Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 34: Đẳng kiến

02/05/201113:07(Xem: 7583)
Phẩm 34: Đẳng kiến

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

NĂMPHÁP
34.PHẨM ĐẲNG KIẾN[78]

KINHSỐ 1
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Tôn giả Xá-lợi-phất cùng năm trăm Tỳ-kheo ở trongvườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá Vệ.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo đến chỗ Xá-lợi-phất, thăm hỏi Ngàirồi ngồi qua một bên. Lúc ấy, các Tỳ-kheo bạch Xá-lợi-phất:

“Tỳ-kheogiới thành tựu nên tu những pháp gì?”

Xá-lợi-phấtđáp:

“Tỳ-kheogiới thành tựu nên tư duy về năm thủ uẩn là vô thường,là khổ, là não, là đáng sợ nhiều, cũng nên tư duy khổ,không, vô ngã. Sao gọi là năm? Đó là sắc uẩn, thọ uẩn,tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.

“KhiTỳ-kheo giới thành tựu tư duy năm uẩn này liền đắc quảTu-đà-hoàn.”

Tỳ-kheobạch Xá-lợi-phất:

“Tỳ-kheoTu-đà-hoàn phải tư duy những pháp gì?”

Xá-lợi-phấtđáp:

“Tỳ-kheoTu-đà-hoàn cũng nên tư duy về năm thủ uẩn này: là khổ,là não, là đáng sợ nhiều, cũng nên tư duy khổ, không, vôngã.

“CácHiền giả nên biết, nếu Tỳ-kheo Tu-đà-hoàn tư duy về nămthủ uẩn liền thành quả Tư-đà-hàm.”

Tỳ-kheobạch Xá-lợi-phất:

“Tỳ-kheoTư-đà-hàm phải tư duy những pháp gì?”

Xá-lợi-phấtđáp:

“Tỳ-kheoTư-đà-hàm cũng nên tư duy về năm thủ uẩn này: là khổ,là não, là đáng sợ nhiều, cũng nên tư duy khổ, [690a01] không,vô ngã.

“Bấygiờ, Tỳ-kheo Tư-đà-hoàn tư duy về năm thủ uẩn này liềnchứng quả A-na-hàm.”

CácTỳ-kheobạch Xá-lợi-phất:

“Tỳ-kheoA-na-hàm phải tư duy những pháp gì?”

Xá-lợi-phấtđáp:

“Tỳ-kheoA-na-hàm cũng nên tư duy về năm thủ uẩn này: là khổ, lànão, là đáng sợ nhiều, cũng nên tư duy khổ, không, vô ngã.

“Bấygiờ, Tỳ-kheo A-na-hàm tư duy về năm thủ uẩn này liền chứngquả A-la-hán.”

CácTỳ-kheo hỏi:

“Tỳ-kheoA-la-hán nên tư duy những pháp gì?”

Xá-lợi-phấtđáp:

“Điềucác Thầy hỏi đã vượt quá rồi. Tỳ-kheo A-la-hán, việccần làm đã xong, không còn tạo nghiệp, tâm được giảithoát khỏi hữu lậu, không còn hướng đến năm đường biểnsanh tử, lại không còn tái sinh, không còn tạo tác gì nữa.Cho nên, các Hiền giả, Tỳ-kheo trì giới, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm,A-na-hàm hãy tư duy về năm thủ uẩn này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Xá-lợi-phất dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Lộc uyển, trú xứ Tiênnhân, tại Ba-la-nại.

Bấygiờ, Như Lai thành đạo chưa lâu, người đời gọi Ngài làĐại Sa-môn. Lúc ấy, vua Ba-tư-nặc mới nối ngôi vua. VuaBa-tư-nặc nghĩ thầm: “Nay ta mới nối ngôi vua, trước phảicưới con gái dòng họ Thích. Nếu họ gả cho ta mới vừalòng ta. Nếu không nhận cho, ta sẽ dùng sức đến cưỡngbức.”

Rồivua Ba-tư-nặc liền bảo một đại thần:

“Ônghãy đến vương cung họ Thích, thành Ca-tỳ-la-vệ, nhân danhta báo với dòng họ Thích kia rằng: ‘Vua Ba-tư-nặc gởi lờithăm hỏi các ngài, sống nhẹ nhàng thuận lợi mãi mãi chăng.Và nói rằng, ta muốn lấy con gái dòng họ Thích. Nếu thuậncho ta sẽ biết ơn mãi mãi. Còn nếu làm trái lại, ta sẽdùng sức mạnh cưỡng bức.”

Đạithần nhận lệnh của vua, đến nước Ca-tỳ-la. Lúc ấy, nămtrăm người dòng họ Thích ở Ca-tỳ-la-vệ đang tập họptại một chỗ. Đại thần đến chỗ năm trăm người dònghọ Thích, xưng danh hiệu vua Ba-tư-nặc, gởi lời thăm hỏimong cuộc sống nhẹ nhàng thuận lợi mãi mãi. Vua bảo rằng,‘Ta muốn lấy con gái dòng họ Thích. Nếu thuận cho, ta sẽbiết ơn mãi mãi. Còn nếu làm trái lại, ta sẽ dùng sứcmạnh cưỡng bức.’

Saukhi nghe những lời này, những người dòng họ Thích hết sứctức giận: “Chúng ta là dòng họ cao quý vì sao phải [690b01]kết thân gia với con của tỳ nữ?” Trong số ấy, có ngườinói nên gả, có người nói không nên gả. Bấy giờ, trongsố người tập họp kia, có người tên Ma-ha-nam,[79] nói vớimọi người rằng:

“CácHiền giả, chớ có tức giận. Vì sao vậy? Vua Ba-tư-nặc làkẻ bạo ác. Nếu chống cự, vua Ba-tư-nặc đến tàn phá nướcta. Nay tôi đích thân đảm đương đến gặp vua Ba-tư-nặcnói về việc này.”

Bấygiờ, trong nhà Ma-ha-nam có tỳ nữ sanh một con gái dung nhanxinh đẹp hiếm có trên đời. Ma-ha-nam bảo tắm gội cô này,cho mặc xiêm y đẹp đẽ, lên xe gắn lông chim* đưa đếncho vua Ba-tư-nặc và nói với vua:

“Đâylà con gái tôi. Ngài có thể thành thân cùng nó.”

Khivua Ba-tư-nặc được cô này, hết sức vui mừng, liền lậpcô này làm đệ nhất phu nhân.[80] Qua chưa được vài ngày,cô đã mang thai, lại trải qua tám, chín tháng sinh một namnhi xinh đẹp vô song, đặc biệt trên đời. Vua Ba-tư-nặctập họp các thầy tướng để đặt tên cho thái tử. Saukhi các thầy tướng nghe vua nói xong, liền tâu vua:

“Đạivương nên biết, khi cầu phu nhân, mọi người dòng họ Thíchcùng nhau tranh, có người nói ‘nên cho’, hoặc có ngườinói ‘không nên cho’, khiến cho kia đây xa dòng (lưu-ly), naynên đặt tên là Tỳ-lưu-ly.”[81] Đặt tên xong, các thầytướng đều rời chỗ ngồi đứng dậy mà đi.

VuaBa-tư-nặc yêu thương thái tử Lưu-ly, chưa từng rời khỏimắt. Khi thái tử Lưu-ly lên tám tuổi, vua bảo:

“Naycon đã lớn, hãy đến Ca-tỳ-la-vệ để học nghệ thuậtbắn tên.”

Rồivua Ba-tư-nặc cung cấp những người hầu điều khiển voilớn đến nhà dòng họ Thích, đến nhà Ma-ha-nam, nói vớiMa-ha-nam:

“VuaBa-tư-nặc bảo con đến đây học cách bắn tên. Cúi xin ôngngoại mọi sự hãy dạy bảo cho.”

Ma-ha-nambảo:

“Ngườimuốn học nghệ thuật thì phải khéo luyện tập.”

Ma-ha-namliền tập họp năm trăm thiếu niên họ Thích lại cùng họcthuật. Lúc ấy, thái tử Tỳ-lưu-ly cùng học xạ thuật vớinăm trăm đồng tử.

Bấygiờ, trong thành Ca-tỳ-la-vệ vừa xây một giảng đường.Trời, nhân dân, ma, hoặc ma thiên không được ở trong giảngđường này. Lúc ấy, những người họ Thích nói với nhau:

“Naygiảng đường này vừa được xây cất và trang trí xong, giốngnhư thiên cung không khác tí nào. Trước hết, chúng ta nênthỉnh Như Lai và chúng Tăng cúng dường ở trong đó, đểchúng ta được hưởng [690c01] phước vô cùng.”

Bấygiờ, dòng họ Thích ở trên giảng đường trải các loạitọa cụ, treo lụa là, phướn, lọng, rưới nước thơm lênmặt đất, đốt các loại hương thơm, tích chứa nước sạch,đốt các đèn sáng.

Tháitử Lưu-ly dẫn năm trăm đồng tử đến chỗ giảng đường,liền leo lên tòa Sư tử. Khi những người họ Thích thấyvậy, bèn nổi giận, đến nắm tay lôi ra ngoài cửa. Mọingười đều mắng:

“Đâylà con đứa tiện tỳ! Chư thiên và người đời chưa ai dámngồi trong đó. Con đẻ của tiện tỳ này lại dám vào trongđó ngồi.”

Rồihọ xô đẩy thái tử Lưu-ly ngã lăn ra đất. Thái tử Lưu-lychống đất đứng dậy, thở dài, quay ra sau. Khi ấy, có conbà-la-môn tên Hảo Khổ. Thái tử Lưu-ly nói với con bà-la-mônHảo Khổ:

“Dònghọ Thích này đã hủy nhục ta đến như vậy. Nếu sau nàykhi ta lên ngôi vua, ngươi hãy nhắc lại ta việc này.”

Lúcấy, con bà-la-môn Hảo Khổ đáp:

“Nhưlời Thái tử dạy”.

Mỗingày ba lần, con bà-la-môn kia bạch với thái tử:

“Hãynhớ nỗi nhục họ Thích. Rồi nói kệ này:

Tấtcả sẽ diệt tận.

Quảchín cũng sẽ rơi.

Tậphợp ắt sẽ tan.

Cósinh ắt có tử.

Saukhi sống hết tuổi thọ, bấy giờ vua Ba-tư-nặc băng hà,liền lập thái tử Lưu-ly làm vua. Lúc ấy, bà-la-môn HảoKhổ[82] đến chỗ vua nói rằng:

“Vuanên nhớ, xưa bị họ Thích hủy nhục.”

VuaLưu-ly nói:

“Lànhthay, lành thay! Khéo nhớ việc xưa.”

Lúcnày, Vua Lưu-ly nổi sân giận, bảo các quần thần:

“Nay,ai là vua của nhân dân?”

Quầnthần tâu:

“Hiệnnay, Đại vương thống lĩnh.”

VuaLưu-ly nói:

“Cácngươi, hãy mau chuẩn bị tập hợp binh bốn bộ, ta muốn đichinh phạt họ Thích.”

Quầnthần đáp:

“Thưavâng, Đại vương!”

Quầnthần tuân lệnh vua tập hợp binh bốn bộ. Vua Lưu-ly dẫnbinh bốn bộ đi đến Ca-tỳ-la-vệ[83].

Khicác Tỳ-kheo nghe tin vua Lưu-ly đi chinh phạt họ Thích, họđến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, đứng qua một bên,rồi đem việc ấy bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Sau khi nghenhững lời này xong, Thế Tôn liền đến đón vua Lưu-ly ởdưới gốc một cây khô, [691a01] không có cành lá, ở trongtư thế ngồi kiết già.

VuaLưu-ly từ xa thấy Thế Tôn ngồi dưới một gốc cây, liềnxuống xe, đến chỗ Thế Tôn đảnh lễ sát chân, rồi đứngqua một bên. Bấy giờ, vua Lưu-ly bạch Thế Tôn:

“Còncó cây tốt, cành lá sum suê như cây Ni-câu-lưu chẳng hạn,sao ngồi dưới cây khô này?”

ThếTôn bảo:

“Bóngmát của thân tộc hơn người ngoài.”

Lúcấy, vua Lưu-ly liền nghĩ thầm:

“Hômnay, Thế Tôn vẫn còn vì thân tộc. Vậy hôm nay ta nên quayvề bổn quốc, không nên đến chinh phạt Ca-tỳ-la-vệ.”

VuaLưu-ly liền cáo từ lui binh. Bà-la-môn Hảo Khổ lại tâu vua:

“Vuanên nhớ, xưa kia đã bị họ Thích làm nhục.”

Saukhi nghe những lời này rồi, vua Lưu-ly lại nổi giận, bảoquần thần:

“Cáckhanh hãy mau chuẩn bị, tập họp binh bốn bộ, ta muốn đichinh phạt Ca-tỳ-la-vệ.”

Quầnthần liền tập họp binh bốn bộ, kéo ra khỏi thành Xá-vệ,đến Ca-tỳ-la-vệ chinh phạt họ Thích.

CácTỳ-kheo nghe như vậy, đến bạch Thế Tôn:

“Nayvua Lưu-ly đang hưng binh đến chinh phạt họ Thích.”

Nghenhững lời này, Thế Tôn liền dùng thần túc đến ngồi dướigốc cây cạnh đường. Tỳ-lưu-ly từ xa trông thấy Thế Tônngồi dưới một gốc cây, liền xuống xe đến chỗ Thế Tôn,đảnh lễ sát chân, rồi đứng qua một bên. Bấy giờ, vuaLưu-ly bạch Thế Tôn:

“Còncó cây tốt, sao lại không ngồi ở đó, hôm nay, Thế Tôncớ gì ngồi dưới cây khô này?”

Lúcấy, Thế Tôn nói:

“Bóngmát của thân tộc hơn người ngoài.”

Lúcấy, Thế Tôn liền nói kệ này:

Bóngmát của thân tộc,

HọThích xuất hiện Phật;

Đềulà cành nhánh Ta;

Nênngồi dưới cây này.

Lúcấy, vua Lưu-ly liền nghĩ thầm: “Hiện tại, Thế Tôn xuấtthân từ họ Thích. Ta không nên đến chinh phạt. Phải nênquay về bổn quốc.’ Rồi, vua Lưu-ly liền trở về thànhXá-vệ.

Bà-la-mônHảo Khổ lại tâu với vua:

“Vuanên nhớ, xưa kia đã bị họ Thích làm nhục!”

VuaLưu-ly nghe những lời này rồi, lại tập hợp binh bốn loạikéo ra khỏi thành Xá-vệ, đến Ca-tỳ-la-vệ. Đại Mục-kiền-liênkhi nghe vua Lưu-ly đi chinh phạt dòng họ Thích, liền đếnchỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, đứng qua một bên. Bấygiờ, [691b01] Mục-kiền-liên bạch Thế Tôn:

“Hômnay, vua Lưu-ly tập họp binh bốn bộ đến tấn công họ Thích.Nay con có khả năng khiến cho vua Lưu-ly cùng binh bốn bộ bịném sang thế giới phương khác.”

ThếTôn nói:

“Ngươihá có thể đem duyên đời trước của họ Thích đặt sangthế giới khác hay sao?”

Mục-liênbạch Phật:

“Conthật sự không thể đem duyên đời trước đặt sang thếgiới khác.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Mục-liên:

“Ngươihãy trở về chỗ ngồi.”

Mục-liênlại bạch Phật:

“Naycon có thể dời thành Ca-tỳ-la-vệ này đặt giữa hư không.”

ThếTôn bảo:

“Nayngươi có thể dời duyên đời trước của họ Thích đặtgiữa hư không hay không?”

Mục-liênđáp:

“Không,bạch Thế Tôn.”

Phậtbảo Mục-liên:

“Vậyngươi hãy trở về chỗ của mình.”

Lúcấy, Mục-liên lại bạch Phật:

“Cúixin cho phép dùng lồng sắt che bên trên thành Ca-tỳ-la-vệ.”

ThếTôn bảo:

“Thếnào, Mục-liên, ngươi có thể dùng lồng sắt che đậy duyênđời trước không?”

Mục-liênbạch Phật:

“Không,bạch Thế Tôn.”

Phậtbảo Mục-liên:

“Nayngươi trở về chỗ của mình. Hôm nay duyên đời trước củahọ Thích đã chín, nay phải chịu báo.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Muốnhư không thành đất,

Đấtlại thành hư không.

Bịduyên trước trói buộc;

Duyênnày không mục hư.

Bấygiờ, vua Lưu-ly đến Ca-tỳ-la-vệ. Những người dòng họThích nghe vua Lưu-ly dẫn binh bốn bộ đến tấn công. Họliền tập trung chúng bốn bộ trong vòng một do tuần đếnđón vua Lưu-ly.

CácThích tử trong vòng một do tuần, từ xa bắn vua Lưu-ly, hoặcbắn lỗ tai nhưng không tổn thương tai ông, hoặc bắn búitóc nhưng không tổn thương đầu ông, hoặc bắn gãy cung,hoặc bắn đứt dây cung nhưng không hại người ông, hoặcbắn áo giáp nhưng không hại người ông, hoặc bắn giườngghế nhưng không hại người ông, hoặc bắn phá bánh xe nhưngkhông hại người ông, hoặc phá cờ xí nhưng không hại ngườiông. Sau khi thấy sự việc như vậy, vua Lưu-ly liền sinh lòngsợ hãi, bảo quần thần:

“Cácngươi xem những mũi tên này từ đâu đến?”

Quầnthần tâu:

“CácThích tử cách đây trong vòng một do tuần bắn tên đến!”

VuaLưu-ly nói:

“Nếuhọ khởi tâm muốn hại ta thì mọi người đã nhận lấycái chết hết rồi. Ngay tức khắc hãy quay về Xá-vệ!”

Lúcấy, bà-la-môn Hảo Khổ đến trước tâu vua:

“Đạivương chớ lo! Các Thích tử này đều giữ giới, [691c01] côntrùng họ còn không hại huống là hại người. Nay nên tiếnlên trước ắt tiêu diệt được họ Thích.”

VuaLưu-ly từ từ tiến lên về phía họ Thích kia. Những ngườihọ Thích lui vào thành. Vua Lưu-ly, ở ngoài thành bảo họrằng:

“Cácngươi hãy mau mở cửa thành! Nếu không, ta sẽ bắt các ngươigiết hết.”.

Bấygiờ, thành Ca-tỳ-la-vệ có đồng tử họ Thích mới mườilăm tuổi, tên Xa-ma, nghe vua Lưu-ly đang ở bên ngoài cửa,liền mặc giáp, cầm gậy lên trên thành một mình chiến đấuvới vua Lưu-ly. Lúc ấy, đồng tử Xa-ma giết hại nhiều binhlính làm họ chạy tán loạn và nói:

“Đâylà người nào? Là trời hay là quỷ thần? Từ xa trông giốngnhư một cậu bé!”

VuaLưu-ly sinh lòng sợ hãi, liền vào trong hầm để tránh.

Khicác Thích tử nghe binh chúng của vua Lưu-ly bị giết hại,các Thích tử liền gọi đồng tử Xa-ma bảo rằng:

“Ngươituổi trẻ ấu thơ, sao cố ý làm nhục gia phong chúng ta? Hákhông biết các Thích tử tu hành pháp lành sao? Chúng ta, đếncôn trùng còn không thể hại, huống lại là mạng ngườiư? Chúng ta có thể phá tan quân lính này, một người địchvạn người, song chúng ta lại nghĩ thầm: ‘Sát hại chúngsanh vô số kể như vậy.’ Thế Tôn đã từng dạy: ‘Phàmngười giết mạng người, chết sẽ vào địa ngục. Nếusinh trong loài người, tuổi thọ rất ngắn.’ Ngươi hãy mauđi đi, không ở đây nữa. Đồng tử Xa-ma liền bỏ nướcra đi, không vào Ca-tỳ-la-vệ nữa.

Lúcấy, vua Lưu-ly lại đến giữa cửa nói người kia:

“Hãymau mở cửa thành, đừng để ta đợi lâu!”

Lúcấy, các Thích tử tự nói với nhau:

“Nêncho mở cửa thành hay không nên?”

Bấygiờ, tệ ma Ba-tuần giả hình làm một Thích tử ở trong chúnghọ Thích, nói các Thích tử:

“Cácvị hãy mau mở cửa thành. Đừng để hôm nay chúng ta phảicùng chịu khốn.”

Lúcấy, các Thích tử liền cho mở cửa thành. Bấy giờ, vua Lưu-lyliền bảo quần thần:

“Hiệnnhân dân dòng họ Thích này đông, đao kiếm không thể giếthết, hãy bắt hết chôn xuống đất, sau đó cho voi dữ dẫmchết.”

Quầnthần vâng theo lệnh của vua, cho voi dẫm chết họ. Đồngthời, vua Lưu-ly bảo quần thần:

“Cácngươi hãy mau tuyển chọn năm trăm người nữ họ Thích, taychân mặt mày xinh đẹp .”

Cácđại thần vâng lệnh vua, tuyển chọn năm trăm người nữxinh đẹp, dẫn đến chỗ vua.

Khiấy [692a01] Ma-ha-nam Thích tử đến chỗ vua Lưu-ly nói rằng:

“Hãycho tôi một ước nguyện”

VuaLưu-ly nói:

“Ôngmuốn có ước nguyện gì?”

Ma-ha-namnói:

“Tôisẽ lặn xuống đáy nước, theo độ chậm nhanh của tôi, chonhững người họ Thích đều được chạy trốn. Nếu tôira khỏi mặt nước, thì tùy ý giết họ.”

VuaLưu-ly nói:

“Việcấy thật tốt!”

ThíchMa-ha-nam liền xuống đáy nước, lấy tóc đầu buộc vào rễcây mà qua đời. Bấy giờ, các Thích tử trong thành Ca-tỳ-la-vệ,ra từ cửa đông, lại vào từ cửa nam; ra từ cửa tây, lạivào cửa bắc.

VuaLưu-ly bảo quần thần:

“Ôngngoại Ma-ha-nam, vì cớ gì ẩn ở dưới nước, đến giờchưa ra khỏi?”

Bấygiờ, quần thần nghe theo lệnh vua, liền xuống dưới nướckéo Ma-ha-nam lên, nhưng ông đã chết. Khi vua Lưu-ly thấy Ma-ha-namđã chết, lúc này vua mới sanh tâm hối hận:

“Nayông ngoại ta đã chết đều do thương thân tộc, ta đã khôngbiết trước, nên để ông mất. Nếu biết trước, dứt khoátkhông đến công phạt dòng họ Thích này.”

Lúcấy, vua Lưu-ly đã giết chín nghìn chín trăm chín mươi chínvạn người, máu chảy thành sông và thiêu rụi thành Ca-tỳ-la-vệ.Rồi ông đi đến vườn Ni-câu-lưu.

Lúcấy, vua Lưu-ly bảo với năm trăm người nữ dòng họ Thíchrằng:

“Cáckhanh yên tâm, chớ sầu lo. Ta là chồng các khanh, các khanhlà vợ ta, cốt phải hợp nhau.”

VuaLưu-ly tiện đưa tay nắm một người nữ họ Thích muốn đùachơi. Thời người nữ hỏi:

“Đạivương định làm gì?”

Thờivua đáp:

“Muốngiao tình cùng khanh”

Côđáp vua:

“Vìsao nay ta lại giao tình với loại nô tỳ sinh?”

VuaLưu-ly nổi cơn tức giận, ra lệnh cho quần thần:

“Maubắt người nữ này, chặt tay chân nó, ném vào hầm sâu.”

Cácđại thần theo lệnh vua, chặt tay chân cô ném vào hầm sâu.Năm trăm người nữ đều mắng nhà vua rằng:

“Aiđem thân này cùng giao thông với loại con đẻ của nô tỳ!”

Vuatức giận, bắt hết năm trăm người nữ, chặt tay chân họném vào hầm sâu. Vua Lưu-ly sau khi hủy hoại Ca-tỳ-la-vệxong, trở về thành Xá-vệ.

Bấygiờ, thái tử Kỳ-đà đang cùng các kỹ nữ vui đùa trongthâm cung. Nghe tiếng ca hát, vua Lưu-ly liền hỏi:

“Đâylà âm thanh gì [692b01] mà vang đến nơi đây?”

Quầnthần đáp:

“Đólà tiếng đàn hát để tự vui chơi của vương tử Kỳ-đàở trong thâm cung.”

VuaLưu-ly liền bảo người hầu:

“Khanhhãy quay voi này đến chỗ vương tử Kỳ-đà.”

Ngườigiữ cửa từ xa thấy vua đến, tâu rằng:

“Xinvua thong thả một chút, vương tử Kỳ-đà hiện đang vui vớinăm thứ lạc ở trong cung, đừng có gây phiền phức.”

VuaLưu-ly liền rút kiếm giết người giữ cửa. Lúc ấy, vươngtử Kỳ-đà nghe vua Lưu-ly đang đứng ở ngoài cửa, khôngtừ giã các kỹ nữ, liền ra ngoài để gặp vua:

“Vuithay, Đại vương đến! Đại vương hãy vào nghỉ ngơi mộtlát.”

VuaLưu-ly nói: “Há ngươi không biết ta với họ Thích đánhnhau sao?”

Kỳ-đàđáp:

“Cónghe!”

VuaLưu-ly nói:

“Nayvì sao ngươi không giúp ta mà cùng với kỹ nữ đùa giỡn?”

Vươngtử Kỳ-đà đáp:

“Takhông thể giết hại mạng chúng sanh!”

VuaLưu-ly hết sức tức giận liền rút kiếm chém hại vươngtử Kỳ-đà. Sau khi mạng chung, vương tử Kỳ-đà sanh lêncõi trời Tam thập tam, vui đùa cùng năm trăm thiên nữ.

Bấygiờ, Thế Tôn dùng thiên nhãn quan sát thấy vương tử Kỳ-đàmạng chung, đã sinh lên trời Tam thập tam, liền nói kệ này:

Thọphước trong trời người,

Đứcvương tử Kỳ-đà.

Làmlành, sau hưởng báo;

Đềudo hiện báo nên.

Đâylo, kia cũng lo,

Lưu-lylo hai nơi;

Làmác sau nhận ác;

Đềudo hiện báo nên.

Phảinương vào phước đức,

Trướclàm sau cũng vậy.

Hoặclà làm một mình,

Hoặclàm người không biết.

Làmác, có biết ác;

Trướclàm, sau cũng vậy.

Hoặclà làm một mình,

Hoặclàm người không biết.

Hưởngphước trong trời người,

Hainơi đều hưởng phước;

Làmlành sau hưởng báo,

Đềudo hiện báo nên.[84]

Đâylo, kia cũng lo,

Làmác buồn hai nơi;

Làmác sau nhận báo,

Đềudo hiện báo nên. [85]

[692c01]Lúc ấy, năm trăm thiếu nữ dòng họ Thích quay về kêu gàodanh hiệu Như Lai và nói rằng:

“NhưLai sanh ra ở đây và cũng từ chốn này xuất gia học đạo,sau đó thành Phật, vậy mà hôm nay Phật hoàn toàn không thấy,không nghĩ biết chúng ta đang gặp khổ não này, chịu sựđau đớn này. Vì sao Thế Tôn lại không thấy, không nghĩ?”

Bấygiờ, Thế Tôn dùng thiên nhĩ thông suốt, nghe những ngườinữ họ Thích oán trách hướng về Phật. Thế Tôn bảo cácTỳ-kheo:

“Cácngươi hãy đến hết đây, cùng đi quán sát Ca-tỳ-la-vệ vàđể thăm những người thân đang qua đời.”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn.”

ThếTôn dẫn các Tỳ-kheo ra khỏi thành Xá-vệ, đi đến Ca-tỳ-la-vệ.Khi năm trăm người nữ họ Thích từ xa thấy Thế Tôn dẫncác Tỳ-kheo đến, đều sinh lòng hổ thẹn.

ThíchĐề-hoàn Nhân và Tỳ-sa-môn Thiên vương ở sau Thế Tôn quạthầu. Thế Tôn quay lại bảo Thích Đề-hoàn Nhân:

“Cácngười nữ họ Thích đều sinh lòng hổ thẹn.”

ThíchĐề-hoàn Nhân đáp:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn.”

ThíchĐề-hoàn Nhân liền dùng thiên y che lên thân thể năm trămngười nữ này.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Tỳ-sa-môn Thiên vương:

“Nhữngngười nữ này đói khát đã lâu ngày, nên làm điều gì chothích hợp.”

Tỳ-sa-mônThiên vương bạch Phật:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn.”

Đồngthời, Tỳ-sa-môn Thiên vương bày thức ăn trời tự nhiêncho các thiếu nữ họ Thích đều được đầy đủ. Thế Tôntuần tự nói pháp vi diệu cho các cô. Thế Tôn dạy:

“Cácpháp đều phải ly tan. Có hội ngộ thì có biệt ly. Các cônên biết, năm thủ uẩn này đều phải chịu các não khổđau này, rơi trong năm đường. Phàm nhận thân năm uẩn tấtphải chịu hành báo này. Đã có hành báo, tất phải thọthai. Đã thọ thai phần, lại phải chịu báo khổ vui. Nếuai không có năm thủ uẩn, tất không thọ nhận hình hài nữa.Nếu không thọ nhận hình hài thì không có sinh. Vì không cósinh nên không có già. Vì không có già nên không có bệnh.Vì không có bệnh nên không có chết. Vì không có chết nênkhông có khổ não của hội ngộ, biệt ly. Cho nên, các côphải nghĩ đến sự biến đổi thành bại của năm uẩn này.Vì sao vậy? Vì biết năm uẩn là biết năm dục. Biết nămdục là biết pháp ái, biết pháp ái là biết pháp đắm nhiễm.Biết các việc này rồi, không còn thọ thai. Vì không thọthai, không còn sanh, già, bệnh, chết.”

Bấygiờ, Thế Tôn [693a01] lại tuần tự nói pháp này cho các nữhọ Thích : Ngài luận về bố thí, luận về trì giới, luậnvề sinh thiên; dục là tưởng bất tịnh, xuất yếu là anlạc. Khi Thế Tôn thấy tâm ý các cô này đã được khai mở.Như pháp mà chư Phật Thế Tôn thường thuyết, là khổ, tập,tận, đạo; bấy giờ, Thế Tôn cũng vì họ mà thuyết. Bấygiờ, những người nữ, các trần cấu hết sạch, đượcmắt pháp trong sạch, mọi người từ chỗ họ mà qua đời,đều sinh lên trời.

RồiThế Tôn đến cửa thành Đông, thấy trong thành lửa cháydữ dội, liền nói kệ này:

Tấtcả hành vô thường.

Cósinh ắt có tử.

Khôngsinh thì không tử.

Đãdiệt, tối an lạc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi hãy đến hết trong vườn Ni-câu-lưu, theo thứ lớpmà ngồi.”

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

“Đâylà vườn Ni-câu-lưu. Xưa kia ở nơi này Ta vì các Tỳ-kheorộng nói pháp mầu, nhưng nay trống rỗng không còn một ai.Ngày xưa, hàng nghìn vạn người đắc đạo, được mắt pháptrong sạch ở đây. Từ nay về sau, Như Lai không còn trở lạichốn này.”

ThếTôn vì các Tỳ-kheo thuyết pháp xong, mọi người từ chỗngồi đứng dậy mà đi, về đến vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nayvua Lưu-ly và các binh chúng ở đời sẽ không còn bao lâu.Sau bảy ngày nữa họ sẽ bị tiêu diệt hết.”

Lúcấy, vua Lưu-ly nghe Thế Tôn báo hiệu, vua Lưu-ly và binh chúngsau bảy ngày nữa sẽ bị tiêu diệt hết. Nghe vây, vua lo sợbảo quần thần:

“NayNhư Lai đã báo hiệu, sau bảy ngày nữa vua Lưu-ly và binh chúngsẽ bị tiêu diệt hết. Các ngươi xem, ngoài biên giới cógiặc cướp, tai biến nước lửa, đến xâm phạm nước chăng?Bởi vì sao? Vì chư Phật Như Lai không có hai lời. Lời nóiquyết không đổi khác.”

Bà-la-mônHảo Khổ tâu với vua:

“Vuachớ có lo sợ. Nay bên ngoài không có nạn giặc cướp đángsợ, cũng không tai biến nước lửa. Hôm nay, Đại vương hãycứ vui chơi thỏa thích.”

VuaLưu-ly nói:

“Bà-la-mônnên biết, chư Phật Thế Tôn không bao giờ sai lời.”

VuaLưu-ly cho người đếm ngày, đến đầu ngày thứ bảy, Đạivương vui mừng hớn hở không tự chế được, liền dẫnbinh chúng và các thể nữ đến bờ sông A-chi-la[86] mà tựvui chơi và nghỉ đêm ở đó. Vào lúc nửa đêm, bất ngờmây nổi dậy mưa gió dữ dội. Lúc ấy, vua Lưu-ly và binhchúng cùng bị nước cuốn trôi, đều bị tiêu diệt, thânhoại mạng chung bị đọa vào địa ngục A-tỳ. Cung điệnthành nội lại bị lửa trời thiêu đốt. Bấy giờ, ThếTôn dùng thiên nhãn quan sát thấy vua Lưu-ly và binh bốn bộbị nước cuốn trôi, mạng chung tất cả đều vào địa ngục.

ThếTôn liền nói kệ này:

Làmviệc tối cực ác,

Đềudo thân, miệng làm.

Naythân cũng chịu khổ,

Thọmạng cũng ngắn ngủi.

Nếukhi ở trong nhà,

Thìbị lửa thiêu đốt.

Đếnlúc mạng qua đời,

Tấtsinh vào địa ngục.

Lúcấy, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“Saukhi chết, vua Lưu-ly và binh lính sanh nơi nào?”

ThếTôn bảo:

“VuaLưu-ly sanh vào địa ngục A-tỳ”

CácTỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“Xưakia các Thích tử đã tạo ra nhân duyên gì mà nay bị vua Lưu-lylàm hại?”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngàyxưa, trong thành La-duyệt này có một thôn đánh cá. Thời ấy,gặp lúc đói kém, người ăn rễ cây, một thăng vàng đổimột thăng gạo. Trong thôn lúc đó có một hồ nước lớn,lại nhiều cá. Mọi người dân trong thành La-duyệt đến nơihồ bắt cá ăn. Vào lúc đó, trong hồ có hai giống cá, mộtgọi là là Câu tỏa,[87] hai gọi là Lưỡng thiệt.[88] Lúcấy, hai giống cá nói với nhau: ‘Đối với những ngườinày, trước đây chúng ta không có lỗi lầm. Ta là loài thủytánh, không ở đất khô. Những người dân này đều đếnăn thịt chúng ta. Bao nhiêu phước đức chúng ta có đời trước,nay sẽ dùng để báo oán này.’

“Lúcấy, trong thôn có một cậu bé mới tám tuổi, không bắt cá,lại cũng không hại chúng, nhưng cá kia ở trên bờ, tất cảđều bị chết, thấy vậy cậu bé rất là vui mừng.

“Tỳ-kheonên biết, các ngươi chớ nghĩ nhân dân trong thành La-duyệtlúc bấy giờ há là người nào khác, mà nay chính là họ Thích.Cá Câu tỏa bấy giờ, nay là vua Lưu-ly. Cá Lưỡng thiệt bấygiờ, thì nay là bà-la-môn Hảo Khổ. Còn cậu bé thấy cánằm [693c01] trên bờ mà cười lúc ấy, nay chính là Ta. Bấygiờ, họ Thích ngồi bắt cá ăn. Vì nhân duyên này, nên trongvô số kiếp vào trong địa ngục, nay phải chịu báo này.Lúc ấy, Ta ngồi nhìn mà cười nên nay bị đau đầu giốngnhư bị đá đè, hoặc như đầu đội núi Tu-di. Vì sao vậy?Vì Như Lai vốn không nhận hình hài nữa, đã xả bỏ cáchành, vượt qua các ách nạn. Này các Tỳ-kheo, đó gọi làvì nhân duyên này, nay chịu báo này. Các Tỳ-kheo, hãy giữthân, miệng, ý hành, hãy niệm cung kính thừa sự người phạmhạnh.

“CácTỳ-kheo cần phải học những điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đànước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nênbiết, khi một con dân trời sắp mạng chung, có năm điềmbáo ứng hiện ra trước. Năm điềm gì? Một là hoa trên mũhéo, hai là y phục dơ bẩn, ba là thân thể hôi hám, bốn làkhông thích chỗ ngồi của mình, năm là các thiên nữ tan tác.[89]Đó gọi là năm điềm báo ứng con dân trời sắp mạng chung.”

“Lúcấy, con dân trời hết sức sầu lo, đấm ngực kêu gào. Bấygiờ, các con dân trời khác lại đến chỗ con dân trời này,nói với vị ấy rằng: ‘Ngài tương lai có thể sinh vào cõilành. Đã sinh cõi lành, tất được thiện lợi. Đã đượcthiện lợi hãy niệm an xử thiện nghiệp.’ Chư thiên đãgiáo thọ vị ấy như vậy.”

Lúcấy, có Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“TrờiTam thập tam được sanh cõi lành là thế nào? Tất đượcthiện lợi là thế nào? An xử thiện nghiệp là thế nào?”

ThếTôn bảo:

“Đốivới chư thiên, cõi người là cõi lành. Được thiện lợi,là sanh trong nhà chánh kiến, thân cận thiện tri thức, cótín căn trong pháp Như Lai. Đó gọi là tất được thiện lợi.Sao gọi là an xử thiện nghiệp? Có tín căn trong pháp NhưLai, cạo bỏ râu tóc, vì lòng tin kiên cố, xuất gia học đạo.Khi học đạo, tánh giới đầy đủ, các căn không thiếu,đồ ăn thức uống biết đủ, thường niệm kinh hành, đạtđược tam minh. Đó gọi là an xử thiện nghiệp.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Người,nơi lành của trời.

Bạnlành là thiện lợi.

[694a01]Xuất gia là thiện nghiệp;

Diệtlậu, thành vô lậu.

“Tỳ-kheonên biết, trời Tam thập tam say đắm ngũ dục. Họ coi nhângian là cõi lành. Ở trong pháp Như Lai được xuất gia là đượcthiện lợi mà được tam minh. Vì sao vậy? Phật Thế Tôn đềuxuất hiện từ cõi người, chẳng phải từ cõi trời mà được.Cho nên, Tỳ-kheo ở đây mạng chung sẽ sinh lên trời.”

Bấygiờ, Tỳ-kheo kia bạch Thế Tôn:

“Thếnào là Tỳ-kheo sẽ sanh đường lành?”

ThếTôn bảo:

“Niết-bànchính là đường lành của Tỳ-kheo. Nay Tỳ-kheo, ngươi hãytìm cầu phương tiện đạt đến Niết-bàn.”

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá Vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Sa-mônxuất gia có năm pháp hủy nhục. Sao gọi là năm? Một là tóctrên đầu dài. Hai là móng tay dài. Ba là y áo dơ bẩn. Bốnlà không biết thời nghi. Năm là bàn nói nhiều. Vì sao vậy?Bàn nói nhiều, Tỳ-kheo lại có năm việc. Sao gọi là năm?Một là người không tin lời. Hai không chịu nhận lời dạy.Ba là người không thích gặp. Bốn là nói dối. Năm là gâyđấu loạn kia đây. Đó là năm việc xảy ra cho người nóichuyện nhiều. Đó gọi là người bàn nói nhiều có năm việcnày. Tỳ-kheo, hãy trừ năm việc này, chớ có tà tưởng.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật cùng năm trăm Tỳ-kheo ở trong vườn CấpCô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá Vệ. Bấy giờ,vua Tần-bà-sa-la[90] bảo các quần thần:

“Hãychỉnh bị xe gắn lông chim*. Ta đến thành Xá-vệ thăm viếngThế Tôn.”

Quầnthần tuân lệnh vua, chỉnh bị xe gắn lông chim, rồi đếntrước tâu vua:

“Đãchuẩn bị xe xong, xin vua biết thời cho.”

Lúcấy, vua Tần-bà-sa-la lên xe gắn lông chim ra khỏi thành La-duyệt,đi đến thành Xá-vệ, lần hồi đến tinh xá Kỳ-hoàn, rồiđi bộ vào tinh xá Kỳ-hoàn. Phàm theo phép, vua Thủy quán đảnh[91]có năm nghi trượng; vua đều cởi bỏ, để sang một bên,rồi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi qua mộtbên. Bấy giờ, Thế Tôn lần lượt vì vua mà nói pháp vi diệu.Khi vua nghe pháp xong, bạch [694b01] Thế Tôn:

“Cúixin Như Lai hãy hạ an cư tại thành La-duyệt. Con sẽ cung cấpy phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, thuốc men trị bịnh.”

ThếTôn im lặng nhận lời thỉnh của vua Tần-bà-sa-la. Khi vuathấy Thế Tôn im lặng nhận lời rồi, liền từ chỗ ngồiđứng dậy, đảnh lễ sát chân, nhiễu quanh ba vòng, lui đi,trở về thành La-duyệt, vào trong cung.

Bấygiờ, vua Tần-bà-sa-la ở nơi vắng vẻ, nghĩ thầm: “Ta cóthể cúng dường Như Lai và Tỳ-kheo Tăng suốt đời ta, y áo,đồ ăn thức uống, giường nằm, ngọa cụ, thuốc men chữabịnh. Nhưng cũng phải thương xót những người nghèo hènkia.”

Rồivua Tần-bà-sa-la bảo quần thần:

“Hômqua, ta nghĩ thầm như vầy: ‘Ta có thể suốt đời cúng dườngNhư Lai và Tỳ-kheo Tăng về y áo, đồ ăn thức uống, giườngnằm, ngọa cụ, thuốc men chữa bịnh. Nhưng cũng phải thươngxót những người nghèo hèn. Các khanh hãy đốc suất nhau,theo thứ tự cúng dường Như Lai và các Hiền thì sẽ mãimãi hưởng phước vô cùng.”

Bấygiờ, vua nước Ma-kiệt cho xây một giảng đường lớn trướccung điện, rồi bày ra những đồ đựng thức ăn.

Bấygiờ, Thế Tôn ra khỏi nước Xá-vệ, dẫn năm trăm Tỳ-kheo,lần hồi du hóa nhân gian, đến chỗ Ca-lan-đà trong vườnTrúc, thành La-duyệt. Khi vua Tần-bà-sa-la nghe Thế Tôn đi đếntrong vườn Trúc Ca-lan-đà, liền lên xe gắn lông chim đếnchỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân rồi ngồi qua một bên,bạch Thế Tôn:

“Conở nơi yên tĩnh nghĩ thầm như vầy: ‘Như hôm nay, ta có thểbày biện y phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, ngọacụ, thuốc men chữa bệnh.’ Nhưng con nghĩ đến những giađình thấp kém, liền bảo quần thần: ‘Các vị mỗi ngườihãy bày biện đồ ăn uống để lần lượt cúng dường Phật.’Thế nào, Thế Tôn, điều này là nên hay không nên?”

ThếTôn bảo:

“Lànhthay, lành thay! Đại vương làm lợi ích cho nhiều người,đã vì trời người mà tạo ruộng phước.”

VuaTần-bà-sa-la bạch Thế Tôn:

“Cúixin Thế Tôn ngày mai vào cung thọ thực.”

Khivua Tần-bà-sa-la thấy Thế Tôn im lặng nhận lời thỉnh rồi,liền đứng dậy, đảnh lễ sát chân rồi lui đi.

Sánghôm sau, Thế Tôn đắp y, mang bát vào thành, đến trong cungvua, ngồi theo thứ lớp. Lúc ấy, vua cung cấp thức ăn trăm[694c01] vị, tự tay san sớt, vui vẻ không tán loạn. Khi thấyThế Tôn thọ thực đã xong, đã rửa bát, vua Tần-bà-sa-lalấy một chiếc ghế thấp đến ngồi phía trước Phật.

ThếTôn tuần tự vì vua nói pháp vi diệu, khiến vua sanh tâm hoanhỷ. Thế Tôn nói pháp vi diệu cho vua và quần thần, nói cácđề tài về bố thí, về trì giới, về sanh thiên, dục làtưởng bất tịnh, dâm là uế ác, xuất yếu là an lạc.

KhiThế Tôn đã biết tâm ý các chúng sanh này đã khai mở, khôngcòn hồ nghi nữa, như pháp mà chư Phật thường thuyết, làkhổ, tập, tận, đạo; bấy giờ, Thế Tôn cũng vì họ mànói hết. Hơn sáu mươi người từ trên chỗ ngồi dứt sạchtrần cấu, được mắt pháp trong sạch.

Bấygiờ, Thế Tôn vì vua Tần-bà-sa-la cùng các nhân dân mà nóikệ tụng này:

Tếtự[92], lửa trên hết.

Cácsách, kệ là nhất.

Vua,tôn quý loài người.

Cácsông, biển là nguồn.

Trongsao, trăng sáng nhất.

Ánhsáng, mặt trời nhất.

Trêndưới và bốn phương,

Tronghết thảy vạn vật,

Trờivà người thế gian,

Phậtlà trên tất cả.

Aimuốn cầu phước kia

Hãynên cúng dường Phật.

Saukhi nói bài kệ này xong, Phật rời chỗ ngồi đứng dậy ravề. Lúc ấy, nhân dân trong thành La-duyệt tùy dòng họ sanghèn, theo nhà ít nhiều mà cúng dường cơm cho Phật và TăngTỳ-kheo.

Bấygiờ, Thế Tôn ở khu Ca-lan-đà, trong vườn Trúc; nhân dântrong nước không có ai là không cúng dường. Khi ấy, trongthành La-duyệt, đến lượt các bà-la-môn cúng dường thứcăn. Các bà-la-môn bèn nhóm họp lại một chỗ, bàn luận rằng:

“Chúngta mỗi người chi ra ba lượng tiền vàng để mua thức ăncúng dường.”

Khiấy trong thành La-duyệt có một bà-la-môn tên Kê-đầu, rấtlà nghèo thiếu, chỉ tự đủ sống còn, không có tiền vàngđể góp, liền bị các bà-la-môn đuổi ra khỏi chúng.”

Bà-la-mônKê-đầu trở về nhà nói với vợ ông:

“Nàngnên biết, hôm nay, ta bị các bà-la-môn trục xuất, không choở trong chúng. Vì sao vậy? Vì ta không có tiền vàng.”

[695a01]Người vợ nói:

“Hãytrở vào trong thành năn nỉ người vay nợ, ắt sẽ được.Hẹn với chủ nợ, sau bảy ngày sẽ trả lại, nếu khôngtrả nợ thì chính tôi và vợ sẽ chịu làm tôi tớ.”

Ôngbà-la-môn nghe theo lời vợ, liền vào trong thành tìm cầu khắpmọi nơi, vẫn không thể được. Ông trở về nhà nói vớivợ:

“Tôitìm cầu mọi nơi rồi mà không thể được. Nên như thếnào?”

Ngườivợ nói:

“Phíađông thành La-duyệt có đại Trưởng giả tên là Bất-xa-mật-đa-la,nhiều tiền lắm của, ta có thể đi đến đó mà cầu vaynợ. Xin cho vay ba lượng tiền vàng, sau bảy ngày sẽ trảlại, nếu không trả thì chính tôi và vợ sẽ chịu làm tôitớ.”

Bà-la-môntheo lời vợ, đến nói với Bất-xa-mật-đa-la vay tiền vàng,không quá bảy ngày tự sẽ trả lại, nếu không trả thìchính ông và vợ sẽ chịu làm tôi tớ. Bất-xa-mật-đa-laliền trao cho tiền vàng.

Bà-la-mônKê-đầu đem tiền vàng này về đến chỗ vợ, và bảo:

“Đãđược tiền vàng. Phải làm gì cho thích hợp?”

Ngườivợ nói:

“Hãyđem số tiền này nộp cho chúng.”

Bà-la-mônkia liền đem tiền vàng đến nộp cho chúng. Các bà-la-mônnói với bà-la-môn này:

“Chúngtôi đã chuẩn bị xong, hãy đem tiền vàng này về chỗ cũ,không cần ông ở trong chúng này.”

Bà-la-mônkia liền trở về nhà, đem nhân duyên này nói lại cho vợ.Người vợ nói:

“Haichúng ta cùng đến chỗ Thế Tôn, tự trình bày hết lòng thành.”

Bà-la-môndẫn vợ mình đến chỗ Thế Tôn, chào hỏi rồi ngồi quamột bên. Người vợ ông cũng đảnh lễ sát chân rồi ngồiqua một bên. Rồi bà-la-môn đem nhân duyên này bạch đầyđủ lên Thế Tôn. Bấy giờ, Thế Tôn bảo bà-la-môn:

“Ônghãy vì Như Lai và Tăng Tỳ-kheo mà bày đồ ăn thức uốngđầy đủ.”

Bà-la-mônquay lại bàn kỹ càng với vợ ông. Thời người vợ nói:

“Chỉlàm theo lời Phật dạy, chớ có phân vân.”

Bấygiờ, bà-la-môn liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trướcbạch Phật:

“Cúixin Thế Tôn và Tăng Tỳ-kheo nhận lời thỉnh của con.”

ThếTôn im lặng nhận lời thỉnh của bà-la-môn.

Bấygiờ, Thích Đề-hoàn Nhân đang chấp tay hầu sau Thế Tôn.Thế Tôn quay lại bảo Thích Đề-hoàn Nhân:

“Ônghãy giúp bà-la-môn này bày biện thức ăn.”

Thích[695b01] Đề-hoàn Nhân bạch:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn.”

Lúcấy, Tỳ-sa-môn Thiên vương đứng cách Như Lai không xa, dẫntheo các chúng quỷ thần không kể xiết, từ xa quạt ThếTôn.

ThíchĐề-hoàn Nhân nói với Tỳ-sa-môn Thiên vương:

“Ôngcũng phải theo giúp bà-la-môn kia bày biện thức ăn này.”

Tỳ-sa-mônThiên vương đáp:

“Tuânlệnh, thưa Thiên vương!”

Tỳ-sa-mônThiên vương đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân, nhiễu Phậtba vòng, rồi tự biến mất. Ông hóa làm một người, lãnhnăm trăm quỷ thần, cùng lo bày biện thức ăn. Tỳ-sa-mônThiên vương ra lệnh cho các quỷ thần: “Các ngươi hãy gấpvào trong rừng chiên đàn để lấy chiên đàn. Ở trong nhàbếp có năm trăm quỷ thần làm thức ăn.”

Khiấy, Thích Đề-hoàn Nhân bảo thiên tử Tự Tại:

“Hômnay Tỳ-sa-môn Thiên vương đã dựng nhà bếp làm thức ăncho Phật và Tăng Tỳ-kheo. Ông hãy hóa ra giảng đường choPhật và Tăng Tỳ-kheo ở trong đó thọ thực.”

Thiêntử Tự Tại đáp:

“Xintuân lệnh!”

Rồithiên tử Tự Tại theo lời Thích Đề-hoàn Nhân, cách thànhLa-duyệt không xa, hóa làm giảng đường bằng bảy báu. Bảybáu đó là vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, mã não, trân châu,xa cừ. Lại hóa làm bốn cầu thang bằng vàng, bạc thủy tinh,lưu ly. Trên cầu thang vàng thì hóa ra cây bạc, trên cầu thangbạc thì hóa ra cây vàng, rễ vàng, thân bạc, cành bạc, lábạc. Trên cây vàng thì hóa ra lá bạc, cành bạc. Trên cầuthang thủy tinh thì hóa ra cây lưu ly cũng được trang sứcbằng đủ thứ không thể nói hết. Lại dùng đủ loại châubáu mà lót bên trong, dùng bảy báu che lên trên, bốn phíađều treo linh vàng, song các linh này đều phát ra tám loạiâm thanh. Lại hóa ra giường, ghế tốt, trải nệm tốt, treophướn, lọng thêu thùa, hiếm có trên đời. Lúc ấy, họdùng chiên-đàn ngưu-đầu đốt lửa làm thức ăn, khiến mườihai do tuần cạnh thành La-duyệt đều tràn ngập hương thơmở trong đó. Lúc này, vua nước Ma-kiệt-đà bảo các quầnthần:

“Talớn lên trong thâm cung từ nhỏ, chưa nghe mùi hương này. Vìcớ gì lại nghe mùi hương thơm này bên cạnh thành La-duyệt?”

Quầnthần tâu:

“Đólà ở trong nhà nấu ăn bà-la-môn Kê-đầu. Mà hương chiên-đàntrời là điềm lành ứng hiện.”

Lúcấy, vua Tần-bà-sa-la bảo các quần thần:

“Hãymau chuẩn bị xe gắn lông chim. Ta muốn đi đến chỗ ThếTôn để [695c01] hỏi thăm về việc này.”

Cácquần thần tâu:

“Thưavâng, Đại vương!”

VuaTần-bà-sa-la liền đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân,đứng qua một bên. Bấy giờ, vua thấy trong bếp này có nămtrăm người đang nấu thức ăn, bèn hỏi:

“Đâylà những người nào đang nấu thức ăn vậy?”

Cácquỷ thần mang hình người đáp:

“Bà-la-mônKê-đầu thỉnh Phật và chúng Tăng cúng dường.”

Lúcấy, nhà vua lại từ xa trông thấy giảng đường cao rộngliền hỏi người hầu:

“Đâylà giảng đường do người nào tạo ra? Vì ai tạo ra? xưanay chưa từng có!”

Quầnthần đáp:

“Việcnày chúng thần không rõ!”

Lúcấy, vua Tần-bà-sa-la nghĩ thầm: ‘Nay ta sẽ đi đến chỗThế Tôn để hỏi nghĩa này, vì Phật Thế Tôn không việcgì không biết, không việc gì không thấy.’ Lúc này, vua Tần-bà-sa-lanước Ma-kiệt đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồiqua một bên. Bấy giờ, vua Tần-bà-sa-la bạch Thế Tôn:

“Trướcđây không thấy giảng đường cao rộng này, hôm nay lại thấy.Xưa nay không thấy nhà bếp sắt này, hôm nay lại thấy. Làmbằng vật gì, và do ai biến ra.?”

ThếTôn bảo:

“Đạivương nên biết! Đó là Tỳ-sa-môn Thiên-vương dựng lên nhàbếp và thiên tử Tự Tại dựng lên giảng đường này.”

Lúcấy, vua nước Ma-kiệt-đà ở trên chỗ ngồi, khóc thươnglẫn lộn, không tự chế được. Thế Tôn bảo:

“SaoĐại vương lại thương khóc cho đến như vậy?”

VuaTần-bà-sa-la bạch Phật:

“Conkhông dám thương khóc, chỉ nghĩ đến nhân dân đời sau khôngthấy bậc Thánh xuất hiện, người trong tương lai tham đắmcủa cải vật chất, không có oai đức, ngay đến tên củabáu lạ này còn không nghe huống gì là thấy! Nay nhờ ơn NhưLai mà có sự biến hóa kỳ lạ xuất hiện ở đời cho nêncon thương khóc.”

ThếTôn bảo:

“Đờitương lai, quốc vương và nhân dân, thật sự sẽ không thấysự biến hóa này!”

Bấygiở, Thế Tôn liền vì quốc vương mà nói pháp, khiến pháttâm hoan hỷ. Sau khi nghe pháp xong, vua rời chỗ ngồi đứngdậy ra về.

Lúcấy, Tỳ-sa-môn Thiên vương bảo bà-la-môn Kê-đầu:

“Ônghãy xòe bàn tay phải.”

bà-la-mônKê-đầu liền xòe bàn tay phải ra. Tỳ-sa-môn Thiên vươngtrao cho một thỏi vàng và bảo:

“Cầmthỏi vàng này đặt lên đất.”

Bà-la-mônliền để nó lên đất. Tức thì nó biến thành trăm ngànlượng vàng. Tỳ-sa-môn Thiên vương bảo rằng:

“Ônghãy cầm thỏi vàng này vào trong thành mua các loại đồ ănthức uống mang lại chốn này.”

Theolời dạy Thiên vương, bà-la-môn liền mang vàng này [696a01]vào thành mua đủ loại đồ ăn thức uống mang về nhà bếp.Lúc ấy, Tỳ-sa-môn Thiên vương tắm gội bà-la-môn, cho mặccác loại y phục đẹp, tay cầm lư hương và dạy rằng: ‘Đãđến giờ, nay đã đúng giờ, xin Thế Tôn chiếu cố.’

Bấygiờ, bà-la-môn liền vâng theo lời dạy kia, tay bưng lư hươngmà bạch:

“Đãđến giờ, cúi xin chiếu cố.”

Bấygiờ, Thế Tôn đã biết đến giờ, liền đắp y, mang bát,dẫn các Tỳ-kheo đến giảng đường, rồi ngồi theo thứlớp. Chúng Tỳ-kheo-ni cũng theo thứ tự ngồi.

Lúcấy, bà-la-môn Kê-đầu thấy đồ ăn thức uống rất nhiềunhưng chúng Tăng lại ít, đến trước bạch Thế Tôn:

“Hômnay, đồ ăn thức uống rất nhiều mà chúng Tăng lại ít,không biết phải làm sao?”

ThếTôn bảo:

“Naybà-la-môn, ông hãy bưng lư hương này để lên trên đài cao,hướng về các phía Đông, Tây, Nam, Bắc mà khấn rằng:

“Nhữngvị đệ tử của Phật Thích-ca Văn đã được sáu thần thông,A-la-hán lậu tận, xin vân tập hết đến giảng đường này.”

bà-la-mônbạch:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn.”

Bấygiờ, bà-la-môn vâng theo lời Phật dạy, liền lên lầu thỉnhcác vị A-la-hán lậu tận. Lúc đó, phương Đông có hai mươimốt ngàn A-la-hán, từ phương Đông đến giảng đường này.Các phương Nam, Tây, Bắc mỗi phương cũng đều có hai mươimốt ngàn vị A-la-hán đến giảng đường này. Lúc này, trêngiảng đường có tám vạn bốn ngàn A-la-hán tập họp ởmột chỗ.

Lúcấy, vua Tần-bà-sa-la dẫn các quần thần đến chỗ Thế Tôn,đảnh lễ sát chân và lễ Tăng Tỳ-kheo. Sau khi bà-la-môn Kế-đầuthấy chúng Tăng rồi, vui mừng hớn hở không tự chế được,dọn đồ ăn thức uống cúng dường Phật và Tăng Tỳ-kheo,tự tay san sớt, hoan hỷ không tán loạn. Nhưng thức ăn vẫncòn dư.

Lúcấy, bà-la-môn Kê-đầu lên trước bạch Phật:

“Hômnay, con đã cúng dường Phật và Tăng Tỳ-kheo, nhưng thứcăn hiện vẫn còn dư!”

ThếTôn bảo:

“Nayông có thể thỉnh Phật và Tăng Tỳ-kheo cúng dường bảyngày.”

bà-la-mônđáp:

“Thưavâng, bạch Cù-đàm.”

Lúcấy, bà-la-môn Kê-đầu liền quỳ trước Thế Tôn bạch:

“Naycon thỉnh Phật và Tăng Tỳ-kheo cúng dường trong bảy ngày.Con sẽ cung cấp y phục, đồ ăn thức uống, giường nằm,ngọa cụ, thuốc men chữa bệnh.”

Bấygiờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Lúc ấy, [696b01] trong đạichúng có Tỳ-kheo-ni tên là Xá-cưu-lợi.[93] Tỳ-kheo-ni bạchThế Tôn:

“Naytrong tâm con nghĩ thầm: ‘Có vị đệ tử Phật Thích-ca Văn,A-la-hán lậu tận nào chưa vân tập đến đây không?’ Conđã dùng thiên nhãn quan sát bốn phương nhưng không thấy aikhông đến. Nay trong đại hội này toàn là A-la-hán tập họp.”

ThếTôn bảo:

“Thậtvậy, Xá-cưu-lợi, như lời cô nói, đại hội này toàn làcác vị Chân nhân đông, tây, nam, bắc không ai không vân tập.”

Vìnhân duyên này, bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi có thấy Tỳ-kheo-ni nào thiên nhãn thấy suốt trong hàngTỳ-kheo-ni như Tỳ-kheo-ni này hay không?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Khôngthấy, bạch Thế Tôn!”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Đệtử có thiên nhãn bậc nhất trong hàng Thanh văn, chính là Tỳ-kheo-niXá-cưu-lợi.”

Lúcnày, bà-la-môn Kê-đầu trong bảy ngày cúng dường Thánh chúngy phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, ngọa cụ, thuốcmen trị bệnh. Lại dùng hương hoa rải lên Như Lai. Khi ấyhoa ấy ở giữa hư không kết thành một cái đài lưới châu[94]bảy báu. bà-la-môn khi thấy đài lưới châu, hết sức vuimừng không tự chế được, đến trước bạch Phật:

“Cúixin đức Thế Tôn cho phép con được theo đạo làm Sa-môn.”

Bấygiờ, bà-la-môn Kê-đầu liền được hành đạo. Khi đã đượchành đạo, các căn tịch tĩnh, tự tu luyện chí mình, trừbỏ ngủ nghỉ. Nếu mắt thấy sắc cũng không khởi niệmtưởng, nhãn căn ông cũng không tưởng ác hay theo đuổi cácniệm, mà hộ trì nhãn căn. Hoặc tai nghe tiếng, mũi ngửimùi, lưỡi biết vị, thân biết trơn láng, không khởi tưởngtrơn láng, ý biết pháp cũng vậy.

Rồiông diệt trừ năm cái che lấp tâm người, khiến người khôngtrí huệ. Cũng không ý sát hại, mà tịnh tâm mình, không giết,không niệm giết, không dạy người giết, tay không cầm daogậy, khởi tâm nhân từ hướng về hết thảy chúng sanh. Trừbỏ việc không cho mà lấy, không khởi tâm trộm cắp, giữý mình sạch, thường có tâm bố thí đối tất cả chúngsanh, khiến cho họ không trộm cắp. Tự mình không dâm dật,cũng lại dạy người khiến không dâm dật, thường tu phạmhạnh, trong sạch không có vết dơ, ở trong phạm hạnh màthanh tịnh tâm mình. Tự mình không vọng ngữ, cũng không dạyngười vọng ngữ, thường nghĩ chí thành, không có dối trálừa gạt người đời, ở trong đó mà tịnh [696c01] tâm mình.Lại không có nói hai lưỡi, không dạy người khiến nói hailưỡi, nếu nghe lời hỏi nơi này không truyền đến nơi kia,hoặc nghe lời nơi kia không truyền đến nơi này, ở trongđó mà tịnh ý mình.

Ănuống biết đủ, không tham đắm mùi vị, không đắm sắcmàu tươi tốt, không ham mập trắng, chỉ muốn giữ thân hìnhkhiến toàn tánh mạng, muốn trừ cảm thọ cũ, khiến cảmthọ mới không sinh, tu hành đắc đạo, mãi an trú trong đấtvô vi. Giống như có người nam, hay nữ dùng cao mỡ bôi lênmụt ghẻ, chỉ vì muốn trừ khỏi bệnh. Ở đây cũng nhưvậy, sở dĩ ăn uống biết đủ là muốn cho cảm thọ cũđược trừ, cảm thọ mới không sanh.

Vịấy sau đó lại hành đạo[95] từ sáng sớm, không mất thờitiết, không mất hành ba mươi bảy đạo phẩm. Khi ngồi, hoặcđi, trừ bỏ thùy miên cái. Đầu đêm, hoặc ngồi hoặc nằm,trừ bỏ thùy miên cái. Nửa đêm, nằm nghiêng hông phải chấmđất, hai chân chồng lên nhau, buộc niệm nơi ánh sáng. Cuốiđêm, vị ấy hoặc ngồi, hoặc đi kinh hành mà tịnh ý mình.

Saukhi ăn uống biết đủ, kinh hành không mất thời gian, trừbỏ dục, tưởng bất tịnh, không các ác hành, vào sơ thiền[96]có tầm có tứ, có hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng và trúsơ thiền. Xả tầm và tứ, nội tâm tĩnh chỉ, có hỷ lạcdo đinh sanh, chứng và trú nhị thiền. Ly hỷ, an trú xả, chánhniệm tĩnh giác, thân tự cảm giác lạc, điều mà Thánh nóilà xả, niệm, an trú lạc, chứng và trú tam thièn. Diệt khổlạc, ưu hỷ từ trước đã trừ, không khổ không lạc, xảniệm thanh tịnh, chứng và trú tứ thiền.[97]

Vớitâm tam-muội,[98] thanh tịnh không tỳ vết, cũng đạt đượcvô sở úy; lại đạt được tam-muội, vị ấy tự nhớ lạiviệc vô số đời. Vị ấy nhớ lại việc quá khứ hoặcmột đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mườiđời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, nămmươi đời, trăm đời, ngàn đời, vạn đời, hàng ngàn vạnđời, thành kiếp bại kiếp, kiếp của thành bại: Ta từngsanh chỗ kia, họ ấy, tên ấy, ăn thức ăn như vậy, hưởngkhổ vui như vậy, tuổi thọ dài ngắn, chết ở kia, sanh ởđây; chết ở đây, sanh ở kia, nhân duyên gốc ngọn tấtcả đều biết.

Lạivới tâm tam-muội thanh tịnh không tỳ vết, đạt được vôsở úy, vị ấy quán sự sống chết của các loại chúng sanh.Vị ấy lại dùng thiên nhãn quán sát các loại chúng sanh,người sinh, người chết, đường lành, đường dữ, sắclành, sắc dữ, hoặc tốt, hoặc xấu tùy hành nghiệp đãgieo; tất cả đều biết. Hoặc có chúng sanh với thân miệngý tạo ác, phỉ báng Hiền Thánh, tạo [697a01] gốc nghiệptà, thân hoại mạng chung sinh vào địa ngục. Hoặc lại cóchúng sanh với thân miệng ý hành thiện, không phỉ báng HiềnThánh, thân hoại mạng chung sinh vào cõi trời, đường lành.

Vịấy lại dùng thiên nhãn thanh tịnh quán sát các loài chúngsanh hoặc đẹp, hoặc xấu, đường lành, đường dữ, sắclành, sắc dữ; tất cả đều biết, được vô sở úy.

Lạivận dụng tâm lậu tận, sau đó quán sát khổ này, như thậtbiết rằng đây là khổ, đây là khổ tập, đây là khổ diệt,và đây là khổ xuất yếu. Sau khi vị ấy quán sát như vậyrồi, tâm giải thoát khỏi dục lậu, hữu lậu và vô minhlậu. Đã được giải thoát, liền được trí giải thoát,như thật biết rằng: Sanh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập,việc cần làm đã làm xong, không còn tái sinh nữa, phải biếtnhư thật. Lúc ấy, bà-la-môn Kê-đầu thành A-la-hán.

Tôngiả Kê-đầu sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá Vệ.

Bấygiờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thếgian có năm sự cực kỳ không thể đạt được.[99] Nhữnggì là năm? Vật phải mất mà muốn cho không mất, đó làkhông thể được. Pháp diệt tận mà muốn cho không diệttận, đó là không thể được. Pháp già mà muốn cho khônggià, đó là không thể được. Pháp bệnh mà muốn cho khôngbệnh, đó là không thể được. Pháp chết mà muốn cho khôngchết, đó là không thể được.

“Nàycác Tỳ-kheo, đó là năm sự cực kỳ không thể đạt được.Dù Như Lai xuất thế hay Như Lai không xuất thế, pháp giớivẫn hằng trụ như vậy, mà những tiếng sanh, già, bệnh,chết, vẫn không có mục nát, không bị diệt mất. Cái gìsinh ra, cái gì chết đi, đều quay về gốc. Này các Tỳ-kheo,đó gọi là có năm sự nảy khó được. Hãy tìm cầu phươngtiện tu hành năm căn. Sao gọi là năm? Đó là tín căn, tinhtấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Đó gọi là, Tỳ-kheo,hành năm căn này, thành Tu-đà-hoàn, Gia gia, Nhất chủng,[100]lên nữa thành Tư-đà-hàm, chuyển lên nữa diệt năm kếtsử thành A-na-hàm ở trên kia mà nhập Niết-bàn chứ khôngtrở lại đời này nữa, chuyển lên nữa hữu lậu diệt tậnthành vô lậu, tâm giải thoát, huệ giải thoát, tự thân tácchứng, tự an trú, biết như thật rằng không còn thọ thainữa. Hãy tìm cầu phương tiện trừ bỏ năm sự trước, sauđó tu năm căn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Các[697b01] Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá Vệ.

Bấygiờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Cónăm hạng người không thể chữa trị. Sao gọi là năm? Ngườidua nịnh không thể chữa trị. Người gian tà không thể chữatrị. Người ác khẩu không thể chữa trị. Người ganh ghétkhông thể chữa trị. Người không báo đáp không thể chữatrị. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có năm hạng người này khôngthể chữa trị.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Ngườigian tà, ác khẩu,

Ganhghét, không báo đáp:

Ngườinày không thể chữa,

Bịngười trí bỏ rơi.

“Chonên, các Tỳ-kheo, thường xuyên hãy học ý chánh, trừ bỏganh ghét, tu tập oai nghi, nói năng như pháp, phải biết báođáp, biết ân nuôi dưỡng kia, ân nhỏ còn không quên huốnggì ân lớn. Chớ ôm lòng tham lam bủn xỉn, cũng không tựkhen mình, cũng không khinh chê người.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe nhũng gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá Vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Xưakia, Thích Đề-hoàn Nhân bảo các trời Tam thập tam rằng:‘Khi các vị đánh nhau với A-tu-la, nếu A-tu-la thua, chư thiênthắng, các vị hãy bắt A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la[101] tróinăm chỗ rồi dẫn đến đây.’ Trong lúc đó, A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-lalại bảo với các A-tu-la rằng: ‘Hôm nay, các khanh đánh nhauvới chư thiên, nếu thắng, hãy bắt Thích Đề-hoàn Nhân tróilại đưa đến đây.’

“Tỳ-kheonên biết, lúc ấy hai bên đánh nhau, chư thiên thắng, A-tu-lathua. Bấy giờ, trời Tam thập tam bắt trói vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-lađem đến chỗ Thích Đề-hoàn Nhân, đặt ở ngoài trung môn.Khi xem xét mình bị trói năm chỗ, vua A-tu-la nghĩ thầm: ‘Phápchư thiên là chánh[102]. Hành vi của A-tu-la là phi pháp. Nayta không thích A-tu-la, mà sẽ ở tại cung chư thiên này.’Khi ấy, do suy nghĩ rằng: ‘Pháp chư thiên là [697c01] chánh.Hành vi của A-tu-la là phi pháp. Ta muốn ở chốn này.’ Vừanghĩ như vậy, tức thì vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la liền cảmthấy thân không còn bị trói, ngũ dục tự vui thích. Nhưngkhi vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nghĩ như vầy, rằng: ‘Chưthiên là phi pháp. Pháp A-tu-la là chánh. Ta không cần trờiTam thập tam này. Ta muốn trở về cung A-tu-la.’ Tức thì,thân vua A-tu-la bị trói năm chỗ, ngũ dục vui thích tự nhiênbiến mất.

“Tỳ-kheonên biết, không có sự trói buộc nào chặt hơn đây. Nhưngso đây, sự trói buộc của Ma còn chặt hơn. Nếu khởi kếtsử, là bị Ma trói buộc. Dao động, bị Ma trói buộc. Bấtđộng, không bị Ma trói buộc. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tìmcầu phương tiện khiến tâm không bị trói buộc, nên vui thíchnơi nhàn tĩnh. Vì sao vậy? Vì các kết sử này là cảnh giớicủa Ma. Nếu có Tỳ-kheo nào ở cảnh giới Ma thì quyết khôngthể thoát sanh, già, bịnh, chết, không thoát sầu ưu khổnão. Nay Ta nói về sự dứt khổ này. Nếu Tỳ-kheo tâm khôngdao động, không dính kết sử, liền thoát sanh, già, bệnh,chết, sầu lo, khổ não. Nay Ta nói về sự dứt khổ này. Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này: không có kết sử,vượt ra khỏi cõi Ma.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vây.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Tôn giả A-nan đi đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân,đứng qua một bên, rồi bạch Thế Tôn:

“Phàmnói là tận thì những pháp gì gọi là tận?”

ThếTôn bảo:

“A-nan,sắc do nhân duyên vô vi mà có tên này. Vô dục, vô vi, gọilà pháp diệt tận. Pháp ấy bị diệt tận, được gọi làdiệt tận. Thọ, tưởng, hành, thức, vô vi, vô tác, đềulà pháp diệt tận, vô dục, vô nhiễm ô. Pháp ấy bị diệttận nên gọi là diệt tận.

“A-nannên biết, năm thủ uẩn vô dục, vô tác, là pháp diệt tận.Pháp ấy bị diệt tận nên gọi là diệt tận. Năm thủ uẩnnày vĩnh viễn đã diệt tận, không sanh trở lại nữa nêngọi là diệt tận.”

CácTỳ-kheo sau khi A-nan nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá Vệ.

[698a01]Bấy giờ, bà-la-môn Sanh Lậu đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễsát chân, rồi ngồi qua một bên. Bà-la-môn Sanh Lậu bạchĐức Thế Tôn:

“Thếnào, thưa Cù-đàm, có nhân duyên gì, có hành vi nào đời trướckhiến cho loài người này có tận, có diệt, có giảm thiểu?Xưa là thành quách, hôm nay đã hoại vong. Xưa có người dân,hôm nay bãi hoang?”

ThếTôn bảo:

“Bà-la-môn,nên biết, do những hành động của nhân dân này phi pháp nênkhiến xưa có thành quách hôm nay bị ma diệt, xưa có ngườidân hôm nay bãi hoang, đều do dân sống xan tham trói buộc,quen hành ái dục đưa đến, khiến cho mưa gió không đúngthời, gieo trồng hạt mầm không phát triển. Lúc đó, nhândân chết đầy đường.

“Bà-la-mônnên biết, do nhân duyên này nên đất nước bị hủy hoại,nhân dân không đông đúc.

“Lạinữa, bà-la-môn, việc làm của con người là phi pháp gây nênsấm, sét, chớp giật tự nhiên; trời giáng mưa đá phá hoạimùa màng. Bấy giờ, người dân chết khó kể xiết.

“Lạinữa, bà-la-môn, những việc làm của con người phi pháp, đấutranh lẫn nhau, hoặc dùng nắm tay đấm nhau, hoặc gạch đáném nhau, mọi người tự táng mạng mình.

“Lạinữa, bà-la-môn, con người ấy đã đánh nhau nên chỗ ở mìnhkhông yên, quốc chủ không an ninh. Họ khởi binh chúng côngphạt lẫn nhau, dẫn đến nghiều người chết khó tả, hoặccó người bị đao, hoặc có người bị tên bắn chết. Nhưvậy, này bà-la-môn, do những nhân duyên này, khiến số ngườigiảm bớt, không đông đúc lại được.

“Lạinữa, bà-la-môn, vì những việc làm của con người là phipháp, nên khiến thần kì không giúp cho được thuận tiện,hoặc gặp khốn ách tật bệnh nằm liệt giường, ngườitrừ khỏi thì ít, người dịch chết thì nhiều. Này bà-la-môn,đó gọi là vì nhân duyên này khiến dân giảm thiểu, khôngcòn đông đảo nữa.

Bấygiờ, bà-la-môn Sanh Lậu bạch Thế Tôn:

“Nhữnggì Cù-đàm nói thật là hay thay, khi nói về ý nghĩa giảmthiểu của con người xưa này. Đúng như lời Như Lai dạy,xưa có thành quách, hôm nay đã ma diệt, xưa có nhân dân, naylà bãi hoang. Vì sao vậy? Vì có phi pháp, liền sanh tham lam,ganh ghét. Vì sanh tham lam, ganh ghét nên sanh nghiệp tà. Vì nghiệptà nên trời mưa không đúng thời, ngũ cốc không chín, Nhândân không mạnh, cho nên khiến phi pháp lưu hành, trời giángtai biến bại hoại mầm sanh. Vì họ hành phi pháp, ham đắmtham lam, ganh ghét. Bấy giờ, quốc chủ [698b01] không an ninh,họ dấy binh chúng công phạt lẫn nhau, người chết khôngthể kể, nên khiến đất nước hoang tàn, nhân dân ly tán.

“Nhữnggì Thế Tôn nói hôm nay thật là hay thay! Do phi pháp nên đưađến tai hoạ này. Giả sử bị người khác bắt, và bị giếtchết. Đó là do phi pháp nên sanh tâm trộm cắp. Đã sanh trộmcắp, sau đó bị vua giết. Vì sanh tà nghiệp nên bị phi nhânchi phối. Vì nhân duyên này nên mạng chung, nhân dân giảmthiểu, nên khiến không có thành quách để cư trú.

“ThưaCù-đàm, những gì Ngài nói hôm nay là quá nhiều. Giống nhưngười gù được thẳng, người mù được đôi mắt, trongtối được sáng, người không có mắt làm cho có đôi mắt.Nay, Sa-môn Cù-đàm đã dùng vô số phương tiện để thuyếtpháp. Nay con lại xin tự quy y Phật, Pháp, Tăng, xin cho phéplàm Ưu-bà-tắc, suốt đời không dám sát sanh nữa. Nếu Sa-mônCù-đàm găp con cởi voi, cởi ngựa, mà thấy con bày vai hữu,cúi xin Thế Tôn nhận sự lễ bái của con; đó là do sự cungkính của con. Vì sao vậy? Vì con được các vị vua như Ba-tư-nặc,vua Tần-bà-sa-la, vua Ưu-điền, vua Ác Sanh, vua Ưu-đà-diênban cho phước thọ phạm[103]. Con sợ mất cái đức này. Nếulúc con đi bộ mà thấy Cù-đàm đến, con sẽ cởi bỏ giày,cúi xin Thế Tôn nhận con lễ bái.”

Bấygiờ, Thế Tôn gật đầu chấp nhận. Bà-la-môn Sanh Lậu vuimừng hớn hở, không tự kềm chế được, đến trước bạchvới Phật:

“Naycon lại xin tự quy y Sa-môn Cù-đàm, cúi xin Thế Tôn cho phépcon làm Ưu-bà-tắc.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền vì ông nói pháp, khiến phát tâm hoan hỷ.Bà-la-môn sau khi nghe pháp xong, từ chỗ ngồi đứng dậy rađi.

bà-la-mônSanh Lậu sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.[104]

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]