Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Kinh Thập Thượng

12/03/201211:11(Xem: 6377)
10. Kinh Thập Thượng

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦNII

10.KINH THẬP THƯỢNG

Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật du hành nước Ương-già, cùng chúng Đại Tỳ-kheomột ngàn hai trăm năm mươi người, đến thành Chiêm-bà, nghĩđêm bên bờ hồ Già-già. Vào ngày mười lăm trăng tròn, ThếTôn ngồi ở khoảng đất trống, với đại chúng vây quanh,thuyết pháp cho đến hết đêm. Rồi ngài bảo Xá-lợi-phất:

“Naycác Tỳ-kheo bốn phương tập hợp về đây, thảy đều tinhcần, dẹp bỏ sự ngủ nghỉ, muốn nghe thuyết pháp. NhưngTa đau lưng, muốn nghỉ ngơi một chút. Thầy nay hãy thuyếtpháp cho các Tỳ-kheo”.”

Saukhi Xá-lợi-phất vâng lời Phật dạy, Thế Tôn bèn gấp tưy Tăng-già-lê, nằm nghiêng về hông phải như sư tử chồnghai chân lên nhau mà nằm.

Bấygiờ, Trưởng lão Xá-lợi-phất nói với các Tỳ-kheo:

“Naytôi nói pháp, khoảng đầu, khoảng giữa, khoảng cuối thảyđều chân chánh, có đầy đủ nghĩa và vị, phạm hạnh thanhtịnh. Các thầy hãy lắng nghe, hãy suy ngẫm kỹ. Tôi sẽ giảngthuyết”.”

CácTỳ-kheo vâng lời lắng nghe. Xá-lợi-phất nói:

“Cópháp thập thượng , trừ các kết phược, dẫn đến Niết-bàn,dứt sạch biên tế của khổ, lại có thể đầy đủ nămtrăm năm mươi pháp. Nay tôi sẽ phân biệt. Các thầy hãy lắngnghe.

“Nàycác Tỳ-kheo, có một thành pháp, một tu pháp, một giác pháp,một diệt pháp, một thối pháp, một tăng pháp, một nan giảipháp, một sanh pháp, một tri pháp, một chứng pháp.

“Thếnào là một thành pháp? Đó là: đối với các pháp thiệnmà không buông lung”.

“Thếnào là một tu pháp? Đó là: thường tự niệm thân.

“Thếnào là một giác pháp? Đó là: xúc hữu lậu.

“Thếnào là một diệt pháp? Đó là: ngã mạn.

“Thếnào là một thối pháp? Đó là: bất ác lộ quán.

“Thếnào là một tăng pháp? Đó là: ác lộ quán.

“Thếnào là một nan giải pháp? Đó là: vô gián định.

“Thếnào là một sanh pháp? Đó là: hữu lậu giải thoát.

“Thếnào là một tri pháp? Đó là: hết thảy chúng sanh đều dothức ăn mà tồn tại.

“Thếnào là một chứng pháp? Đó là: vô ngại tâm giải thoát.

“Lạinữa, có hai thành pháp, hai tu pháp, hai giác pháp, hai diệtpháp, hai thối pháp, hai tăng pháp, hai nan giải pháp, hai sanhpháp, hai tri pháp, hai chứng pháp.

“Thếnào là hai thành pháp? Biết tàm và biết quý.

“Thếnào là hai tu pháp? Chỉ và quán.

“Thếnào là hai giác pháp? Danh và sắc.

“Thếnào là hai diệt pháp? Vô minh và ái.

“Thếnào là hai thối pháp? Hủy giới và phá kiến.

“Thếnào là hai tăng pháp? Có giới và có kiến.

“Thếnào là hai nan giải pháp? Có nhân, có duyên, khiến chúng sanhsanh cáu bẩn. Có nhân, có duyên khiến chúng sanh đắc tịnh.

“Thếnào là hai sanh pháp? Tận trí và vô sanh trí.

“Thếnào là hai tri pháp? Thị xứ và phi xứ.

“Thếnào là hai chứng pháp? Minh và giải thoát.

“Lạinữa, có ba thành pháp, ba tu pháp, ba giác pháp, ba diệt pháp,ba thối pháp, ba tăng pháp, ba nan giải pháp, ba sanh pháp, batri pháp, ba chứng pháp.

“Thếnào là ba thành pháp? Thân cận thiện hữu; Tai nghe pháp âm;Thành tựu pháp và tùy pháp.

“Thếnào là ba tu pháp? Đó là ba tam-muội: Không tam-muội,Vô tướng tam-muội, Vô tác tam-muội.

“Thếnào là ba giác pháp? Đó là ba thọ: khổ thọ, lạc thọ, phikhổ phi lạc thọ.

“Thếnào là ba diệt pháp? Đó là ba ái: dục ái, hữu ái, vô hữuái.

“Thếnào là ba thối pháp? Đó là ba bất thiện căn: tham bất thiệncăn, nhuế bất thiện căn, si bất thiện căn.

“Thếnào là ba tăng pháp? Đó là ba thiện căn: vô tham thiện căn,vô nhuế thiện căn, vô si thiện căn.

“Thếnào là ba nan giải pháp? Đó là ba điều khó hiểu: khó hiểuvề các bậc Hiền thánh, khó hiểu về nghe Pháp, khó hiểuvề Như Lai.

“Thếnào là ba sanh pháp? Đó là ba tướng: tức chỉ tướng, tinhtấn tướng, xả ly tướng.

“Thếnào là ba tri pháp? Đó là ba xuất yếu giới:

“1.Thoát ly dục lên sắc giới.

“2.Thoát ly sắc giới lên vô sắc giới.

“3.Xả ly hết thảy các pháp hữu vi, đó được gọi là diệttận.

“Thếnào là ba chứng pháp? Đó là ba minh: túc mạng trí, thiên nhãntrí và lậu tận trí.

“CácTỳ-kheo, đó là ba mươi pháp như thật, không hư dối, NhưLai đã biết, rồi thuyết pháp một cách xác thực.

Lạinữa, có bốn thành pháp, bốn tu pháp, bốn giác pháp, bốndiệt pháp, bốn thối pháp, bốn tăng pháp, bốn nan giải pháp,bốn sanh pháp, bốn tri pháp, bốn chứng pháp.

“Thếnào là bốn thành pháp? Đó là luân pháp::

“1.Sống ở giữa nước ;

“2.Gần thiện hữu;

“3.Tự cẩn thận ;

“4.Có gốc rễ thiện đã được trồng từ đời trước.

“Thếnào là bốn tu pháp? Đó là bốn niệm xứ:

“1.Tỳ-kheo quán thân trên nội thân, tinh cần không biếng nhác,ức niệm không quên, trừ tham ưu ở đời ; Quán thân trênngoại thân, tinh cần không biếng nhác, ức niệm không quên,trừ tham ưu ở đời. Quán thân trên nội ngoại thân, tinhcần không biếng nhác, ức niệm không quên, trừ tham ưu ởđời.

“.2.Quán thọ.,

“3.Quán ý,.

“4.Quán pháp cũng như vậy.

“Thếnào là bốn giác pháp? Đó là bốn thức ăn: thức ăn bằngvo nắm, thức ăn bằng cảm xúc, thức ăn bằng tư niệm, thứcăn do thức.

“Thếnào là bốn diệt pháp? Đó là bốn thủ: dục thủ, ngã ngữthủ, giới cấm thủ và kiến thủ.

“Thếnào là bốn thối pháp? Đó là bốn ách: dục là ách, hữulà ách, kiến là ách, vô minh là ách.

“Thếnào là bốn tăng pháp? Đó là bốn vô ách: không có ách làdục, không có ách là hữu, không có ách là kiến, không cóách là vô minh.

“Thếnào là bốn nan giải pháp? Đó là bốn thánh đế: khổ đế,tập đế, diệt đế, đạo đế.

“Thếnào là bốn sanh pháp: đó là bốn trí: pháp trí, vị tri trí,đẳng trí, tha tâm trí.

“Thếnào là bốn tri pháp? Đó là bốn biện tài: pháp biện, nghĩabiện, từ biện, vô ngại biện.

“Thếnào là bốn chứng pháp? Đó là bốn Sa-môn quả: Tu-đà-hoànquả, Tư-đà-hàm quả, A-na-hàm quả, A-la-hán quả.

“CácTỳ-kheo, đó là bốn mươi pháp, như thật, không hư dối,Như Lai đã biết, rồi thuyết pháp một cách xác thực.

“Lạinữa, có năm thành pháp, năm tu pháp, năm giác pháp, năm diệtpháp, năm thối pháp, năm tăng pháp, năm nan giải pháp, nămsanh pháp, năm tri pháp, năm chứng pháp.

“Thếnào là năm thành pháp? Đó là năm diệt tận chi:

“1.Tin Phật Như Lai, Chí Chân, mười hiệu thành tựu.

“2.Không bệnh, thân thường an ổn.

“3.Chất trực, không dua xiểm, hướng thẳng đến con đườngdẫn đến Niết-bàn của Như Lai.

“4.Chuyên tâm không tán loạn, đọc tụng cũng không quên lãng.

“5.Khéo léo quán sát sự sinh diệt của pháp, bằng thực hànhcủa Hiền thánh mà diệt tận gốc rễ khổ.

“Thếnào là năm tu pháp? Đó là năm căn: tín căn, tinh tấn căn,niệm căn, định căn và tuệ căn.

“Thếnào là năm giác pháp? Đó là năm thọ ấm:: sắc thọ ấm,thọ, tưởng, hành, thức thọ ấm.

“Thếnào là năm diệt pháp? Đó là năm cái: tham dục cái, sân nhuếcái, thụy miên cái, trạo hối cái và nghi cái.

“Thếnào là năm thối pháp? Đó là năm tâm ngại kết:

“1.Tỳ-kheo nghi Phật. Nghi Phật rồi thì không thân cận. Khôngthân cận rồi thì không cung kính. Đó là tâm ngại kết thứnhất.

“24.Lại nữa, Tỳ-kheo, đối với Pháp, đối với Chúng, đốivới Giới, có lọt, có rỉ, có hành vi không chân chánh, cóhành vi ô nhiễm, không thân cận giới, cũng không cung kính.Đó là bốn tâm ngại kết.

“5.Lại nữa, Tỳ-kheo đối với người đồng phạm hạnh sanhtâm ác hại, tâm không hỷ lạc, mắng chửi bằng những lờithô lỗ. Đó là tâm ngại kết thứ năm.

“Thếnào là năm tăng pháp? Đó là năm gốc rễ của hỷ: vui vẻ,niệm, khinh an, lạc, định.

“Thếnào là năm nan giải pháp? Đó là năm giải thoát xứ, nếuTỳ-kheo tinh cần không biếng nhác, ưa chỗ nhàn tĩnh, chuyênniệm nhất tâm, chưa giải thì được giải, chưa diệt tậnthì được diệt tận, chưa an thì được an. Những gì lànăm? Nếu Tỳ-kheo nghe Phật thuyết pháp hoặc nghe đồng phạmhạnh thuyết, hoặc nghe sư trưởng thuyết, tư duy, quán sát,phân biệt pháp nghĩa, tâm được hoan hỷ. Tâm được hoanhỷ rồi thì được pháp ái, được pháp ái rồi thì thântâm an ổn. Thân tâm an ổn rồi thì đắc thiền định. Đắcthiền định rồi thì đắc như thật trí. Đó là giải thoátxứ thứ nhất. Ở đây, Tỳ-kheo nghe pháp hoan hỷ, thọ trìđọc tụng cũng hoan hỷ, thuyết giảng cho người khác cũnghoan hỷ, tư duy phân biệt cũng lại hoan hỷ, đối với phápmà đắc định cũng giống như vậy.

“Thếnào là năm sanh pháp?

“Đólà năm trí định của Hiền thánh:

“1.Tu tam-muội là, nay an lạc về sau cũng an lạc, sanhnội ngoại trí.

“2.Là Hiền thánh vô ái, sanh nội ngoại trí.

“3.Là định mà chư Phật và các Hiền thánh tu hành, sanh nộingoại trí.

“4.Là êm dịu, tịch diệt tướng, độc nhất không gì sánh ngang,sanh nội ngoại trí.

“5.Đối với tam-muội nhất tâm nhập, nhất tâm khởi,sanh nội ngoại trí.

“Thếnào là năm tri pháp? Đó là năm xuất yếu giới:

“1.Tỳ-kheo đối với dục không lạc, không niệm tưởng, cũngkhông thân cận, mà chỉ niệm tưởng sự xuất yếu, hoan lạcnơi sự viễn ly, thân cận không biếng nhác, tâm vị ấy nhunhuyến, xuất yếu, ly dục. Lậu khởi do bởi dục cũng bịdiệt tận mà đắc giải thoát. Đó là dục xuất yếu.

“2.Sân nhuế xuất yếu.

“3.Tật đố xuất yếu.

“4.Sắc xuất yếu.

“5.Thân kiến xuất yếu cũng giống như vậy.

“Thếnào là năm chứng pháp? Đó là năm tụ vô học:: tụ vô họcgiới, tụ vô học định, tụ vô học tuệ, tụ vô học giảithoát, tụ vô học giải thoát tri kiến.

“CácTỳ-kheo, đó là năm mươi pháp, như thật, không hư dối. NhưLai đã biết, rồi thuyết pháp một cách xác thực.

“Lạinữa, có sáu thành pháp, sáu tu pháp, sáu giác pháp, sáu diệtpháp, sáu thối pháp, sáu tăng pháp, sáu nan giải pháp, sáusanh pháp, sáu tri pháp, sáu chứng pháp.

“Thếnào là sáu thành pháp? Đó là sáu trọng pháp:: nếu có Tỳ-kheotu sáu pháp tôn trọng, đáng kính đáng trọng, hòa hợp vớichúng không có tranh tụng, độc hành không hỗn tạp. Nhữnggì là sáu?

“1.Ở đây, Tỳ-kheo thân thường hành từ, kính đồng phạm hạnh,sống với tâm nhân ái. Đó gọi là trọng pháp, đáng kính,đáng trọng, hòa hợp với chúng, không có tranh tụng, độchành không hỗn tạp.

“24.Lại nữa, Tỳ-kheo khẩu hành từ, ý hành từ; được vậtlợi dưỡng đúng pháp và những thức ăn ở trong bát cũngđều đem chia cho người khác dùng chung, không phân biệt đâykia.

“5.Lại nữa, Tỳ-kheo, đối với giới mà bậc Thánh hành trì,không phạm, không hủy, không nhiễm ô, được bậc trí khenngợi, khéo thọ trì đầy đủ, thành tựu định ý.

“6.Lại nữa, Tỳ-kheo chánh kiến về các phạm hạnh để thànhtựu sự xuất yếu của Hiền thánh, để chân chánh diệttận khổ, đó gọi là trọng pháp, đáng kính đáng trọng,hòa hợp với chúng, không có tranh tụng, độc hành không tạp.

“Thếnào là sáu tu pháp? Đó là sáu tu niệm: niệm Phật, niệmPháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên.

“Thếnào là sáu giác pháp? Đó là sáu nội nhập: nhãn nhập, nhĩnhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập.

“Thếnào là sáu diệt pháp? Đó là sáu ái: sắc ái, thanh ái, hươngái, vị ái, xúc ái, pháp ái.

“Thếnào là sáu thối pháp? Đó là sáu pháp bất kính: không kínhPhật, không kính Pháp, không kính Tăng, không kính giới, khôngkính định, không kính cha mẹ.

“Thếnào là sáu tăng pháp? Đó là sáu pháp kính: kính Phật, kínhPháp, kính Tăng, kính giới, kính định, kính cha mẹ.

“Thếnào sáu nan giải pháp? Đó là sáu vô thượng: kiến vô thượng,văn vô thượng, lợi dưỡng vô thượng, giới vô thượng,cung kính vô thượng, niệm vô thượng.

“Thếnào là sáu sanh pháp? Đó là sáu đẳng pháp:: ở đây, Tỳ-kheo,mắt thấy sắc, không ưu, không hỷ, an trú xả, chuyên niệm.Tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân xúcchạm, ý tưởng pháp, không ưu, không hỷ, an trú xả, chuyênniệm.

“Thếnào là sáu tri pháp? Đó là sáu xuất yếu giới. Nếu có Tỳ-kheonói như vầy: Tôi tu Từ tâm, lại còn sanh sân nhuế, thì cácTỳ-kheo khác nói: Ngươi đừng nói như thế. Chớ hủy bángNhư Lai. Như Lai không nói như thế, rằng muốn khiến tu Từgiải thoát mà lại sanh sân nhuế, không có trường hợp đó.Phật nói, trừ sân nhuế rồi sau đó mới đắc Từ. Nếucó Tỳ-kheo nói: Tôi thực hành Bi giải thoát lại sanh tâmtật đố. Hành Hỷ giải thoát, sanh tâm ưu não. Hành Xả giảithoát, sanh tâm yêu ghét. Hành Vô ngã hành sanh tâm hồ nghi.Hành Vô tưởng hành, sanh các loạn tưởng, thì cũng giốngnhư vậy.

“Thếnào là sáu chứng pháp? Đó là sáu thần thông:

“1.Thần túc thông.

“2.Thiên nhĩ thông.

“3.Tri tha tâm thông

“4.Túc mạng thông.

“5.Thiên nhãn thông.

“6.Lậu tận thông.

“CácTỳ-kheo, đó là sáu mươi pháp, như thật không hư dối. NhưLai đã biết, rồi thuyết pháp một cách xác thực.

“Lạinữa, có bảy thành pháp, bảy tu pháp, bảy giác pháp, bảydiệt pháp, bảy thối pháp, bảy tăng pháp, bảy nan giải pháp,bảy sanh pháp, bảy tri pháp, bảy chứng pháp.

“Thếnào là bảy thành pháp? Đó là bảy tài sản: tín là tài sản,giới là tài sản, tàm là tài sản, quý là tài sản, đa vănlà tài sản, huệ thí là tài sản.

“Thếnào là bảy tu pháp? Đó là bảy giác ý: ở đây, Tỳ-kheotu niệm giác ý, y vô dục y tịch diệt, y viễn ly. Tu pháp,tu tinh tấn, tu hỷ, tu ỷ, tu định, tu xả, y vô dục, y tịchdiệt, y viễn ly.

“Thếnào là bảy giác pháp? Đó là bảy trú xứ của thức: nếucó chúng sanh với nhiều tâm khác nhau, nhiều tưởng khác nhau,đó là trời và người vậy. Đó là thức trú thứ nhất.Lại có chúng sanh, với nhiều thân khác nhau nhưng một tưởng,đó là trời Phạm quang âm lúc mới sanh đầu tiên. Đó làthức trú thứ hai. Lại có chúng sanh với một thân nhưng nhiềutưởng khác nhau, đó là trời Quang âm. Đó là thức trú thứba. Lại có chúng sanh với một thân và một tưởng giốngnhau, đó là trời Biến tịnh. Đó là thức trú thứ tư. Lạicó chúng sanh trú hư không xứ. Đó là thức trú thứ năm.Lại có chúng sanh trú ở thức xứ. Đó là thức trú thứsáu. Hoặc trú bất dụng xứ. Đó là thức trú thứ bảy.

“Thếnào là bảy diệt pháp? Đó là sáu sử:: sai sử bởi dụcái, sai sử bởi hữu ái, sai sử bởi kiến, sai sử bởi mạn,sai sử bởi sân nhuế, sai sử bởi vô minh, sai sử bởi nghi.

“Thếnào là bảy thối pháp? Đó là bảy phi pháp: ở đây, Tỳ-kheokhông có tín, không có tàm, không có quý, ít học, biếng nhác,hay quên, vô trí.

“Thếnào là bảy tăng pháp? Đó là bảy chánh pháp: ở đây Tỳ-kheocó tín, có tàm, có quý, đa văn, không biếng nhác, nhớ dai,có trí.

“Thếnào là bảy nan giải pháp? Đó là bảy chánh thiện pháp: ởđây, Tỳ-kheo ưa nghĩa, ưa pháp, ưa biết thời, ưa biết đủ,ưa tự nhiếp, ưa tập chúng, ưa phân biệt người.

“Thếnào là bảy sanh pháp? Đó là bảy tưởng: tưởng về sựbất tịnh của thân, tưởng về sự bất tịnh của thứcăn, tưởng về sự hết thảy thế gian không đáng ưa thích,tưởng về sự chết, tưởng về vô thường, tưởng vô thườnglà khổ, tưởng khổ là vô ngã.

“Thếnào là bảy tri pháp? Đó là bảy sự tinh cần: tinh cần nơigiới, tinh cần diệt tham dục, tinh cần phá tà kiến, tinhcần nơi đa văn, tinh cần nơi tinh tấn, tinh cần nơi chánhniệm, tinh cần nơi thiền định.

“Thếnào là bảy chứng pháp? Đó là bảy năng lực diệt tận lậuhoặc: ở đây, Tỳ-kheo dứt tận lậu đối với hết thảysự tập khởi của khổ, sự diệt trừ, vị ngọt, sự taihại và sự xuất ly mà biết như thật, thấy như thật. Quánsát dục như hầm lửa và cũng như đao kiếm, biết dục, thấydục, không tham nơi dục, tâm không trụ nơi dục. Tỳ-kheolậu tận, quán sát thuận và nghịch, sau khi đã như thậtgiác tri, như thật thấy; tham, tật, ác bất thiện pháp củathế gian, không rò rỉ, không sinh khởi. Tu Tứ niệm xứ, tutập nhiều lần, thực hành nhiều lần. Tu Năm căn, Năm lực,Bảy giác ý, Tám hiền thánh đạo, tu tập nhiều lần.

“CácTỳ-kheo, đó là bảy mươi pháp như thật không hư dối. NhưLai đã biết, rồi thuyết pháp một cách xác thực.

“Lạinữa, có tám thành pháp, tám tu pháp, tám giác pháp, tám diệtpháp, tám thối pháp, tám tăng pháp, tám nan giải pháp, támsanh pháp, tám tri pháp, tám chứng pháp.

“Thếnào là tám thành pháp? Đó lá tám nhân duyên khiến cho chưasở đắc phạm hạnh nhưng có thể sở đắc trí và nếu đãsở đắc phạm hạnh thì trí tăng trưởng. Những gì là tám?Ở đây, Tỳ-kheo sống nương tựa Thế Tôn, hoặc nương tựasư trưởng, hoặc nương tựa người phạm hạnh có trí tuệ,sanh tâm tàm quý, có ái, có kính. Đó là nhân duyên thứ nhất,chưa chứng đắc phạm hạnh nhưng chứng đắc trí; đã chứngđắc phạm hạnh thì trí tăng gia. Lại nữa, sống nương tựaThế Tôn, tùy thời mà thưa hỏi: Pháp này có ý nghĩa gì?Dẫn đến đâu? Khi ấy các tôn trưởng liền mở bày cho nghĩalý thậm thâm. Đó là nhân duyên thứ hai. Sau khi nghe pháp thântâm an lạc, an tĩnh. Đó là nhân duyên thứ ba. Sau khi đã đượcan lạc, an tĩnh, sẽ không luận bàn những tạp luận làm chướngngại đạo. Vị ấy đến giữa đại chúng hoặc tự mìnhthuyết pháp, hoặc thỉnh người khác thuyết, mà vẫn khôngbỏ sự im lặng của Hiền thánh. Đó là nhân duyên thứ tư.Đa văn, quảng bác, ghi nhớ không quên các pháp thâm áo, haykhéo ở khoảng đầu, khoảng giữa và khoảng cuối, có nghĩacó vị, chân thật, đầy đủ phạm hạnh. Sau khi nghe thì ghinhớ trong lòng, kiến giải không lay động. Đó là nhân duyênthứ năm. Tu tập tinh cần, diệt ác tăng thiện, gắng sứcthực hành không bỏ pháp ấy. Đó là nhân duyên thứ sáu.Bằng trí tuệ mà nhận thức pháp sanh diệt, chỗ thú hướngcủa Hiền thánh, tận cùng biên tế của khổ. Đó là nhânduyên thứ bảy. Quán tướng sanh và tướng diệt của nămthọ ấm: Đây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đâylà sự diệt tận của sắc. Đây là thọ tưởng, hành, thức.Đây là sự tập khởi của thọ, tưởng, hành, thức, sựdiệt tận của thọ, tưởng, hành, thức. Đó là nhân duyênthứ tám, khiến cho chưa sở đắc phạm hạnh mà sở đắctrí, nếu đã sở đắc phạm hạnh thì trí tuệ tăng trưởng.

“Thếnào là tám tu pháp? Đó là tám con đường của Hiền thánh:chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng,chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định.

“Thếnào là tám giác pháp? Đó là tám pháp ở đời: lợi, suy,vinh, nhục, khen, chê, khổ, lạc.

“Thếnào là tám diệt pháp? Đó là tám tà: tà kiến, tà tư, tàngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định.

“Thếnào là tám thối pháp? Đó là tám pháp giải đãi. Tám phápgiải đãi là những gì? Tỳ-kheo lười biếng, khất thựcnhưng không được thực, bèn suy nghĩ: Hôm nay ta khất thựcdưới xóm nhưng không được thực, thân thể mệt mỏi khôngđủ sức tọa thiền kinh hành. Ta nên nghỉ ngơi. Tỳ-kheo lườibiếng suy nghĩ như vậy và nằm nghỉ, không chịu siêng năngđể sở đắc những điều chưa sở đắc, thu hoạch nhữngđiều chưa thu hoạch, chứng những điều chưa chứng. Đólà sự giải đãi thứ nhất.

“Tỳ-kheolười biếng nhận được thức ăn đầy đủ, lại suy nghĩ:Sáng nay ta vào xóm khất thực, nhận đưuợc thức ăn và ănquá no, thân thể nặng nề không thể tọa thiền kinh hành.Ta nên ngủ nghỉ. Tỳ-kheo lười biếng liền ngủ nghỉ, khôngchịu siêng năng để sở đắc những điều chưa sở đắc,thu hoạch những điều chưa thu hoạch, chứng những điềuchưa chứng. Đó là sự giải đãi thứ hai.

“Tỳ-kheolười biếng, giả sử có làm chút công việc, bèn suy nghĩ:Ngày nay ta làm việc, thân thể mệt mỏi không thể tọa thiềnkinh hành. Ta nên ngủ nghỉ. Tỳ-kheo lười biếng liền ngủnghỉ, không chịu siêng năng để sở đắc những điều chưasở đắc, thu hoạch những điều chưa thu hoạch, chứng nhữngđiều chưa chứng. Đó là sự giải đãi thứ ba.

“Tỳ-kheolười biếng, giả sử có chút việc sẽ phải làm, bèn suynghĩ: Ngày mai ta sẽ làm việc, thân thể sẽ mệt mỏi, vậyhôm nay không thể tọa thiền kinh hành. Ta nên nghỉ ngơi trước.Tỳ-kheo lười biếng liền ngủ nghỉ. Đó là sự giải đãithứ tư.

“Tỳ-kheolười biếng, giả sử có đi lại chút ít bèn suy nghĩ: Sángnay ta đi lại, thân thể mệt mỏi, không thể tọa thiền kinhhành. Ta nên ngủ nghỉ. Tỳ-kheo lười biếng liền ngủ nghỉ.Đó là sự giải đãi thứ năm.

“Tỳ-kheolười biếng, giả sử sẽ phải đi lại chút ít, bèn suy nghĩ:Ngày mai ta sẽ phải đi lại, thân thể sẽ mệt mỏi, vậyhôm nay không thể tọa thiền kinh hành. Ta nên nghỉ ngơi trước.Tỳ-kheo lười biếng liền ngủ nghỉ, không chịu siêng năngđể sở đắc những điều chưa sở đắc, thu hoạch nhữngđiều chưa thu hoạch, chứng những điều chưa chứng. Đólà sự giải đãi thứ sáu.

“Tỳ-kheolười biếng, giả sử gặp chút bệnh hoạn, bèn suy nghĩ:Nay ta bệnh nặng, mệt nhọc gầy yếu, không thể tọa thiềnkinh hành. Ta nên ngủ nghỉ. Tỳ-kheo lười biếng liền ngủnghỉ, không chịu siêng năng để sở đắc những điều chưasở đắc, thu hoạch những điều chưa thu hoạch, chứng nhữngđiều chưa chứng. Đó là sự giải đãi thứ bảy.

“Tỳ-kheolười biếng, khi bệnh đã bớt, bèn suy nghĩ: Ta khỏi bệnhchưa lâu, thân thể gầy yếu, không thể tọa thiền kinh hành.Ta nên ngủ nghỉ. Tỳ-kheo lười biếng liền ngủ nghỉ, khôngchịu siêng năng để sở đắc những điều chưa sở đắc,thu hoạch những điều chưa thu hoạch, chứng những điềuchưa chứng. Đó là sự giải đãi thứ tám.

“Thếnào là tám tăng pháp? Đó là tám sự không biếng nhác. Tỳ-kheovào xóm khất thực nhưng không được thức ăn, bèn suy nghĩ:Ta thân thể nhẹ nhàng, ít buồn ngủ, vậy ta hãy tinh tấntọa thiền, kinh hành, để sở đắc những điều chưa sởđắc, thu hoạch những điều chưa thu hoạch, chứng nhữngđiều chưa chứng. Rồi Tỳ-kheo ấy liền siêng năng. Đó làsự tinh tấn thứ nhất.

“Tỳ-kheokhất thực được đủ, bèn suy nghĩ: Nay ta vào xóm khất thựcđược no đủ, khí lực sung túc, ta hãy tinh tấn tọa thiền,kinh hành, để sở đắc những điều chưa sở đắc, thu hoạchnhững điều chưa thu hoạch, chứng những điều chưa chứng.Rồi Tỳ-kheo ấy liền siêng năng. Đó là sự tinh tấn thứhai.

“Tỳ-kheosiêng năng giả sử có chút công việc phải làm, bèn suy nghĩ:Ta vừa làm công việc mà bỏ phế sự hành đạo. Nay ta hãytinh tấn tọa thiền, kinh hành, để sở đắc những điềuchưa sở đắc, thu hoạch những điều chưa thu hoạch, chứngnhững điều chưa chứng. Rồi Tỳ-kheo ấy liền siêng năng.Đó là sự tinh tấn thứ ba.

“Tỳ-kheosiêng năng giả sử có công việc sẽ phải làm, bèn suy nghĩ:Ngày mai ta sẽ làm công việc mà bỏ phế sự hành đạo. Nayta hãy tinh tấn tọa thiền, kinh hành, để sở đắc nhữngđiều chưa sở đắc, thu hoạch những điều chưa thu hoạch,chứng những điều chưa chứng. Rồi Tỳ-kheo ấy liền siêngnăng. Đó là sự tinh tấn thứ tư.

“Tỳ-kheosiêng năng giả sử có chút đi lại, bèn suy nghĩ: Ta sáng nayđi lại mà bỏ phế sự hành đạo. Nay ta hãy tinh tấn tọathiền, kinh hành, để sở đắc những điều chưa sở đắc,thu hoạch những điều chưa thu hoạch, chứng những điềuchưa chứng. Rồi Tỳ-kheo ấy liền siêng năng. Đó là sựtinh tấn thứ năm.

“Tỳ-kheosiêng năng giả sử sẽ phải đi lại, bèn suy nghĩ: Ngày maita sẽ phải đi lại mà bỏ phế sự hành đạo. Nay ta hãytinh tấn tọa thiền, kinh hành, để sở đắc những điềuchưa sở đắc, thu hoạch những điều chưa thu hoạch, chứngnhững điều chưa chứng. Rồi Tỳ-kheo ấy liền siêng năng.Đó là sự tinh tấn thứ sáu.

“Tỳ-kheosiêng năng giả sử bị bệnh hoạn, bèn suy nghĩ: Ta nay bệnhnặng, có thể mạng chung. Nay ta hãy tọa thiền kinh hành, đểsở đắc những điều chưa sở đắc, thu hoạch những điềuchưa thu hoạch, chứng những điều chưa chứng. Rồi Tỳ-kheoấy liền siêng năng. Đó là sự tinh tấn thứ bảy.

“Tỳ-kheosiêng năng khi bệnh có chút thuyên giảm bèn suy nghĩ: Ta bệnhmới khỏi, biết đâu nó tăng trở lại mà phế bỏ sự hànhđạo. Nay ta hãy tinh tấn tọa thiền, kinh hành, để sở đắcnhững điều chưa sở đắc, thu hoạch những điều chưa thuhoạch, chứng những điều chưa chứng. Rồi Tỳ-kheo ấy liềnsiêng năng. Đó là sự tinh tấn thứ tám.

“Thếnào là tám nan giải pháp? Đó là tám sự không thuận lợi,cản trở sự tu tập phạm hạnh. Những gì là tám?

“1.Như Lai, Chí Chân xuất hiện ở đời, nói pháp vi diệu, tịchdiệt, vô vi, hướng về đạo giác ngộ, mà có người sanhvào địa ngục. Đó là trường hợp không thuận lợi, khôngthể tu tập phạm hạnh.

“25.Như Lai, Chí Chân xuất hiện ở đời, nói pháp vi diệu, tịchdiệt, vô vi, hướng về đạo giác ngộ, mà có người sanhvào súc sanh ngạ quỷ, cõi trời trường thọ, biên địa vôthức, chỗ không có Phật pháp. Đó là trường hợp khôngthuận lợi, không thể tu tập phạm hạnh.

“6.Như Lai, Chí Chân xuất hiện ở đời, nói pháp vi diệu, tịchdiệt, vô vi, hướng về đạo giác ngộ, hoặc có người sanhở trung ương, nhưng có tà kiến, mang tâm điên đảo, thànhtựu ác hành chắc chắn vào địa ngục. Đó là trường hợpkhông thuận lợi, không thể tu tập phạm hạnh.

“7.Như Lai, Chí Chân xuất hiện ở đời, nói pháp vi diệu, tịchdiệt, vô vi, hướng về đạo giác ngộ, hoặc có chúng sanhsanh ở trung ương nhưng mù, điếc, câm, ngọng, không thểnghe pháp, tu hành phạm hạnh. Đó là trường hợp không thuậnlợi, không thể tu tập phạm hạnh.

“8.Như Lai, Chí Chân xuất hiện ở đời, nói pháp vi diệu, tịchdiệt, vô vi, hướng về đạo giác ngộ, hoặc có chúng sanhsanh ở trung ương, các căn đầy đủ để lãnh thọ Thánhgiáo nhưng không gặp Phật, không được tu hành phạm hạnh.

“Đólà tám pháp không thuận lợi.

“Thếnào là tám sanh pháp? Đó là tám sự tỉnh giác của bậc đạinhân:

“1.Đạo phải là ít dục; nhiều dục không phải là đạo.

“2.Đạo phải là tri túc; không biết nhàm đủ không phải làđạo.

“3.Đạo cần phải nhàn tĩnh; ưa đám đông không phải là đạo.

“4.Đạo cần phải tự giữ; cười giỡn không phải là đạo.

“5.Đạo cần phải tinh tấn; biếng nhác không phải là đạo.

“6.Đạo cần phải chuyên niệm; hay quên lãng không phải là đạo.

“7.Đạo cần phải định ý; loạn ý không phải là đạo.

“8.Đạo cần phải có trí tuệ; ngu si không phải là đạo.

“Thếnào là tám tri pháp? Đó là tám trừ nhập::

“1.Bên trong có sắc tưởng, quán ngoại sắc ít, hoặc đẹp hoặcxấu, thường quán thường niệm. Đó là trừ nhập thứ nhất.

“2.Bên trong có sắc tưởng, quán ngoại sắc vô lượng, hoặcđẹp hoặc xấu, thường quán thường niệm. Đó là trừ nhậpthứ hai.

“3.Bên trong không có sắc tưởng, quán ngoại sắc ít, hoặc xấuhoặc đẹp, thường quán thường niệm. Đó là trừ nhậpthứ ba.

“4.Bên trong không có sắc tưởng, quán ngoại sắc vô lượng,hoặc đẹp hoặc xấu, thường quán thường niệm. Đó làtrừ nhập thứ tư.

“5.Bên trong không sắc tưởng, quán ngoại sắc xanh, màu xanh,ánh sáng xanh, cái nhìn xanh. Ví như màu xanh của sen xanh. Cũngnhư vải ba-la-nại màu xanh, thuần nhất. Màu xanh, ánh sángxanh, cái nhìn xanh cũng được tưởng như vậy, thường quánthường niệm. Đó là trừ nhập thứ năm.

“6.Bên trong không sắc tưởng, quán ngoại sắc vàng; màu vàng,ánh sáng vàng, cái nhìn vàng. Ví như màu vàng của hoa vàng;vải ba-la-nại vàng. Màu vàng, ánh sáng vàng, cái nhìn vàngcũng được tưởng như vậy, thường quán, thường niệm.Đó là trừ nhập thứ sáu.

“7.Bên trong không sắc tưởng quán ngoại sắc đỏ. Màu đỏ,ánh sáng đỏ, cái nhìn đỏ. Ví như ba màu đỏ, vải ba-la-nạiđỏ, thuần nhất màu đỏ, ánh sáng đỏ, cái nhìn đỏ, cũngđược tưởng như vậy thường quán, thường niệm. Đó làtrừ nhập thứ bảy.

“8.Bên trong không sắc tưởng, quán ngoại sắc trắng. Màu trắng,ánh sáng trắng, cái nhìn trắng. Cũng như màu trắng của hoatrắng, vải ba-la-nại trắng, thuần nhất. Cũng tưởng nhưvậy, màu trắng, ánh sáng trắng, cái nhìn trắng, thườngquán, thường niệm. Đó là trừ nhập thứ tám.

“Thếnào là tám chứng pháp? Đó là tám giải thoát: Bên trong cósắc tưởng, quán sắc: giải thoát thứ nhất. Bên trong cósắc tưởng, quán ngoại sắc: giải thoát thứ hai. Tịnh giảithoát: giải thoát thứ ba. Vượt sắc tưởng, diệt sân nhuếtưởng, an trú không xứ: giải thoát thứ tư. Vượt qua khôngxứ, an trú thức xứ: giải thoát thứ năm. Vượt qua thứcxứ, an trú bất dụng xứ: giải thoát thứ sáu. Vượt quabất dụng xứ, an trú hữu tưởng vô tưởng xứ: giải thoátthứ bảy. Vượt hữu tưởng vô tưởng xứ, an trú tưởngtri diệt: giải thoát thứ tám.

“CácTỳ-kheo, đó là tám mươi pháp như thật không hư dối. NhưLai đã biết, rồi thuyết pháp một cách xác thực.

“Lạinữa, có chín thành pháp, chín tu pháp, chín giác pháp, chíndiệt pháp, chín thối pháp, chín tăng pháp, chín nan giải pháp,chín sanh pháp, chín tri pháp, chín chứng pháp.

“Thếnào là chín thành pháp? Đó là chín tịnh diệt chi:: giớitịnh diệt chi, tââm tịnh diệt chi, kiến tịnh diệt chi,độ nghi tịnh diệt chi, phân biệt tịnh diệt chi, đạo tịnhdiệt chi, trừ tịnh diệt chi, vô dục tịnh diệt chi, giảithoát tịnh diệt chi.

“Thếnào là chín tu pháp? Đó là chín gốc rễ của hỷ: hỷ, áiÁ,duyệt, lạc, định, như thật tri, trừ xả, vô dục, giảithoát.

“Thếnào chín giác pháp? Đó là chín nơi cư trú của chúng sanh:

“1.Hoặc có chúng sanh có nhiều thân khác nhau, với nhiều tưởngkhác nhau, tức là chư Thiên và loài người. Đó là nơi cưtrú thứ nhất của chúng sanh.

“2.Lại có chúng sanh có nhiều thân khác nhau, nhưng với mộttưởng giống nhau, tức là trời Phạm quang âm lúc mới sanh.Đó là nơi cư trú thứ hai của chúng sanh.

“3.Lại có chúng sanh với một thân giống nhau, nhưng với nhiềutưởng khác nhau, tức là trời Quang âm. Đó là nơi cư trúthứ ba của chúng sanh.

“4.Lại có chúng sanh với một thân một tưởng giống nhau, tứclà trời Biến tịnh. Đó là nơi cư trú thứ tư của chúngsanh.

“5.Lại có chúng sanh không có tưởng và không có giác tri, tứclà trời Vô tưởng . Đó là nơi cư trú thứ năm của chúngsanh.

“6.Lại có chúng sanh an trú hư không xứ. Đó là nơi cư trú thứsáu của chúng sanh.

“7.Lại có chúng sanh an trú thức xứ. Đó là an trú thứ bảycủa chúng sanh.

“8.Lại có chúng sanh an trú vô sở hữu xứ. Đó là nơi cư trúthứ tám của chúng sanh.

“9.Lại có chúng sanh an trú phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đólà nơi cư trú thứ chín của chúng sanh.

“Thếnào là chín diệt pháp? Đó là chín gốc rễ của ái: nhânái có tìm cầu; nhân tìm cầu có lợi; nhân lợi có dụng;nhân dụng có dục; nhân dục có dính trước; nhân dính trướccó tật đố; nhân tật đố có bảo thủ; nhân bảo thủ cóhộ.

“Thếnào là chín thối pháp? Đó là chín não pháp: có người đãnão hại ta; nó đang não hại ta; nó sẽ não hại ta; nó đãxâm hại cái ta thương yêu; nó đang xâm hại cái ta thươngyêu; nó sẽ xâm hại cái ta thương yêu; nó đã yêu kính cáita ghét; nó đang yêu kính cái ta ghét; nó sẽ yêu kính cáita ghét.

“Thếnào là chín tăng pháp? Đó là chín vô não: Người kia đãxâm hại ta; nghĩ vậy chẳng có ích gì: đã không sanh não,đang không sanh não, sẽ không sanh não. Nó xâm não cái ta yêuthương; nghĩ như vậy chẳng có ích gì: đã không sanh não,đang không sanh não, sẽ không sanh não. Nó yêu thương cái taghét; nghĩ như vậy chẳng có ích gì: đã không sanh não, đangkhông sanh não, sẽ không sanh não.

“Thếnào là chín nan giải pháp? Đó là chín phạm hạnh: Nếu Tỳ-kheocó tín nhưng không trì giới, thì phạm hạnh không đầy đủ.Tỳ-kheo có tín và có giới thì phạm hạnh đầy đủ. NếuTỳ-kheo có tín, có giới, nhưng không có đa văn, thì phạmhạnh không đầy đủ. Tỳ-kheo có tín, có giới, có đa vănthì phạm hạnh đầy đủ. Nếu Tỳ-kheo có tín, có giới,có đa văn, nhưng không thể thuyết pháp, thì phạm hạnh khôngđầy đủ. Tỳ-kheo có tín, có giới, có đa văn, có thể thuyếtpháp, thì phạm hạnh đầy đủ. Nếu Tỳ-kheo có tín, có giới,có đa văn, có thể thuyết pháp, nhưng không thể nuôi chúng,thì phạm hạnh không đầy đủ. Tỳ-kheo có tín, có giới,có đa văn, có thể thuyết pháp, có thể nuôi chúng, thì phạmhạnh đầy đủ. Nếu Tỳ-kheo có tín, có giới, có đa văn,có thể thuyết pháp, có thể nuôi chúng, nhưng giữa đạichúng không thể quảng diễn pháp ngôn, thì phạm hạnh khôngđầy đủ. Tỳ-kheo có tín, có giới, có đa văn, có thể thuyếtpháp, có thể nuôi chúng, có thể quảng diễn pháp ngôn giữađại chúng thì phạm hạnh đầy đủ. Nếu Tỳ-kheo có tín,có giới, có đa văn, có thể thuyết pháp, có thể nuôi chúng,giữa đại chúng có thể quảng diễn pháp ngôn, nhưng khôngchứng đắc Tứ thiền, thì phạm hạnh không đầy đủ. Tỳ-kheocó tín, có giới, có đa văn, có thể thuyết pháp, có thểnuôi chúng, có thể quảng diễn pháp ngôn giữa đại chúng,lại đắc Tứ thiền, thì phạm hạnh đầy đủ. Nếu Tỳ-kheocó tín, có giới, có đa văn, có thể thuyết pháp, có thểnuôi chúng, giữa đại chúng có thể quảng diễn pháp ngôn,lại chứng đắc Tứ thiền, nhưng đối với tám giải thoátkhông thể thuận nghịch du hành, thì phạm hạnh không đầyđủ. Tỳ-kheo có tín, có giới, có đa văn, có thể thuyếtpháp, có thể nuôi chúng, có thể quảng diễn pháp ngôn giữađại chúng, lại đắc Tứ thiền, đối với tám giải thoátcó thể thuận nghịch du hành, thì phạm hạnh đầy đủ. NếuTỳ-kheo có tín, có giới, có đa văn, có thể thuyết pháp,có thể nuôi chúng, giữa đại chúng có thể quảng diễn phápngôn, lại chứng đắc Tứ thiền, đối với tám giải thoátcó thể thuận nghịch du hành, nhưng không thể diệt tận cáclậu, thành vô lậu tâm giải thoát, trí tuệ giải thoát, ngaytrong hiện tại mà tự thân tác chứng, sanh tử đã dứt, phạmhạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn táisanh nữa, thì phạm hạnh không đầy đủ. Tỳ-kheo có tín,có giới, có đa văn, có thể thuyết pháp, có thể nuôi chúng,có thể quảng diễn pháp ngôn giữa đại chúng, lại đắcTứ thiền, đối với tám giải thoát có thể thuận nghịchdu hành, có thể diệt tận các lậu, thành vô lậu tâm giảithoát, trí tuệ giải thoát, ngay trong hiện tại mà tự thântác chứng, sanh tử đã dứt, phạm hạnh đã vững, điềucần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa, thì phạm hạnhđầy đủ.

“Thếnào là chín sanh pháp? Đó là chín tưởng: tưởng về sựbất tịnh; tưởng về sự bất tịnh của thức ăn; tưởngvề hết thảy thế gian không đáng ưa thích; tưởng về sựchết; tưởng về vô thường; tưởng vô thường là khổ;tưởng khổ là vô ngã; tưởng về sự diệt tận; tưởngvề vô dục.

“Thếnào là chín tri pháp? Đó là chín dị pháp: sanh quả dị nhânquả dị; sanh xúc dị nhân xúc dị; sanh thọ dị nhân thọdị; sanh tưởng dị nhân tưởng dị; sanh tập dị nhân tậpdị; sanh dục dị nhân dục dị; sanh lợi dị nhân lợi dị;sanh cầu dị nhân cầu dị; sanh phiền não dị nhân phiềnnão dị.

“Thếnào là chín chứng pháp? Đó là chín tận: Nếu nhập Sơ thiền,thì gai nhọn là âm thanh bị diệt trừ. Nhập đệ Nhị thiền,thì gai nhọn là giác và quán bị diệt trừ. Nhập đệ Tamthiền, thì gai nhọn là hỷ bị diệt trừ. Nhập đệ Tứthiền, thì gai nhọn là hơi thở ra vào bị diệt trừ. Nhậpkhông xứ thì gai nhọn là sắc tưởng bị diệt trừ. Nhậpthức xứ thì gai nhọn là không tưởng bị diệt trừ. Nhậpbất dụng xứ thì gai nhọn là thức tưởng bị diệt trừ.Nhập hữu tưởng vô tưởng xứ thì gai nhọn là bất dụngtưởng bị diệt trừ. Nhập diệt tận định thì gai nhọnlà tưởng và thọ bị diệt trừ.

“CácTỳ-kheo, đó là chín mươi pháp như thật không hư dối. NhưLai đã biết, rồi thuyết pháp một cách xác thực.

“Lạinữa, có mười thành pháp, mười tu pháp, mười giác pháp,mười diệt pháp, mười thối pháp, mười tăng pháp, mườinan giải pháp, mười sanh pháp, mười tri pháp, mười chứngpháp.

“Thếnào là mười thành pháp? Đó là mười cứu pháp.

“1.Tỳ-kheo đầy đủ hai trăm năm mươi 250 giới, đầy đủ oainghi, thấy lỗi nhỏ nhặt sanh tâm lo sợ lớn, chân chánh họcgiới, tâm không nghiêng lệch.

“2.Có được thiện tri thức.

“3.Ngôn ngữ trung chánh, nhẫn nhịn được nhiều điều.

“4.Ưa cầu thiện pháp, phân bố không tiếc lẫn.

“5.Các đồng phạm hạnh có việc phải làm liền đến giúp đỡkhông lấy làm mệt nhọc, làm được những việc khó làmvà cũng dạy người khác làm.

“6.Nghe nhiều; nghe xong thì ghi nhớ không hề quên.

“7.Tinh tấn, diệt trừ bất thiện pháp, tăng trưởng thiện pháp.

“8.Thường tự chuyên niệm, không có tưởng khác, nhớ nhữnghành vi thiện từ trước như thấy trước mắt.

“9.Trí tuệ thành tựu, quán sự sanh diệt của các pháp, bằngpháp luật Hiền thánh mà đoạn trừ gốc khổ.

“10.Vui với sự nhàn cư, chuyên niệm tư duy, ở trung gian thiền,không có đùa giỡn.

“Thếnào là mười tu pháp? Đó là mười chánh hành: chánh kiến,chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phươngtiện, chánh niệm, chánh định, chánh giải thoát, chánh tri.

“Thếnào là mười giác pháp? Đó là mười sắc nhập: nhãn, nhĩập,tỷ, thiệt, thân nhập; sắc, thanh, hương, vị, xúc nhập.

“Thếnào là mười diệt pháp? Đó là mười tà hạnh: tà kiến,tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện,tà niệm, tà định, tà giải thoát, tà trí.

“Thếnào là mười thối pháp. Đó là mười bất thiện hành tích: thân có sát, đạo, dâm; khẩu có hai lưỡi, ác khẩu, nóidối, nói thêu dệt; ý có tham lam, tật đố, tà kiến.

“Thếnào là mười tăng pháp? Đó là mười thiện hành: thân khôngsát, đạo, dâm; khẩu không hai lưỡi, ác khẩu, nói dối,nói thêu dệt; ý không tham lam, tật đố, tà kiến.

“Thếnào là mười nan giải pháp? Đó là mười Hiền thánh cư :

“1.Tỳ-kheo trừ diệt năm chi.

“2.Thành tựu sáu chi.

“3.Xả một chi.

“4.Y trên bốn.

“5.Diệt dị đế.

“6.Thắng diệu cầu.

“7.Không trược tưởng .

“8.Thân hành đã lập.

“9.Tâm giải thoát.

“10.Tuệ giải thoát.

“Thếnào là mười sanh pháp? Đó là mười trường hợp khen ngợi:Nếu Tỳ-kheo tự mình đã có được tín tâm rồi lại nóicho người khác và cũng khen ngợi những người có đượctín tâm. Tự mình đã trì giới rồi lại nói cho người khácvà cũng khen ngợi những người trì giới. Tự mình thiểudục rồi lại nói cho người khác và cũng khen ngợi nhữngngười thiểu dục. Tự mình tri túc rồi lại nói cho ngườikhác và cũng khen ngợi những người tri túc. Tự mình ưa nhàntĩnh rồi lại nói cho người khác và cũng khen ngợi nhữngngười ưa nhàn tĩnh. Tự mình đa văn rồi lại nói cho ngườikhác và cũng khen ngợi những người đa văn. Tự mình tinhtấn rồi lại nói cho người khác và cũng khen ngợi nhữngngười tinh tấn. Tự mình chuyên niệm rồi lại nói cho ngườikhác và cũng khen ngợi những người chuyên niệm. Tự mìnhđắc thiền định rồi lại nói cho người khác và cũng khenngợi những người đắc thiền định. Tự mình đắc trítuệ rồi lại nói cho người khác và cũng khen ngợi nhữngngười đắc trí tuệ.

“Thếnào là mười tri pháp? Đó là mười diệt pháp: Người chánhkiến có thể diệt trừ tà kiến, diệt trừ sạch những gìlà vô số ác duyên tà kiến mà khởi lên và thành tựu nhữnggì là vô số thiện nhân nơi chánh kiến mà sanh khởi. Ngườicó chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánhphương tiện, chánh niệm, chánh định, chánh giải thoát, chánhtrí có thể diệt trừ tà trí và vô số ác nhân tà trí sanhkhởi cũng hoàn toàn bị diệt tận; vô số thiện pháp, nhânnơi chánh trí sanh khởi, thảy đều được thành tựu.

“Thếnào là mười vô học pháp? Vô học chánh kiến, chánh tư duy,chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánhniệm, chánh định, chánh giải thoát, chánh trí.

“CácTỳ-kheo, đó là trăm pháp như thật không hư dối. Như Laiđã biết, rồi thuyết pháp một cách xác thực”.”

Bấygiờ, Xá-lợi-phất được Phật ấn khả. Các Tỳ-kheo saukhi nghe những điều Xá-lợi-phất thuyết, hoan hỷ phụng hành.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567