Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Kinh Tam Minh

12/03/201211:11(Xem: 5851)
26. Kinh Tam Minh

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦNIII

26.KINH TAM MINH

Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở tại nước Câu-tát-la, du hành nhân gian, cùngvới chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người,đến Y-xa-năng-già-la, thôn Bà-la-môn ở Câu-tát-la. Ngài nghỉđêm trong rừng Y-xa.

Bấygiờ, có Bà-la-môn tên Phất-già-la-sa-la, Bà-la-môn tên Đa-lê-xa,có duyên sự nên cùng đến thôn Y-xa-năng-già-la. Bà-la-mônPhất-già-la-sa-la này, từ bảy đời nay cha mẹ chân chánhkhông bị người khinh chê, tụng đọc thông suốt ba bộ dịđiển, có khả năng phân tích các loại kinh thư, lại giỏiphép xem tướng đại nhân, quán sát cát hung, tế tự nghi lễ.Ông có năm trăm đệ tử, dạy dỗ không bỏ phế. Trong sốđó có một đệ tử tên Bà-tất-tra, từ bảy đời nay chamẹ chân chánh không bị người khinh chê, tụng đọc thôngsuốt ba bộ dị điển, có khả năng phân tích các loại kinhthư, lại giỏi phép xem tướng đại nhân, quán sát cát hung,tế tự nghi lễ; cũng có năm trăm đệ tử, dạy dỗ khôngbỏ phế.

Bà-la-mônĐa-lê-xa cũng từ bảy đời nay cha mẹ chân chánh không bịngười khinh chê, tụng đọc thông suốt ba bộ dị điển,có khả năng phân tích các loại kinh thư, cũng giỏi phép xemtướng đại nhân, quán sát cát hung, tế tự nghi lễ. Ôngcũng có năm trăm đệ tử, dạy dỗ không bỏ phế. Trong sốđó có một đệ tử tên Phả-la-đọa từ bảy đời nay chamẹ chân chánh không bị người khinh chê, tụng đọc thôngsuốt ba bộ dị điển, có khả năng phân tích các loại kinhthư, lại giỏi phép xem tướng đại nhân, quán sát cát hung,tế tự nghi lễ; cũng có năm trăm đệ tử, dạy dỗ khôngbỏ phế.

Lúcbấy giờ, Bà-tất-tra và Phả-la-đọa, hai người vào lúctảng sáng đi đến khu vườn cùng nhau bàn luận. Bà-tất-tranói với Phả-la-đọa:

“Conđường của ta chân chánh, có khả năng xuất yếu, dẫn đếnPhạm thiên. Đó là điều mà Đại sư Phất-già-la-sa-la Bà-la-môndạy.”

Phả-la-đọalại nói:

“Conđường của ta chân chánh, có khả năng xuất yếu, dẫn đếnPhạm thiên. Đó là điều mà Đại sư Đa-lê-xa Bà-la-môn dạy.”

Nhưvậy, Bà-tất-tra ba lần tự khen đạo mình chân chánh. Phả-la-đọacũng ba lần tự khen đạo mình chân chánh. Hai người cùngbàn luận mà không thể quyết định.

RồiBà-tất-tra nói với Phả-la-đọa rằng:

“Tanghe nói Sa-môn Cù-đàm, con nhà dòng họ Thích, xuất gia vàđã thành đạo, ở Câu-tát-la, du hành nhân gian, nay đang nghỉtại rừng Y-xa-năng-già-la. Ngài có tiếng tăm lớn, lưu truyềnkhắp thiên hạ, rằng, Ngài là Bậc Như Lai, Chí Chân, ĐẳngChánh Giác, đầy đủ mười hiệu, ở giữa chư Thiên, ngườiđời, Sa-môn, Bà-la-môn, tự mình chứng ngộ, rồi thuyếtpháp cho người khác; lời nói khoảng đầu, khoảng giữa,khoảng cuối thảy đều chân chánh, nghĩa vị đầy đủ, phạmhạnh thanh tịnh. Bậc Chân Nhân như vậy, ta nên đến thămviếng. Ta nghe nói Sa-môn Cù-đàm kia biết con đường Phạmthiên, có thể giảng thuyết cho người. Ngài thường nói chuyện,trao đổi với Phạm thiên. Chúng ta hãy cùng nhau đi đến Cù-đàmđể giải quyết ý nghĩa này. Nếu Sa-môn có nói điều gì,chúng ta sẽ vâng nhớ.”

Bấygiờ, Bà-tất-tra và Phả-la-đọa, hai người theo nhau đi vàorừng Y-xa-năng-già-la, đến chỗ Thế Tôn, chào hỏi xong, ngồixuống một bên.

ThếTôn biết ý nghĩ trong lòng hai người, bèn hỏi Bà-tất-tra:

“Cácngươi hai người vào lúc tảng sáng đi vào khu vườn, cùngnhau thảo luận như vậy, cùng bài bác lẫn nhau. Một ngườinói: Con đường của ta chân chánh, có khả năng xuất yếu,dẫn đến Phạm thiên. Đó là điều mà Đại sư Phất-già-la-sa-laBà-la-môn dạy. Người kia nói: Con đường của ta chân chánh,có khả năng xuất yếu, dẫn đến Phạm thiên. Đó là điềumà Đại sư Đa-lê-xa Bà-la-môn dạy. Như vậy ba lần, cácngươi bài bác nhau. Có sự việc như vậy không?”

Bà-tất-travà Phả-la-đọa khi nghe lời này của Phật thảy đều kinhngạc, lông tóc dựng đứng, trong lòng nghĩ thầm: Sa-môn Cù-đàmcó đại thần đức, biết trong tâm người. Những điều màchúng ta muốn thảo luận, Sa-môn Cù-đàm đã nói trước rồi.Rồi Bà-tất-tra bạch Phật:

“Conđường này và con đường kia, đều tự xưng là chân chánh,đều có khả năng xuất yếu, dẫn đến Phạm thiên. Điềumà Bà-la-môn Phất-già-la-sa-la nói đúng hay điều mà Đa-lê-xanói đúng?”

Phậtnói:

“Giảsử, Bà-tất-tra, con đường này, con đường kia đều chânchánh, xuất yếu, dẫn đến Phạm thiên, các ngươi sao lạiđi vào khu vườn lúc tảng sáng mà bài bác lẫn nhau, cho đếnba lần?”

Bà-tất-trabạch Phật:

“Cónhững Bà-la-môn thông ba minh giảng thuyết các con đườngkhác nhau, con đường tự tại dục, con đường tự tác, conđường Phạm thiên. Cả ba con đường ấy đều dẫn đếnPhạm thiên. Cũng như những con đường trong xóm, tất cảđều dẫn về thành, các Bà-la-môn tuy nói những con đườngkhác nhau, nhưng đều hướng đến Phạm thiên.”

Phậthỏi Bà-tất-tra:

“Cóphải các con đường kia thảy đều thú hướng Phạm thiên?”

Đáp:“Thảy đều thú hướng”.

Phậtlặp lại câu hỏi ba lần:

“Cóphải các con đường kia thảy đều thú hướng Phạm thiên?”

Đáp:“Thảy đều thú hướng”.

ThếTôn sau khi đã xác định lời ấy rồi, bèn hỏi Bà-tất-tra:

“Thếnào, trong số các Bà-la-môn thông tam minh có ai đã từng thấyPhạm thiên chưa?”

Đáp:“Không có ai thấy”.

“Thếnào, Bà-tất-tra, tiên sư của Bà-la-môn thông tam minh có từngthấy Phạm thiên chưa?”

Đáp:“Không ai thấy”.

“Thếnào, Bà-tất-tra, các Bà-la-môn kỳ cựu, các tiên nhân thôngtam minh thời cổ, đọc tụng thông suốt, có thể thuyết chongười khác nghe các tán tụng cổ, các ca vịnh, thi thư, nhữngvị có tên là A-tra-ma Bà-la-môn, Bà-ma-đề-bà Bà-la-môn, Tỳ-bà-thẩm-traBà-la-môn, Y-ni-la-tư Bà-la-môn, Xà-bà-đề-già Bà-la-môn, Bà-bà-tấtBà-la-môn, Ca-diệp Bà-la-môn, A-lâu-na Bà-la-môn, Cù-đàm-maBà-la-môn, Thủ-chỉ Bà-la-môn, Bà-la-tổn-đà Bà-la-môn; nhữngvị này có được thấy Phạm thiên không?”

Đáp:“Không có ai thấy”.

Phậtnói:

“NếuBà-la-môn thông tam minh kia không thấy Phạm thiên, tiên sưcủa Bà-la-môn thông tam minh cũng không thấy Phạm thiên, cácBà-la-môn thông tam minh, những cựu tiên nhân, như A-tra-ma v.v...,cũng không một ai thấy Phạm thiên, thế thì biết rằng nhữngđiều mà Bà-la-môn thông tam minh nói không phải là sự thật.”

Phậtlại nói với Bà-tất-tra:

“Nhưcó một người dâm, nói rằng: Tôi cùng với người nữ đẹpđẽ kia thông giao, ca ngợi dâm pháp. Những người khác liềnhỏi: Ông có biết người nữ ấy không? Cô ấy ở đâu? PhươngĐông, phương Tây, phương Nam, hay phương Bắc? Đáp: Khôngbiết. Lại hỏi: Ông có biết đất, đai, thành ấp, chòm xómmà người nữ ấy ở không? Đáp: Không biết.Lại hỏi: Ôngcó biết cha mẹ cô ấy tên gì không? Đáp: Không biết. Lạihỏi: Ông có biết người nữ ấy là Sát-lỵ, hay Bà-la-môn,hay Cư sĩ, hay Thủ-đà-la không? Đáp: Không. Lại hỏi: Ôngcó biết người nữ ấy cao hay thấp, mập hay gầy, đen haytrắng, đẹp hay xấu không? Đáp: Không. Thế nào, Bà-tất-tra,sự ca ngợi của người kia có phải sự thật không?”

Đáp:“Không thật”.

“Nhưvậy, Bà-tất-tra, những điều mà Bà-la-môn thông tam minh nóicũng như vậy, không có sự thật. Thế nào, Bà-tất-tra, Bà-la-mônthông tam minh của ngươi thấy nơi chốn mà mặt trời, mặttrăng mọc, lặn, du hành, chắp tay cúng dường và có thểnói như vầy: Con đường này chân chánh, có thể dẫn đếnxuất yếu, đến chỗ mặt trời, mặt trăng được chăng?”

Đáp:“Thật vậy, Bà-la-môn thông tam minh thấy nơi chốn mà mặttrời, mặt trăng mọc, lặn, du hành, chắp tay cúng dường,nhưng không thể nói như vầy: Con đường này chân chánh, cóthể dẫn đến xuất yếu, đến chỗ mặt trời, mặt trăng.”

Phậtnói:

“Nhưvậy, Bà-tất-tra, Bà-la-môn thông tam minh thấy nơi chốn màmặt trời, mặt trăng mọc, lặn, du hành, chắp tay cúng dường,nhưng không thể nói như vầy: Con đường này chân chánh, cóthể dẫn đến xuất yếu, đến chỗ mặt trời, mặt trăng.Nhưng lại thường chắp tay cúng dường cung kính, há khôngphải là hư dối sao?”

Đáp:“Thật vậy, thưa Cù-đàm, kia thật sự hư dối”.

Phậtnói:

“Vínhư có người dựng thang nơi khoảng đất trống; những ngườikhác hỏi: Ngươi bắc thang làm gì? Đáp: Tôi muốn lên nhàtrên. Hỏi: Nhà ở chỗ nào? Đông, hay Tây, hay Nam, hay Bắc?Đáp rằng: Không biết.

Thếnào, Bà-tất-tra, người ấy dựng thang để lên nhà, há khôngphải là hư dối sao?

Đáp:Thật vậy, kia thật sự hư dối.

Phậtnói:

“Bà-la-mônthông tam minh cũng vậy, hư dối không thật.

“Bà-tất-tra,năm dục khiết tịnh, rất đáng yêu thích. Những gì là năm?Mắt thấy sắc, rất đáng yêu thích. Tai nghe tiếng, mũi ngửihương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, rất đáng yêu thích,ở trong pháp Hiền thánh của Ta, được gọi là dính mắc,là trói buộc, là xiềng xích. Bà-la-môn thông tam minh kia bịnhiễm bởi năm dục, ái dục dính chặt, nhưng không thấylỗi lầm, không biết lối xuất yếu. Kia đã bị năm dụctrói buộc, giả sử có phụng sự nhật, nguyệt, thủy, hỏavà xướng lên rằng: Xin tiếp đỡ tôi sanh lên Phạm thiên.Không có trường hợp ấy. Ví như con sông A-di-la, có mứcnước ngang bờ. Có người ở bờ bên này, mình bị quấnchặt, kêu suông bờ bên kia rằng: Lại đây, đưa tôi sang.Bờ kia có đến đưa người ấy sang không?”

Đáp:“Không”.

“Bà-tất-tra,năm dục khiết tịnh, rất đáng yêu thích, ở trong pháp Hiềnthánh của Ta, được gọi là dính mắc, là trói buộc, làxiềng xích. Bà-la-môn thông tam minh kia bị nhiễm bởi nămdục, ái dục dính chặt, nhưng không thấy lỗi lầm, khôngbiết lối xuất yếu. Kia đã bị năm dục trói buộc, giảsử có phụng sự nhật, nguyệt, thủy, hỏa và xướng lênrằng: Xin tiếp đỡ tôi sanh lên Phạm thiên, thì cũng giốngnhư vậy. Trọn không thể xảy ra.

“Bà-tất-tra,ví như con sông A-di-la, nước tràn ngang bờ, con quạ có thểuống được. Có người muốn sang, không bằng vào sức củatay chân, thân mình, không nhân thuyền bè, mà có thể sang đượckhông?”

Đáp:“Không”.

“Bà-tất-tra,Bà-la-môn thông tam minh cũng vậy, không tu hạnh thanh tịnhcủa Sa-môn, lại tu theo hạnh không thanh tịnh của đạo khác,mà muốn cầu sanh Phạm thiên, không có trường hợp đó.

“Bà-tất-tra,cũng như nước trong núi vọt mạnh ra, cuốn trôi khá nhiềunhân dân, vả lại không có thuyền, bè, cũng không có cầubến. Người kia nghĩ thầm: Ta nên thâu lượm thật nhiềucỏ và cây, buộc thành chiếc bè thật chắc chắn, rồi bằngsức của thân mình mà sang bờ một cách an ổn. Bà-tất-tra,cũng vậy, nếu Tỳ-kheo xả hạnh bất tịnh phi Sa-môn, tu hànhphạm hạnh thanh tịnh của Sa-môn, muốn sanh Phạm thiên; trườnghợp ấy có xảy ra.

“Thếnào, Bà-tất-tra, Phạm thiên có nhuế tâm hay không có nhuếtâm?”

Đáp:“Không có nhuế tâm”.

Lạihỏi:

“Bà-la-mônthông tam minh có nhuế tâm hay không có nhuế tâm?”

Đáp:“Có nhuế tâm”.

“Bà-tất-tra,Phạm thiên không có nhuế tâm. Bà-la-môn thông tam minh có nhuếtâm. Nhuế tâm và không nhuế tâm không cùng sống chung, khôngcùng giải thoát, không thú hướng đến nhau. Vậy Phạm thiênvà Bà-la-môn không sống chung.

“Thếnào, Bà-tất-tra, Phạm thiên có sân tâm, hay không có sân tâm.”

Đáp:“Không có sân tâm”.

Lạihỏi:

“Bà-la-mônthông tam minh có sân tâm, hay không có sân tâm?”

Đáp:“Có sân tâm.”

“Bà-tất-tra,Phạm thiên không có sân tâm. Bà-la-môn thông tam minh có sântâm. Sân tâm và không sân tâm không cùng sống chung, khôngcùng giải thoát, không thú hướng đến nhau. Vậy Phạm thiênvà Bà-la-môn không sống chung.

“Thếnào, Bà-tất-tra, Phạm thiên có hận tâm, hay không có hậntâm" ?”

Đáp:“Không có hận tâm.”

Lạihỏi:

“Bà-la-mônthông tam minh có hận tâm, hay không có hận tâm?

Đáp:“Có hận tâm”.

Phậtnói:

“Phạmthiên không có sân tâm. Bà-la-môn thông tam minh có sân tâm.Sân tâm và không sân tâm không cùng sống chung, không cùnggiải thoát, không thú hướng đến nhau. Vậy Phạm thiên vàBà-la-môn không sống chung.

“Thếnào, Bà-tất-tra, Phạm thiên có gia thuộc, sản nghiệp không?”

Đáp:“Không”

Lạihỏi:

“Bà-la-môntam minh có gia thuộc, sản nghiệp không?”

Đáp:“Có”.

Phậtnói:

“Phạmthiên không có gia thuộc, sản nghiệp. Bà-la-môn thông tam minhcó gia thuộc, sản nghiệp. Người có gia thuộc, sản nghiệpvà người không gia thuộc, sản nghiệp không cùng sống chung,không cùng giải thoát, không thú hướng đến nhau. Vậy Phạmthiên và Bà-la-môn không sống chung.

“Thếnào, Bà-tất-tra, Phạm thiên có được tự tại hay không đượctự tại?”

Đáp:“Được tự tại”.

Lạihỏi:

“Bà-la-môntam minh có được tự tại, hay không được tự tại?

Đáp:“Không được tự tại”.

Phậtnói:

“Phạmthiên được tự tại. Bà-la-môn thông tam minh không đượctự tại. Người được tự tại và người không được tựtại cùng sống chung, không cùng giải thoát, không thú hướngđến nhau. Vậy Phạm thiên và Bà-la-môn không sống chung.”

Phậtlại nói:

“Bà-la-môntam minh kia, giả sử có người đến hỏi ý nghĩa sâu xa, khôngthể trả lời đầy đủ, có thật như vậy không?”

Đáp:“Thật như vậy”.

Bấygiờ, Bà-tất-tra và Phả-la-đọa, hai người đều bạch Phậtrằng:

“Hãygác qua một bên các đề tài khác. Tôi nghe Sa-môn Cù-đàmbiết rõ con đường Phạm thiên, có thể giảng thuyết điềuđó cho người khác; lại đã cùng Phạm thiên gặp gỡ, qualại chuyện trò. Cúi mong Sa-môn Cù-đàm vì lòng từ mẫn,xin thuyết con đường Phạm thiên, xin khai thị, phô diễn.”

Phậtnói với Bà-tất-tra:

“Tanay hỏi ngươi. Hãy tùy ý trả lời. Thế nào, Bà-tất-tra,nước Tâm niệm kia cách đây gần xa?”

Đáp:“Gần”.

“Giảsử có người sanh trưởng ở nước này được người kháchỏi đường đi đến nước này. Thế nào, Bà-tất-tra, ngườisanh trưởng ở nước ấy trả lời đường đi cho ngườihỏi kia, há có đáng nghi ngờ chăng?”

Đáp:“Không nghi. Vì sao? Vì y sanh trưởng ở nước này”.

Phậtnói:

“Dùcho người sanh trưởng ở nước này kia cũng có thể đángnghi ngờ, nhưng nếu có người hỏi Ta về con đường Phạmthiên, không có điều gì nghi ngờ. Vì sao? Ta đã từng nhiềulần nói về con đường Phạm thiên ấy.”

Bà-tất-travà Phả-la-đọa, cả hai cùng bạch Phật:

“Hãygác qua một bên các đề tài khác. Tôi nghe Sa-môn Cù-đàmbiết rõ con đường Phạm thiên, có thể giảng thuyết điềuđó cho người khác; lại đã cùng Phạm thiên gặp gỡ, qualại chuyện trò. Cúi mong Sa-môn Cù-đàm vì lòng từ mẫn,xin thuyết con đường Phạm thiên, xin khai thị, phô diễn.”

Phậtnói:

“Hãylắng nghe, hãy suy ngẫm kỹ. Ta sẽ nói cho ngươi nghe.”

Đáp:“Kính vâng. Xin vui lòng được nghe.”

Phậtnói:

“NếuNhư Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời, đầyđủ mười hiệu, cho đến, Tứ thiền, ở ngay trong đời nàymà hưởng thọ an lạc. Vì sao? Ấy do tinh cần, chuyên niệmkhông quên, ưa sống một mình nơi thanh vắng, không buông lungvậy. Vị ấy với Từ tâm tràn khắp một phương; các phươngkhác cũng vậy, rộng khắp không biên tế, không hai, vô lượng,không hận, vô hại, du hí với tâm ấy và hưởng thọ an lạc.Bi, Hỷ, Xả tâm biến mãn một phương, phương khác cũng vậy,rộng khắp không biên tế, không hai, vô lượng, không kếthận, không có ý não hại, du hí với tâm ấy và hưởng thọan lạc.

“Thếnào, Bà-tất-tra, Phạm thiên có nhuế tâm không?”

Đáp:“Không”.

Lạihỏi:

“Tỳ-kheohành Từ tâm có nhuế tâm, hay không có nhuế tâm?”

Đáp:“Không có nhuế tâm”.

Phậtnói:

“Phạmthiên không có nhuế tâm. Tỳ-kheo hành Từ tâm không có nhuếtâm. Không nhuế tâm và không nhuế tâm cùng hướng đến nhau,đồng giải thoát. Vì vậy, Phạm thiên và Tỳ-kheo cùng sốngchung.

“Thếnào, Bà-tất-tra, Phạm thiên có sân tâm, hay không có sân tâm?”

Đáp:“Không”.

Lạihỏi:

“Tỳ-kheohành Từ tâm có sân tâm, hay không có sân tâm?”

Đáp:“Không có sân tâm”.

Phậtnói:

“Phạmthiên không có sân tâm. Tỳ-kheo hành Từ tâm không có sântâm. Không sân tâm và không sân tâm cùng hướng đến nhau,đồng giải thoát. Vì vậy, Phạm thiên và Tỳ-kheo cùng sốngchung.

“Thếnào, Bà-tất-tra, Phạm thiên có hận tâm, hay không có hậntâm?”

Đáp:“Không”.

Lạihỏi:

“Tỳ-kheohành Từ tâm có hận tâm, hay không có hận tâm?”

Đáp:“Không có hận tâm”.

Phậtnói:

“Phạmthiên không có hận tâm. Tỳ-kheo hành Từ tâm không có hậntâm. Không hận tâm và không hận tâm cùng hướng đến nhau,đồng giải thoát. Vì vậy, Phạm thiên và Tỳ-kheo cùng sốngchung.

“Thếnào, Bà-tất-tra, Phạm thiên có gia thuộc sản nghiệp hay không?”

Đáp:“Không”.

Lạihỏi:

“Tỳ-kheohành Từ tâm có gia thuộc, sản nghiệp hay không?”

Đáp:“Không có gia thuộc, sản nghiệp”.

Phậtnói:

“Phạmthiên không có gia thuộc, sản nghiệp. Tỳ-kheo hành Từ tâmkhông có gia thuộc, sản nghiệp. Không gia thuộc, sản nghiệpvà không gia thuộc sản nghiệp cùng hướng đến nhau, đồnggiải thoát. Vì vậy, Phạm thiên và Tỳ-kheo cùng sống chung.

“Thếnào, Bà-tất-tra, Phạm thiên có được tự tại không?”

Đáp:“Được tự tại”.

Lạihỏi:

“Tỳ-kheohành Từ tâm có được tự tại không?”

Đáp:“Được tự tại”.

Phậtnói:

“Phạmthiên được tự tại. Tỳ-kheo hành Từ tâm được tự tại.Được tự tại và được tự tại cùng hướng đến nhau,đồng giải thoát. Vì vậy, Phạm thiên và Tỳ-kheo cùng sốngchung.”

Phậtlại nói với Bà-tất-tra:

“Nênbiết, Tỳ-kheo hành Từ tâm, khi thân hoại mạng chung, trongkhoảnh khắc như mũi tên được bắn đi, sanh lên Phạm thiên.”

KhiPhật nói kinh này, Bà-tất-tra và Phả-la-đọa ngay trên chỗngồi mà xa lìa trần cấu, ở trong các pháp phát sanh con mắtthấy pháp.

Bấygiờ, Bà-tất-tra và Phả-la-đọa sau khi nghe những điều Phậtdạy, hoan hỷ phụng hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567