Hệ) của Ta… Bí Sô (Bhikṣu:Tỳ Kheo), Bí Sô Ni (Bhikṣuṇi:Tỳ Kheo Ni), Ô Ba Sách Ca (Upāsaka:Cận Sự Nam), Ô Ba Tư Ca (Upāsikā:Cận Sự Nữ) thường ưa chạy theo ngu si tà kiến, các đàm luận ác, tham trước các món đẹp ngon, lười biếng, ít Đức. Chẳng tin nhận: mười Lực, bốn Vô Sở Úy, bốn Vô Ngại Giải của Như Lai, Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả,  Chân Như Pháp Giới, bốn Pháp Thánh Đế, Tĩnh Lự, oai đức vô úy, Thuyết của Đại Thừa… Không có sức tu theo Luật Hạnh của Bồ Tát, Pháp Giáo phương tiện. Chê bai, phá hoại, không kính, không tin oai đức thần thông, môn Tam Ma Địa của chư Phật, Bồ tát. Nhóm người này giữ làm Pháp này chẳng được thành tựu, tức tăng thêm chê bai Ta với chê bai Bồ Tát mà nói rằng: “Pháp này không phải là Phật nói mà là Ma nói, vọng nói Giáo Hạnh Đại Thừa của Bồ Tát”. Nếu như thấy kẻ thiện nam, người thiện nữ trì Chú này thì càng chê bai, gây não loạn, làm các chướng ngại. Do tội lỗi này sẽ bị vô lượng tội nặng của Vô Gián

Thế nên Mật Tích Chủ! Có kẻ thiện nam, người thiện nữ nguyện muốn tu hành Đại Hạnh của Bồ Tát thì nên tin hướng bền chắc, một lòng chánh nguyện, thường ham viết chép Kinh Điển Đại Thừa, đọc tụng cúng dường, hiểu Nghĩa Vị ấy. Nếu thấy người này thì liền vì họ mà giải thích, như Kinh Bảo Vũ, mỗi một Pháp Môn, tu học Gia Hạnh, Pháp Hạnh của Bồ Tát, liền được thành tựu.

Thế nên Bí Mật Chủ! Đâu là chỗ thành của Chú? Chủ yếu từ Thân, Tâm siêng năng khẩn thiết Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Định, Tuệ thanh tịnh, một lòng tu tập thì mới được thành tựu”.

 

KINH NHẤT TỰ PHẬT ĐẢNH LUÂN VƯƠNG

PHÂN BIỆT MẬT NGHI

_PHẨM THỨ TƯ_

 

Khi ấy, Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ Tát lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Làm sao thực hành Nhất Tự Đảnh Luân Vương Chú,  Pháp tắm gội thanh tịnh, Pháp quán tưởng Tâm? Xin Thế Tôn rũ thương vì con giải thích, do Pháp này đầy đủ Chi Pháp (Pháp cành nhánh) nên mau được Nhất Tự Phật Đảnh Luân Vương Chú Thành Tựu Chứng Môn

Bấy giờ Đức Thế tôn bảo Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ Tát rằng: “Ông hãy lắng nghe! Ta vì lợi ích cho kẻ có Đức mỏng, Phước kém, ít tinh tấn mà nói tất cả Chú. Khi tu trì Pháp thì mỗi ngày ba thời theo Pháp tắm gội tẩy tịnh, không tham các Dục niệm, Tâm không loạn, chỉ một lòng tưởng Phật, Tâm Từ duyên đủ hết thảy hữu tình ở mười phương Pháp Giới. Lấy đất sạch hòa với bột cù ma di (Gomayī: phân bò) khô, Chú vào mà rửa tay, tẩy tịnh nơi thân

_Nếu khi tắm gội thời mặc Dục Sấn Y (Áo tắm bố thí cho Tăng Ni, Đạo Sĩ), kết Ấn hộ thân.

Hộ Thân Chú là:

“Úm-hồng (1) ma ma, ma ma (2) hổ-hồng (3) nịch (4)’

OṂ _ MAMA  MAMA  HŪṂ  NĪḤ

Nên tụng Chú này bảy biến Hộ Thân

Nếu sám hối tội chướng, cầu Thần  Thông thì nên dùng đất màu trắng. Đất ấy không có loài trùng, không đỏ, không đen, không hôi thối, không dơ bẩn.

Nếu cầu phong nhiêu thì dùng đất màu trắng vàng. Đất ấy không có loài trùng cũng không có dơ bẩn hôi thối.

Nếu Pháp Hàng Phục thì dùng đất màu đen đỏ

Nếu muốn người khác tôn trọng thì nên dùng đất chẳng trắng chẳng đen

Nếu muốn người khác kính phục, khen ngợi thì dùng đất màu đỏ xanh

Như nhóm đất này, người Trí khéo biết.

Chú lấy đất là:

“Úm-hồng (1) na la (2) hổ-hồng (3)”

OṂ_ DHARA  HŪṂ

Chú vào đất bảy biến, liền dùng cái xẻng lấy đất, làm hết thảy Pháp.

 

_Nếu gặp được chỗ thanh khiết, sông ngòi Linh Thánh, nước có chim muông, ở trên bốn bờ có cây có nhiều hoa quả… vào trong đây tắm gội thì được Phước thắng cát tường .

Chú gia trì tắm gội là:

“Úm-hồng (1) nhập-phạ la (2) hổ-hồng (3)”

OṂ_  JVALA  HŪṂ

Nên tụng bảy biến Hộ Thân, Quán Đảnh như Pháp tắm gội. Nước này tuy là Thánh Thủy, nhưng nếu có nạn sợ hãi với có đàn bà, con nít, gia súc, mọi thứ dơ uế… tức không được tắm.

 

_Chú gia trì vào đất là:

“Úm-hồng (1) bả la nhập-phạ la (2) hổ-hồng (3)”

OṂ_  PRAJVALA  HŪṂ

Nếu khi muốn tắm thời Chú vào đất bảy biến , để đất nơi sạch sẽ không cho dơ uế.

 

_Bị Giáp Chú là:

“Úm-hồng (1) nhập-phạ la, đế nhạ (2) hổ-hồng (3)”

OṂ_  JVALA-TEJA  HŪṂ

Nếu khi đang tắm thời dùng ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út  của tay phải nắm lại thành quyền, sau đó để dưới tim, dựng thẳng ngón cái để trên trái tim, tụng Bị Giáp Chú, chú vào ngón tay của quyền bảy biến tưởng thành mặc áo giáp.

Bị Thúc Giáp Trụ Chú là:

“Úm-hồng (1) nhập-phạ la (2) bá la cật-la ma (3) hổ-hồng (4)”

OṂ_ JVALA  PARAKRAMA  HŪṂ

Chú này lại chú trên trái tim, quyền chỉ thân thể bảy lần an, từ từ đi vào nước khiến cho nước đến eo lưng.

 

_Nhất Thiết Đảnh Luân Vương Tâm Chú là:

“Úm-hồng (1) trác nhật-lỗ, hồng (2) bạn đà (3) tốt-phạ ha (4)”

OṂ_VAJRO  HŪṂ   BANDHA  SVĀHĀ

Chú này khi vào trong nước, lửa tụng bảy biến, tức sẽ cấm chỉ Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka), Rồng (Nāga), Ba Ba (con Giải) ở trong nước chẳng thể gây tai hại, và hay thành hộ giúp hết thảy sự nghiệp.

Lại chú vào đất bảy biến, chia đất làm ba phần, ba loại đều dùng để chà rửa. Trước tiên lấy một phần, chà rửa từ bàn chân lên đến đầu gối,  lại lấy một phần chà rửa từ đầu gối lên đến rốn, lại dùng một phần chà rửa từ rốn cho đến vai, cánh tay, bàn tay, mặt, lưng...

Tắm xong mặc quần áo. Lại dùng Chú này chú vào nước bảy biến. Ba lần rưới vảy trên đầu, cổ, thân phần... im lặng không nói năng, lại tụng Chú đây làm Pháp hộ thân.

Tiếp theo tụng nan Thắng Phẫn Nộ Vương Chú. Tiếp theo tụng Phật Hào Tướng Chú. Tiếp theo tụng Phật Nhãn Minh Chú. Tiếp theo tụng Tồi Toái Đảnh Luân Vương Chú. Nhóm Chú như vậy hộ trì hết thảy, rất ư thù thắng.

Nếu trong Phật Chủng Tộc Chú làm Pháp thì Phật Nhãn Chú là hơn hết.

Nếu trong năm Đảnh Luân Chú làm Pháp thì Phật Nhãn Chú là cao hơn hết

Nếu kết Đàn Địa Giới với mười phương Giới, tự hộ giúp mình, hộ giúp bạn thì nên dùng Tồi Toái Đảnh Luân Vương Chú với Nhất Thiết Đảnh Luân Vương Tâm Chú

 

_Tịnh Thân Khẩu Chú là:

“Na mạc tát phạ bột đà (1) bồ địa tát đỏa nam (2) Úm-hồng (3) tuất thê nỗ (4) du đà nại dã (5) tốt-phạ ha (6)”

NAMAḤ  SARVA  BUDDHA  BODHISATVĀNĀṂ_ OṂ_ ŚODHANA  UJJU-DHANĀYA  SVĀHĀ

Chú này, khi vào Đàn thời dùng áo sạch xong, chú vào nước ba biến, súc miệng, và chấm vảy trên đầu, tai, vai, tim… đàng hoàng thẳng thắn, khởi lòng Đại Bi, bước lớn (đại bộ) từ từ đi vào bên trong Đàn.

Như vậy, người Trí thường mặc áo vải sạch sẽ, hoặc áo vải gai, tu Chú Pháp này, thường dùng Nhất Thiết Phật Đảnh Luân Vương Tâm Chú, chú vào hết thảy vật. Ở trước tượng Luân Vương dâng các món hiến cúng xong, ngồi trên tòa cỏ tranh, một lòng tưởng chư Phật Bồ Tát, tụng Chú kết Ấn, mời gọi, phát Nguyện, mắt chiêm ngưỡng Tượng, kết Liên Hoa Ấn, tưởng Phật Tòa Ấn…. như vậy làm trì.  Thế nào gọi là làm? Là Nguyện được tòa Phật,  tòa Bồ Tát.

 

_Bả Sổ Châu (cầm nắm tràng hạt) Chú là:

“Úm-hồng (1) át bộ đê (2) nhĩ nhạ duệ (3) tất địa, tất đà át thê (4) tốt-phạ ha (5)”

OṂ_ ADBHŪTE  VIJAYE  SIDDHI  SIDHĀRTHE  SVĀHĀ 

Phật Tộc Chú này, dùng Bồ Đề Châu (dùng hạt Bồ Đề làm tràng hạt), mỗi niệm cầm trành hạt đều chú vào ba biến sẽ mau được thành, hướng đến Chánh Đẳng Bồ Đề Tam Đẳng Chứng Pháp

Hết thảy Chú Đà La Ni Pháp ấy cũng như nhóm Pháp của ba thành tựu này. Cầu giầu có thì dùng hạt châu bằng vàng, bạc. Cầu sẽ thành tựu hết thảy Thắng Sự thì dùng hạt châu bằng pha lê.

 

_Sợi dây dùng xâu hạt châu, bảo Đồng Nữ se hợp lại, đều tụng Bổn Chú chú vào hạt châu rồi xỏ cột lại.

Chú Sổ Châu Chú là:

“Na mô bà già phạ để (1) tất thê, sa đà dã (2) sa đà dã (3) tất đà, át thê (4) tốt-phạ ha (5)”

NAMO  BHAGAVATE  SIDDHE  SĀDHAYA  SĀDHAYA  SIDDHĀRTHE  SVĀHĀ

Phật Tộc Chú này chú vào hạt châu xỏ xâu xong, bụm châu (tràng hạt) trong lòng bàn tay rồi chắp lại, lại chú vào bảy biến. Việc làm như vậy gọi là Thọ Trì Châu, thường ngồi trên cỏ tranh, tịnh Tâm yên lặng, mặc áo cỏ tranh, trì tụng theo khóa số, làm Pháp an ổn

Nếu khi trì đủ số xong, lại chú vào cây Thất Lợi hoặc cây Mật La, cây Bạch Chiên Đàn, hoặc cây Mật, hoặc cây Phong Hương, ngang mười hai ngón tay, chặt bằng hai đầu, làm Pháp an ổn, Pháp phú nhiêu đều là Thượng Thành Tựu.

Hoặc cây táo chua, cây Khư Đà La, cây Ca La Nhĩ La … ngang 12 ngón tay, chặt bằng hai đầu, làm Pháp Điều Phục cũng là Thượng Thành Tựu.

Không có ba cây này, chỉ được lá của nó. Lá ấy không có loài trùng thì làm cũng thành tựu.

Nên dùng Cù ma di (phân bò) hòa với nước thơm, mỗi ngày xoa bôi, rưới vảy ở chỗ ngồi nằm … với nơi Quán Đảnh. Nước đã dùng thời đều lọc tẩy cho trong sạch, áo quần trong ngoài thường giặt dũ cho sạch.

Như điều này làm Pháp, nếu chẳng thành tựu. liền gia thêm Nhất Thiết Đảnh Luân Vương Tâm Chú, biến biến đồng tụng

Lại chẳng thành tựu thì gia thêm nhóm Phật Nhãn Chú, cả ba đồng tụng, Tâm đừng buông lung. Phật Nhãn Chú này là điều mà chư Phật quá khứ đã nói, thế nên nay Ta lại nói, vì sẽ thành tựu, cứu được năm nghịch vậy. Trì Nhất Tự Phật Đảnh Luân Vương Chú này được Đại Chứng Thành, huống chi là người có Tánh trong sạch, đủ Tín Căn, thọ trì đọc tụng mà chẳng thành tựu sao?!...

 

_Nếu người trì Chú không có tượng năm Đảnh Luân Vương này để ngồi đối diện trì niệm, thì như Đức Phật nói Tượng, tưởng bức Tượng ngay trước mắt, một lòng chiêm ngưỡng, chắp tay lễ xong, ngồi Kiết Già ngay thẳng

Định Tưởng Tâm Chú là:

“Na mô la đát-na đát-la da dã (1) a giả la, nhĩ lệ (2) tốt-phạ ha (3)”

NAMO  RATNA-TRAYĀYA_ ACALA  VĪRE  SVĀHĀ

Tụng bảy biến, kết Đại Căn Bản Ấn, chú bảy biến, tùy tưởng Ấn này do Kim Cang tạo thành, tưởng ấn lên đất của Đàn thành nước biển lớn, sâu rộng không có bờ mé.

Quán Tưởng Đại Hải Chú là:

“Úm-hồng (1) nhĩ ma lộ na địa (2) hổ-hồng (3)”

OṂ_  VIMALA-UDHADI  HŪṂ

Tụng bảy biến, quán tưởng biển lớn sâu rộng không có bờ bến, thanh tịnh sáng trong không có xao động dơ bẩn, hiện ra rõ ràng ở giữa biển có núi báu lớn.

Quán Tưởng Bảo Sơn Chú là:

“Úm-hồng (1) a giả la (2) hổ-hồng (3)”

OṂ_  ACALA  HŪṂ

Tụng bảy biến, quán tưởng núi Tu Di bảy báu, chung quanh cao rộng vô lượng vô biên, đầy đủ các báu trang nghiêm sáng chói hiển hiện tương xứng, trên núi ấy có hoa sen lớn do các báu tạo thành.

Quán Tưởng Bảo Liên Hoa Chú là:

“Úm-hồng (1) hổ-hồng, ca ma la (2) tốt-phạ ha (3)”

OM_  HŪṂ  KAMALA  SVĀHĀ

Tụng bảy biến, quán tưởng hoa sen bảy báu có vô lượng trăm ngàn cánh to lớn, đài, tua, nhị, cọng...ḥiển hiện ánh sáng rực rỡ, đài sen rộng lớn cũng như  ngọn núi… nhị, lá tương xứng, trên đài có trướng báu lớn.

Quán Tưởng Bảo Trướng Chú là:

“Na mạc tát phạ đả sá già đá nam (1) Úm-hồng (2) tát phạ thổ tát đê (3) tát phả la, hứ ma-hồng (4) nga nga na kim (5) tốt-phạ ha (6)’

NAMAḤ  SARVA  TATHĀGATĀNĀṂ_ OṂ_ SARVATHĀ  SIDDHE  SPHARA  HĪMAṂ  GAGANAKAṂ  SVĀHĀ

Tụng bảy biến, quán tưởng trướng báu do hết thảy báu nghiêm sức tự nhiên thành, hiển hiện Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phương trên dưới rộng lớn vô lượng, đại bảo ma ni hình nửa mặt trăng, hình mặt trăng tròn đầy, các thứ hoa báu, chuông lắc tay báu, chuông vàng… nơi nơi treo xen lẫn nhau để trang nghiêm, trân châu, lưới võng, hương hoa màu nhiệm, Anh Lạc treo rũ xung quanh. Trong các báu ấy tuôn ra mọi loại ánh sáng xen lẫn nhau

Lại ở trong ánh sáng thấy Thần Thông tự tại của các Như Lai. Ngay trên trướng báu, tưởng có dù lọng rộng lớn vô lượng tương ứng, trên trướng bảo dùng mọi viên ngọc báu, hoa báu, các thứ phất trần để nghiêm sức, lưới báu, Anh Lạc rũ bày bốn bên

Ở trong trướng báu, tưởng có Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai ngồi Kiết Già trên tòa Sư Tử, đầy đủ ba mươi hai tướng Đại Nhân, tam mươi vẻ đẹp, thân phóng hào quang tròn làm tướng Thuyết Pháp, mắt ngắm nhìn Nhất Tự Đảnh Luân Vương Bồ Tát.

Như bên trên nói, các hàng Bồ Tát Thanh Văn, chư Thiên… đều tưởng hiện ra rõ ràng, với tưởng thân của mình ngay bên trong trướng báu, ở bên phải Đức Phật, quỳ thẳng lưng chắp tay, cúi đầu, tay bưng lư hương, tụng Bổn Trì Chú, thưa trình Hội Chúng của Đức Phật, kèm thưa trình hết thảy chư Phật ở mười phương ngồi trong trướng báu, hiển hiện rõ ràng, nguyện nhận cúng dường.

Lại nên tưởng cầm mọi loại mây hương, mọi loại hoa thơm, thức ăn thơm, nước thơm… cúng hiến Phật Hội. Liền phát nguyện rằng: “Nguyện xin Thánh Chúng đều dùng Thần Lực thương xót hộ giúp con, nhận sự cúng dường”

 

_Tiếp đãi đầy đủ xong. Tiếp theo tụng Nhất Thiết Đảnh Luân Vương Tâm Chú 108 biến. Lại tưởng riêng thành cái ao tắm bảy báu: Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phương bàng trên dưới… sâu rộng như biển, bên trong đầy nước hương thơm, tắm gội Thân Chân Báo Phật của Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai với cùng một lúc tưởng tắm hết thảy Thân Chân Báo Phật ở mười phương, kèm với Phật Chủng Tộc, Bồ Tát, Chú Thần, Bổn Sở Chú Thần

Tưởng tắm tất cả xong. Lại tưởng mọi loại Chiên Đàn, hương xoa bôi… một thời xoa bôi tô điểm hết thảy thân Phật với Phật Chủng Tộc, Bồ Tát, Chú Thần .

Lại tưởng mọi loại the,lụa kỳ diệu, dây vàng, Cà Sa, mão đội, Anh Lạc với các áo quần một lúc nghiêm sức suốt hết thảy thân Phật với Phật Chủng Tộc, Bồ Tát, Chú Thần.  Lại tưởng thưa trình lần nữa với Chúng hội tọa bên trong trướng.

Lại tưởng hiến bày các món ăn uống thượng diệu, một lúc cúng dường hết thảy chư Phật với Phật Chủng Tộc, Bồ Tát, Chú Thần xong. Nhân Giả liền đem chỗ Căn lành này, tâm miệng tỏ bày, chân thành sám hối mọi tội, hồi hướng Bồ Đề, tưởng thỉnh chư Phật trong trướng báu, chuyển bánh xe Đại Pháp.

Nhân Giả nên liền như ở trong trướng, quỳ ngồi bên phải Đức Phật, quán nơi sống mũi, tưởng tâm không có nghi ngờ, tay phải lần tràng hạt, tay trái để ngang ngực, kết Sổ Châu Ấn, mỗi mỗi điều phối tụng số Chú.

Đủ Khóa xong rồi, để tràng hạt (sổ châu) ở trong cái tráp hương sạch sẽ, dùng Ấn Chú hộ trì. Lại đốt trác hương, tưởng các hoa hương… như Pháp cúng dường. Liền tụng Bổn Chú giải Phương Giới ấy, chắp tay đảnh lễ, y theo các phương mà phát khiển.

Quán Pháp như vậy ba mươi sáu tháng, dứt các sự đàm luận, Tâm đừng lầm lỗi chạy theo các cảnh loạn trược. Quán tưởng thanh tịnh y theo Pháp mỗi ngày ba lần, tức được chứng Nhất Tự Đảnh Luân Vương Đại Tam Ma Địa Môn.

  

KINH NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG

PHÂN BIỆT BÍ TƯỚNG

_PHẨM THỨ NĂM_

 

Bấy giờ Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai lại bảo Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ tát rằng: “Nhất Tự Đảnh Luân Vương Chú Thành Tựu Hành Pháp này là điều mà chư Phật cùng nói, vì được lợi ích cho hết thảy hữu tình, thành Giáo Pháp của Phật Đảnh Luân Vương này.

Này Mật Tích Chủ! Hết thảy Như Lai quá khứ hiện tại đã nói: câu kệ, Giáo Hạnh, Pháp Môn… không có sai khác, đều chọn lựa nơi thù thắng yên lặng trống vắng. Nay Ta lược nói: Chọn các núi có tiếng tăm, chỗ chư Thánh cư ngụ, hoặc hang động Thần Tiên, hoặc nơi nhà mới sạch sẽ trống rỗng, hoặc cây lớn mọc một mình, rừng, suối…Ở Thắng Xứ này, một lòng thiện tịnh tu hành Pháp này. Đối với Pháp Bất Thiện cần đoạn trừ sạch hết, đối với Pháp Thiện Tịnh thì sanh nghĩa Kiến Tịnh (thấy trong sạch). Hai câu Pháp này liên miên chẳng dứt, hay sanh ra nghiệp Thiện, Bất Thiện. Thế nên việc ăn uống: các vị cay, ngọt, mặn, lạt không được tham lam, ham thích mà ăn quá no. Nếu ăn no quá thì không thể trì tụng cúng dường, đốt lửa, Tâm Định không sanh. Chính vì thế người trì Chú nên xa lìa sự tham muốn thức ăn

Thường lúc đầu đêm, tùy theo sức chuyển đọc Hoa Nghiêm, Bảo Vũ với hết thảy Ma Ha Diễn Kinh (Kinh Đại Thừa) khác. Quán Hành Pháp ấy chế ngự  ruộng Tâm, tu tập Giáo này là Pháp Vô Vi (Asaṃskṛta).

Nếu Bố Sắt Trí Ca (Puṣṭika: Tăng Ích) thì mỗi lúc nửa đêm, trải cỏ tranh sạch, kết Giới bốn phương, kết Ấn tụng Chú… ấn hộ trì thân như Sư Tử Vương, đầu hướng về Nam, mặt hướng về Đông, nghiêng hông bên phải, tay để nơi gối (làm gối), duỗi chân mà nằm.

Nếu Phiến Để Ca (Śāntika: Tức Tai), thì mỗi nửa đêm, đầu xoay về Đông, mặt hướng về Bắc, nghiêng hông bên phải, tay làm gối, duỗi chân mà nằm.

Nếu A Tỳ Chá Lỗ Ca (Abhicāruka: Hàng Phục) thì mỗi khi nằm, đầu hướng về Tây, mặt hướng về Nam, nghiêng hông bên phải,  tay làm gối, duỗi chân mà nằm

Nếu khi ngủ, trong mộng thấy leo lên cây Bồ Đề, cây Chiên Đàn Hương, cây Nhĩ La Uất Đầu Mạt La thì gọi là Chứng Trung Phẩm Hướng Tốc Thành Tướng.

Nếu có mộng thấy cỡi nhóm chim Bạch Hạc, Khổng Tước, Kim Sí Điểu.. thân phát ra lửa sáng thì gọi là Chứng Thượng Phẩm Hướng Tốc Thành Tướng.

Nếu có mộng thấy leo lên cây phướng bảy báu, lầu gác, đài báu, đạp trên vòng hoa. Hoặc thấy tay cầm cây đàn Không Hầu, đi vào Tăng Chúng, leo lên Tháp, ngồi trên thuyền thì gọi là Chứng Hạ Phẩm Hướng Tốc Thành Tướng.

Nếu có mộng thấy người Chiên Trà La, heo, chó, Lạc Đà, lừa, người chết… hoặc chạm vào, hoặc cỡi. Đây là bị chướng ngại, chẳng thành tựu được.

Nhóm tướng như vậy, người Trí nên biết.

 

_Nếu Tỳ Na Dạ Ca gây chướng não, liền dùng cánh mễ (gạo tẻ) trộn với dầu mè đen, một ngày ba thời, mỗi lần Chú mỗi lần thiêu đốt, 1008 biến, đủ 21 ngày tức được Bổn Thần hiện thân trong mộng dạy rằng: “Ngươi nên đi đến chỗ (…) Lấy bơ, mật trộn lại, ngày đêm ba thời, mỗi lần Chú mỗi lần thiêu đốt, đủ 1008 biến, đủ ba ngày đêm tức được mộng thấy dạy bảo hết thảy Chân Pháp điều phục Tỳ Na Dạ Ca. Ta đã nhận thức ăn của ngươi rồi, sẽ cho thành biện (làm thành công) hết thảy Chân Đạo.

Nếu mộng, biết được rồi thì niệm thêm Chú Thần. Nguyện vì ta mà hiện tướng Đại trượng phu, đừng vì ta mà hiện hình tướng Thiên Nữ, làm loạn cảnh tâm của ta, sằng bậy sanh tâm ái nhiễm si mê.

Lại trì Hộ Thân che trùm, sau đó nằm ngủ, tức được mộng thấy hình tướng Bổn Thần hoặc các Thần Biến, mọi loại thắng sự. Tâm cũng không nên vọng sanh ham ưa vui vẻ.

Nếu khi trì tụng thời đừng nhớ mọi thứ vui chơi, Pháp Dục Lậu ở quá khứ. Cũng đừng suy tính mọi việc vị lai, nói các Pháp khác, làm cho Tâm lay động tán loạn, chỉ một lòng cột buộc tưởng vào mỗi một Lý màu nhiệm của câu văn của Chú.

Nếu sanh tâm tham thì quán thân hư hoại

Nếu sanh tâm sân thì quán trụ tâm Từ (Maitra-citta)

Nếu sanh tâm si thì liền quán trụ mười hai nhân duyên

Nếu tâm khởi duyên, trụ sanh điên đảo. Tức liền quán tưởng Chú Thần ở trên đảnh đầu, cầm các hoa hương trước tiên hiến cúng như lúc trước, ngồi Kiết Già như Pháp niệm tụng. Nếu có chút ít không y như Pháp Thức, tức bị chướng ngại Tỳ Na Dạ Ca phá hoại, ăn nuốt các các Công Đức đã tu.

Như vậy, Nhân Giả nếu tụng niệm xong, hộ thân kết Giới, thân thể ngay ngắn ngồi Kiết Già, hé mắt nhìn về trước, lưỡi để trên đốc họng, đem lưng bàn tay phải đè lên lòng bàn tay trái, để dưới rốn. Quán chiếu hình sắc của bốn Đại xong, rốt ráo đều là Thể trống rỗng, không có chân thật. Lại quán năm Uẩn, tánh của nó cũng trống rỗng (Śūnya: Không) như tánh của Pháp Giới, không có ta, không có người, cũng không có sự thọ nhận, Pháp có thể đắc thì tâm liền vắng lặng.

Lại quán tâm yên tĩnh (tĩnh tâm), tâm cũng không có trụ. Người trì Chú, tụng Chú mỗi thời số xong,  thường làm Quán này.

Nếu thấy cảnh tượng của mọi loại Thần Biến, cũng không được dính mắc, tự yên tĩnh thấy Tâm, liền được diệt trừ tất cả tội dơ bẩn.

Nếu người chưa từng vào Nhất Tự Phật Đảnh Luân Vương Đại Chủng Tộc Đàn, chưa được A Xà Lê dạy bảo truyền Pháp mà tự trì Pháp này, tức thường bị Tỳ Na Dạ Ca như bóng theo hình, gây chướng ngại… ăn nuốt hương, hoa, thức ăn uống, nước hương, thức ăn thiêu đốt trong lửa (hỏa thực) mà người trì Chú đã cúng hiến, làm cho âm thanh của Chú không đến được Bổn Sở Chú Thần nên Pháp không có thành nghiệm.

Đảnh Luân Vương này, nếu người thành tựu, tức thường không bị Lạo Khuyển Đà Tra Ca, Tỳ Na Dạ Ca Vương làm sanh chướng nạn, huống chi là hết thảy Tỳ Na Dạ Ca khác có thể gây chướng nạn sao?!...

Thế nên người Trí muốn được thành tựu Chú Pháp này thì nên dùng Nan Thắng Phẫn Nộ Vương Chú hoặc dùng 12 loại Chú của Bộc Tòng (tôi tớ) của Luân Vương.

Vào lúc trì tụng, khi thiêu đốt hỏa thực thời hộ giữ Thân ấy, nếu chẳng y theo Pháp mỗi mỗi hộ thân, tức khó thành tựu. Thường bị các Trời, Rồng, Dược Xoa, La Sát ác, loài Cấu Tiên ác, Trà Chỉ Ni Quỷ, Tất Xá Già Quỷ với các Quỷ đói, nơi nơi chỗ chỗ thường đi theo tìm cầu dịp thuận tiện phá hoại hư hao.

Trong Chú Pháp này, đừng dùng nhóm hoa Mạn Đà La,  hoa Nhĩ La, hoa Át Già.. đem hiến cúng dường, với trong Pháp cúng dường các Phật Đảnh cũng không được dùng để cúng dường.

Nên dùng hoa Nhạ Để, hoa Hiệt Bát La,  hoa Câu Vật Đầu,  hoa sen, hoa Dụ Để Ca với các loại hoa có hương thơm, hoa nổi tiếng… cầm nhóm hoa này thường dùng cúng dường năm Đảnh Luân Vương.

Nếu có người trì Chú trải qua một, hai, ba lần tinh tu Pháp này mà chẳng chứng Tất Địa (Siddhi) thì cần phải cố gắng siêng năng tu tập chuyên tinh, cho đến bảy lần. Vào tháng giêng, tháng năm, tháng chín đi đến nơi sông, biển… ngày ngày ba thời dùng cát ấn tháp Phật, tùy theo sức ấn, tu, kèm chuyển các Kinh Điển khác của Đại Thừa. Quán xem tất cả chỗ Ta đã hành từ trước đến nay, tu học Pháp này, ấn đủ số ba mươi vạn cái tháp, để diệt mười nghiệp chướng nặng nề trong đời trước. Lại tùy ở trước mỗi một cái tháp, dùng hương xoa bôi, hương bột, các hoa hương màu nhiệm để hiến cúng dường. Ở trước mỗi một cái tháp, ngồi tụng Chú 108 biến.

Người Trí như vậy, như Pháp tu trì mà chẳng thành tựu tức bị chướng nặng của đời trước. Lại gia thêm, ngày ngày ấn khoảng một ngàn cái tháp cao bẳng một khuỷu tay. Nếu tội nặng năm nghịch cũng được tiêu diệt mà chứng thành tựu, huống chi là các chướng mỏng nhẹ khác của đời trước. Như đây, y theo Pháp tinh cần tu tập, chỉ tụng trì Chú cũng được tiêu diệt, huống chi là ấn tháp

Lại có Pháp. Đi đến trụ bền bờ sông lớn, sông nhỏ, biển… hái hoa sen xong, một lần Chú thì một lần ném vào trong nước, mãn mười vạn cái, liền được thành hướng, huống chi là tăng thêm gấp bội mà chẳng thành tựu sao. Nếu chẳng phải là nơi chốn ấy mà làm Tu Pháp tức chẳng thành công.

Như Chú Pháp này, nếu người Phước mỏng kém thì khiến gia thêm ấn tháp liền được thành tựu. Người đã gieo trồng Phước Đức thì chỉ y theo Giáo, tụng trì cúng dường, tức được thành tựu.

Như vậy, người thành tựu, siêng năng tụng trì Chú dùng làm căn bản. Thế nên các kẻ thiện nam, bền chắc tinh tiến, thân tâm thanh tịnh cầu Bồ Đề, ắt quyết định thành tựu.

Này Mật Tích Chủ! Chưa từng thấy Chú dùng ngôn từ khoa trương chẳng thật mà nói Đạo, Ta viết Chú này trong Kinh để tự thành, cần yếu là phải tinh tấn vì Bồ Đề, sư tăng, cha mẹ với chúng sanh khổ… ra công tu tập, chắp tay đảnh lễ, y theo Pháp tụng Chú, cắt trừ cấu chướng thì mới được thành tựu

Đảnh lễ như vậy là được thành tựu Công Đức rộng lớn. Đảnh lễ như vậy là vô lượng quả báo, vô lượng nhóm Phước. Thế nên luôn luôn chắp tay đảnh lễ mới được thành tựu Công Đức của miệng tốt lành, thân tốt lành, ý tốt lành. Hữu tình ở Kiếp Sơ, do tính chất thuần thiện, Phước Đức cao thắng, nên tùy làm tùy thành. Chẳng như ngày nay, Ta, Thích Ca Mâu Ni Như Lai sinh ra ở đời trược ác khi được giải thoát với hàng Đệ Tử khi chứng giải thoát. Thế nên người Trí liên tục đoạn trừ Tâm của lưới nghi ngờ sai lầm.

Nếu có người đời trước gom chứa Phước Đức tăng thắng thì y theo Pháp tu hành sẽ mau được thành tựu. Nếu đời trước không gom chứa Phước Đức mỏng kém thì y theo Pháp tu trì ắt rất lâu mới thành tựu.

Chú tối thượng này, nếu chứng thành tựu, tức được cao hơn hết, không có gì ngang bằng được. Ví như mượn báu Lưu Ly so sánh với báu Liên Hoa Quang kia thì công lực trội hơn gấp bội, không thể ví dụ được. Cho nên liền biết sức của Nhất Tự Phật Đảnh Luân Vương dõng mãnh thù đặc chẳng thể nghĩ bàn.

 

_Người trì Chú nên thường ôm bình bát đi xin ăn (khất thực). Nếu được cơm, bánh thì nên trong sạch chọn lựa, chia ra làm ba phần: Một phần hiến Phật, Chú Thần, chư Thiên. Nếu thức ăn hiến xong thì đem bố thí cho hết thảy hữu tình ở trên bờ dưới nước. Một phần cấp cho kẻ từ nơi khác đến xin ăn, nếu không có người xin, thì ban cho cầm thú.  Một phần tự giữ, y theo Pháp mà ăn.

Nếu có làm Pháp cầu an ổn thời ngồi hướng mặt về phương Bắc mà ăn.

Nếu có làm Pháp cầu phú nhiêu (giàu có) thời ngồi hướng mặt về phương Đông mà ăn.

Nếu có làm Pháp cầu điều phục thời ngồi hướng mặt về phương Nam, mà ăn.

Người trì Chú, mỗi ngày dùng Tâm Từ phát Hoằng Nguyện, che chở cho hết thảy hữu tình bị các khổ, thề sẽ độ thoát.

 

_Nếu Đại Bật Sô, Ô Ba Sách Ca,  người giữ gìn Phạm Hạnh (Brahma-caryā)… nếu tâm Từ Bi, một mình trì Pháp, tức không có chướng ngại. Thế nên người Trí ưa muôn an ổn, phú nhiêu, điều phục… mau thành chứng thì nên thường định tâm, cung kính chắp tay, đảnh lễ tháp Phật, tịnh trị rưới vảy đất. Trị xong, lấy phân bò hòa đất bùn màu vàng, xoa bôi đất của Đàn. Tụng thì dùng Nhất Thiết Phật Đảnh Luân Vương Tâm Chú, hoặc tụng Tồi Toái Đảnh Vương Chú… chú vào hạt cải trắng (bạch giới tử) và tro sạch bảy biến, rồi rải tán khắp mười phương kết làm Phương Giới, cầm bốn cây cọc có cột dây chỉ, chú vào bảy biến rồi đóng ở bốn góc, kết Phương Địa Giới, an bày vị trí tòa ngồi, bày biện mọi loại cúng hiến, hộ thân kết Ấn, thỉnh triệu cúng dường, tụng Chú đốt lửa… tự thân thành nghiệm,

Đầu tiên cúng dường Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai. Tiếp theo nên cúng dường Nhất Tự Minh Đảnh Luân Vương. Tiếp đến nên theo thứ tự cúng dường các Đảnh Luân Vương. Tiếp theo nên cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát với chủng tộc của Ngài. Tiếp theo nên cúng dường Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ Tát với chủng tộc của Ngài. Tiếp theo nên cúng dường Dữ Nguyện Đảnh Vương với chủng tộc của Ngài. Như vậy cúng dường, mỗi mỗi theo thứ tự, đều cầm hương hoa trước tiên cúng dường xong. Tiếp theo nên cúng dường Thiên Thần của Thế Gian.

Như cúng hiến này thì gọi là Pháp Tắc cúng dường ba Chủng Tộc. Người ngu si không thể hiểu biết nỗi, nên dùng mọi thứ chê bai hết thảy Chú, nói các Chú Pháp đều là lời nói lừa dối (mạn ngữ). Nếu người Trí gặp kẻ ngu si như vậy thì nên tự mình suy nghĩ xem xét là chư Phật nói ắt chẳng có hư dối sai lầm, chỉ tự mình chuyên chí tu hành cúng dường, Pháp Phiến Để Ca (Tức Tai), Pháp Bố Sắt Trí Ca (Tăng Ích), Pháp A Tỳ Chá Lỗ Ca (Hàng Phục).

Nếu làm Pháp Bố Sắt Trí Ca, khi tụng Chú, khi thiêu đốt hỏa thực, hướng mặt về phương Đông, nhất tâm, ngồi Kiết Già ngay thẳng, sau mỗi lần Chú thêm ba chữ Tốt Phạ Ha (SVĀHĀ)

Nếu làm Pháp Phiến Để Ca, khi tụng Chú, khi thiêu đốt hỏa thực, hướng mặt về phương Bắc, định Tâm, ngồi Kiết Già ngay thẳng, cũng sau mỗi lần Chú thêm ba chữ Tốt Phạ Ha (SVĀHĀ)

Nếu làm Pháp A Tỳ Chá Lỗ Ca, khi tụng Chú, khi thiêu đốt hỏa thực, hướng mặt về phương Nam,giận dữ, bàn chân trái đạp trên cạnh bàn chân phải, ngồi xổm, cũng sau mỗi lần Chú thêm hai chữ Hổ Hồng (HŪṂ)

Nếu muốn thường làm Pháp Phiến Để Ca. Dùng dầu mè đen trộn với hạt cải trắng (bạch giới tử), làm Pháp Hỏa Thực

Nếu muốn thường làm Pháp Bố Sắt Trí Ca. Cũng dùng dầu mè đen trộn với gạo tẻ trắng, làm Pháp Hỏa Thực

Nếu muốn nhổ bứt cái gai trong Phật Pháp, làm Pháp A Tỳ Chá Lỗ Ca. Dùng thuốc độc trộn với rễ Lang Già Lý, làm Pháp Hỏa Thực

Nếu Pháp Bố Sắt Trí Ca. Dùng nhóm cây Nhĩ La, cây A Du Ca, cây A Sai Na, cây Bồ Đề, cây Tát Nhạ Ca… thường nhóm lửa thiêu đốt

Nếu Pháp Phiến Ca. Dùng nhóm cây Nễ Cù Đà, cây Hiệt Đầu Mạt La, cây A Thuyết Tha, cỏ Thiên Môn Đông… thường nhóm lửa thiêu đốt

Nếu Pháp A Tỳ Chá Lỗ Ca. Dùng nhóm cây Khư Địa La, cây Vô Hoạn, cây Khổ Đống, cây La La Nhĩ La… thường nhóm lửa thiêu đốt

Điều oán ác của người khác khiến cho Tâm hồi phục thì gọi là A Tỳ Chá Lỗ Ca (Abhicāruka)

Trừ sạch tai chướng, hết thảy yên tịnh thì gọi là Phiến Để Ca (Śāntika)

Nguyện được viên mãn, mong cầu như ý thì gọi là Bố Sắt Trí Ca (Puṣṭika)

Nhóm Pháp như vậy, ở hết thảy nơi chốn, người trì Chú khéo suy nghĩ, y theo Pháp tu tập, làm Giáo Pháp này được tối thượng. Vì muốn tịch trừ hết thảy tai chướng trong Giáo Pháp này, nên làm Pháp này. Trừ Pháp này ra, còn lại chẳng nên làm.

 

_Người trì Chú, có Tâm Từ, hết thảy Phạm Hạnh thanh tịnh, đừng như Ngoại Đạo để tóc dài, móng tay móng chân dài… tức được thanh khiết. Nếu tóc dài  thì bị chí, rận cùng sinh ra… tùy sinh chướng lâu dài làm cho niệm tụng không thành. Nếu móng tay  mónh chân dài, tức bên trong đầy cáu bẩn… dâng hoa đốt hương tức bị chạm dơ, do đây sanh tội.

Khi Nhật Nguyệt Thực thời đặc biệt đừng quán sát nói. Cũng đừng chê trách lỗi với chẳng phải là lỗi của Hòa Thượng A Xà Lê.

Nếu khi cúng dường Chú Thần, chợt thấy Chú Thần thọ nhận sự khoái lạc của cõi Trời thì cũng đừng yêu thích, nguyện giống như vậy.

Nếu thấy có cõi nước không có chủ, rối loạn thì đặc biệt đừng trụ trong đó, tu Pháp niệm tụng

 

Lại đừng trụ ở đất có Long Thần hộ giữ, đất có Dược Xoa La Sát thường tụ tập, đất rừng Tử Thi Đà, đất không có Phật Pháp, đất có cọp sói trụ, đất có nhiều muỗi mòng, đất không có mưa, đất có nhiều gió, đất có nhiệu giặc cướp trụ, đất có người giết mổ trụ, đất có người bán rượu trụ, đất mua bán Kinh Tượng, đất mua bán hung khí, đất có Dâm Nữ trụ với đất có mọi nạn… đều đừng trụ trong đó kiếm Pháp niệm tụng, làm cầu các Pháp ắt chẳng thành tựu.

Trong Pháp niệm tụng thì Pháp thiêu đốt lửa là hơn hết. Thiên Thần rất vui ví như ăn no đủ thì vui vẻ thích thú. Thế nên Đức Phật nói trong hết thảy Niệm Tụng Phẩm Pháp thì Hỏa Pháp là hơn hết.

Cũng chẳng bảo dùng quốc vương hạ liệt như tướng Dược Xoa. Cũng chẳng đàm luận chuyện quân trận giết nhau, nhận sứ mệnh thông thương giữa các nước (thông quốc sứ mệnh), Môi Cấu (mưu tính kết hợp con trai con gái), đùa bỡn hung bạo, trói người, trị bệnh… đều chẳng nên làm.

Như hướng đã nói: niệm tụng, đốt lửa, hết thảy Pháp Sự… thì công lớn thành lớn, công ít thành ít.  Cũng không được đem rượu thịt, thuốc độc, đao, kiếm, cung tên, búa, giáo,  các loại khí cụ cho người khác. Cũng không được khen ngợi sự vui thích giết hại, phương tiện giết hại, mưu tính giết hại. Cũng không được bói toán, nói việc xấu tốt của kẻ khác. Cũng không được dạy kẻ khác các pháp mê đảo, si mê…với những việc khủng bố hết thảy hữu tình, Pháp không an ổn…. đều chẳng nên làm.

Trụ ở chỗ thanh nhàn xong, dùng phương tiện của Trí, tưởng tu các Pháp. Nếu có duyên gặp nơi của Quỷ Bộ Đa chẳng sạch, nơi có Thi Quỷ, nơi có hàng Dược Xoa La Sát....Thường một lần ra vào đều tưởng là thanh tịnh. Ở nơi niệm tụng, ngồi Kiết Già, tưởng các Diệu Pháp thành ao nước hương thơm, chìm ngập thân tắm gội, kết Dục Chú Ấn ấn vào thân tưởng là xoa bôi hương, khắp thân đều xoa bôi tô điểm, nhất chí niệm tung, không được dao động, nhìn ngó, nghe ngóng, dò xét, ho hắng khạc nhổ, đàm luận.

Nếu phá oai nghi, dao động, ho hắng khạc nhổ. Tức lại xoay vòng kết Dục Ấn ấn vào thân. Trì xong, lấy nước sạch rửa tay, súc miệng rồi lại tụng niệm, cũng được Thượng Trung Hạ mà đều thành tựu.

  

KINH NHẤT TỰ PHẬT ĐẢNH LUÂN VƯƠNG

THÀNH TƯỢNG PHÁP

_PHẨM THỨ SÁU_

 

Bấy giờ Đức Thế Tôn lại bảo Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ Tát rằng: “Ta thấy đời sau, hết thảy người trì Chú: Đức mỏng, Phước ít, ưa thích đùa giỡn vui chơi, bạn bè chẳng hiền thiện, đam mê phóng đãng, nơi Giới bị khuyết rỉ, thấy biết kém cỏi, chẳng ham cầu học Đảnh Luân Vương Quảng Giáo Xuất Thế Thượng Pháp, chỉ ưa thích Pháp của Thế Gian (thế pháp). Ta vì người này, nói Pháp Thế Thành Tựu của Đảnh Luân Vương, tâm chẳng nghi ngờ dao động, y theo Pháp tu tập tức quyết định thành Hướng.

Này Mật Tích Chủ! Người thành Thế Pháp nên thường mỗi ngày, y theo thời, thỉnh triệu Nhật Thần, Nguyệt Thần, Tinh Thần, Tùy Sở Trụ Thần. Một lòng niệm tụng, nhiếp gọi đến trụ, kết Giới, Hộ Thân, tụng Chú, làm Pháp… liền được các Pháp thành tựu của Thế Gian. Nếu chẳng Hộ Thân, Kết Giới, kết Ấn tức bị Quỷ đoạt tinh khí của con người cướp đoạt mất Chú Lực, sáu phần thì thâu lấy năm phần, hoặc thâu đoạt hoàn toàn. Hoặc bị Quỷ Trà Chỉ Ni (Ḍākiṇī) cướp đoạt Chú Lực. Nếu sợ bị thâu đoạt, liền tụng Nhất Thiết Đảnh Luân Vương Tâm Chú, Nan Thắng Vương Chú thì quyết được bảo toàn Bổn Sở Chú Lực

Mật Tích Chủ! Chính vì thế cho nên hết thảy người trì Chú, Tâm thường vắng lặng, kiên trì sáu niệm, cột buộc tu Chú Pháp, phát Tâm Bồ Đề liền được thành tựu. Lìa Bồ Đề (Bodhi) ra đều không có thành công. Tại sao thế ? Vì Tâm Bồ Đề có oai lực lớn vậy

Này Mật Tích Chủ! Thế nên Chú Nhân (người trì Chú) ngăn cấm khiến chẳng được ăn thức ăn có màu xanh, đen. Cũng chẳng nên ngồi nằm ở giường của Phật, giường của Pháp, giường của Tăng, giường của Hòa Thượng Xà Lê, giường của cha mẹ

Khi ăn cũng chẳng được: ăn ngồm ngàm thô bạo, ăn miếng lớn, nhai thức ăn phát ra tiếng, vừa ăn vừa nói chuyện, chuyền vật chứa thức ăn cho nhau, dùng ngón tay xỉa răng...đều chẳng nên làm

Người trì Chú nên biết như Pháp xoa chà Đàn, ngồi Kiết Già ngay thẳng, yên lặng ăn

Nếu khi niệm tụng, hoặc lúc làm Pháp thời nên cắt đứt hết thảy lời nói thiện, bất thiện… như Pháp tụng niệm, cũng đừng cùng với người khác ngồi, nằm chung một cái giường; trao đổi quần áo, giày dép, vớ…

Vật khí chứa thức ăn, thuần dùng vật khí bằng đồng trắng đỏ. Nếu đã ăn xong liền dùng nước sạch tẩy rửa, lại dùng tro đất lau chùi trong ngoài. Thường chẳng làm các việc giễu cợt vui đùa, hý luận. Nếu vui thích vi phạm thì tùy tội cùng sanh, Chú khó thành nghiệm.

Nếu làm Đại Pháp. Thường chọn năm tốt, tháng tốt, ngày tốt, giờ tốt.. y theo Pháp tạo dựng ba loại Phẩm Pháp. Ấy là vào tháng Thần Thông của Phật, tu là tốt nhất, chứng hướng Tất Địa rộng lớn của Đảnh Vương

Hai kỳ Bạch Nguyệt, Hắc Nguyệt: vào ngày 8, ngày 14… ăn ba loại thức ăn màu trắng, dùng thêm hương, hoa, thức ăn uống sạch mới đem hiến cúng dường, như Pháp niệm tụng gấp đôi thì mau thành chứng.

 

_Người muốn nhanh chóng thành tựu thì như Pháp, y theo Pháp nên vẽ tượng, dạy bảo Đồng Nữ dùng nước nóng thơm tắm gội, thọ tám Trai Giới, cầm sợi tơ đan dệt tấm lụa ứng với độ lượng, đừng dùng dao cắt xén, độ lượng khoảng năm khuỷu tay, hoặc ba khuỷu tay

Vào ngày tốt thời bắt đầu ra công vẽ. Hoặc dùng miếng ván để vẽ. Khi vẹ tượng ấy thì tấm rửa sạch sẽ, mặc áo sạch mới, thọ tám Trai Giới

Trước tiên, ngay chính giữa, vẽ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi Kiết Già trên tòa Sư Tử, đủ mọi tướng tốt, đảnh đầu phóng ra ánh sáng lớn, làm tướng Thuyết Pháp, thân có hào quang tròn.

Tiếp theo, bên phải Đức Phật vẽ Quán Thế Âm Bồ Tát, thân màu trắng vàng, đầu đội mão báu, mão có vị Hóa Phật, mặt hơi giận, một tay cầm cây phất trắng, một tay cầm tràng hạt (sổ châu), lại nơi giữa hai chân mày (tam tinh) vẽ một con mắt đứng, dùng quần áo của cõi Trời, anh lạc, vòng xuyến, mọi thứ trang nghiêm, ngồi Kiết Già trên tòa hoa sen.

Tiếp theo, bên trái Đức Phật vẽ Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ Tát, thân tướng màu xanh, đầu đội mão báu, mặt mắt giận dữ, một tay cầm chày Kim Cang, một tay cầm cây phất trắng, cũng dùng áo quần, anh lạc, vòng xuyến, mọi loại trang nghiêm, ngồi Kiết Già trên tòa hoa sen.

Tiếp theo, phía sau vẽ Tối Thắng Minh Vương Kim Cang, vẽ Đại Độ Để Sứ Giả, vẽ Khả Úy Kim Cang, vẽ Hoàng Nhãn Kim Cang, vẽ Đại Tiếu Kim Cang, vẽ Đại Quyền Kim Cang, vẽ Quân Trà Lợi Kim Cang. Nhóm Kim Cang này đều có đại lực, điều phục tối thượng, đều cầm khí trượng, ngồi Bán Già trên tòa hoa sen, đều dùng mọi loại quần áo, anh lạc … để trang nghiêm.

Tiếp theo, phía sau Quan Thế Âm Bồ Tát, vẽ Mã Đầu Quán Thế Âm Vương, vẽ Ý Lạc Viên Mãn Vương, vẽ Bạch y Quán Thế Âm Bồ Tát Mẫu, vẽ Đa La Bồ Tát, vẽ Tỳ Cu Chi Bồ Tát, vẽ Phật Nhãn Bồ Tát. Nhóm Bồ Tát này, mỗi mỗiđều cầm Bổn Sở Khí Trượng, ngồi Bán Già trên tòa hoa sen, cũng dùng mọi quần áo màu nhiệm,  anh lạc để trang sức.

Tiếp theo, bên trái Đức Phật, vẽ Nan Thắng Đại Phẫn Nộ Thần, vẽ Đại Tự Thần. Tiếp theo, bên phải Đức Phật, vẽ Phật Nhãn Thần, vẽ Tướng Hảo Thần. Bốn vị Thần của nhóm này đầu có thân màu vàng ròng, ngồi Bán Già trên tòa hoa sen.

Này Mật Tích Chủ! Nhóm tượng như vậy: sắc tướng, khí trượng như  lúc trước đã nói, là Đại Biến Tượng gọi là Như Lai Thân Tối Thắng Đảnh Luân Vương Đại Thành Tựu Tượng, hết thảy các Chú đều đồng  thông dụng, đều vẽ thành chứng”.

 

_Lúc đó Đức Thế Tôn vì Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử, nói rằng: “Xưa kia, Ta thấy ông khi chưa chứng Địa, tụng dùng Chú này cúng dường Tượng này, Tượng phóng ánh sáng lớn, chiếu khắp ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, chúng sanh thượng trung trong ba cõi đều vui vẻ sung sướng ham thích.

Này Mạn Thù Thất Lợi! Ông được ánh sáng chiếu đến, nhảy vọt lên Tam Địa, được năm Thần Thông, cho nên nói Tượng không thể nghĩ bàn, là Đại Tam Ma Địa của thân Như Lai. Do đây, Ta dùng sức Tam Ma Địa này, khắp cả ba cõi vì các hữu tình làm lợi ích thành tựu, thần thông biến bày thân Đảnh Luân Vương, như báu Như Ý

Bấy giờ Đức Thế Tôn lại bảo Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử:  “Ông hay khéo dùng Đại Bị Giáp Trụ, phương tiện khéo léo, an trụ hữu tình,  bày sự cứu giúp hữu tình, biến hóa vô lượng, hiện thân Phật, thân Bồ Tát, thân Duyên Giác, thân Thanh Văn… nhiếp lấy chúng sanh, nói các Thắng Pháp, giác ngộ hữu tình”.

Khi ấy Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử chắp tay cung kính bạch rằng: Thế Tôn! Đức có bao nhiêu tên gọi hiện Đảnh Luân Vương Tam Ma Địa, lưu truyền nơi Thế Giới này?”.

Lúc đó Đức Thê Tôn bảo Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử: “Ông hỏi tên gọi của Nhất Tự Đảnh Luân Vương. Ấy là: Tên gọi Ấn Nại La, tên gọi Đế Thích, tên gọi Bố Lãn Na La, tên gọi Đại Phạm Thiên, tên gọi Tỳ Sắt Nộ Thiên, tên gọi Ma Hê Thủ La Thiên, tên gọi Tự Nhiên, tên gọi Kiếp Bỉ La, tên gọi Bổ Đả Na, tên gọi Mỗ Nễ, tên gọi Để Lật Trá Ca Lật Sái, tên gọi Đại Địa Địa, tên gọi Trì Thế Địa, tên gọi Nhĩ Dã Sai, tên gọi Nhất Thiết Hành, tên gọi Nhất Thiết Môn, tên gọi Tịch Tĩnh, tên gọi Niết Bàn, tên gọi Biến Hóa, tên gọi Sở Biến Hóa, tên gọi Nan Tồi, tên gọi Đại Thiên, tên gọi A Tố Lạc, tên gọi Cứu Độ, tên gọi Thắng Thủ, tên gọi Tối Thắng, tên gọi Na Dã Ca, tên gọi Tỳ Na Dạ Ca, tên gọi Phước Đức, tên gọi Mang Già La, tên gọi Nhất Thiết Sự Thành Tựu, tên gọi Cứu Thế, tên gọi Tác Lạc, tên gọi Tác An Ổn, tên gọi Không Đệ Nhất Nghĩa Đế, tên gọi Bất Sanh Ứng, tên gọi Danh Văn Năng Thí, tên gọi Cụ Bi, tên gọi Cụ Tri, tên gọi Tam Ma Địa, tên gọi Cụ Từ, tên gọi Bà Lỗ Noa, tên gọi Sư Tử, tên gọi Ngưu Vương, tên gọi Nỉ Phạ, tên gọi Long Vương, tên gọi Dược Xoa, tên gọi Khổ Hạnh Tiên, tên gọi Đại Khổ Hạnh Tiên, tên gọi Năng Giả, tên gọi Xúc Giả, tên gọi Thế Gian Mẫu, tên gọi Chất Đa La, tên gọi Tam Mục, tên gọi Thiên Mục, tên gọi Bả Nhĩ Đát La, tên gọi Bổ Đả, tên gọi Đại Tam Ma Địa, tên gọi Xuất Sanh Tam Ma Địa, tên gọi Dũng Tam Ma Địa, tên gọi Biến Tri, tên gọi Nhân Trung Sư Tử, tên gọi Điều Ngự Trượng Phu, tên gọi Xuất Sanh Đệ Nhất Nghĩa Đế, tên gọi Chứng Kiến, tên gọi Tướng Chứng Tướng, tên gọi Tam Giới Chủ, tên gọi Thế Gian Chủ, tên gọi Vô Cấu Xưng, tên gọi Ngũ Nhãn, tên gọi Tương Tự Nhãn, tên gọi Liên Hoa Mộng, tên gọi Quang Minh, tên gọi Hỏa, tên gọi Bộ Đa Chủ, tên gọi Đoạn Dục, tên gọi Vô Dục, tên gọi Vô Sân, tên gọi Phá Sân, tên gọi Khiển Sân, tên gọi Tồi Cấu, tên gọi Dõng Mãnh, tên gọi Đại Vương, tên gọi Hộ Thế, tên gọi Trị Địa, tên gọi Đế Thích Tượng, tên gọi Hương Tượng, tên gọi Bạch Liên Hoa, tên gọi Giải Không, tên gọi Kiến Không, tên gọi Hiện Bỉ, tên gọi Kiến Đạo, tên gọi Sanh Giả, tên gọi Vô Sanh Giả, tên gọi Phân Biệt, tên gọi Vô Phân Biệt, tên gọi Tận Phân Biệt, tên gọi Phá Phân Biệt, tên gọi Hộ Thế Gian, tên gọi Thiện Quốc, tên gọi Hứa Khả, tên gọi Diêm Ma Vương, tên gọi Thí Tài, tên gọi Thủy Thiên, tên gọi Câu Phát La Thiên, tên gọi Đề Đầu Lạt Tra, tên gọi Thiện Hiện, tên gọi Tô Di Lô, tên gọi Kim Cang, tên gọi Dụ Kim Cang, tên gọi Diệu Diệu Hạnh, tên gọi Dõng Mãnh, tên gọi Đại Dõng Mãnh, tên gọi Sở Sanh, tên gọi Đại Sở Sanh, tên gọi Thường Trụ, tên gọi Vô Thường, tên gọi Thường Vô Thường, tên gọi Đảnh Luân Chú, tên gọi Đại Chú Vương, tên gọi Dược, tên gọi Đại Dược, tên gọi Luận, tên gọi Đại Luận, tên gọi Thượng, tên gọi Vô Thượng, tên gọi Bạch, tên gọi Diễn Bạch, tên gọi Trượng Phu, tên gọi Thuyết Trượng Phu, tên gọi Sa Già La, tên gọi Đại sa Già La, tên gọi Hải, tên gọi Đại Hải, tên gọi Pháp Thủy Trụ, tên gọi Nhật Nguyệt, tên gọi La Ma, tên gọi Lạc Tướng Cụ Túc, tên gọi Tướng Trang Nghiêm, tên gọi Vân, tên gọi Đại Vân, tên gọi Thụ, tên gọi Đại Thụ, tên gọi Vô Đẳng, tên gọi La Hầu La, tên gọi Tướng, tên gọi Đại Tướng, tên gọi Chúng Sanh, tên gọi Đại Chúng Chủ, tên gọi Nhân Chủ, tên gọi Đại Nhân Chủ, tên gọi Trì Thủy, tên gọi Đại Trì Thủy, tên gọi Long Tượng, tên gọi Sư Tử, tên gọi Dõng Thí, tên gọi Vị Tằng Hữu, tên gọi Bất Tư Nghị, tên gọi Đại Bất Tư Nghị, tên gọi Phú Quý, tên gọi Đại Phú Quý, tên gọi Cự Phú, tên gọi Đại Cự Phú, tên gọi Thật Ứng Cúng, tên gọi Diệt Phiền Não, tên gọi Giải Thuật, tên gọi Hành Thuật, tên gọi Tác Biến Hóa, tên gọi Cụ Tiền Tài, tên gọi Pháp Cụ Tiễn, tên gọi Nhất Phi Nhất, tên gọi Hoạt Phi Hoạt, tên gọi Sơn, tên gọi Đại Sơn, tên gọi Vô Năng Hoại, tên gọi Lạc Hành Từ, tên gọi Cụ Túc Thần Thông, tên gọi Cụ Lực, tên gọi Cụ Trí, tên gọi Vô Đẳng Lữ, tên gọi Cụ Túc Quang

Này Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử! Có một loại người biết Ta là chẳng sanh chẳng diệt, Chân Như (Tathatā), Thật Tế (Bhūta-koṭi), Thật Pháp, Pháp Giới (Dharma-dhātu), Niết Bàn (Nirvāṇa), Thật Trí, không có hai, không có Tướng (Nirnimitta), Ý Sanh (Manuja), Nho Đồng (Mānava: Thắng Ngã), Tác Giả (Kāraka:Người hay tạo làm dựng nên vạn vật trong trời đất), Thọ Giả (một trong 16 Tri Kiến, đối với các Quả Báo thì nói là Thọ Giả), Tri Giả (Thể của Thần Ngã), Kiến Giả (cái thấy xác nhận có ta người)… làm hiểu biết như vậy 

Này Đồng Tử! Chúng sinh ở Thế Giới Sa Bà (Sahā-loka-dhātu) này xưng gọi Ta là Đại Ly Dục Như Lai Phật Điều Ngự Trượng Phu Thiên Nhân Sư

Này Đồng Tử! Ta thường như vậy ở Thế Gian này, thành thục hữu tình bày các tên gọi như vậy

Này Đồng Tử! Nhóm tên gọi như vậy thành tựu chúng sinh, mới có năm a tăng kỳ trăm ngàn số tên gọi. Tất cả Thanh Văn, chúng sanh ngu si tuy xưng gọi tên của Ta cũng chẳng nhận biết tên gọi khác như vậy của Ta.

Này Đồng Tử! Ta vì thành tựu hết thảy hữu tình như vậy, cũng ở các Kinh nói tên gọi khác này.

Này Đồng Tử! Lại có một loại hữu tình biết Ta ở trong vô biên căng già sa đẳng Thế Giới có vô lượng loại tên gọi khác. Như Lai nói Pháp Như Như, chúng sanh điều phục thành tựu. Như Lai cũng chẳng đi lại, phân biện hiện ra sắc tướng.

Này Đồng Tử! Do chẳng đi lại, không làm phân biệt, liền hay hiện ra vô lượng Pháp Sự Đà La Ni Môn”

 

_Khi ấy Đức Thế Tôn lại bảo Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử rằng: “Này Đồng Tử! Nếu có người tu trì Đảnh Luân Vương Pháp này thì nên thường nhìn chọn kỳ Bạch Nguyệt tốt, vào ngày 5, ngày 8, ngày 13, ngày 14, ngày 15, giờ có Tinh Tú tốt... tắm gội sạch sẽ, mặc áo sạch mới

Nếu là người đời (tục nhân) thì thọ tám Trai Giới, y trì Pháp Quỹ, thanh tịnh, nghiêm sức xoa bôi, kết Đàn Tràng, bày hiến hương hoa, thiêu đốt Hỏa Thực. Trước tiên, cúng dường Đức Phật với Quán Thế Âm Bồ Tát, Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ Tát, Ma Ha Bà La Thần kèm với các Bồ Tát, tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật, các Thiên Chúng…Như cúng dường này liền được hết thảy Đại Oai Đức Thiên, Đại Oai Chú Thần, Đại Minh Chú Thần vui vẻ quán nhìn.

Nhóm chư Thiên này, tuy lại ngày ngày thỉnh triệu, cung kính như Pháp cúng dường. Ở trong Pháp này chẳng nên lễ bái. Tại sao thế? Vì năm Đảnh Vương Tôn này có hết thảy Đại Lực chẳng thể nghĩ bàn.

Này Đồng Tử! Người trì Chú này, tuy chẳng lễ bái hết thảy chư Thiên, nói ra chẳng hủy diệt các Chú Thiên Thần. Vì sao thế? Vì các Thiên Thần Bộ Tộc cùng nhiếp hộ trì Pháp.

Người biết Chú này, cũng chẳng nên đến nhà có tang ma, nhà có người mới sanh đẻ, nhà của người bất tịnh, nhà của Chiên Đà La, nhà của người săn bắn, nhà mua bán đồ hung khí, nhà mua bán Kinh Tượng, nhà của người Ngoại Đạo, nhà bán rượu…

Đi đến chỗ nghỉ qua đêm nhận cúng dường của người khác thì cũng chẳng được đem hết thảy thức ăn dư thừa, hôi thối để qua đêm mà cúng dường với tự mình ăn nuốt.

Người trì Chú nên biết mỗi ngày ba thời, tự thệ quy y  Phật,  Pháp, Đại Bồ Tát Tăng, phát Tâm Bồ Đề tịnh trừ ba nghiệp, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên…

Nếu là người đời (tục nhân) thường vào lúc sáng sớm thọ tám Trai Giới, không sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối,uống rượu, dùng son phấn xoa bôi thân, ngồi nằm trên giường cao lớn, không ăn quá Ngọ… Dùng Trí như thật, Tâm không có tạo làm, thành kính, tu tập… tức được thành công”

 

_Bấy giờ Đức Thích Ca Mâu ni như lai lại bảo Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ Tát rằng: “Lại có tượng Chuyển Luân Vương đối với hết thảy Chú Tượng thuộc Thế Gian, Xuất Thế Gian là tối thượng không có gì ngang bằng được. Dựa theo  theo ngày tháng lúc trước, người vẽ tượng phải đoan nghiêm, giữ đủ mười điều hiền Thiện, dùng vải lụa mịn rộng khoảng ba khuỷu tay,  hoặc hai khuỷu tay

Trước tiên vẽ nọi núi báu, ở trong núi báu vẽ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đầy đỏ mọi tướng, thân màu vàng ròng, làm tướng Thuyết Pháp, lưng và toàn thân có hào quang, Ngồi tại hoa sen trắng trên tòa Sư Tử, đảnh đầu phóng ánh sáng lớn.

Ở bên phải Đức Phật, vẽ dáng mạo của người trì Chú, quỳ thẳng lưng, chiêm ngưỡng Đức Phật, tay bưng lư hương.

Lại ở bên dưới núi, vẽ nước biển lớn, ở khắp trong nước vẽ nhóm lá hoa sen.

Tượng này trang nghiêm, dựa theo điều mà lúc trước đã nói

 

_Này Mật Tích Chủ! Tượng Đảnh Luân Vương này, hết thảy Đức Phật nói, vì muốn người trì Chú được lợi ích lớn, mà lược nói Tượng này. Nếu có người nhìn thấy, tùy vui cúng dường thì tùy diệt mọi tội, được Công Đức lớn. Chư Thiên, Rồng, Thần hoan hỷ quán kính, sẽ quyết định thành tựu sức của Nhất Thiết Dõng Mãnh Đảnh Vương Chú, được vô số Phật,  mọi loại ca tán, cúng dường Công Đức. Diệu Biến Tượng này được vô lượng vô số hết thảy chư Phật thường cùng nhau khen ngợi.

Nếu có người tin ưa, ngày đêm tinh tấn cung kính cúng dường, tức được lần lần tiêu diệt hết thảy tội chướng từ Vô Thủy, thân nghiệp thanh tịnh thành tựu biển Trí Công Đức của Đảnh Vương, vượt hơn hết thảy đặc biệt thù thắng, được các Trời Người cúng dường, cung kính khen ngợi vô lượng, sẽ chứng Phật Địa, rốt ráo không có thoái lùi.

Người chứng Chú này,  trợn mắt giận dữ la rầy thì hết thảy Trời, Rồng, tám bộ Quỷ Thần đều hoảng sợ bỏ chạy khắp nơi. Thiên Đế Thích ấy thấy người này đến thì chia tòa cùng ngồi, các Đại Thiên cũng đều chia tòa. Nếu chư Thiên trong ba cõi thấy người này đến, cao ngạo không đứng dậy tiếp nghinh, liền bị phá vỡ cái đầu như nhánh cây Lan Hương. Nếu Ta trong ức cu chi đại kiếp, ngợi khen Chú này cũng không hết được.

Người thành Chú này thì người đó có tên gọi là  chứng Tất Địa tối thượng, sẽ được trụ thọ, Tam Thập Tam Thiên Đại Na La Bát Để Tam Ma Địa, thân mạng an ổn, thường trụ không bị hại chết, thọ nhận địa vị của hàng Trời xong, biến thân như Đức Phật, chứng năm thần thông, bỏ cõi Trời này cùng vô lượng chư Thiên trước sau vây quanh đi đến các cõi Phật, dùng mọi loại biến hóa dạy dỗ chúng sinh.

Tùy theo các cõi Phật mà hiện thân Đế Thích, hoặc hiện thân Kim Cang, hoặc hiện thân Đại Phạm Thiên, hoặc hiện thân Y Thủ La Thiên, hoặc hiện thân Đồng Nam Đồng nữ. Hoặc vào trong cõi Địa Ngục, Quỷ đói, súc sanh… tùy hiện các thân, cứu thoát các chúng sanh. Hoặc trong rừng núi, thành ấp, tụ lạc tạo làm  làm nhà phòng, mọi thức ăn uống cung cấp ban cho… , thường làm chỗ nương dựa trong ba cõi, độ thoát hết thảy chúng sanh, đủ năm Thần thông, hành Bồ Tát Hạnh, là bậc tôn quý trong loài người.

 

 

KINH NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG

_QUYỂN THỨ HAI (Hết)_

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]