Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 4

03/05/201119:55(Xem: 6590)
Quyển 4

KINHLĂNG GIÀ
LĂNGGIÀA BẠT ĐA LA BỬU KINH
PhápSư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sangHán đời nhà Tống.
ViệtDịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực

QUYỂNBỐN

Tachẳng thuyết một chữ, chẳng đáp môt chữ
CácKiến Giải Về Vô Thường
Sựsanh diệt của ấm giới nhập
NămPháp Tự tánh
Thếnào là tướng SÁT NA của tất cả các pháp?
Baloại Ba La Mật
Côngđức và tội lỗi của người ăn thịt và không ăn thịt

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:

- ThếTôn! Cúi xin vì chúng sanh thuyết Tam Miệu Tam Phật Đà, khiếncon và các Đại Bồ Tát đối với tự tánh của Như Lai, khéotự giác và giác tha.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Chongươi tùy ý hỏi,Ta sẽ tùy sự hỏi của ngươi mà thuyết.

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác là tác hay chẳng tác?Là sự ư? Là nhân ư? Là tướng ư? Là sở tướng ư? Là thuyếtư? Là sở thuyết ư? Là giác ư? Là sở giác ư? Những từngữ như thế là khác hay chẳng khác?

Phậtbảo Đại Huệ :

- NhưLai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác đối với những từ ngữ nàyPhi sự cũng Phi nhân. Tại sao? Vì đều có lỗi. Đại Huệ!Nếu Như Lai là SỰ, hoặc tác hoặc vô thường; nếu nói vô thường thì tất cả sự đều là Như Lai, Ta và chưPhật chẳng cho như thế. Nếu chẳng phải sở tác, là VôSở đắc, pháp phương tiện thành không, đồng như sừng thỏ,như con của Thạch Nữ, vì chẳng có gì cả. Đại Huệ! NếuVô Sự Vô Nhân thì phi hữu phi vô. Nếu phi hữu phi vô thìlọt vào tứ cú; tứ cú là ngôn thuyết của thế gian,nếulìa tứ cú thì chẳng đọa tứ cú, vì chẳng đọa tứ cúlà chứng đắc của bật trí, nghĩa cú của tất cả Như Laicũng như thế. Đại Huệ nên biết,như Ta sở thuyết, tấtcả pháp Vô Ngã. Nếu biết nghĩa Vô Ngã là tánh vô ngã. Tấtcả pháp có tự tánh, chẳng tha tánh như trâu ngựa. ĐạiHuệ! Ví như con trâu chẳng có tánh ngựa, con ngựa chẳngcó tánh trâu. Kỳ thật phi hữu phi vô, nghĩa ấy chẳng phảikhông có tự tánh. Như thế, Đại Huệ! Tất cả các phápchẳng phải không có tự tướng, có tự tướng nhưng Vô Ngã,chẳng phải phàm phu dùng vọng tưởng có thể biết. Nói tấtcả pháp Không, Vô Sanh, Vô Tự Tánh, nên biết nghĩa như trên.

- NhưLai nói ngũ ấm chẳng phải khác chẳng phải không khác. Nếuchẳng khác tức là vô thường, nếu khác thì phương tiệnthành không. Nếu cho là hai thì phải có khác, như sừng trâu,mỗi mỗi tương tự nên chẳng khác; có dài ngắn sai biệtnên có khác, tất cả pháp cũng như thế. Đại Huệ! Như sừngtrâu bên phải khác với sừng trâu bên trái, sừng bên tráikhác với sừng bên phải, đủ thứ sắc tướng dài, ngắnmỗi mỗi khác nhau cũng như thế. Đại Huệ! Như Lai nói ấmgiới nhập chẳng phải khác hay không khác. Do đó, pháp sởthuyết cuả Như Lai gọi là giải thoát. Nếu Như Lai khác vớigiải thoát, ắt phải do sắc tướng tạo thành. Nếu do sắctướng tạo thành thì vô thường, nếu chẳng khác thì ngườitu hành được tướng giải thoát không thể phân biệt,màngười tu hành thấy có phân biệt,cho nên chẳng phải kháchay chẳng khác, cũng như trí và nhĩ diệm, chẳng phải kháchay chẳng khác.

- ĐạiHuệ! Nói "Trí và nhĩ diệm chẳng phải khác hay chẳng khác" là phi thường phi vô thường, phi tác phi sở tác, phi hữuvi phi vô vi, phi giác phi sở giác, phi tướng phi sở tướng,phi ấm phi khác với ấm, phi thuyết phi sở thuyết, phi nhấtphi dị, phi đồng phi chẳng đồng. Vì phi nhất phi dị, phiđồng phi chẳng đồng, nên lìa tất cả lượng. Lìa tấtcả lượng thì vô ngôn thuyết, vô ngôn thuyết thì vô sanh,vôsanh thì vô diệt, vô diệt thì tịch diệt, tịch diệt làtự tánh Niết Bàn, tự tánh Niết Bàn là vô sự vô nhân,vô sự vô nhân thì chẳng có phan duyên, chẳng có phan duyênthì siêu việt tất cả hư ngụy; siêu việt tất cả hư ngụytức là Như Lai, Như Lai tức là Tam Miệu Tam Phật Đà. ĐạiHuệ! Tam Miệu Tam Phật Đà của Phật Đà lìa tất cả cănlượng.

Khiấy Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Pháplìa chư căn lượng,

Vôsự cũng Vô Nhân.

Đãlìa giác sở giác,

Cũnglìa tướng sở tướng.

Ấmduyên đồng chánh giác,

Nhấtdị chẳng thể thấy.

Nếuthật chẳng thể thấy,

Thìlàm sao phân biệt?

Phitác phi bất tác,

Phisự cũng phi nhân.

Phiấm phi lìa ấm,

Cũngchẳng có pháp khác.

Chẳngphải có các tánh,

Nhưvọng tưởng họ thấy.

Mỗimỗi pháp cũng thế,

Phihữu cũng phi vô.

Vìhữu nên nói vô,

Vìvô nên nói hữu.

NếuVÔ chẳng thể lập,

ThìHỮU làm sao có!

Hoặcnơi ngã, phi ngã,

Lưuluyến theo ngôn thuyết.

Chìmđắm nơi nhị biên,

Tựhoại, hoại thế gian.

Tạolỗi chướng giải thoát,

TướngThông ta quán sát.

Chẳngbáng Đại Đạo Sư,

Ấygọi là chánh quán.

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Như Thế Tôn sở thuyết khế kinh, nói nhiếp thọ bấtsanh bất diệt; Thế Tôn cũng nói bất sanh bất diệt là biệtdanh của Như lai. Taị sao Thế Tôn vì vô tánh mà nói bấtsanh bất diệt cho là biệt danh của Như Lai?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Tanói tất cả pháp Bất sanh Bất diệt là chẳng hiện phápHỮU và VÔ.

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng:

- Nếutất cả pháp bất sanh thì pháp Nhiếp Thọ bất khả đắc,vìpháp nhiếp thọ bất sanh. Nếu tất cả pháp bất sanh thìlàm sao trong danh tự có pháp? Cúi xin Phật thuyết rõ.

Phậtbảo Đại Huệ:

- Lànhthay, lành thay! Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, Ta sẽ vì ngươiphân biệt giải thuyết.

ĐạiHuệ BồTát bạch Phật rằng:

- Cúixin thọ giáo.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Tanói Như Lai chẳng phải vô tánh, cũng chẳng phải bất sanhbất diệt, nhiếp tất cả pháp, cũng chẳng đợi duyên màbất sanh bất diệt, cũng chẳng phải vô nghĩa. Đại Huệ!Ta nói ý sanh pháp thân là danh hiệu của Như Lai, nói BẤTSANH kia, chẳng phải cảnh giới cuả tất cả ngoại đạoThanh Văn, Duyên Giác, cho đến Thất Trụ Bồ Tát.

ĐạiHuệ! Nghĩa BẤT SANH kia tức biệt hiệu của Như Lai. ĐạiHuệ! Ví như lưới báu Nhân Đà La của Đế Thích và BấtNhân Đà La, các vật ấy mỗi mỗi có nhiều tên gọi, nhưngchẳng phải có nhiều tên mà có nhiều tánh, cũng chẳng phảikhông có tự tánh.

- Nhưthế, Đại Huệ! Ta ở nơi thế giới Ta Bà này có ba A TăngKỳ trăm ngàn danh hiệu, phàm phu thảy đều nghe, mỗi mỗixưng danh hiệu ta mà chẳng biết là biệt danh của Như LaiTa. Đại Huệ! Hoặc có chúng sanh biết Ta là Như Lai, hoặcbiết ta là Nhất Thiết Trí, hoặc biết là Phật, hoặc biếtlà Người Cứu Thế, hoặc biết là Người Tự Giác, hoặcbiết là Đạo Sư, hoặc biết là Quảng Đạo, hoặc biếtlà tất cả đạo, hoặc biết là Thiên Nhơn, hoặc biết làPhạn (người thanh tịnh), hoặc biết là Trời, hoặt biếtlà Tự Tại, hoặc biết là thù thắng, hoặc biết là TiênNhơn Tóc Vàng, hoặc biết là Chơn Thật, hoặc biết là mặttrăng, hoặc biết là mặt trời, hoặc biết là Chúa Tể, hoặcbiết là Vô Sanh, hoặc biết là Vô Diệt, hoặc biết là TánhKhông, hoặc biết là Như Như, hoặc biết là Chơn Đế, hoặcbiết là Thật Tế, hoặc biết là Pháp Tánh, hoặc biết làNiết Bàn, hoặc biết là Thường, hoặc biết là Bình Đẳng,hoặc biết là Bất Nhị, hoặc biết là Vô Tướng, hoặc biếtlà Giải Thoát, hoặc biết là Đạo, hoặc biết là Sanh v.v...Đại Huệ! Ba A Tăng Kỳ trăm ngàn danh hiệu như thế, chẳngthêm chẳng bớt, thế giới này và thế giới khác thảy đềubiết Ta, như mặt trăng trong nước chẳng xuất chẳng nhập.Phàm phu chẳng thể biết Ta, vì đọa nơi nhị biên, nhưngđều cung kính cúng dường Ta,mà chẳng khéo biết từ ngữdanh cú, chẳng có tự thông, chẳng phân biệt được tên vànghĩa, lại chấp trước mỗi mỗi văn tự ngôn thuyết, nơibất sanh bất diệt cho là Vô Tánh, chẳng biết danh hiệu saibiệt của Như Lai dù nhiều mà nghĩa vốn chẳng sai biệt,như một Đế Thích cũng có nhiều danh hiệu vậy. Vì chẳngbiết tự thông hộivề căn bản, nên đối với tất cảpháp, đuổi theo ngôn thuyết mà chấp trước.

- ĐạiHuệ! Bọn ngu si kia nói như thế rằng: "Nghĩa như ngôn thuyết,nghĩa với ngôn thuyết chẳng khác. Tại sao? Vì nghĩa chẳngtự thân, ngoài ngôn thuyết chẳng có nghĩa khác, chỉ là ngônthuyết thôi". Họ bị ác kiến đốt trí, chẳng biết ngônthuyết tự tánh, chẳng biết ngôn thuyết là sanh diệt, nghĩathì chẳng sanh diệt. Đại Huệ! Tất cả ngôn thuyết đọanơi văn tự, nghĩa thì chẳng đọa, vì lìa tánh phi tánh, nênchẳng thọ sanh, cũng chẳng tự thân. Đại Huệ! Như Lai chẳngthuyết pháp đọa văn tự, vì văn tự hữu và vô đều bấtkhả đắc.

-Đại Huệ! Nếu có ai nói Như Lai thuyết pháp đọa văn tự,ấy là vọng ngữ, vì pháp lìa văn tự. Cho nên Đại Huệ!Ta cùng chư Phật và các Bồ Tát chẳng thuyết một chữ, chẳngđáp môt chữ. Tại sao? Vì pháp lìa văn tự chứ chẳng phảiTa thuyết cái nghĩa không lợi ích cho chúng sanh. Ta chỉ nóingôn thuyết là vọng tưởng cuả chúngsanh. Đại Huệ! Nếuta chẳng thuyết tất cả pháp thì giáo pháp sẽ hoại, nếugiáo pháp hoại thì chẳng có chư Phật, Bồ Tát và Thanh Văn,Duyên Giác, vậy còn ai thuyết pháp cho ai?

- Chonên, Đại Huệ! Đại Bồ Tát chớ chấp ngôn thuyết mà phươngtiện tùy nghi rộng thuyết kinh pháp. Do chúng sanh phiền nãohy vọng chẳng đồng, nên Ta và chư Phật vì mỗi mỗi hiểubiết khác nhau của chúng sanh mà thuyết các pháp, khiến họlìa tâm, ý, ý thức, chẳng thuyết chỗ đắc Tự Giác ThánhTrí.

- ĐạiHuệ! Nơi tất cả pháp vốn Vô Sở Hữu, nếu giác đượctự tâm hiện lượng thì lìa được hai thứ vọng tưởng,chư Đại Bồ Tát dựa theo nghĩa này mà chẳng dựa theo văntự. Nếu thiện nam, tín nữ dựa theo văn tự, là tự hoạiĐệ Nhất Nghĩa, chẳng thể tự giác cũng chẳng thể giáctha, đọa nơi ác kiến tương tục mà vì chúng thuyết pháp,chẳng khéo liễu tri tất cả pháp tất cả địa tất cảtướng, cũng chẳng biết nghĩa cú. Nếu khéo biết tất cảPháp, tất cả Địa, tất cả Tướng, thông đạt nghĩa cú,tánh nghĩa đầy đủ thì họ được dùng sự vui vô tướngcủa chánh Pháp mà tự thọ sự vui, kiến lập Đại thừabình đẳng cho chúng sanh.

- ĐạiHuệ! Người nhiếp thọ Đại thừa thì nhiếp thọ Chư Phật,Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác. Vì nhiếp thọ chư Phật, BồTát, Thanh Văn, Duyên Giác thì nhiếp thọ tất cả chúng sanh,nhiếp thọ tất cả chúng sanh thì nhiếp thọ chánh pháp, nhiếpthọ chánh pháp thì Phật chủng chẳng dứt, Phật chủng chẳngdứt thì hay liễu tri chỗ đắc nhập thù thắng. Liễu trichỗ đắc nhập thù thắng ấy là Đại Bồ Tát thường đượcý sanh hóa thân, tùy nghi kiến lập pháp Đại thừa bình đẳng,dùng sức Thập Tự Tại (1) hiện nhiều sắc tướng, thôngđạt hình loại phiền não, các tướng hy vọng của chúngsanh mà thuyết pháp như thật. Nói NHƯ THẬT tức là chẳngcó khác biệt, tướng như thật là bất khứ, bất lai, tấtcả hư ngụy đều dứt, gọi là Như Thật. Đại Huệ! Thiệnnam, tín nữ chẳng nên nhiếp thọ sự tùy ngôn thuyết chấptrước, vì nghĩa chơn thật lìa nơi văn tự.

(1)THẬP TỰ TẠI LỰC : Nói tắt là Thập Lực, là mười thứsức tự tại của Như Lai. Ấy là:

1.-Chỗ tri giác chẳng phải chỗ trí lực. Sự biết nghĩa lýcủa các vật là do sức tự tại của tự tâm tự biết, chẳngphải do trí lực mà biết.

2.-Sức tự tại biết nhân quả nghiệp báo của tất cả chúngsanh nơi tam thế.

3.-Sức tự tại biết các thứ thiền định giải thoát tam muội.

4.-Biết mỗi mỗi tri giải trí lực của tất cả chúng sanh.

5.-Biết mỗi mỗi cảnh giới chẳng đồng cuả chúng sanh thếgian.

6.-Biết phổ biến tất cả pháp đúng như thật tế.

7.-Biết mỗi mỗi hành và nhân của các pháp thế gian hữu lậuvà các pháp Xuất thế gian Vô lậu từ Ngũ giới Thập thiệncho đến Niết bàn.

8.-Có Thiên nhãn vô ngại, thấy biết nghiệp duyên thiện ácvà sanh tử của tất cả chúng sanh.

9.-Biết Túc mạng và Vô lậu Niết Bàn của tất cả chúng sanh.

10.-Biết tất cả tập khí mê vọng, dứt hẳn chẳng sanh, đúngnhư thật tế. Gọi là Thập Tự Tại Lực.

- ĐạiHuệ! Cũng như phàm phu dùng ngón tay chỉ vật, mà chỉ quántheo ngón tay thì chẳng được nghĩa thật. Cũng thế, nếuphàm phu tùy theo ngôn thuyết của ngón tay mà nhiếp thọ chấptrước thì rốt cuộc chẳng thể đắc Đệ Nhất Nghĩa thậtlìa ngón tay ngôn thuyết. Đại Huệ! Ví như nuôi trẻ nhỏ,nên cho ăn đồ chín, không nên cho ăn đồ sống, nếu cho ănđồ sống thì có thể khiến nó phát bệnh. Người đuổitheo ngôn thuyết vì chẳng biết thứ lớp phương tiện cuảnghĩa pháp chín mùi cũng như thế. Do đó, Đại Huệ! Đốivới pháp Bất sanh Bất diệt, người tu chẳng biết phươngtiện là chẳng khéo tu, cho nên hành giả phải khéo tu phươngtiện, chớ tùy theo ngôn thuyết như xem ngón tay mà chẳng thấychỗ ngón tay chỉ. Cho nên, Đại Huệ! Người tu nên khéo biếtphương tiện nơi nghĩa chơn thật, nghĩa chơn thật là nhâncủa Niết Bàn vi diệu tịch tịnh, ngôn thuyết là vọng tưởnghòa hợp, vọng tưởng là tích tụ sanh tử.

- ĐạiHuệ! Nghĩa chơn thật là từ người đa văn mà đắc. ĐạiHụê! Nói ĐA VĂN là thấu nơi nghĩa, chẳng phải ở nơi ngônthuyết. Nói THẤU NGHĨA thì chẳng theo kinh luận của tấtcả ngoại đạo, tự thân chẳng theo, cũng chẳng khiến ngườikhác theo, ấy gọi là Đại Đức Đa Văn. Cho nên người muốncầu nghĩa nên thân cận bậc đa văn thì thấu được nghĩa.Trái với nghĩa này tức là chấp trước ngôn thuyết, nênphải xa lìa.

Khiấy, Đại Hụê Bồ Tát lại thừa oai thần Phật mà bạchrằng :

- BạchThế Tôn! Pháp Bất sanh Bất diệt của Thế Tôn hiển thịchẳng có gì lạ. Tại sao? Vì lập cái nghĩa NHÂN của tấtcả ngọai đạo, cũng nói bất sanh bất diệt, Thế Tôn cũngnói chẳng phải số lượng duyên diệt, là Niết Bàn Bấtsanh Bất diệt. Thế Tôn! Ngoại đạo nói nhân duyên sanh thếgian, Thế Tôn cũng nói do vọng tưởng vô minh nghiệp ái làmduyên sanh khởi thế gian. Họ nói nhân, đây nói duyên, ấychỉ là danh từ sai biệt thôi. Nhân duyên các vật cũng nhưthế, Thế Tôn với ngọai đạo lập luận chẳng có sai biệt.Ngoại đạo nói vi trần, thắng diệu, tự tại, chúng sanh,chúa v.v... Có chín sự vật bất sanh, bất diệt; Thế Tôncũng nói tất cả tánh bất sanh, bất diệt, hữu và vô bấtkhả đắc. Ngoại đạo cũng nói tứ đại chẳng hoại, tựtánh bất sanh bất diệt, tứ đại thường là tứ đại, chođến luân hồi lục đạo mà chẳng xa lìa tự tánh; Thế Tônsở thuyết cũng như thế. Cho nên con nói chẳng có gì lạ.Nay cúi xin Thế Tôn vì đại chúng thuyết pháp đặc biệt,kỳ lạ hơn các pháp ngoại đạo. Nếu pháp chẳng sai biệtthì tất cả ngoại đạo cũng đều là Phật,vì cùng nói bấtsanh, bất diệt vậy. Lại, Thế Tôn nói nơi một thế giớimà có nhiều Phật ra đời là chẳng có chỗ đúng, nếu theolời sở thuyết trên thì trong một thế giới phải có nhiềuPhật, vì pháp ngoại đạo với Phật chẳng sai biệt vậy.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Tanói BẤT SANH BẤT DIỆT, chẳng đồng bất sanh bất diệt củangoại đạo. Tại sao? Vì các ngoại đạo họ chấp có tánhcủa tự tánh để đắc tướng bất sanh bất biến, Ta chẳngnhư thế mà đọa sự hữu và vô. Đại Huệ! Pháp Ta nói lìahữu và vô, lìa sanh diệt, phi tánh phi vô tánh, mỗi mỗi phápnhư mộng huyễn hiện, nên phi vô tánh. Nói VÔ TÁNH là sắctướng chẳng có tự tánh nhiếp thọ, hiện như chẳng hiện,nhiếp như chẳng nhiếp. Do đó nên nói tất cả tánh vô tánh,cũng phi vô tánh. Hễ giác được tự tâm hiện lượng thìvọng tưởng chẳng sanh, yên ổn an lạc, dứt hẳn việc thếgian.

- Phàmphu ngu si, dùng vọng tưởng làm việc, chẳng phải Thánh Hiền,biết vọng tưởng chẳng thật như thành Càn Thát Bà và ngườihuyễn hóa. Đại Huệ! Như trong thành Càn Thát Bà, có ngườihuyễn hoá, người buôn bán, đủ thứ chúng sanh ra vào, phàmphu vọng tưởng cho có người chơn thật ra vào, nhưng thậtthì chẳng có kẻ ra người vào. Như thế, Đại Huệ! Phàmphu ngu si, khởi tưởng mê hoặc bất sanh bất diệt, thậtcũng chẳng có hữu vi vô vi, hoặc sanh hoặc diệt của ngườihuyễn, kỳ thật người huyễn vốn chẳng có. Tất cả phápcũng như thế, lìa nơi sanh diệt, tánh và vô tánh đều VôSở Hữu. Phàm phu ngu si, đọa kiến chấp bất như thật, khởivọng tưởng sanh diệt, BẤT NHƯ THẬT của các bậc ThánhHiền thì chẳng như vậy. Nhưng tánh và phi tánh với vọngtưởng cũng chẳng có khác, nếu khác với vọng tưởng, chấptrước tất cả tánh của tự tánh thì chẳng thấy tịch tịnh.Nếu chẳng thấy tịch tịnh thì rốt cuộc chẳng thể lìavọng tưởng. Cho nên Đại Huệ! Chẳng có thấy tướng màthấy vô tướng mới đúng. "Thấy Tướng " là cái nhân thọsanh nên chẳng đúng, vô tướng thì vọng tưởng chẳng sanh,chẳng khởi chẳng diệt, Ta nói là Niết Bàn. Đại Huệ! NóiNiết Bàn là thấy nghĩa chơn thật, lìa pháp tâm, tâm sốcủa vọng tưởng, cho đến đắc Như Lai Tự Giác Thánh Trí,Ta nói là Niết Bàn.

Khiấy Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Diệttrừ Nhân Sanh Luận,

Kiếnlập nghĩa bất sanh.

Phápta thuyết như thế,

Phàmphu chẳng thể biết.

Tấtcả pháp Bất sanh,

VôTánh Vô Sở Hữu.

Nhưthành Càn Thát Bà,

Vàmộng huyễn vô nhân.

Bấtsanh chẳng tự tánh,

PhápKHÔNG có nhân gì?

Vìlìa nơi hòa hợp,

Tánhgiác tri chẳng hiện.

Nênpháp Không bất sanh.

Tanói chẳng tự tánh.

Vìmỗi mỗi hòa hợp,

Dùhiện chẳng thật có.

Phântích chẳng hòa hợp,

Kiếnchấp của ngoại đạo.

Nhưmộng huyễn hoa đốm,

Vàthành Càn Thát Bà.

Mỗimỗi việc thế gian,

Vônhân mà tướng hiện.

Hàngphục Hữu Nhân Luận,

Hiểnbày nghĩa Vô Sanh.

PhápVô Sanh hiển bày,

Thìdòng pháp chẳng dứt.

Vôsanh tức vô nhân,

Cácngoại đạo kinh sợ.

Khiấy Đại Huệ Bồ Tát dùng kệ hỏi rằng:

Thếnào là Sở nhân?

Donhân nào có sanh?

Ởnơi nào hòa hợp,

Màlập Vô Nhân Luận?

ThếTôn dùng kệ đáp rằng :

Quánsát pháp Hữu vi,

Chẳngnhân chẳng vô nhân.

Ngoạiđạo sanh diệt luận,

Kiếnchấp từ đây diệt.

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát lại thuyết kệ hỏi rằng :

Thếnào là Vô Sanh?

Ấylà vô tánh ư?

Hoặcvì quán các duyên,

Cópháp gọi VÔ SANH?

Tênchẳng lẽ không nghĩa?

Cúixin phân biệt thuyết.

ThếTôn lại dùng kệ đáp rằng :

PhiVô Tánh Vô Sanh,

Cũngphi quán các duyên,

Phihữu tánh đặt tên,

Cótên phi vô nghĩa.

Phicảnh giới ngoại đạo,

ThanhVăn và Duyên Giác.

Chođến hàng Thất Trụ,

Đâygọi tướng Vô Sanh.

Xalìa các nhân duyên,

Cũnglìa tất cả việc.

Vìduy tâm kiến lập,

Tưởng,sở tưởng đều lìa.

Sắcthân tùy nghiệp chuyển,

Tanói là Vô Sanh.

Vôtánh vô ngoài tánh,

Cũngchẳng tâm nhiếp thọ.

Dứttất cả kiến chấp,

Tanói là Vô Sanh.

Phânbiệt nhiều nghĩa KHÔNG,

PhiKhông nên nói KHÔNG.

Vôsanh nên nói KHÔNG,

Vôtự tánh như thế.

Donhân duyên hòa hợp,

Thìcó sanh có diệt.

Lìacác số nhân duyên,

Vốnchẳng có sanh diệt.

Lìabỏ số nhân duyên,

Thìchẳng có tánh khác.

Nếunói nhất và dị,

Làvọng tưởng ngoại đạo.

TánhHữu, vô bất sanh,

Phihữu cũng phi vô.

Ngoạitrừ số chuyển biến,

Thảyđều bất khả đắc.

Chỉcó số thế tục,

Duyênnhau thành xiềng xích.

Lìanhân duyên xiềng xích,

Phàmphu chẳng thể hiểu.

Nếulìa duyên xiềng xích,

NghĩaSANH bất khả đắc.

TánhVô Sanh chẳng khởi,

Lìacác lỗi ngoại đạo.

Chỉnói duyên xiềng xích,

Phàmphu chẳng thể hiểu.

Nếulìa duyên xiềng xích,

Màcó tánh sanh khác.

Ấylà Vô Nhân Luận,

Pháhoại nghĩa xiềng xích.

Nhưđèn hiển sắc tướng,

Xiềngxích hiện cũng thế.

Nếulìa nghĩa xiềng xích,

Lạicòn có các tánh.

Tánhấy đều Vô Tánh,

Nhưtánh của hư không.

Lìaxiềng xích cũng thế,

Bậctrí chẳng phân biệt.

Vôsanh chẳng pháp khác,

Làpháp của Thánh Hiền.

Ngườiđắc pháp Vô Sanh,

Làchứng Vô Sanh Nhẫn.

Giảsử trong thế gian,

Ngườiquán sát xiềng xích.

Lìatất cả xiềng xích,

Dođó đắc Chánh định.

Nghiệpái tham, sân, si,

Làxiềng xích nội tâm.

Đấtsình, cây dùi lửa,

Làchủng tử bên ngoài.

Trongngoài duyên nhau sanh.

Giảsử có tánh khác,

Chẳngphải nghĩa xiềng xích,

Phápấy chẳng thành tựu.

NếuSANH chẳng tự tánh,

Ailàm nghĩa xiềng xích.

Vìlần lượt sanh nhau,

Nêngọi nghĩa Nhân Duyên.

Phàmphu vọng tưởng sanh,

Phápđịa, thủy, hỏa, phong.

Lìasố chẳng pháp khác,

Làcái thuyết Vô Tánh.

Nhưthầy thuốc chữa bệnh,

Vìbệnh có sai biệt,

Nênlập đủ thứ luận,

Đểtrị mỗi mỗi bệnh.

Tavì các chúng sanh,

Đoạndứt phiền não họ.

Tùytrình độ cao thấp,

ThuyếtĐộ Môn cho họ.

Gốcphiền não chẳng khác,

Màcó đủ thứ pháp.

Đâythuyết pháp Nhất thừa,

Cũnggọi là Đại thừa.

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Thế Tôn rằng :

-Cúi xin Phật thuyết tướng nhân duyên của tất cả các pháp,do giác đựơc tướng nhân duyên, khiến con và các Bồ Tátđược lìa tất cả tánh của vọng kiến hữu vô, chẳng vọngchấp các pháp tiệm sanh, hoặc đốn sanh, hoặc tiệm đốncộng sanh.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Tấtcả pháp có hai thứ duyên tướng, là ngoại duyên và nộiduyên. Ngoại Duyên là : Cục đất, cây cọc, bánh xe, sợidây, nước, gỗ, nhân công, các thứ phương tiện làm duyên,sanh ra cái bình như bình đất, còn các thứ tơ, lụa, látchiếu, giống mầm, tô lạc v.v... do ngoại duyên phương tiệnsanh ra cũng như thế. Ấy gọi là tướng Ngoại Duyên.

- Thếnào là Nội Duyên? Vì có vô minh ái nghiệp các pháp hòa hợpgọi là năng duyên, từ đó sanh khởi các pháp ấm, giới,nhập, gọi là sở duyên. Các pháp do tự tâm sở hiện vốnchẳng sai biệt, mà phàm phu vọng chấp, thành có sai biệt,ấy gọi là pháp Nội Duyên.

- ĐạiHuệ! Nói về Nhân gồm có sáu thứ, ấy là : Đương hữunhân, Tương tục nhân, Tướng nhân, Tác nhân, Hiển thị nhân,Đối đãi nhân.

1.Đương Hữu Nhân : Vì thức thứ tám từ vô thỉ đến nayhay làm nhân cho tất cả pháp, từ nhân sanh quả, bất khảtư nghì, đương lúc đó làm nhân, nên gọi là Đương HữuNhân.

2.Tương Tục Nhân : Vì bên trong nương thức thứ tám và thứcthứ sáu, phan duyên ngoại cảnh, từ đó pháp trong ngoài làmnhân sanh quả như ngũ ấm chủng tử v.v... do hiện hành huântập chủng tử, lại do chủng tử huân tập hiện hành, màquả nhiễm tịnh theo đó liên tục sanh khởi chẳng dừng,nên gọi là Tương Tục Nhân.

3.Tướng Nhân : Do cái đẳng Vô Gián Duyên ( duyên chẳng giánđoạn ) làm ra tướng Vô Gián, sanh ra quả tương tục. Nơitương tục có tướng Vô Gián đã lìa nơi nhân mà chưa đếnnơi quả, vì nó chẳng gián đoạn cho nên tương tục. Vì ởnơi chính giữa của nhân và quả mà có tướng,, nên gọilà Tướng Nhân.

4.Tác Nhân : Tức là tăng thượng duyên, ấy là tạo nghiệptăng thượng mà sanh ra quả, cũng như Chuyển Luân Vương, dothân thể chứng đắc Luân Vương làm bản nhân mà bánh xeThất Bửu từ hư không bay đến, ấy là sự tăng thượng.Vì cảnh chẳng thể sanh quả, phải nhờ tâm làm tăng thượng,Luân Vương mới có thể làm ra thắng nhân. Vì tâm làm tăngthượng duyên cho cảnh ( bánh xe bay ), nên gọi là Tác Nhân.

5.Hiển Thị Nhân : Sự vọng tưởng sanh rồi thì hiện cái tướngnăng tác, sở tác, như cây đèn chiếu soi hiển thị sắc tướngv. v... gọi là Hiển Thị Nhân.

6.Đối Đãi Nhân : Là lúc pháp diệt thì sự tương tục đoạnđứt, mà ngay đó tánh ''chẳng vọng tướng'' sanh khởi. ĐạiHuệ! Tự tướng vọng tưởng của phàm phu chẳng lần lượtsanh, chẳng cùng chúng sanh. Tại sao? Nếu cùng lúc sanh thìchẳng phân biệt được năng tác, sở tác, vì chẳng có tướngnhân. Nếu lần lượt sanh thì chẳng có tự tướng, cho nênchẳng thể có lần lượt sanh, như chẳng sanh con thì khôngđược gọi là cha. Đại Huệ! Vì cha với con làm nhân đốiđãi với nhau, không có cha thì không sanh được con, khôngcó con thì không được gọi là cha; cha con đối đãi nhau màsanh, nên gọi là Đối Đãi Nhân.

- ĐạiHuệ! nói tóm lại, các thứ tướng sanh đều do các thứ nhâncủa tự tánh vọng tưởng chấp tướng mà sanh. Vì tự tâmhiện ra thọ dụng mà có tự tướng, cộng tướng, ngoạitánh, phi tánh; thực ra Lần Lượt Sanh và Cùng Lúc Sanh haithứ đều chẳng thể sanh. Cho nên phải lìa hai thứ kiếnchấp đó.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Tấtcả đều Vô sanh,

Cũngkhông nhân duyên diệt.

Ởnơi tướng sanh diệt,

Màkhởi nhân duyên tưởng.

Phápdiệt rồi lại sanh,

Donhân duyên tương tục.

Vìđoạn dứt si mê,

Củatất cả chúng sanh.

Nênthuyết pháp duyên khởi,

Cácpháp thật Vô Sanh.

Dotập khí mê hoặc,

Từđó hiện tam giới.

Duyênthật vốn Vô Sanh,

Lạicũng chẳng có diệt.

Tấtcả pháp hữu vi,

Nhưhoa đốm trên không.

Nếulìa bỏ kiến chấp,

Năngnhiếp và sở nhiếp.

Chẳngcó Vô nhân sanh,

Vàđã sanh, sẽ sanh.

Sựsanh vốn chẳng có,

Thảychỉ là ngôn thuyết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567