Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Kinh Thích Ðề Hoàn Nhân Vấn

12/03/201211:11(Xem: 6126)
14. Kinh Thích Ðề Hoàn Nhân Vấn

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦNII

14.THÍCH ĐỀ-HOÀN NHÂN VẤN

Tôinghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Ma-kiệt-đà, trong hang Nhân-đà-bà-la,núi Tỳ-la, phía Bắc thôn Am-bà-la.

Bấygiờ, Thích Đề-hoàn Nhân phát khởi thiện tâm vi diệu, muốnđến thăm Phật: “Nay ta hãy đi đến chỗ Thế Tôn”.

Khiấy, chư Thiên Đao-lợi hay rằng Thích Đề-hoàn Nhân phátkhởi thiện tâm vi diệu muốn đi đến đến chỗ Phật, bèntìm gặp Đế Thích, tâu rằng:

“Lànhthay, Đế Thích! Ngài phát khởi thiện tâm vi diệu muốn đếnNhư Lai. Chúng tôi cũng rất vui sướng nếu được theo hầungài đi đến chỗ Thế Tôn”.”

ThíchĐề-hoàn Nhân liền nói với thần chấp nhạc là Ban-giá-dựcrằng:

“Tanay muốn đi đến chỗ Thế Tôn. Ngươi có thể đi theo. ChưThiên Đao-lợi này cũng muốn theo ta đến chỗ Phật”.”

Đáp:“Thưa vâng”.

RồiBan-giá-dực cầm cây đàn lưu ly, ở trong chúng, trước mặtĐế Thích, gảãy đàn cúng dường.

RồiThích Đề-hoàn Nhân, chư Thiên Đao-lợi, cùng Ban-giá-dực,bỗng nhiên biến mất khỏi Pháp đường. Trong khoảnh khắcnhư lực sĩ co duỗi cánh tay họ đến phía Bắc nước Ma-kiệt-đà,trong núi Tỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nhập hỏa diệm tam-muội, khiến chocả núi Tỳ-đà đồng một màu lửa. Khi ấy, người trongnước thấy vậy, bảo nhau rằng:

“NúiTỳ-đà này đồng một màu lửa. Phải chăng là do thần lựccủa chư Thiên?”

Bấygiờ, Thích Đề-hoàn Nhân nói với Ban-giá-dực rằng:

“ĐứcNhư Lai, Chí Chân, rất khó được gặp. Nhưng nay có thể rũlòng đi xuống chỗ thanh vắng này, lặng lẽ không tiếng động,làm bạn với muông thú. Chỗ này thường có các Đại Thiênthần thị vệ Thế Tôn. Ngươi hãy đi trước tấu đàn lưuly để làm vui lòng Thế Tôn. Ta cùng chư Thiên sẽ đến sau”.”

Đáp:“Kính vâng”.

Tứcthì cầm đàn lưu ly đến Phật trước. Cách Phật không xa,ông tấu đàn lưu ly và hát lên bài kệ rằng:

Bạt-đàơi, kính lễ phụ thân nàng.
Chanàng đẹp rực rỡ,
Sinhra nàng cát tường
Tâmta rất thương yêu.
Vốndo nhân duyên nhỏ,
Dụctâm sinh trong đó;
Càngngày càng lớn thêm.
Nhưcúng dường La La-hán ;
Thíchtử chuyên Tứ thiền,
Thườngưa chốn thanh vắng,
Chánhý cầu cam lồ;
Tâmniệm ta cũng vậy.
NăngNhân phát đạo tâm,
Tấtmuốn thành Chánh giác;
Nhưtôi nay cũng vậy,
Ướchội họp với nàng.
Tâmtôi đã đắm đuối,
Yêuthương không dứt được;
Muốnbỏ, không thể bỏ,
Nhưvoi bị móc câu.
Nhưnóng gặp gió mát;
Nhưkhát gặp suối lạnh;
Nhưngười nhập Niết-bàn;
Nhưnước rưới tắt lửa;
Nhưbệnh, gặp lương y;
Đói,gặp thức ăn ngon,
Nođủ, khoái lạc sanh;
NhưLa- hán trú Pháp.
Nhưvoi bị kềm chặt,
Màvẫn chưa khứng phục,
Bươnchạy, khó chế ngự,
Buônglung chẳng chịu dừng.
Cũngnhư ao trong mát,
Mặtnước phủ đầy hoa;
Voimệt, nóng, vào tắm,
Toànthân cảm mát rượi.
Trước,sau, tôi bố thí,
Cúngdường các La- hán;
Phướcbáo có trong đời;
Thảymong được cùng nàng.
Nàngchết, tôi cùng chết;
Khôngnàng, sống làm gì?
Chẳngthà tôi chết đi,
Cònhơn sống không nàng.
Chúatể trời Đao-lợi,
Thíchchúa, cho tôi nguyện.
Tôingợi ca đủ lễ.
Xinngười suy xét kỹ.
Khiấy, Thế Tôn từ tam-muội dậy, nói với Ban-giá-dực rằng:

“Lànhthay, lành thay, Ban-giá-dực, ngươi đã có thể bằng âm thanhthanh tịnh cùng với đàn lưu ly mà tán thán Như Lai. Tiếngcủa đàn và giọng của ngươi không dài, không ngắn, buồnvà thương uyển chuyển, làm rung động lòng người. Cây đànmà ngươi tấu hàm đủ các ý nghĩa. Nó được nói là sựtrói buộc của dục và cũng được nói là phạm hạnh, cũngđược nói là Sa-môn, cũng được nói là Niết-bàn”.”

Khiấy Ban-giá-dực bạch Phật rằng:

“Connhớ lại, thuở xưa khi Thế Tôn vừa mới thành đạo dướigốc cây A-du-ba-đà ni-câu-luật, bên dòng sông Ni-liên-thiền,thôn Uất-bệ-la ; lúc ấy có người con trai của Thiên đạitướng là Thi-hán-đà và con gái của Chấp nhạc Thiên vươngđang cùng ở một chỗ, chỉ tổ chức những cuộc vui chơi.Con khi ấy thấy được tâm tư họ, bèn làm một bài tụng.Bài tụng ấy nói đến sự trói buộc của dục; và cũng nóiđến phạm hạnh, cũng nói Sa-môn, cũng nói Niết-bàn. VịThiên nữ kia khi nghe bài kệ của con, đưa mắt lên cườivà nói với con rằng: Ban-giá-dực, tôi chưa hề thấy NhưLai. Tôi ở trên Pháp đường của trời Đao-lợi đã từngnghe chư Thiên xưng tán Như Lai, có công đức như vậy, nănglực như vậy. Ông hằng có lòng thành tín, thân cận Như Lai.Nay tôi muốn cùng ông làm bạn. Thế Tôn, con lúc ấy có nóivới nàng một lời, rồi sau đó không hề nói với nàng nữa”.”

Lúcbấy giờ Thích Đề-hoàn Nhân suy nghĩ như vầy: “Ban-giá-dựcnày đã làm vui lòng Thế Tôn rồi, nay ta hãy nghĩ đến ngườiấy”. Rồi Thiên Đế Thích tức thì nghĩ đến người ấy.Lúc ấy Ban-giá-dực lại có ý nghĩ như vầy: “Thiên ĐếThích đang nghĩ đến ta”. Tức thì cầm cây đàn lưu ly điđến chỗ Đế Thích. Đế Thích bảo rằng:

“Ngươimang danh ta cùng ý của trời Đao-lợi đến thăm hỏi ThếTôn: Đi đứng có nhẹ nhàng không? Lui tới có khỏe mạnhkhông?”

Ban-giá-dựcvâng lời chỉ giáo của Đế Thích, đi đến chỗ Thế Tôn,đầu mặt lễ chân Phật, rồi đứng sang một bên, bạch ThếTôn rằng:

“ThíchĐề-hoàn Nhân và chư Thiên Đao-lợi sai con đến thăm ThếTôn, hỏi Ngài đi đứng có nhẹ nhàng không? Lui tới có khỏemạnh không?”

ThếTôn trả lời:

“MongĐế Thích của ngươi và chư Thiên Đao-lợi thọ mạng lâudài, khoái lạc, không bệnh. Sở dĩ như vậy là vì chư Thiên,Người đời, A-tu-luân và các chúng sanh khác đều ham sốnglâu, an lạc, không bệnh hoạn”.”

Bấygiờ Đế Thích lại suy nghĩ: “Chúng ta nên đến lễ viếngThế Tôn”. Tức thì cùng với chư Thiên Đao-lợi đi đếnchỗ Phật, đầu mặt lễ chân Phật, rồi đứng sang mộtbên. Khi ấy, Đế Thích bạch Phật rằng:

“Khôngbiết nay con có thể ngồi cách Thế Tôn bao xa?”

Phậtbảo Đế Thích:

“Thiênchúng các ngươi nhiều. Nhưng ai gần Ta thì ngồi”.”

Khiấy, hang Nhân-đà-la mà Thế Tôn đang ở tự nhiên trở nênrộng rãi, không bị ngăn ngại. Bấy giờ Đế Thích cùng chưThiên Đao-lợi và Ban-giá-dực đều lễ chân Phật, rồi ngồisang một bên. Đế Thích bạch Phật:

“Mộtthời, Phật ở tại nhà một người Bà-la-môn ở nước Xá-vệ.Lúc bấy giờ Thế Tôn nhập hỏa diệm tam-muội. Conkhi ấy nhân có chút việc, cưỡi xe báu ngàn căm, đi đếnchỗ Tỳ-lâu-lặc Thiên vương. Bay ngang không trung, trông thấymột Thiên nữ chắp tay đứng trước Thế Tôn. Con liền nóivới Thiên nữ ấy rằng: Khi Thế Tôn ra khỏi tam-muội,nàng hãy xưng tên ta mà thăm hỏi Thế Tôn, đi đứng có nhẹnhàng không, lui tới có khỏe mạnh không? Không biết Thiênnữ ấy sau đó có chuyển đạt tâm tư ấy giùm con không?”

Phậtnói:

“Tacó nhớ. Thiên nữ ấy sau đó có xưng tên ngươi mà thăm hỏiTa. Ta ra khỏi thiền định mà còn nghe tiếng xe của ngươi”.”

ĐếThích bạch Phật:

“Thuởxưa, nhân có chút duyên sự, con cùng chư Thiên Đao-lợi tậphọp tại Pháp đường. Các vị Thiên thần cố cựu khi ấyđều nói rằng: Nếu Như Lai xuất hiện ở đời, thì Thiênchúng gia tăng, mà chúng A-tu-la giảm thiểu. Nay con chính tựthân gặp Thế Tôn, tự thân biết, tự thân chứng nghiệm,rằng Như Lai xuất hiện ở đời thì các Thiên chúng gia tăng,mà chúng A-tu-la giảm thiểu.

“CóCù-di Thích nữ này, theo Thế Tôn tu hành phạm hạnh, thânhoại mạng chung, sanh lên cung trời Đao-lợi, làm con của con.Chư Thiên Đao-lợi đều khen: Cù-di con cả của trời có côngđức lớn, có uy lực lớn.

Lạicó ba Tỳ-kheo khác theo Thế Tôn tịnh tu phạm hạnh, thân hoạimạng chung, sanh trong hàng các thần chấp nhạc thấp kém, hằngngày đến để con sai khiến. Cù-di thấy vậy, làm bài kệchọc tức rằng:

Ônglà đệ tử Phật;
Khitôi là tại gia,
Cúngdường ông cơm áo,
Lễbái rất cung kính.
Cácông là những ai?
Tựthân được Phật dạy.
Lờidạy Đấng Tịnh Nhãn,
Màông không suy xét.
Taxưa lễ kính ông,
NghePhật pháp vô thượng,
Sinhtrời Tam thập tam,
Làmcon trời Đế Thích.
Cácông sao không xét,
Côngđức mà tôi có.
Trướcvốn là thân gái,
Naylà con Đế Thích.
Trướcvốn cùng các ông
Đồngtu nơi phạm hạnh;
Nayriêng sinh chỗ thấp kém,
Đểcho tôi sai khiến.
Xưaông hành vi xấu,
Nênnay chịiụu báo này.
Riêngsinh chỗ ti tiện,
Đểcho tôi sai khiến.
Sinhchỗ bất tịnh này,
Bịngười khác xúc phạm.
Nghevậy, hãy nhàm chán
Chỗđáng nhàm tởm này.
Từnay hãy siêng năng,
Chớđể làm tôi người .
Haiông siêng tinh tấn,
Tưduy pháp Như Lai.
Xảbỏ điều mê luyến,
Hãyquán, dục bất tịnh,
Dụctrói, không chân thật,
Chỉlừa dối thế gian.
Nhưvoi bứt xiềng xích,
Siêuviệt trời Đao-lợi.
ĐếThích, trời Đao-lợi,
Tậppháp trên giảng đường.
Kiavới sức dũng mãnh,
Siêuviệt trời Đao-lợi.
Thíchkhen chưa từng có.
ChưThiên cũng thấy qua.
Đấycon nhà họ Thích,
Siêuviệt trời Đao-lợi.
Đãchán dục trói buộc;
Cù-dinói như vậy.
NướcMa-kiệt có Phật,
Hiệulà Thích-ca Văn.
Ngườikia vốn thất ý;
Nayphục hồi chánh niệm.
Mộttrong số ba người,
Vẫnlàm thần Chấp nhạc.
Haingười thấy Đạo đế,
Siêuviệt trời Đao-lợi.
PhápThế Tôn đã dạy,
Đệtử không hoài nghi.
Cũngđồng thời nghe pháp;
Haingười hơn người kia.
Tựmình thấy thù thắng,
Đềusinh trời Quang âm.
Conquan sát họ rồi,
Nênnay đến chỗ Phật.
ĐếThích bạch Phật:

“Kínhmong Thế Tôn bỏ chút thời gian, giải quyết cho con một điềunghi ngờ”.”

Phậtnói:

“Ngươicứ hỏi, Ta sẽ giải thích cho từng điều một”.”

Bấygiờ Đế Thích liền bạch Phật rằng:

“ChưThiên, người thế gian, Càn-đạp-hòa, A-tu-la cùng các chúngsanh khác, tất cả tương ưng với kết phược gì mà cho đếnthù địch nhau, dao gậy nhắm vào nhau?”

Phậtnói với Đế Thích:

“Sựphát sanh của oán kết đều do tham lam, tật đố. Vì vậy,chư Thiên, người thế gian, cùng các chúng sanh khác dùng daogậy nhắm vào nhau”.”

ĐếThích liền bạch Phật:

“Thậtvậy, bạch Thế Tôn. Oán kết sanh do bởi tham lam, tật đố;khiến cho chư Thiên, người đời, A-tu-la và các chúng sanhkhác, sử dụng dao gậy đối với nhau. Con nay nghe lời Phậtdạy, lưới nghi đã được dứt bỏ, không còn nghi ngờ nữa.Nhưng con không hiểu sự phát sanh của tham lam tật đố dođdâu mà khởi lên; do bởi nhân duyên gì; cái gì làm nguyênthủ, từ cái gì mà có, do cái gì mà không?”

Phậtbảo Đế Thích:

“Sựphát sanh của tham lam, tật đố, tất cả đều do bởi yêuvà ghét ; yêu ghét là nhân; yêu ghét là nguyên thủ; từ đómà có, từ đó mà không “.”

Bấygiờ, Đế Thích liền bạch Phật:

“Thậtvậy, Thế Tôn! Tham lam, tật đố phát sanh do bởi yêu ghét;yêu ghét là nhân; yêu ghét làm duyên; yêu ghét làm nguyên thủ;từ đó mà có, từ đó mà không. Con nay nghe lời Phật dạy,mê hoặc đã được dứt bỏ, không còn nghi ngờ nữa. Nhưngcon không hiểu yêu ghét do đâu mà sanh; do bởi nhân gì, duyêngì; cái gì làm nguyên thủ; từ cái gì mà có, do cái gì màkhông?”

Phậtbảo Đế Thích:

“Yêughét phát sanh ở nơi dục; do nhân là dục, do duyên là dục;dục là nguyên thủ, từ đó mà có; không cái này thì không”.”

ĐếThích liền bạch Phật:

“Thậtvậy, Thế Tôn, yêu ghét phát sanh ở nơi dục; do nhân là dục,do duyên là dục; dục là nguyên thủ, từ đó mà có; khôngcái này thì không. Con nay nghe lời Phật dạy, mê hoặc đãđược dứt bỏ, không còn nghi ngờ nữa. Nhưng con không hiểudục này do dâu mà sanh; do bởi nhân gì, duyên gì; cái gì làmnguyên thủ, do cái gì mà có, do cái gì mà không?”

Phậtbảo Đế Thích:

“Áido tưởng sanh; do nhân là tưởng, duyên là tưởng; tưởnglàm nguyên thủ, từ đó mà có; cái đó không thì không”.”

ĐếThích liền bạch Phật:

“Thậtvậy, Thế Tôn, ái do tưởng sanh; do nhân là tưởng, do duyênlà tưởng; tưởng là nguyên thủ, từ đó mà có; không cáinày thì không. Con nay nghe lời Phật dạy, mê hoặc đã đượcdứt bỏ, không còn nghi ngờ nữa. Nhưng con không hiểu tưởngdo đâu mà sanh; do bởi nhân gì, duyên gì; cái gì làm nguyênthủ, do cái gì mà có, do cái gì mà không?”

Phậtbảo Đế Thích:

“Tưởngphát sanh do nơi điệu hý; nhân điệu hý, duyên điệu hý;điệu hý làm nguyên thủ, từ đó mà có, cái đó không thìkhông.

“NàyĐế Thích, nếu không có điệu hý thìí không có tưởng.Không có tưởng thì không có dục. Không có dục thì khôngcó yêu ghét. Không có yêu ghét thì không có tham lam tật đố.Nếu không có tham lam tật đó thì tất cả chúng sanh khôngtàn hại lẫn nhau.

“NàyĐế Thích, chỉ duyên điệu hý làm gốc; nhân điệu hý, duyênđiệu hý; điệu hý làm nguyên thủ, từ đó có tưởng. Từtưởng có dục. Từ dục có yêu ghét. Từ yêu ghét có thamlam tật đố. Do tham lam tật đố, chúng sanh tàn hại lẫnnhau”.”

ĐếThích bạch Phật:

“Thậtvậy, Thế Tôn, do điệu hý mà có tưởng; nhân điệu hý,duyên điệu hý; điệu hý làm nguyên thủ, từ đó có tưởng.Từ tưởng có dục. Từ dục có yêu ghét. Từ yêu ghét cótham lam tật đố. Do tham lam tật đố, chúng sanh tàn hại lẫnnhau. Nếu vốn không có điệu hý thì không có tưởng. Khôngcó tưởng thì không có dục. Không có dục thì không có yêughét. Không có yêu ghét thì không có tham lam tật đố. Nếukhông có tham lam tật đố thì tất cả chúng sanh không tànhại lẫn nhau. Nhưng tưởng do điệu hý sanh; nhân điệu hý,duyên điệu hý; điệu hý làm nguyên thủ, từ đó có tưởng.Từ tưởng có dục. Từ dục có yêu ghét. Từ yêu ghét cótham lam tật đố. Do tham lam tật đố, chúng sanh tàn hại lẫnnhau. Con nay nghe những điều Phật dạy, mê hoặc đã trừ,không còn nghi ngờ gì nữa.”

RồiĐế Thích bạch Phật:

“Hếtthảy Sa-môn, Bà-la-môn đều ở trên con đường diệt trừđiệu hý chăng? Hay không ở trên con đường diệt trừ điệuhý?"?”

Phậtnói:

“Khôngphải hết thảy Sa-môn, Bà-la-môn đều ở trên con đườngdiệt trừ điệu hý. Sở dĩ như vậy, này Đế Thích, vì thếgian có nhiều chủng loại giới khác nhau. Mỗi chúng sanh ytrên giới của mình, ôm giữ chặt cứng, không thể dứt bỏ;cho rằng điều của mình là thật, ngoài ra là dối. Vì vậy,Đế Thích, không phải hết thảy Sa-môn, Bà-la-môn đều ởtrên con đường diệt trừ điệu hý”..”

ĐếThích liền bạch Phật:

“Thậtvậy, Thế Tôn, thế gian có nhiều chủng loại giới khác nhau.Mỗi chúng sanh y trên giới của mình, ôm giữ chặt cứng,không thể dứt bỏ; cho rằng điều của mình là thật, ngoàira là dối. Vì vậy, không phải hết thảy Sa-môn, Bà-la-mônđều ở trên con đường diệt trừ điệu hý. Con nay nghe nhữngđiều Phật dạy, mê hoặc đã trừ, không còn nghi ngờ gìnữa.”

ĐếThích lại bạch Phật:

“Trongchừng mực nào là con đường diệt trừ điệu hý?”

Phậtbảo Đế Thích:

“Điệuhý có ba; một là miệng, hai là tưởng, ba là cầu. Nhữnggì do miệng người nói, hại mình, hại người, hại cả hai;xả bỏ lời nói ấy. Như những gì được nói không hạimình, không hại người, không hại cả hai; Tỳ-kheo biết thời,đúng như những điều được nói, chuyên niệm không tán loạn.Tưởng cũng hại mình, hại người, hại cả hai; xả bỏ tưởngấy. Đúng như những gì được tưởng mà không hại mình,không hại người, không hại cả hai; Tỳ-kheo biết thời,đúng như những điều được tưởng, chuyên niệm không tánloạn. Đế Thích, cầu cũng hại mình, hại người, hại cảhai; sau khi xả bỏ cầu ấy, đúng những gì được tìm cầu,không hại mình, không hại người, không hại cả hai, Tỳ-kheobiết thời đúng như những gì được tìm cầu chuyên niệmkhông tán loạn”.”

Bấygiờ, Đế Thích bạch Phật:

“Connghe những điều Phật dạy, không còn hồ nghi nữa”.”

Lạihỏi:

“Trongchừng mực nào thì gọi là Xả tâm của Hiền thánh?”

Phậtnói với Đế Thích:

“Xảtâm có ba: một là hỷ thân, hai là ưu thân, ba là xả thân.Đế Thích; hỷ thân kia hại mình, hại người, hại cả hai.Sau khi xả bỏ hỷ ấy, như điều được hoan hỷ, không hạimình, không hại người, không hại cả hai; Tỳ-kheo biết thời,chuyên niệm không tán loạn, liền được gọi là thọ giớiCụ túc. Đế Thích, ưu thân kia hại mình, hại người, hạicả hai. Sau khi xả bỏ ưu ấy, như điều ưu tư, không hạimình, không hại người, không hại cả hai, Tỳ-kheo biết thời,chuyên niệm không tán loạn, liền được gọi là thọ giớiCụ túc. Lại nữa, Đế Thích, xả thân kia hại mình, hạingười, hại cả hai. Sau khi xả bỏ xả thân ấy, như điềuđược xả, không hại mình, không hại người, không hạicả hai, Tỳ-kheo biết thời, chuyên niệm không tán loạn, liềnđược gọi là thọ giới Cụ túc”.”

ĐếThích bạch Phật:

“Connghe những điều Phật dạy, không còn hồ nghi nữa”.”

Lạibạch Phật:

“Trongchừng mực nào thì được gọi là sự đầy đủ các căncủa bậc Hiền thánh??”

Phậtbảo Đế Thích:

“Conmắt biết sắc, Ta nói có hai: đáng thân và không đáng thân.Tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạmý biết pháp, Ta nói có hai: đáng thân và không đáng thân”.”

ĐếThích bạch Phật:

“ThếTôn, Như Lai nói vắn tắt mà không phân biệt rộng rãi. Theochỗ hiểu biết đầy đủ của con thì như thế này: Mắtbiết sắc, Ta nói có hai: đáng thân và không đáng thân. Tainghe tiếng, mũi ngửữi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm,ý biết pháp, Ta nói có hai: đáng thân và không đáng thân.Thế Tôn, như con mắt quán sát sắc, mà pháp thiện tổn giảm,pháp bất thiện tăng. Mắt thấy sắc như thế, Ta nói khôngđáng thân. Tai nghe tiếng, mũi ngửữi hương, lưỡi nếm vị,thân xúc chạm, ý biết pháp, mà pháp thiện tổn giảm, phápbất thiện tăng trưởng, Ta nói không đáng thân. Như mắtbiết sắc mà pháp thiện tăng trưởng, pháp bất thiện giảm;sự biết sắc của mắt như vậy, Ta nói đáng thân. Tai nghetiếng, mũi ngửữi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm,ý biết pháp, mà pháp thiện tăng trưởng, pháp bất thiệntổn giảm, Ta nói đáng thân”.”

Phậtbảo Đế Thích:

“Lànhthay, lành thay, đó gọi là sự đầy đủ các căn của Hiềnthánh”.”

ĐếThích bạch Phật:

“Connghe những điều Phật nói, không còn hồ nghi nữa.”

Lạibạch Phật:

“Trongchừng mực nào Tỳ-kheo được nói là cứu cánh, cứu cánhphạm hạnh, cứu cánh an ổn, cứu cánh vô dư?”

Phậtbảo Đế Thích:

“Thânbị khổ bởi ái đã diệt tận, là cứu cánh, cứu cánh phạmhạnh, cứu cánh an ổn, cứu cánh vô dư.”.”

ĐếThích bạch Phật:

“Nhữngmối hoài nghi mà con ôm ấp lâu dài nay đã được Như Laimở bày, không còn gì nghi ngờ nữa”.”

Phậtnói với Đế Thích:

“Trướcđây ngươi có bao giờ đi đến các Sa-môn, Bà-la-môn hỏiý nghĩa này chưa?”

ĐếThích bạch Phật:

“Connhớ lại, thuở xưa, con đã từng đến Sa-môn, Bà-la-môn đểhỏi nghĩa này. Xưa, có một thời, chúng con tập họp tạigiảng đường, cùng các Thiên chúng bàn luận: Như Lai sẽra xuất hiện ở đời chăng? Chưa xuất hiện ở đời chăng?Rồi chúng con cùng suy tìm, không thấy có Như Lai xuất hiệnở đời. Mỗi vị trở về cung điện của mình, hưởng thụngũ dục. Thế Tôn, về sau, con lại thấy các Đại Thiên thầnsau khi tự thỏa mãn với ngũ dục, dần dần từng vị mạngchung. Lúc ấy, bạch Thế Tôn, con rất kinh sợ, lông tóc dựngđứng. Khi gặp các Sa-môn, Bà-la-môn sống nơi thanh vắng,lìa bỏ gia đình, lìa bỏ dục lạc, con bèn tìm đến hỏihọ rằng: Thế nào là cứu cánh? Con hỏi ý nghĩa ấy, nhưnghọ không thể trả lời. Đã không thể trả lời, họ hỏingược lại con: Ông là ai? Con liền đáp: Tôi là Thích Đề-hoànNhân. Kia lại hỏi: Ông là Thích nào?Con đáp: Tôi là ThiênĐế Thích. Trong lòng có mối nghi nên đến hỏi. Rồi con vàvị ấy theo chỗ thấy biết của mình cùng giải thích ý nghĩa.Kia nghe con nói, kia lại nhận làm đệ tử của con. Nay conlà đệ tử Phật, chứng đắc Tu-đà-hoàn đạo, không cònđọa cõi dữ; tái sanh tối đa bảy lần tất thành đạo quả.Cúimong Thế Tôn thọ ký con là Tư-đà-hàm”.”

Nóixong, Đế Thích lại làm bài tụng:

Dokia nhiễm uế tưởng ,
Khiếncon sanh nghi ngờ.
Cùngchư Thiên, lâu dài
Suytìm đến Như Lai.
Gặpnhững người xuất gia
Thườngở nơi thanh vắng,
Tưởnglà Phật Thế Tôn,
Conđến cúi đầu lễ.
Conđến và hỏi họ
“Thếnào là cứu cánh?”
Hỏi,nhưng không thể đáp,
Đườngtu đi về đâu.
Ngàynay đĐấng Vô Đẳng,
Màcon đợi từ lâu,
Đãquán sát, thực hành,
Tâmđã chánh tư duy.
ĐấngTịnh Nhãn đã biết
Sởhành của tâm con
Vànghiệp tu lâu dài,
Cúimong thọ ký con.
Quymạng Đấng Chí Tôn,
Đấngsiêu việt tam giới,
Đãbứt gai ân ái.
Kínhlễ Đấng Nhật Quang.
Phậtbảo Đế Thích:

“Ngươicó nhớ trước đây khi ngươi có hỷ lạc, cảm nghiệm lạcchăng? “?”

ĐếThích đáp:

“Đúngvậy, Thế Tôn. Con nhớ hỷ lạc, cảm nghiệm lạc mà con cótrước đây. Thế Tôn, xưa có lần con đánh nhau với A-tu-la.Khi đó con chiến thắng, A-tu-la bại trận. Con trở về vớisự hoan hỷ, cảm nghiệm lạc. Nhưng hoan hỷ ấy, cảm nghiệmlạc ấy duy chỉ là hỷ lạc của dao gậy uế ác, là hỷlạc của đấu tranh. Nay hỷ lạc, cảm nghiệm lạc mà concó được ở nơi Phật không phải là hỷ lạc của dao gậy,của đấu tranh”.”

Phậthỏi Đế Thích:

“Hỷlạc, cảm nghiệm lạc mà ngươi có hiện nay, trong đó muốntìm cầu những kết quả công đức gì?”

Bấygiờ, Đế Thích bạch Phật:

“Conở trong hỷ lạc, cảm nghiệm lạc, muốn tìm cầu năm kếtquả công đức. Những gì là năm? “Rồi Đế Thích liềnđọc bài kệ:

Nếusau này con chết,
Xảbỏ tuổi thọ trời,
Đầuthai không lo lắng,
Khiếntâm con hoan hỷ.
Phậtđộ người chưa độ;
Haynói đạo chân chánh;
Ởtrong pháp Chánh giác,
Concần tu phạm hạnh.
Sốngvới thân trí tuệ,
Tâmtự thấy chân đế;
Chứngđạt điều cần chứng,
Dothế sẽ giải thoát .
Nhưngphải siêng tu hành,
Tutập chơn trí Phật.
Dùchưa chứng đạo quả;
Côngđức vẫn hơn trời.
Cáccõi trời thần diệu,
A-ca-ni,vân vân;
Chođến thân cuối cùng,
Consẽ sanh nơi ấy.
Naycon ở nơi này,
Đượcthân trời thanh tịnh;
Lạiđược tuổi thọ tăng;
Tịnhnhãn, con tự biết.
Nóibài kệ xong, Đế Thích bạch Phật:

“Conở trong hỷ lạc, cảm nghiệm lạc, mà được năm kết quảcông đức như vậy”.”

Bấygiờ Đế Thích nói với chư Thiên Đao-lợi:

“Cácngươi ở trên trời Đao-lợi đã cung kính hành lễ trướcPhạm đồng tử. Nay trước Phật lại cũng hành lễ cung kínhnhư vậy, há không tốt đẹp sao?”

Nóixong, phút chốc Phạm đồng tử bỗng xuất hiện giữa hưkhông, đứng bên trên các Thiên chúng, hướng về phía ĐếThích mà đọc bài kệ rằng:

Thiênvương hành thanh tịnh,
Nhiềulợi ích chúng sanh;
Ma-kiệt,Chúa Đế Thích,
HỏiNhư Lai ý nghĩa.
Bấygiờ, Phạm đồng tử sau khi nói kệ, bỗng nhiên biến mất.Khi ấy Đế Thích rời chỗ ngồi đứng dậy, lễ dưới chânThế Tôn, đi quanh Phật ba vòng, rồi lui về. Chư Thiên Đao-lợicùng Ban-giá-dực cũng lễ dưới chân Phật rồi lui về.

ThiênĐế Thích đi trước một đỗi, quay lại nói với Ban-giá-dực:

“Lànhthay, lành thay! Ngươi đã đi trước đến gảy đàn trướcPhật cho vui vẻ, sau đó ta mới cùng chư Thiên Đao-lợi đếnsau. Ta nay bổ ngươi vào địa vị của cha ngươi, làm thượngthủ trong các Càn-đạp-hòa và sẽ gả Bạt-đ con gái củavua Càn-đạp-hòa cho ngươi làm vợ”.”

KhiThế Tôn nói pháp này, tám vạn bốn ngàn chư Thiên xa lìatrần cấu, con mắt Chánh pháp phát sanh đối với các pháp.

Bấygiờ Thích Đề-hoàn Nhân, chư Thiên Đao-lợi và Ban-giá-dựcsau khi nghe những điều Phật dạy hoan hỷ phụng hành.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567