Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Kinh Chúng Tập

12/03/201211:11(Xem: 5701)
09. Kinh Chúng Tập

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦNII

9.KINH CHÚNG TẬP

Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật du hành ở Mạt-la cùng với một ngàn hai trămnăm mươi Tỳ-kheo, rồi đi dần đến thành Ba-bà, vườn Am-bàcủa Xà-đầu.

Bấygiờ, vào ngày mười lăm lúc trăng tròn, Thế Tôn ngồi ởgiữa khoảng đất trống với các Tỳ-kheo vây quanh trướcsau. Thế Tôn, sau khi đã thuyết pháp nhiều qua đêm, nói vớiXá-lợi-phất:

“CácTỳ-kheo bốn phương tụ tập về, thảy đều siêng năng, dẹpbỏ ngủ nghỉ. Nhưng Ta đau lưng, muốn nghỉ một chút, ngươinay hãy thuyết pháp cho các Tỳ-kheo”.

Xá-lợi-phấtđáp:

“Kínhvâng. Con sẽ làm theo Thánh giáo”.”

ThếTôn gấp tư y Tăng-già-lê nằm nghiêng phía hữu như con sưtử, hai chân chồng lên nhau.

Khiấy Xá-lợi-phất nói với các Tỳ-kheo:

“Naytrong thành Ba-bà này có Ni-kiền Tử mạng chung chưa bao lâu,nhưng các đệ tử chia ra làm hai bộ, luôn luôn tranh chấpnhau, tìm sở trường và sở đoản của nhau, mắng nhiếc nhau,thị phi với nhau rằng: Ta biết pháp này. Ngươi không biếtpháp này. Ngươi theo tà kiến. Ta theo chánh kiến. Ngươi nóinăng hỗn loạn, chẳng có trước sau, tự cho điều mình nóilà chân chính. Lập ngôn của ta thắng. Lập ngôn của ngươibại. Nay ta làm chủ cuộc đàm luận, ngươi có điều muốnhỏi thì đến hỏi ta.

“Nàycác Tỳ-kheo, lúc bấy giờ nhân dân trong nước những ai theoNi-kiền Tử đều chán ghét những tiếng cãi vã của bọnnày. Đó là vì pháp ấy không chân chính. Pháp không chân chínhthì không có con đường xuất ly. Ví như ngôi tháp đã đổthì không còn đổ nữa. Đó không phải là điều mà ĐấngChánh Giác đã dạy.

“CácTỳ-kheo, duy chỉ Pháp vô thượng tôn của Đức Thích- cCaTa là chân chánh mới có thể có con đường xuất ly. Cũngnhư ngôi tháp mới có thể được dễ dàng trang hoàng. Vìđó là điều mà Đấng Chánh Giác giảng dạy.

“CácTỳ-kheo, hôm nay chúng ta cần phải kiết tập pháp luật đểngăn ngừa sự tranh cãi, khiến cho phạm hạnh tồn tại lâudài làm lợi ích cho số đông, cho chư Thiên và nhân loạiđược an lạc.

“NhưLai nói một chánh pháp: hết thảy chúng sanh đều do thứcăn mà tồn tại.

“NhưLai lại nói một chánh pháp: tất cả chúng sanh đều do cáchành mà tồn tại.

“Đólà một pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúng ta hãy cùngkiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiến cho phạm hạnhtồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đông, cho chư Thiênvà nhân loại được an lạc.

“CácTỳ-kheo, Như Lai nói hai chánh pháp: một là danh, hai là sắc.

“Lạicó hai pháp: một là si, hai là ái.

“Lạicó hai pháp: hữu kiến và vô kiến.

“Lạicó hai pháp: không biết tàm và không biết quý.

“Lạicó hai pháp: có tàm và có quý.

“Lạicó hai pháp: tận trí và vô sanh trí.

“Lạicó hai pháp, hai nhân hai duyên sanh ra ái dục: một, sắc tịnhdiệu; hai, không tư duy.

“Lạicó hai pháp, hai nhân, hai duyên sanh nơi sân nhuế: thù ghétvà không tư duy.

“Lạicó hai pháp, hai nhân, hai duyên sanh nơi tà kiến: nghe từ ngườikhác và tà tư duy.

“Lạicó hai pháp, hai nhân, hai duyên sanh nơi chánh kiến: nghe từngười khác và chánh tư duy.

“Lạicó hai pháp, hai nhân, hai duyên: giải thoát hữu học và giảithoát vô học.

“Lạicó hai pháp hai nhân, hai duyên: hữu vi giới và vô vi giới.

“CácTỳ-kheo, đó là hai pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúngta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiếncho phạm hạnh tồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đông,cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.

“CácTỳ-kheo, Như Lai nói ba pháp, tức là ba bất thiện căn: thamdục, sân nhuế và ngu si.

“Lạicó ba pháp, tức là ba thiện căn: không tham, không nhuế vàkhông si.

“Lạicó ba pháp, tức là ba bất thiện hành: thân hành bất thiện,khẩu hành bất thiện và ý hành bất thiện.

“Lạicó ba pháp, tức là ba bất thiện hành: bất thiện hành củathân, bất thiện hành của khẩu và bất thiện hành của ý.

“Lạinữa, có ba pháp, tức là ba ác hành: ác hành của thân, áchành của khẩu và ác hành của ý.

“Lạicó ba pháp, tức là ba thiện hành: thiện hành của thân, thiệnhành của khẩu và thiện hành của ý.

“Lạicó ba pháp, tức là ba tưởng bất thiện: dục tưởng, sântưởng và hại tưởng.

“Lạicó ba pháp tức là ba tưởng thiện: vô dục tưởng, vô sântưởng và vô hại tưởng.

“Lạicó ba pháp tức là ba tư bất thiện: dục tư, nhuế tư vàhại tư

“Lạicó ba pháp tức là ba tư thiện: vô dục tư, vô nhuế tư vàvô hại tư.

“Lạicó ba loại phước nghiệp: nghiệp bố thí, nghiệp bình đẳngvà nghiệp tư duy.

“Lạicó ba pháp, tức là ba thọ: lạc thọ, khổ thọ và phi khổphi lạc thọ.

“Lạicó ba pháp tức là ba ái: dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

“Lạicó ba pháp tức là ba hữu lậu: dục lậu, hữu lậu và vôminh lậu.

“Lạicó ba pháp, tức là ba thứ lửa: lửa dục, lửa sân và lửasi.

“Lạicó ba pháp tức là ba cầu:: dục cầu, hữu cầu và phạm hạnhcầu.

“Lạicó ba pháp tức là ba tăng thịnh: ngã tăng thịnh, thế tăngthịnh và pháp tăng thịnh.

“Lạicó ba pháp tức là ba giới: dục giới, sân giới và hại giới.

“Lạicó ba pháp tức là ba giới: xuất ly giới, vô sân giới vàvô hại giới.

“Lạicó ba pháp tức là ba giới: sắc giới, vô sắc giới, tậngiới.

“Lạicó ba pháp tức là ba tụ: giới tụ, định tụ và huệ tụ.

“Lạicó ba pháp tức là ba giới: tăng thịnh giới (cấm), tăng thịnhý, tăng thịnh tuệ.

“Lạicó ba pháp tức là ba tam muộitam-muội: không tam muộitam-muội,vô nguyện tam muộitam-muội và vô tướng tam muộitam-muội.

“Lạicó ba pháp tức là ba tướng: chỉ tức tướng, tinh cần tướngvà xả tướng.

“Lạicó ba pháp tức là ba minh: tự thức túc mạng trí minh, thiênnhãn trí minh và lậu tận trí minh.

“Lạicó ba pháp tức là ba biến hóa: thần túc biến hóa, biếttâm người mà tùy ý thuyết pháp và giáo giới.

“Lạicó ba pháp tức là ba căn bổn dục sinh: do hiện dục hiệntiền sinh trời người, do hóa dục sinh trời Hóa tự tại,do tha hóa dục sinh trời Tha hóa tự tại.

“Lạicó ba pháp tức là ba lạc sinh::

“1./Chúng sanh tự nhiên thành biện sanh hoan hỷ tâm như trời Phạmquang âm vào lúc mới sinh.

“2.Có chúng sanh lấy niệm làm an vui tự xướng lành thay nhưtrời Quang âm.

“3./Lạc do được chỉ tức như trời Biến tịnh.

“Lạicó ba pháp tức là ba khổ: dục khổ, hành khổ và biến dịchkhổ.

“Lạicó ba pháp tức là ba căn: vị tri dục tri căn, tri căn, tridĩ căn.

“Lạicó ba pháp tức là ba đường: Hiền thánh đường, thiên đường,phạm đường.

“Lạicó ba pháp tức là ba sự phát hiện: phát hiện do thấy, pháthiện do nghe và phát hiện do nghi.

“Lạicó ba pháp tức là ba luận: Quá khứ có sự như thế, có luậnnhư thế. Vị lai có sự như thế, có luận như thế. Hiệntại có sự như thế có luận như thế.

“Lạicó ba pháp tức là ba tụ: chánh định tụ, tà định tụ vàbất định tụ.

“Lạicó ba pháp tức là ba ưu: thân ưu, khẩu ưu và ý ưu.

“Lạicó ba pháp tức ba trưởng lão: trưởng lão do tuổi tác, trưởnglão do pháp và trưởng lão do tác thành.

“Lạicó ba pháp tức là ba con mắt: con mắt thịt, con mắt trờivà con mắt tuệ.

“CácTỳ-kheo, đó là ba pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúngta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiếncho phạm hạnh tồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đông,cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.

“CácTỳ-kheo, Như Lai nói bốn pháp, tức là bốn ác hành do miệng:

“1.Nói dối.

“2.Hai lưỡi.

“3.Ác khẩu.

“4.Ỷ ngữ.

“Lạicó bốn pháp, tức là bốn thiện hành của miệng:

“1.Nói sự thật.

“2.Nói dịu dàng.

“3.Không ỷ ngữ.

“4.Không hai lưỡi.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn phi Thánh ngôn:

“1.Không thấy nói thấy.

“2.Không nghe nói nghe.

“3.Không cảm thấy nói cảm thấy.

“4.Không biết nói biết.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn Thánh ngôn:

“1.Thấy nói thấy.

“2.Nghe nói nghe.

“3.Hay nói hay.

“4.Biết nói biết.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn thức ăn:

“1.Thức ăn vo nắm.

“2.Thức ăn bởi xúc.

“3.Thức ăn bởi niệm.

“4.Thức ăn bởi thức.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn thọọ:

“1.Khổ hành trong hiện tại thọ khổ báo về sau.

“2.Khổ hành hiện tại thọ lạc báo về sau.

“3.Lạc hành hiện tại thọ khổ báo về sau.

“4.Lạc hành hiện tại thọ lạc báo về sau.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn thọ::

“1.Dục thọ.

“2.Ngã thọ.

“3.Giới thọ.

“4.Kiến thọ.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn phược:

“1.Thân phược bởi dục tham.

“2.Thân phược bởi sân nhuế.

“3.Thân phược bởi giới đạo.

“4.Thân phược bởi ngã kiến.

“Lạicó bốn pháp, tức bốn gai nhọn:

“1.Gai nhọn dục.

“2.Gai nhọn nhuế.

“3.Gai nhọn kiến.

“4.Gai nhọn mạn.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn sanh:

“1.Sanh từ trứng.

“2.Sanh từ bào thai.

“3.Sanh do ẩm thấp.

“4.Sanh do biến hóa.

“Lạicó bốn pháp tức Bốn niệm xứ:

“1.Ở đây, Tỳ-kheo quán thân trên nội thân tinh cần không biếngnhác, ức niệm không quên, trừ bỏ tham ưu ở đời; quánthân trên ngoại thân tinh cần không biếng nhác, ức niệmkhông quên, trừ bỏ tham ưu ở đời; quán thân trên nội ngoạithân tinh cần không biếng nhác, ức niệm không quên, trừbỏ tham ưu ở đời.

“2.Quán thọ.

“3.Quán ý.

“4.Quán pháp, cũng vậy.

“Lạicó bốn pháp tức là Bốn ý đoạn:

“:1. Ở đây Tỳ-kheo ác pháp chưa khởi, phương tiện khiếnkhông khởi.

“2.Ác pháp đã khởi phương tiện khiến diệt.

“3.Thiện pháp chưa khởi pháp, phương tiện khiến khởi.

“4.Thiện pháp đã khởi phương tiện khiến tăng trưởng.

“Lạicó bốn pháp tức là Bốn thần túc:

“1.Ở đây Tỳ-kheo tư duy dục định diệt hành thành tựu.

“2.Tinh tấn định.

“3.Ý định.

“4.Tư duy định cũng vậy.

“Lạicó bốn pháp tức là Bốn thiền:

“1.Ở đây, Tỳ-kheo trừ dục, ác bất thiện pháp, có giác cóquán, hỷ lạc phát sanh do viễn ly, nhập Sơ thiền.

“2.Diệt giác và quán, nội tịnh nhất tâm, không giác không quán,có hỷ lạc do định sanh, nhập đệ Nhị thiền.

“3.Lìa hỷ tu xả, niệm tiến, tự giác thân lạc, có lạc vàxả niệm, mà bậc Thánh tìm cầu, nhập đệ Tam thiền.

“4.Lìa các hạnh khổ và lạc, hỷ và ưu đã diệt từ trướckhông khổ không lạc xả niệm thanh tịnh, nhập đệ Tứ thiền.

“Lạicó bốn pháp tức là Bốn phạm đường: Từ, Bi, Hỷ và Xả.

“Lạicó bốn pháp tức là Bốn vô sắc định:

“1.Ở đây, Tỳ-kheo siêu việt hết thảy sắc tưởng, sân tưởngđã diệt từ trước, không niệm các tưởng khác, tư duy vôlượng không xứ.

“2.Sau khi xả không xứ, nhập thức xứ.

“3.Sau khi xả thức xứ nhập vô hữu xứ.

“4.Sau khi xả vô hữu xứ nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn pháp túc:: Pháp túc không tham, pháptúc không sân, pháp túc chánh niệm và pháp túc chánh định.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn dòng dõi Hiền thánh:

“:1. Ở đây, Tỳ-kheo tri túc về y thực, được thứ tốt khôngmừng, được cái xấu không buồn; không nhiễm không trước,biết điều cấm kỵ, biết con đường xuất yếu; ở trongpháp này tinh cần không biếng nhác; thành tựu sự ấy khôngkhuyết không giảm và cũng dạy người thành tựu sự ấy.Đó là thứ nhất; tri túc, an trú trong sự truyền thừa củaHiền thánh, từ xưa đến nay chưa thường não loạn. Chư Thiên,Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Trời và Người không ai có thểchê trách.

“2.Thức ăn.

“3.Vật dụng nằm ngồi.

“4.Thuốc thang trị bệnh, tất cả đều cũng tri túc như thế.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn nhiếp pháp: bố thí, ái ngữ, lợihành và đồng sự.

“Lạicó bốn pháp, tức là bốn chi của Tu-đà-hoàn: Tỳ-kheo thànhtựu tín tâm bất hoại đối với Phật, đối với Pháp, đốivới Tăng và đối với giới.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn thọ chứng:

“1.Thọ chứng do thấy sắc.

“2.Thọ chứng do thân hoại diệt.

“3.Thọ chứng do nhớ về túc mạng.

“4.Thọ chứng do biết hữu lậu đã bị diệt tận.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn đạo: khổ đắc chậm, khổ đắcnhanh, lạc đắc chậm và lạc đắc nhanh.

“Lạicó bốn pháp tức là Bốn thánh đế: Khổ thánh đế, Khổtập thánh đế, Khổ diệt thánh đế, Khổ xuất yếu thánhđế.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn Sa-môn quả: Tu-đà-hoàn quả, Tư-đà-hàmquả, A-na-hàm quả, A-la-hán quả.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn xứ: thật xứ, thí xứ, trí xứ,chỉ tức xứ..

“Lạicó bốn pháp tức là bốn trí: pháp trí, vị tri trí, đẳngtrí và tha tâm trí.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn biện tài: pháp biện tài, nghĩabiện tài, từ biện tài, ứng thuyết biện tài.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn trú xứ của thức: sắc là trúxứ của thức, duyên sắc mà trú, sắc và ái cùng tăng trưởng.Thọ, tưởng, hành, cũng đều như vậy.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn ách: dục là ách, hữu là ách, kiếnlà ách, vô minh là ách.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn vô ách: vô dục ách, vô hữu ách,vô kiến ách, vô minh ách.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn tịnh: giới tịnh, tâm tịnh, kiếntịnh và độ nghi tịnh.

“Lạinữa có bốn pháp tức là bốn sự biết: đáng thọ biếtthọ, đáng hành biết hành, đáng lạc biết lạc, đáng xảbiết xả.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn oai nghi: đáng đi biết đi, đángđứng biết đứng, đáng ngồi biết ngồi, đáng nằm biếtnằm.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn tư duy: tư duy ít, tư duy rộng, tưduy vô lượng, không tư duy gì cả.

“Lạicó bốn pháp tức là bốn ký luận:: quyết định ký luận,phân biệt ký luận, cật vấn ký luận, chỉ trúừ ký luận.

“Lạicó bốn tức là bốn pháp không cần phòng hộ của Phật:

“1.Như Lai thân hành thanh tịnh, không khiếm khuyết, không ròrỉ; có thể tự phòng hộ.

“2.Khẩu hành thanh tịnh.

“3.Ý hành thanh tịnh..

“4.Mạng hành thanh tịnh cũng đều như vậy.

“CácTỳ-kheo, đó là bốn pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúngta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiếncho phạm hạnh tồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đôngcho chư Thiên và nhân loại được an lạc.

“NhưLai nói năm chánh pháp, tức là năm nhập: mắt, sắc; tai, tiếng;mũi, hương; lưỡi, vị; thân, xúc.

“Lạicó năm pháp tức là năm thọ ấm: sắc thủ uẩn; thọ, tưởng,hành, thức thủ uẩn.

“Lạicó năm pháp, tức là năm cái: tham dục cái, sân nhuế cái,thùy miên cái, trạo cử cái, nghi cái.

“Lạicó năm pháp tức là năm hạ phần kết: thân kiến, giới đạo,nghi, tham dục và sân nhuế.

“Lạicó năm pháp tức là năm thuận thượng phần kết: sắc ái,vô sắc ái, vô minh, mạn, trạo hối.

“Lạicó năm pháp tức là năm căn: tín, tinh tấn, niệm, định,tuệ.

“Lạicó năm pháp tức là năm lực: tín, tấn, niệm, định, tuệ.

“Lạicó năm pháp tức là năm diệt tận chi::

“1.Tỳ-kheo tin Phật, Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, mườihiệu thành tựu.

“2.Tỳ-kheo không bệnh, thân thường an ổn.

“3.Chất trực, không dua xiểm. Được như thế thì Như Lai chỉbày con đường đi đến Niết-bàn .

“4.Tự chuyên tâm không để thác loạn. Những điều đã tụngđọc từ trước ghi nhớ không quên.

“5.Khéo quán sát sự sinh và diệt của các pháp bằng sự thựchiện của Hiền thánh mà diệt tận gốc rễ của khổ.

“Lạicó năm pháp tức là năm sự phát ngôn:: phát phi thời, pháthư dối, phát phi nghĩa, phát hư ngôn, phát không từ tâm.

“Lạicó năm pháp tức là năm thiện phát: phát đúng thời, phátsự thật, phát có nghĩa, phát lời nói hòa, phát khởi Từtâm.

“Lạicó năm pháp tức là năm sự tật đố: tật đốó về trúxứ, tật đố về thí chủ, tật đố về lợi dưỡng, tậtđố về sắc, tật đố về pháp.

“Lạicó năm pháp tức là năm thú hướng giải thoát: tưởng vềthân bất tịnh, tưởng về thức ăn bất tịnh, tưởng hếtthảy các hành vô thường, tưởng hết thảy thế gian khôngđáng vui, tưởng về sự chết.

“Lạicó năm pháp tức là năm xuất ly giới:

“1.Tỳ-kheo đối với dục không hoan hỷ, bất động, cũng khôngthân cận, mà chỉ niệm sự thoát ly, hoan hỷ nơi sự viễnly, thân cận không giải đãi, tâm mềm mại, xuất ly, ly dục.Vị ấy đối với các lậu triền do nhân dục mà khởi, cũngdứt sạch, xảã ly diệt trừ mà được giải thoát. Đó gọilà dục thoát ly.

“2.Sân nhuế xuất ly.

“3.Tật đố xuất ly.

“4.Sắc xuất ly.

“5.Thân kiến xuất ly cũng vậy.

“Lạicó năm pháp tức năm hỷ giải thoát nhập. Nếu Tỳ-kheo tinhcần không biếng nhác, ưa ở nơi nhàn tĩnh, chuyên niệm nhấttâm, chưa giải thoát thì được giải thoát, chưa an thì đượcan. Những gì là năm?

“1.Ở đây Tỳ-kheo nghe Như Lai thuyết pháp, hoặc nghe đồng phạmhạnh thuyết pháp, hoặc nghe sư trưởng thuyết pháp, tư duy,quán sát, phân biệt pháp nghĩa, tâm đắc hoan hỷ. Sau khi đượchoan hỷ thì được pháp ái, sau khi được pháp ái thân tâman ổn, sau khi thân tâm an ổn thì chứng đắc thiền định.Đắc thiền định rồi, đắc như thật kiến. Đó là giảithoát xứ thứ nhất.

“2.Ở đây, Tỳ-kheo sau khi nghe pháp hoan hỷ.

“3.Thọ trì đọc tụng cũng lại hoan hỷ.

“4.Thuyết cho người khác cũng lại hoan hỷ.

“5.Tư duy phân biệt cũng lại hoan hỷ, ở nơi pháp mà đắc địnhcũng như vậy.

“Lạicó năm pháp tức là năm hạng người: Trung Bát-niết-bàn,Sanh Bát-niết-bàn, Vô hành Bát-niết-bàn, Hữu hành Bát-niết-bàn,Thượng lưu sắc cứu cánh.

“CácTỳ-kheo, đó là năm chánh pháp đã được Như Lai giảng dạy.Chúng ta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiếncho phạm hạnh tồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đôngcho chư Thiên và nhân loại được an lạc.

“Lạinữa, các Tỳ-kheo, Như Lai nói sáu chánh pháp tức là sáu nộinhập: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

“Lạicó sáu pháp tức là sáu ngoại nhập: sắc, tiếng, hương,vị, xúc, pháp.

“Lạicó sáu pháp tức là sáu thức thân: nhãn thức thân, nhĩ thứcthân, tỷ thức thân, thiệt thức thân, thân thức thân, ýthức thân.

“Lạinữa có sáu pháp tức là sáu xúc thân: nhãn xúc thân, nhĩxúc thân, tỷ xúc thân, thiệt xúc thân, thân xúc thân, ý xúcthân.

“Lạicó sáu pháp tức là sáu thọ thân: nhãn thọ thân, nhĩ thọthân, tỷ thọ thân, thiệt thọ thân, thân thọ thân, ý thọthân.

“Lạicó sáu pháp tức là sáu tưởng thân: sắc, thanh, hương, vị,xúc, pháp tưởng thân.

“Lạicó sáu pháp tức sáu tư thân: sắc, thanh, hương, vị, xúc,pháp tư thân.

“Lạicó sáu pháp tức là sáu ái thân: sắc, thanh, hương, vị, xúc,pháp ái thân.

“Lạicó sáu pháp tức là gốc rễ tranh cãi::

“1.Nếu Tỳ-kheo ưa sân không bỏ, không kính Như Lai, cũng khôngkính Pháp, cũng không kính chúng Tăng, ở nơi giới có lọtcó rỉ, nhiễm ô bất tịnh, ở trong chúng ưa gây tranh cãimà ai cũng ghét, tranh chấp nhiễu loạn, trời và người bấtan. Các Tỳ-kheo, các ngươi hãy tự mình quán sát bên trong,giả sử có sự sân hận như kẻ nhiễu loạn kia, hãy tậphợp hòa hợp chúng, rộng đặt phương tiện, nhổ sạch gốcrễ tranh cãi ấy. Các ngươi lại hãy chuyên niệm, tự quánsát. Nếu kết hận đã diệt lại hãy thêm phương tiện ngăncản tâm ấy không để sinh khởi trở lại.

“2.Các Tỳ-kheo ngoan cố không chịu nghe.

“3.Xan tham tật đố.

“4.Xảo ngụy hư vọng.

“5.Cố chấp kiến giải của mình không chịu bỏ.

“6.Nghe lầm nơi tà kiến cùng với biên kiến cũng như vậy.

“Lạicó sáu pháp tức là sáu giới: địa giới, hỏa giới, thủygiới, phong giới, không giới, thức giới.

“Lạicó sáu pháp tức là sáu sát hành: con mắt sát hành sắc,tai đối với tiếng, mũi đối với hương, lưỡi đối vớivị, thân đối với xúc, ý đối với pháp.

“Lạicó sáu pháp tức là sáu xuất ly giới:

“1.Nếu Tỳ-kheo nói như vầy: Tôi tu Từ tâm nhưng lại tâm sanhsân nhuế. Các Tỳ-kheo khác bảo: Ngươi chớ nói như vậy.Chớ báng bổ Như Lai. Như Lai không nói như vậy: muốn khiếntu từ giải thoát mà sanh sân nhuế tưởng, không có trườnghợp ấy. Phật nói: trừ sân nhuế rồi sau mới đắc từ.

“2.Nếu Tỳ-kheo nói: Tôi thực hành bi giải thoát nhưng tâm sanhtật đố.

“3.Thực hành hỷ giải thoát nhưng sanh tâm ưu não.

“4.Thực hành xả giải thoát nhưng sanh tâm yêu ghét.

“5.Thực hành vô ngã nhưng sanh tâm hồ nghi.

“6.Thực hành vô tưởng nhưng sanh tâm loạn tưởng; cũng giốngnhư vậy.

“Lạicó sáu pháp tức là sáu vô thượng: kiến vô thượng, vănvô thượng, lợi dưỡng vô thượng, giới vô thượng, cungkính vô thượng, ức niệm vô thượng.

“Lạicó sáu pháp tức là sáu tư niệm: niệm Phật, niệm Pháp,niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên.

“CácTỳ-kheo, đó là sáu pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúngta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiếncho phạm hạnh tồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đông,cho chư Thiên và nhân loại được an lạc..

“CácTỳ-kheo, Như Lai nói bảy chánh pháp, tức là bảy phi pháp:không có tín, không có tàm, không có quý, ít học hỏi, biếngnhác, hay quên, vô trí.

“Lạicó bảy pháp tức là bảy chánh pháp: có tín, có tàm, có quý,đa văn, tinh tấn, tổng trì, đa trí.

“Lạicó bảy pháp tức là bảy thức trụ:

“1.Hoặc có chúng sanh với thân sai biệt, với tưởng sai biệt,tức là chư Thiên và loài người đó là trú xứ thứ nhấtcủa thức.

“2.Hoặc có chúng sanh với nhiều thân khác nhau nhưng chỉ mộttưởng, đó là trời Phạm quang âm, lúc đầu tiên mới thọsinh. Đó là trú xứ thứ hai của thức.

“3.Hoặc có chúng sanh với một thân nhưng nhiều tưởng sai biệttức là trời Quang âm. Đó là trú xứ thứ ba của thức.

“4.Hoặc có chúng sanh với một thân và một tưởng đó là trờiBiến tịnh. Đó là trú xứ thứ tư của thức.

“5.Hoặc có chúng sanh trú ở không xứ.

“6.Trú ở thức xứ.

“7.Trú ở vô hữu xứ.

“Lạicó bảy pháp tức là bảy tinh cần:

“1.Tỳ-kheo tinh cần nơi sự thực hành giới.

“2.Tinh cần diệt tham dục.

“3.Tinh cần phá tà kiến.

“4.Tinh cần nơi đa văn.

“5.Tinh cần nơi tinh tấn.

“6.Tinh cần nơi chánh niệm.

“7.Tinh cần nơi thiền định.

“Lạicó bảy pháp tức là bảy tưởng: tưởng về thân bất tịnh,tưởng về thức ăn bất tịnh, tưởng về hết thảy thếgian không đáng ưa thích, tưởng về sự chết, tưởng vềvô thường, tưởng về vô thường là khổ, tưởng về khổlà vô ngã.

“Lạicó bảy pháp tức là bảy tam-muội thành tựu: chánhkiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánhphương tiện, chánh niệm.

“Lạicó bảy pháp tức là bảy giác chi: niệm giác chi, trạch phápgiác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, địnhgiác chi, tuệ xả giác chi.

“CácTỳ-kheo, đó là bảy pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúngta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiếncho phạm hạnh tồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đông,cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.

“CácTỳ-kheo, Như Lai nói tám chánh pháp tức là tám pháp ở đời:đắc, thất, vinh, nhục, khen, chê, lạc và khổ.

“Lạicó tám pháp tức là tám giải thoát:

“1.Sắc quán sắc giải thoát.

“2.Nội không sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát.

“3.Tịnh giải thoát.

“4.Vượt quá sắc tưởng, diệt sân nhuế tưởng, an trú Hư khôngxứ giải thoát.

“5.Vượt Hư không xứ an trú Hư không xứ giải thoát.

“6.Vượt Thức xứ an trú Vô hữu xứ giải thoát.

“7.Vượt Vô sở hữu xứ an trú Phi phi tưởng xứ giải thoát.

“8.Vượt Phi tưởng phi phi tưởỏng xứ, an trú Diệt tận địnhgiải thoát.

“Lạicó tám pháp tức là Tám thánh đạo: chánh kiến, chánh chí,chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánhniệm, chánh định.

“Lạicó tám pháp tức tám nhân cách: Tu-đà-hoàn hướng, Tu-đà-hoànquả; Tư-đà-hàm hướng, Tư-đà-hàm quả; A-na-hàm hướng,A-na-hàm quả; A-la-hán hướng, A-la-hán quả.

“CácTỳ-kheo, đó là tám pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúngta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiếncho phạm hạnh tồn tại lâu dài, làm lợi ích cho số đôngcho chư Thiên và nhân loại được an lạc.

“CácTỳ-kheo, Như Lai nói chín chánh pháp, tức là chín chúng sanhcư:

“1.Hoặc có chúng sanh có nhiều thân khác nhau, với nhiều tưởngkhác nhau, tức là chư Thiên và loài người. Đó là nơi cưtrú thứ nhất của chúng sanh.

“2.Lại có chúng sanh có nhiều thân khác nhau, nhưng với mộttưởng giống nhau, tức là trời Phạm quang âm lúc mới sanh.Đó là cư trú thứ hai của chúng sanh.

“3.Lại có chúng sanh với một thân giống nhau, nhưng với nhiềutưởng khác nhau, tức là trời Quang âm. Đó là cư trú thứba của chúng sanh.

“4.Lại có chúng sanh với một thân một tưởng giống nhau, tứclà trời Biến tịnh. Đó là cư trú thứ tư của chúng sanh.

“5.Lại có chúng sanh không có tưởng và không có giác tri, tứclà trời Vô tưởng. Đó là cư trú thứ năm của chúng sanh.

“6.Lại có chúng sanh an trú hư không xứ. Đó là cư trú thứsáu của chúng sanh.

“7.Lại có chúng sanh an trú thức xứ. Đó là cư trú thứ bảycủa chúng sanh.

“8.Lại có chúng sanh an trú vô sở hữu xứ. Đó là cư trú thứtám của chúng sanh.

“9.Lại có chúng sanh an trú phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đólà cư trú thứ chín của chúng sanh.

“CácTỳ-kheo, đó là chín pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúngta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiếncho phạm hạnh tồn tại lâu dài, làm lợi ích cho số đông,cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.

“CácTỳ-kheo, Như Lai nói mười chánh pháp, tức là mười phápvô học: vô học chánh kiến, vô học chánh tư duy, vô họcchánh ngữ, vô học chánh nghiệp, vô học chánh mạng, vô họcchánh niệm, vô học chánh phương tiện, vô học chánh định,vô học chánh trí, vô học chánh giải thoát.

“CácTỳ-kheo, đó là mười pháp đã được Như Lai giảng dạy.Chúng ta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiếncho phạm hạnh tồn tại lâu dài, làm lợi ích cho số đông,cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.”

Bấygiờ, Thế Tôn ấn khả những điều Xá-lợi-phất đã nói.Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Xá-lợi-phất đã nói,hoan hỷ phụng hành.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567