Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Phẩm Phó Chúc Thứ Mười

12/08/201101:08(Xem: 8096)
10. Phẩm Phó Chúc Thứ Mười

LụcTổ Huệ Năng
KINHPHÁP BẢO ÐÀN
Tỳ KheoThích Duy Lực Dịch và Lược Giải
Từ ÂnThiền Ðường, Santa Ana Xuất Bản 1992

Phẩm Phó Chúc Thứ Mười

Một hôm Sư gọi các đệ tử như Pháp Hải, Chí Thành,Pháp Ðạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Chí Ðạo, Pháp Trân, Pháp Nhưnói: Các ngươi chẳng như người khác, sau khi ta viên tịch, mỗi người làm Thầymột nơi. Nay ta dạy các ngươi cách thuyết pháp chẳng đánh mất bản tông. Trướctiên phải y theo pháp môn TAM KHOA, dùng ba mươi sáu pháp đối, ra vào (khai thịbằng lời nói hay cử chỉ) thường lià nhị biên, thuyết tất cả pháp chẳng lià tựtánh. Thí như có người hỏi pháp, ý nghiã lời nói song song, đến và đi làm nhân vớinhau, đều dùng pháp đối. Nếu không có đối đãi thì ba pháp nhị biên và trung đạođều dứt, chẳng còn chỗ để nương tựa. Pháp môn Tam Khoa là gì? Là ẤM, NHẬP,GIỚI: ẤM là ngũ ấm; gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. NHẬP có mười hai: bênngoài lục trần, gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, bên trong lục căn, gồmnhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. GIỚI có mười tám: gồm lục căn, lục trần, lục thức.Tự tánh bao hàm vạn pháp, gọi là Hàm Tạng Thức. Nếu khởi niệm suy lường tức làchuyển thức, khiến sanh lục thức, ra cửa lục căn, tiếp xúc lục trần. Như vậy mườitám giới đều từ tự tánh khởi dụng, tự tánh nếu tà thì khởi mười tám tà, tự tánhnếu chánh thì khởi mười tám chánh, niệm ác dụng tức chúng sanh dụng, niệm thiệndụng tức Phật dụng. Dụng bằng cách nào? Là do tự tánh lập ra pháp đối: Ngoạicảnh vô tình có năm đối: Trời đối đất, nhựt đối nguyệt, sáng đối tối, âm đốidương, thủy đối hỏa, ấy là năm đối. Pháp tướng ngôn ngữ có mười hai đối: ngữđối pháp, hữu đối vô, hữu sắc đối vô sắc, hữu tướng đối vô tướng, hữu lậu đốivô lậu, sắc đối không, động đối tịnh, thanh đối trược, phàm đối thánh, tăng đốitục, già đối trẻ, lớn đối nhỏ, ấy là mười hai đối. Tự tánh khởi mười chín đối:dài đối ngắn, tà đối chánh, si đối huệ, ngu đối trí, loạn đối định, từ đối độc,giới đối quấy, trực đối khúc, thật đối hư, chông gai đối bằng phẳng, phiền não đốibồ đề, thường đối vô thường, bi đối hại, hỷ đối sân, bố thí đối bỏn xẻn, tiếnđối lui, sanh đối diệt, pháp thân đối sắc thân, hoá thân đối báo thân, ấy làmười chín đối vậy.ế Sư bảo: ẹBa mươi sáu pháp đối này nếu biết dùng thì thấuđạo và tất cả Kinh Pháp, ra vào thường lià nhị biên. Dụng của tự tánh chẳng cầntác ý, nói năng với người, ngoài thì ở nơi tướng lià tướng, trong thì nơi khônglià không. Nếu trọn chấp tướng thì sanh trưởng tà kiến, nếu trọn chấp không thìsanh trưởng vô minh. Kẻ chấp không hay phỉ báng Kinh Phật, cho là chẳng cần văntự, đã nói chẳng cần văn tự thì con người cũng không nên có lời nói, cái lờinói tức là tướng văn tự. Lại nói Ðạo ngay thẳng chẳng lập văn tự, thật ra haichữ chẳng lập cũng là văn tự vậy! Vừa nghe người thuyết pháp, liền phỉ báng cholà dính mắc văn tự, các ngươi phải biết, tự mê còn đỡ, lại phỉ báng Kinh Phật.Chớ nên phỉ báng Kinh, để tạo nhiều tội chướng. Nếu chấp tướng bên ngoài màvọng lập phương pháp để cầu chơn, hoặc rộng lập đạo tràng, nói các lỗi lầm củaCÓ và KHÔNG, những người như vậy nhiều kiếp chẳng thể kiến tánh. Các ngươi phảidạy người theo pháp tu hành, chớ nên trăm điều chẳng nghĩ, làm cho đạo tánh bịngăn ngại. Nếu thuyết pháp dạy người, chớ nên nói ẹtự tánh vốn chẳng cần tuchứng, nói như vậy e rằng kẻ mê chẳng hiểu, lại sanh tà kiến. Chỉ nên dạy ngườitheo pháp tu hành, hành pháp thí mà chẳng trụ nơi pháp tướng. Các ngươi nếu ngộthì thuyết như vậy, dụng như vậy, hành như vậy, tác như vậy tức không đánh mấtbản tông. Nếu có người đến hỏi nghiã, hỏi có thì đáp không, hỏi không thì đápcó, hỏi thánh đáp phàm, hỏi phàm đáp thánh, nhị biên làm nhân với nhau, sanhnghiã trung đạo. Hỏi nào đáp nấy, tất cả các câu hỏi khác đều đáp như thế thìchẳng mất cái chánh lý vậy. Như có người hỏi thế nào là tối? thì đáp sáng, hỏithế nào là sáng? thì đáp tối. Vì sáng mất thì tối, tối mất thì sáng, dùng sángđể tỏ sự tối, dùng tối để tỏ sự sáng, trở đi trở lại làm nhân với nhau thànhnghiã trung đạo, tất cả câu hỏi đều phải như thế. Về sau các ngươi truyền pháp,phải y theo đây mà dạy bảo, chớ đánh mất tông chỉ.

Vào tháng bảy năm Nhâm Tý, niên hiệu Thái Cực DiênHoà (712), Sư sai môn đồ đến Quốc Ân Tự nơi Tân Châu để xây tháp, đốc thợ làmgấp, đến mùa hè năm sau khánh thành. Ngày mùng một tháng bảy, Sư tựu tập đồchúng bảo: Ðến tháng tám ta sẽ rời thế gian, các ngươi có nghi cứ hỏi sớm đi,ta sẽ phá nghi, khiến các ngươi hết mê hoặc, nếu ta đi rồi thì chẳng ai dạybảo. Các môn đồ nghe nói thảy đều rơi lệ, chỉ có Thần Hội bình tĩnh chẳng động,cũng chẳng rơi lệ. Sư nói: Chỉ có tiểu sư Thần Hội được sự thiện bất thiện đồngnhau, khen chê chẳng động, vui buồn chẳng sanh, ngoài ra các ngươi đều chẳngđược, bấy lâu nay ở trên núi lại tu đạo gì? Nay các ngươi rơi lệ là lo buồn choai? Nếu nói lo cho ta chẳng biết sẽ đi về đâu, ta tự biết chỗ đi, nếu ta chẳngbiết chỗ đi thì làm sao dự báo trước cho các ngươi? Các ngươi rơi lệ vì chẳngbiết chỗ ta đi, nếu biết chỗ ta đi thì chẳng nên rơi lệ. Pháp tánh vốn chẳngsanh diệt tới lui. Các ngươi hãy ngồi, ta nói với các ngươi một bài kệ, gọi làCHƠN GIẢ ÐỘNG TỊNH KỆ, các ngươi giữ lấy kệ này, theo đó tu hành, chẳng đánh mấttông chỉ, thì cùng ta đồng một ý chí. Ðại chúng đảnh lễ, xin Sư làm kệ, kệrằng:

Nhấtthiết vô hữu chơn,

Bất dĩkiến ư chơn.

Nhượckiến ư chơn giả,

Thị kiếntận phi chơn.

Nhượcnăng tự hữu chơn,

Ly giảtức tâm chơn.

Tự tâmbất ly giả,

Vô chơnhà xứ chơn.

Hữu tìnhtức giải động,

Vô tìnhtức bất động,

Nhược tubất động hạnh.

Ðồng vôtình bất động,

Nhượcmích chơn bất động,

Ðộngthượng hữu bất động.

Bất độngthị bất động,

Vô tìnhvô Phật chủng.

Năngthiện phân biệt tướng,

Ðệ nhấtnghiã bất động.

Ðản tácnhư thử kiến,

Tức thịchơn như dụng.

Báo chưhọc đạo nhơn,

Nỗ lựctu dụng ý,

Mạc ưđại thừa môn,

Khướcchấp sanh tử trí.

Nhượcngôn hạ tương ứng,

Tức cộngluận Phật nghiã.

Nhượcthật bất tương ứng.

Hiệpchưởng linh hoan hỷ.

Thử tôngbổn vô tranh,

Tranhtức thất đạo ý.

Chấpnghịch tranh pháp môn,

Tự tánhnhập sanh tử.

Dịchnghiã:

Tất cảchẳng có chơn,

Chớ nêncho là chơn.

Nếungười thấy có chơn,

Sự thấyđều chẳng chơn.

Nếu đượctự có chơn,

Lià giả,tâm tức chơn.

Tự tâmchẳng lià giả, (1)

Làm saocó chỗ chơn?

Hữu tìnhtất phải động,

Vô tìnhthì bất động.

Nếu tuhạnh bất động,

Ðâu khácloài vô tình!

Muốn tìmchơn bất động,

Nơi độnglà bất động,

Bất động(vô tình) đã bất động,

Vô tìnhvô Phật chủng.

Nếungười khéo phân biệt,

Ðệ nhấtnghiã bất động.

Cái thấyđược như vậy,

Tức làchơn như dụng.

Báo chongười học đạo,

Siêng tuphải chú ý.

Chớ nênnơi đại thừa,

Lại chấptrí sanh tử.

Vừa ngheliền tương ưng,

Cùngnhau luận nghiã Phật.

Nếungười chẳng tương ưng,

Chắp taykhiến hoan hỷ.

Tông nàyvốn vô tranh,

Tranhthì mất ý đạo.

Kẻ tráinghịch pháp môn,

Tự tánhvào sanh tư.

GHI CHÚ:

(1) đúng với sai, chân với giả..đều là giả. Kẻtrái nghịch pháp môn, Tự tánh vào sanh tử.

Ðồ chúng nghe xong thảy đều đảnh lễ, lãnh hội theoý của Sư, mọi người tự nhiếp tâm y pháp tu hành, chẳng dám tranh luận nữa. Ðã biếtSư trụ thế chẳng bao lâu, Thượng Tọa Pháp Hải lễ bái hỏi: Sau khi Hoà Thượngviên tịch, y pháp nên trao phó cho ai? Sư nói: Tất cả khai thị kể từ khi tathuyết pháp ở chùa Ðại Phạn đến nay, ghi chép lại để lưu truyền cho đời sau,tựa là PHÁP BẢO ÐÀN KINH, các ngươi phải hộ trì trao truyền cho nhau để hoá độchúng sanh, y theo Kinh này gọi là Chánh Pháp. Nay chỉ vì các ngươi truyền phápmà chẳng truyền y bát, vì các ngươi tín căn đã thuần thục, quyết định chẳngnghi, đều có khả năng đảm nhiệm việc lớn của chư Phật chư Tổ truyền lại. Vả lạitheo ý bài kệ truyền thọ của Tổ Ðạt Ma thì y cũng chẳng nên truyền. Kệ rằng:

Ngô bổnlai tư độ,

Truyềnpháp cứu mê tình.

Nhứt hoakhai ngũ diệp,

Kết quảtự nhiên thành.

Dịchnghiã:

Ta đếnđất nước này,

Truyềnpháp cứu người mê.

Một bôngnở năm cánh,

Kết quảtự nhiên thành.

Sư lại nói: Các ngươi nếu muốnthành tựu nhất thiết chủng trí, phải thấu ngộ nhất tướng tam muội và nhất hạnhtam muội. Ở tất cả nơi mà chẳng trụ tướng, nơi mọi tướng chẳng sanh yêu ghét,cũng chẳng lấy bỏ, chẳng nghĩ việc lợi ích thành bại, trong tâm trống rỗng dunghoà, an nhàn đạm bạc, đây gọi là nhất tướng tam muội. Ở tất cả nơi đi đứng nằm ngồi,duy nhất hành theo trực tâm, nơi nào cũng là bất động đạo tràng, như vậy mớithành chơn tịnh độ, đây gọi là nhất hạnh tam muội. Nếu người đủ hai thứ tammuội này, như gieo giống dưới đất, luôn luôn tưới nước và bón phân, cuối cùng sẽđược quả chín. Nhất tướng nhất hạnh cũng như vậy. Nay ta thuyết pháp dụ như mưalớn, thấm nhuần đại địa, Phật tánh của các ngươi giống như hạt giống, gặp mưathấm nhuần liền được sanh trưởng. Nối theo tông chỉ của ta quyết thành Bồ đề,hành theo pháp ta ắt chứng diệu quả, hãy nghe kệ đây:

Tâm địahàm chư chủng,

Phổ vũtất giai manh.

Ðốn ngộhoa tình dĩ,

Bồ đềquả tự thành.

Dịchnghiã:

Tâm địachứa nhiều giống,

Gặp mưađều nẩy mầm.

Ðốn ngộtự tâm rồi,

Quả Bồđề tự thành.

Sư thuyết kệ xong nói: Pháp chẳng cóhai, tự tâm cũng vậy, đạo vốn thanh tịnh (trong sạch), cũng chẳng các tướng.Các ngươi cẩn thận, chớ nên quán tịnh và chấp không nơi tâm, tự tâm vốn thanhtịnh, chẳng thể lấy bỏ. Mọi người cứ tùy duyên mà đi, hãy cố gắng tu hành! Ðồchúng nghe xong đảnh lễ lui ra.

Ngày mùng 8 tháng 7, Sư bỗng gọi môn đồ: Ta muốnvề Tân Châu, hãy mau lo ghe thuyền. Ðại chúng đều năn nỉ ở lại, Sư nói: Chư Phậtra đời còn phải thị hiện Niết Bàn, có đến thì có đi, lý thường như vậy, thể xáccủa ta tất phải có chỗ về. Chúng nói: Sư từ nay đi, chừng nào trở về? Sư nói:Lá rụng về cội, trở về chẳng nói. Lại hỏi: Chánh Pháp Nhãn Tạng truyền phó choai? Sư nói: Người có đạo thì được, người vô tâm thì thông. Lại hỏi: Chưa biết xưanay chư Phật chư Tổ ứng hiện, truyền thọ được bao nhiêu đời? Xin Sư cho biết.Sư nói: Cổ Phật ứng thế đã vô số lượng, chẳng thể tính được, nay từ thất Phật bắtđầu: Quá khứ Trang Nghiêm Kiếp: Tỳ Ba Thi Phật, Thi Khí Phật, Tỳ Xá Phù Phật.Hiện tại Hiền Kiếp: Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật,Thích Ca Mâu Ni Phật, ấy là thất Phật. Thích Ca Văn Phật đầu ti&eci

Tâm tatự có Phật,

Tự Phậtlà chơn Phật.

Nếu tựchẳng Phật tâm,

Nơi nàotìm chơn Phật?

Các ngươi tự tâm là Phật, chớ hồnghi nữa. Vạn pháp đều từ tự tâm sanh khởi, chẳng phải vật bên ngoài có thểkiến lập. Nên Kinh nói: Tâm sanh thì mọi pháp sanh, tâm diệt thì mọi phápdiệt." Nay ta để lại bài kệ để làm lời từ biệt, gọi là: TỰ TÁNH CHƠN PHẬTKỆ, người đời sau nhận được ý của kệ này, tự thấy bản tâm, tự thành Phật đạo.Kệ rằng:

Chơn nhưtự tánh thị chơn Phật,

Tà kiếntam độc thị ma vương.

Tà mêchi thời ma tại xá,

Chánhkiến chi thời Phật tại đường.

Tánhtrung tà kiến tam độc sanh,

Tức thịma vương lai trụ xá.

Chánhkiến tự trừ tam độc tâm,

Ma biếnthành Phật chơn vô giả.

Phápthân báo thân cập hoá thân,

Tam thânbổn lai thị nhất thân.

Nhượchướng tánh trung năng tự kiến,

Tức thịthành Phật Bồ đề nhân.

Bổn tùnghoá thân sanh tịnh tánh,

Tịnhtánh thường tại hoá thân trung.

Tánh sửhoá thân hành chánh đạo,

Ðươnglai viên mãn chơn vô cùng.

Dâm tánhbổn thị tịnh tánh nhân,

Trừ dâmtức thị tịnh tánh thân.

Tánhtrung các tự ly ngũ dục,

Kiếntánh sát na tứ thị chơn.

Kim sanhnhược ngộ đốn giáo môn,

Hốt ngộtự tánh kiến Thế Tôn.

Nhượcdục tu hành mích tác Phật,

Bất trihà xứ nghĩ cầu chơn.

Nhượcnăng tâm trung tự kiến chơn,

Hữu chơntức thị thành Phật nhân.

Bất kiếntự tánh ngoại mích Phật,

Khởi tâmtổng thị đại si nhơn.

Ðốn giáopháp môn kim dĩ lưu,

Cứu độthế nhơn tu tự tu.

Báo nhữđương lai học đạo giả,

Bất tácthử kiến đại du du.

Dịchnghiã:

Chơn nhưtự tánh là chơn Phật,

Tà kiếntam độc là ma vương.

Lúc tàmê khởi ma tại nhà,

Khi cóchánh kiến Phật tại điện,

Tâm nổità kiến tam độc sanh,

Tức làma vương đến nhà ở.

Chánhkiến khởi lên tam độc trừ,

Ma trởthành Phật thật chẳng giả.

Phápthân báo thân và hoá thân,

Tam thânvốn chỉ là nhất thân.

Nếu đượctự thấy nơi tự tánh,

Gieonhân Bồ Ðề tức thành Phật.

Vốn từhoá thân sanh tịnh tánh,

Tịnhtánh thường trụ nơi hoá thân.

Tánhkhiến hoá thân hành chánh đạo,

Tươnglai viên mãn vô cùng tận.

Dâm tánhvốn là nhân tịnh tánh,

Trừ dâmtức là tịnh tánh thân.

Nơi tánhthường tự lià ngũ dục,

Sát nakiến tánh tức là chơn.

Ðời naynếu gặp pháp đốn giáo,

Hoát ngộtự tánh gặp Thế Tôn.

Ngườinếu tu hành cầu làm Phật,

Chẳngbiết nơi nào để cầu chơn.

Nếu ngaynơi tâm tự thấy chơn,

Có chơntức là nhân thành Phật.

Chẳngthấy tự tánh, ngoài tìm Phật,

Khởi tâmtìm Phật là si mê.

Pháp mônđốn giáo nay đã truyền,

Cứu độchúng sanh phải tự tu.

Báo chotương lai người học đạo,

Chẳngtheo chánh kiến mãi mãi chìm.

Sư thuyết kệ xong, bảo: Các ngươiphải tự hộ trì, sau khi ta viên tịch, chớ nên theo tình chấp thế gian rơi lệbuồn sầu, nhận phúng điếu và để tang, làm như vậy chẳng phải đệ tử của ta, cũngchẳng phải Chánh Pháp. Chỉ nên nhận tự bản tâm, thấy tự bản tánh, chẳng độngchẳng tịnh, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng lui chẳng tới, chẳng thị chẳng phi,chẳng trụ chẳng đi. Vì sợ các ngươi tâm mê, chẳng hiểu ý ta, nay nhắc lại lầnnữa, khiến các ngươi tự thấy tánh. Sau khi ta viên tịch, theo đây tu hành, cũngnhư ta còn tại thế, nếu trái với lời dạy của ta, dẫu cho ta còn tại thế, cũng đâucó ích lợi gì! Lại thuyết kệ rằng:

Ngộtngột bất tu thiện,

Ðằngđằng bất tạo ác.

Tịchtịch đoạn kiến văn,

Ðãngđãng tâm vô trước.

Dịchnghiã:

Ngâyngây chẳng tu thiện,

Bừngbừng chẳng tạo ác.

Tịchtịch dứt thấy nghe,

Luônluôn chẳng dính mắc.

Sư thuyết kệ xong, ngồi ngay chođến canh ba, thoạt gọi môn đồ: Ta đi nhé!, liền ngồi yên viên tịch. Ngay lúc ấycó mùi hương lạ thơm khắp núi, mống trắng mọc vòng cầu chấm đất, rừng cây biếnthành màu trắng, cầm thú kêu vang thảm thiết. Ðến tháng Mười một, các quan chứcvà Tăng tục ba quận Quảng Châu, Thiều Châu, Tân Châu tranh nhau giành rước nhụcthân của Sư, chẳng quyết định được về đâu, bèn cùng nhau đốt hương nguyện rằng:Khói hương bay về đâu thì nhục thân của Sư về đó. Lúc ấy khói hương bay thẳngvề hướng Tào Khê. Ngày 13 tháng 11, dời khám thờ nhục thân và y bát của Sư vềTào Khê. Ngày 25 tháng 7 năm sau mở khám để nhập tháp. Quan sở tại Thiều Châudâng biểu tâu lên triều đình, vua sắc chỉ lập bia ghi đạo hạnh của Sư: Tổ Sư 76tuổi, năm 24 tuổi được truyền y pháp, 39 tuổi xuống tóc, thuyết pháp lợi sanh37 năm, người đắc tông chỉ nối pháp được 43 vị, người nghe pháp ngộ đạo siêuphàm thì chẳng biết số lượng. Tín y truyền từ Tổ Ðạt Ma, với cái y bát của vuaTrung Tôn ban cho, cái chơn tượng do Phương Biện đắp, và toạ cụ của Sư, thảyđều giao cho thị giả giữ tháp, đời đời thờ nơi BỬU LÂM ÐAO TRÀNG. Lưu truyềnPHÁP BẢO ÐÀN KINH để hiển bày tông chỉ, hưng thạnh Tam Bảo, phổ biến lợi íchcho chúng sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]