Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Pháp

02/05/201113:07(Xem: 9954)
Năm Pháp

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

NĂMPHÁP

32.PHẨMTHIỆN TỤ

KINHSỐ 1
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nay,Ta sẽ nói về tụ thiện, các ngươi hãy suy nghĩ kỹ”.

CácTỳ-kheo thưa:

“Kínhvâng, bạch Thế Tôn.”

CácTỳ-kheo vâng theo lời Phật dạy.

ThếTôn bảo:

“Saogọi pháp ấy là tụ thiện? Đó là năm căn. Thế nào là nămcăn? Đó là tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, huệcăn. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có năm căn này. Nếu có Tỳ-kheonào tu hành năm căn, liền thành Tu-đà-hoàn được pháp bấtthối chuyển, ắt thành đạo chí thượng. Tu hành thêm nữasẽ thành tựu Tư-đà-hàm, tái sinh đời này một lần rồidứt sạch mé khổ kia. Tiến tới đạo này nữa, sẽ thànhtựu A-na-hàm, không còn tái sinh đời này, liền nhập Bát-niết-bàn.Chuyển tiến tu hành, diệt tận hữu lậu, [674a01] thành tựuvô lậu tâm giải thoát, huệ giải thoát, tự thân tác chứng,mà tự an trú, như thật biết rằng, sanh tử đã dứt, phạmhạnh đã lập, việc cần làm đã xong, không còn tái sinh nữa.”

“Gọilà tụ thiện, chính là năm căn. Vì sao vậy? Vì đây là tụlớn nhất, là vi diệu trong các tụ. Nếu ai không hành phápnày thì không thành tựu Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm,A-la-hán, Bích-chi-phật và Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác.Nếu ai đạt được năm căn này liền có bốn quả, đạoba thừa. Nói về tụ thiện, năm căn này là trên hết.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện học nhữngđiều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau nghe Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2[1]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“NayTa sẽ nói về tu bất thiện, các ngươi hãy suy nghĩ kỹ.”

CácTỳ-kheo đáp:

“Kínhvâng, bạch Thế Tôn.”

Lúcấy, các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

“Saogọi chúng là tụ bất thiện[2]? Đó là năm triền cái.[3]Sao gọi là năm? Là tham dục, sân hận, thụy miên, trạo cử,nghi. Đó gọi là năm triền cái. Ai muốn biết tụ bất thiện,thì đây gọi là năm triền cái. Vì sao vậy? Các Tỳ-kheo nênbiết, vì nếu có năm triền cái, liền có phần súc sanh, ngạquỷ, địa ngục. Các pháp bất thiện đều do đây phát sanh.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện diệt trừcác triền cái là tham dục, sân hận, thụy miên, điệu hối,nghi. Các Tỳ-kheo, hãy học những điều này như vậy.”

Saukhi, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thừasự, lạy Phật có năm công đức. Những gì là năm? Một làxinh đẹp, hai là tiếng hay, ba là lắm tiền nhiều của, bốnlà sanh nhà trưởng giả, năm là chết sanh lên trời, các cõilành. Vì sao vậy? Vì Như Lai không ai sánh bằng. Như Lai cótín, có giới, có văn, có tuệ, có sắc thiện thành tựu,cho nên thành tựu năm công đức.

“Lạinữa, vì nhân duyên gì lạy Phật mà được xinh đẹp? Chínhdo [674b01] vì thấy hình ảnh Phật mà phát tâm hoan hỷ, vìlý do nầy nên được xinh đẹp.

“Lại,vì nhân duyên gì được âm thanh hay? Nhờ thấy hình ảnh NhưLai, đã tự xưng hiệu niệm ba lần, ‘Nam mô Như Lai Chí chơnĐẳng chánh giác.’ Vì lý do này nên được âm thanh hay.

“Lại,vì nhân duyên gì mà được lắm tiền nhiều của? Do thấyNhư Lai mà bố thí lớn, rải hoa, đốt đèn và thí nhữngvật khác. Vì nhân duyên này được nhiều của báu.

“Lại,vì nhân duyên gì sanh nhà trưởng giả? Khi thấy thân Như Lai,tâm không đắm nhiễm, gối phải quỳ sát đất, chấp taychí tâm lạy Phật, do nhân duyên này sanh nhà trưởng giả.

“Lại,vì nhân duyên gì thân họai mạng chung sanh lên trời, cõi lành?Theo thường pháp của chư Phật Thế Tôn, những chúng sanhnào đem năm duyên sự lạy Như Lai liền sanh lên trời, cõilành.

“NàyTỳ-kheo, đó gọi là có năm nhân duyên này, lạy Phật cónăm công đức. Cho nên, này các Tỳ-kheo, nếu thiện nam tử,thiện nữ nhân nào muốn lạy Phật, hãy tìm cầu phương tiệnthành tựu năm công đức này.

“CácTỳ-kheo, hãy học những điều này như vậy.”

CácTỳ kheo sau khi nghe Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4[4]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư căn nhà có hai cửa đối nhau, có người đứng ở trong,lại có người đứng ở trên quan sát bên dưới, người ravào, đi lại đều biết thấy tất cả. Cũng như vậy, Ta bằngthiên nhãn nhìn các loại chúng sanh, sanh ra, chết đi, vào cõilành, cõi ác, sắc lành, sắc ác, hoặc tốt, hoặc xấu, tùytheo hành vi được gieo trồng; thảy đều biết tất cả.

“Lại,nếu có chúng sanh thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩthiện, không phỉ báng Hiền Thánh, hành chánh kiến tươngưng với chánh kiến,[5] khi chết sanh lên trời, cõi lành. Đógọi là chúng sanh làm thiện.

“Lại,nếu có chúng sanh hành pháp thiện này, không làm hành vi ác,khi chết sanh lại trong loài người.

“Lại,nếu có chúng sanh mà thân, miệng, ý làm ác, tạo hành vi bấtthiện, sau khi chết sanh trong ngạ quỷ.

“Hoặclại có chúng sanh mà thân, miệng, ý làm ác, phỉ báng HiềnThánh, tương ưng với tà kiến, sau khi chết sanh trong súc sanh.

“Hoặclại có chúng sanh mà thân, miệng, ý làm ác, phỉ báng Hiền[674c01] Thánh, sau khi chết sanh vào địa ngục. Khi ấy, ngụctốt dẫn tội nhân này đến trình Diêm-la vương và nói: ‘Đạivương nên biết, người này đời trước có thân, ý tạoác, làm các ác hành, đã sanh vào địa ngục này. Đại vươngnên xử, nên trị người này về tội gì?’

“Khiấy Diêm vương liền lần lượt hỏi riêng tội kia của ngườiấy, bảo người ấy, ‘Thế nào, người nam, đời trướclúc ngươi mang thân người, há không thấy người khi sanh,được làm thân người, lúc ở thai rất là nguy khốn, đauđớn thật khó ở, rồi lớn lên phải nuôi dưỡng, bú mớm,tắm rửa thân thể hay sao?’

“Tộinhân đáp, ‘Thật có thấy, Đại vương.’

“Diêmvương nói, ‘Thế nào, người nam, ngươi không tự biết yếuhành của pháp sinh hay sao?[6] Vậy theo pháp thân, khẩu, ý màtu các đường lành sao?’

“Tộinhân đáp, ‘Thật vậy, Đại vương, như Đại vương dạy.Tôi chỉ vì ngu si, không phân biệt được hành vi thiện.’

“Diêmvương nói, ‘Như lời ngươi nói, việc này không khác. Tacũng biết những việc ngươi không làm bởi thân, miệng, ý.Hôm nay sẽ xét ngươi về tội được làm do phóng dật; chẳngphải cha mẹ làm, cũng chẳng phải là những việc làm củavua hay đại thần. Xưa ngươi tự tạo tội, nay tự nhận báo.’

Saukhi hỏi tội kia xong, Diêm vương ra lệnh trị tội.

“Đếnlượt thiên sứ thứ hai hỏi[7] người kia, ‘Trước đây,khi ngươi làm người, há không thấy người già, thân thểrất yếu, đi lại khó khổ, áo quần dơ bẩn, tiến dừngrun rẩy, hơi thở hào hển, không còn tâm trẻ khỏe?

“Lúcấy, tội nhân đáp, ‘Thưa vâng, Đại vương, tôi đã từngthấy.’

“Diêmvương bảo, ‘Ngươi đáng lẽ phải tự biết, nay ta cũngcó pháp già nua[8] này. Vì chán ghét tuổi già nên phải tuhành vi thiện?’

“Tộinhân đáp, ‘Thật vậy, Đại vương! Nhưng lúc ấy tôi thậtkhông tin.’

“Diêmvương bảo:

“Tathật biết rõ những việc mà ngươi không làm bởi thân, miệng,ý. Nay sẽ trị tội ngươi để sau này không tái phạm. Nhữngviệc ác ngươi đã làm, chẳng phải do cha mẹ làm, cũng chẳngphải do vua, đại thần, nhân dân tạo ra. Nay ngươi tự tạotội ấy, hãy tự nhận báo.’

“Diêmvương sau khi chỉ ra cho thấy Thiên sứ thứ hai, lại đem Thiênsứ thứ ba ra hỏi người kia, ‘Trước đây, khi ngươi làmthân người, há không thấy có người bệnh nằm trên phân,nước tiểu, không thể tự đứng dậy hay sao?’

“Tộinhân đáp, ‘Thưa vâng, đại vương, tôi thật [675a01] có thấy.’

“Diêmvương hỏi, ‘Thế nào, người nam, ngươi há không tự biết,ta cũng sẽ có bệnh này, sẽ không thoát tai họa này sao?’

“Tộinhân đáp, ‘Thật vậy, thưa Đại vương! Tôi thật sự khôngthấy.”

“Diêmvương nói, ‘Ta cũng biết, ngươi ngu si không hiểu. Nay tasẽ trị tội ngươi để sau không còn tái phạm. Tội đãlàm này chẳng phải cha, chẳng phải mẹ làm, cũng chẳng phảilà những việc tạo tác của quốc vương, đại thần.’

“Diêm-lavương sau khi chỉ ra cho thấy Thiên sứ này rồi, lại hỏingười kia về Thiên sứ thứ tư, ‘Thế nào, người nam, ngươicó thấy thân như cây khô, hơi thở dứt, lửa nóng không còn,tình tưởng không còn, năm thân vây quanh khóc lóc không?’

“Tộinhân đáp, ‘Thưa vâng, Đại vương, tôi đã thấy.’

“Diêmvương nói, ‘Vì sao ngươi không nghĩ rằng, ta cũng sẽ khôngthoát cái chết này?’

“Tộinhân đáp:

“Thậtvậy, Đại vương, tôi thật không tỏ ngộ.’

“Diêmvương nói, ‘Ta cũng tin là ông không tỏ ngộ pháp này. Naysẽ trị ngươi, để sau này không tái phạm. Tội bất thiệnnày chẳng phải cha, chẳng phải mẹ tạo, cũng chẳng phảiquốc vương, đại thần, nhân dân chỗ tạo ra. Xưa ngươitự tạo, nay tự chịu tội.’

“Diêm-lavương nói với người kia về Thiên sứ thứ năm, ‘Trướcđây, khi làm người, ngươi không thấy có kẻ trộm đào tường,phá nhà, lấy của báu người khác, hoặc dùng lửa đốt,hoặc ẩn phục đường cái. Nếu bị vua bắt được thì bịchặt tay chân, hoặc bị giết, hoặc bị giam vào lao ngục,hoặc trói ngược mang đến chợ, hoặc sai vác cát đá, hoặcbị treo ngược, hoặc dùng tên bắn, hoặc rót nước đồngsôi lên người, hoặc dùng lửa nướng, hoặc lột da rồibắt ăn, hoặc mổ bụng lấy cỏ nhét vào, hoặc bỏ vào nướcsôi nấu, hoặc dùng đao chặt, bánh xe cán đầu, hoặc chovoi chà chết, hoặc treo cổ cho chết, hay không?’

“Tộinhân đáp, ‘Tôi thật có thấy.’

“Diêmvương nói, ‘Vì sao ông ăn trộm đồ người? Trong lòng đãbiết có hình phạt ấy, sao còn phạm?’

“Tộinhân đáp, ‘Thưa vâng, Đại vương, tôi thật ngu muội.’

“Diêmvương nói:

“Tacũng tin lời ông, nay sẽ trị tội ông, để sau không táiphạm. Tội này chẳng phải do cha mẹ tạo, cũng chẳng phảivua quan, nhân dân chỗ tạo mà do tự tạo tội này rồi tựchịu báo.’

“Saukhi hỏi tội xong, Diêm vương liền sai ngục tốt, ‘Mau đemgiam người này vào ngục.’

“Khiấy, ngục tốt vâng [675b01] lệnh của vua, đem tội nhân nàygiam vào ngục. Bên trái địa ngục, lửa cháy dữ dội. Thànhquách bằng sắt, đất cũng bằng sắt. Có bốn cửa thànhlà nơi cực hôi thối, giống như phân tiểu nhìn thật nhớpnhơ. Núi dao, rừng kiếm, vây quanh bốn phía. Lại có lồngsắt chụp bên trên.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Bốnvách bốn cửa thành,

Dàirộng thật là chắc.

Lồngsắt che phủ kín,

Khôngcơ hội thoát ra.

Khiấy trên đất sắt

Lửacháy thật dữ dội.

Tườngvuông trăm do tuần,

Rỗngsuốt chỉ một màu.

Chínhgiữa có bốn trụ;

Trôngthật là đáng sợ.

Trênlà rừng cây kiếm,

Nơiđậu quạ mỏ sắt.

Chỗhôi thật khó ngửi;

Trôngđến dựng lông tóc.

Đủkhí cụ ghê rợn.

Ngănthành mười sáu lớp[9].

“Tỳ-kheonên biết, lúc này ngục tốt dùng đủ mọi thứ khổ đauđánh đập người này. Tội nhân kia khi đặt chân vào ngục,máu thịt văng hết, chỉ còn bộ xương. Khi ấy, ngục tốtđem tội nhân này, dùng búa bén chặt thân nó, đau khổ khôngkể, muốn chết không được, chỉ đến khi hết tội nó mớithoátđược. Những tội mà nó đã tạo ra ở nhân gian, chỉ khiphải trừ sạch, sau đó mới ra được.

“Lúcấy, ngục tốt kia bắt tội nhân này leo lên, leo xuống rừngđao kiếm. Khi tội nhân ở trên cây, nó bị quạ mỏ sắtmổ ăn; hoặc mổ đầu lấy não ăn. Hoặc lấy tay chân, đậpvào xương lấy tủy, mà tội vẫn chưa hết. Khi tội hết,nó mới được thoát ra.

“Lúcấy, ngục tốt đem tội nhân kia bắt ngồi ôm cột đồngnóng. Do đời trước ưa dâm dật nên đưa đến tội này.Nó bị tội theo đuổi, không thoát được.

“Lúcnày, ngục tốt rút gân từ gót chân cho đến cổ, kéo vềphía trước, hoặc cho xe chở tới, hoặc lui, không đượctự do. Ở đây, chịu khổ không thể nào tính kể. Chỉ khinào tội hết, sau đó mới được thoát ra.

“Lúcnày, ngục tốt bắt tội nhân kia đặt lên núi lửa, xua đuổichạy lên, chạy xuống, cho đến khi chín nhừ hết, sau đómới cho ra. [675c01] Lúc bấy giờ, do bởi nhân duyên này, tộinhân muốn chết cũng không chết được. Chỉ khi nào tộihết, sau đó mới được thoát ra.

“Khiấy, ngục tốt lại bắt tội nhân, rút lưỡi ném ra sau lưng.Ở đây, chịu khổ không thể nào kể xiết, muốn chết khôngđược.

“Lúcnày, ngục tốt bắt tội nhân đặt lên núi đao; hoặc chặtchân, hoặc chặt đầu, hoặc chặt tay. Chỉ khi nào tội hết,sau đó mới được thoát ra.

“Lúcnày, ngục tốt lại dùng lá sắt nóng lớn phủ lên thân tộinhân như cho mặc áo lúc còn sống. Lúc ấy khổ đau độchại khó chịu, đều do nhân tham dục nên đưa đến tội này.

“Lúcnày, ngục tốt lại bắt tội nhân làm tội năm thứ[10], xuađuổi khiến nằm xuống, rồi lấy đinh sắt đóng vào taynó, chân nó, lại dùng một cây đinh đóng vào tim. Ở đó,nó chịu khổ đau thật không thể nói. Chỉ khi nào tội hết,sau đó mới được thoát ra.

“Lúcnày, ngục tốt lại bắt tội nhân chổng ngược thân, đưavào trong vạc. Khi ấy, phần dưới thân đều chín rục hết;hoặc trở lên phần trên cũng lại đều chín rục; cho đếnbốn bên cũng chín rục hết, đau đớn khổ độc không thểtính hết, nổi cũng rục, không nổi cũng rục. Giống nhưnồi lớn mà nấu đậu nhỏ, có lớp ở trên hay ở dưới.Tội nhân này cũng lại như vậy, nổi cũng rục, không nổicũng rục. Ở đó, chịu khổ không thể kể hết. Chỉ khinào tội hết, sau đó mới được thoát ra.

“Tỳ-kheonên biết, sau một thời gian dài trải qua nhiều năm trong địangục này, cửa đông mới mở. Khi ấy, tội nhân lại chạyđến cửa, cửa tự nhiên đóng. Lúc đó, những người kiađều ngã xuống đất. Ở đó, khổ sở không thể nói hết,chúng oán trách lẫn nhau, ‘Do các ngươi mà ta không đượcra cửa.’”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Ngườingu thường vui thích

Nhưở trời Quang âm.

Ngườitrí thường lo nghĩ,

Giốngnhư tù trong ngục.

“Saukhi trải qua trong đại địa ngục trăm ngàn vạn năm, cửabắc lại mở. Lúc ấy, tội nhân lại chạy về cửa bắc.Cửa liền đóng lại. Chỉ khi nào tội hết, sau đó mới đượcthoát ra. Tội nhân kia trải qua hàng trăm vạn năm mới lạiđược thoát. Những tội đã tạo ra trong khi làm người, cốtphải trừ cho hết.

“Lúcnày, ngục tốt lại bắt tội nhân, dùng búa sắt chém thântội nhân, trải qua bao nhiêu [676a01] tội như vậy, khiến chosửa đổi. Chỉ khi nào tội khổ hết hẳn, sau đó mới đượcra.

“Tỳ-kheonên biết, sau một thời gian, cửa phía đông lại mở mộtlần nữa. Lúc ấy, những chúng sanh kia chạy đến cửa đôngthì cửa tự đóng lại, không ra được. Nếu ra được, bềnngoài có núi lớn mà nó phải chạy đến. Khi nó vào trongnúi, bị hai núi ép lại, giống như ép dầu mè. Ở đó, chịukhổ không thể kể hết. Chỉ khi nào hết khổ, sau đó mớiđược ra.

“Bấygiờ, tội nhân chuyển dịch được tới trước, lại gặpđịa ngục Tro nóng,[11] ngang dọc hàng ngàn vạn do tuần. Ởđó, chịu khổ không thể kể hết, cốt phải hoàn tất nguồntội kia, sau đó mới được ra.

“Kếđến, lại chuyển tới trước nữa, có địa ngục Dao đâm.[12]Khi tội nhân vào trong địa ngục đao kiếm này, chợt có giómạnh nổi lên phá nát gân cốt thân thể tội nhân. Ở đó,chịu khổ không thể kể hết. Cốt khiến cho hết tội, sauđó mới được ra.

“Lạinữa, có địa ngục Tro nóng lớn.[13] Khi tội nhân vào trongđịa ngục tro nóng lớn này, thân thể tan rã, chịu khổ vôcùng. Cốt khiến cho hết tội, sau đó mới được ra.

“Khitội nhân tuy thoát khỏi địa ngục tro rất nóng này, nhưnglại gặp địa ngục Đao kiếm,[14] ngang dọc hàng ngàn vạndặm. Khi tội nhân vào trong địa ngục đao kiếm này, ở đó,chịu khổ không thể kể hết. Cốt khiến cho hết tội, sauđó mới được ra.

“Lạinữa, có địa ngục Phân sôi[15] trong đó có trùng nhỏ, ănvào tận xương tủy người này. Tuy ra được địa ngục này,nhưng lại gặp ngay ngục tốt. Lúc này, ngục tốt hỏi tộinhân, ‘Các ông muốn đến đâu? Từ đâu lại?’ Tội nhânđáp, ‘Chúng tôi không biết từ chỗ nào lại. Cũng lạikhông biết phải đến chỗ nào. Nhưng hiện nay, chúng tôiđang đói khốn cùng, muốn được ăn.’ Ngục tốt đáp, ‘Chúngtôi sẽ cho ăn.’ Khi ấy, ngục tốt bắt tội nhân nằm ngửa,lấy viên sắt nóng lớn bắt tội nhân nuốt. Thiêu đốt,khiến tội nhân chịu khổ không thể kể hết. Lúc đó, viênsắt nóng từ miệng xuống qua ruột, dạ dày chín hết, chịukhổ khó lường. Cốt khiến cho hết tội, sau đó mới đượcra.

“Songnhững tội nhân này không kham chịu những thống khổ này,nên trở lại các địa ngục Phân nóng, Địa ngục Đao kiếm,địa ngục Tro nóng lớn. Khi chúng trở lại những địa ngụcnhư vậy, lúc bấy giờ những chúng sanh kia không kham chịunỗi khổ, bèn quay [676b01] đầu lại, đến trong địa ngụcPhân nóng. Lúc ấy, ngục tốt bảo những chúng sanh kia, ‘Cácông muốn đi đâu? Từ đâu đến?’ Tội nhân đáp, ‘Chúngtôi không thể biết từ đâu đến. Nay lại cũng không biếtphải đi đâu.’ Ngục tốt hỏi, ‘Nay cần gì?’ Tội nhânđáp, ‘Chúng tôi rất khát, muốn cần uống nước.’ Khiấy, ngục tốt bắt tội nhân nằm ngửa, rót đồng sôi vàomiệng khiến cho chảy xuống. Ở đó, chịu tội không thểkể hết, cốt khiến cho hết tội, sau đó mới được ra.

“Bấygiờ, tội nhân kia không chịu nỗi khổ này, nên trở vềđịa ngục Phân sôi, địa ngục Rừng kiếm, địa ngục Tronóng rồi trở vào đại địa ngục.

“Tỳ-kheonên biết, lúc ấy tội nhân thống khổ khó có thể kể hết.Nếu tội nhân kia mắt thấy sắc, tâm không ưa thích. Khi tainghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi biết vị, thân biết mịnnhẵn, ý biết pháp, cũng đều phát sanh sân nhuế.[16] Vì saovậy? Vì xưa không tạo báo hạnh lành mà thường tạo nghiệpác, nên đưa đến tội này.

“Lúcấy, Diêm vương bảo tội nhân kia, ‘Các ngươi không đượcthiện lợi. Xưa kia ở nhân gian, hưởng phước nhân gian, màthân, miệng, ý hành không tương ưng, cũng không bố thí, nhânái, lợi người, đẳng lợi,[17] vì vậy nên nay chịu nỗikhổ này. Hành vi ác này chẳng phải do cha mẹ tạo, cũng khôngphải quốc vương, đại thần tạo ra. Có các chúng sanh thân,miệng, ý thanh tịnh không có nhiễm ô giống như trời Quangâm. Có các chúng sanh tạo các hạnh ác, giống như trong địangục; thân, miệng, ý các ông bất tịnh nên đưa đến tộinày.’

“CácTỳ-kheo nên biết, Diêm-la vương liền nói, ‘Ngày nào tôisẽ thoát nạn khổ này, được sanh trong loài người, đượclàm thân người, mong được xuất gia cạo bỏ râu tóc, mặcba pháp y, xuất gia học đạo.’

“Diêm-lavương còn nghĩ vậy, huống chi các ngươi, nay được thânngười, được làm Sa-môn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, thườnghãy niệm thực hành thân, miệng, ý hành đừng cho thiếu sót.Hãy trừ năm kết sử, tu hành năm căn. Các Tỳ-kheo, hãy họcnhững điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5[18]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật cùng chúng Tỳ-kheo năm trăm vị, ở trong vườnLộc Mẫu, khu vườn phía đông,[19] nước Xá-vệ.

Bâygiờ, tháng bảy, [676c01] ngày mười lăm, Thế Tôn trải tòangồi giữa khoảng đất trống, các Tỳ-kheo trước sau vâyquanh. Phật bảo A-nan:

“Nay,nơi đất trống, ngươi mau đánh kiền chùy. Vì sao vậy? Vìngày rằm tháng bảy là ngày thọ tuế.”

Lúcấy, Tôn giả A-nan gối phải quỳ sát đất, chấp tay, liềnnói kệ này:

ĐấngTịnh Nhãn vô thượng,

Thôngsuốt tất cả việc;

Tríhuệ không đắm nhiễm:

Thọtuế, nghĩa là gì?

Bấygiờ, Thế Tôn liền dùng kệ đáp A-nan:

Thọtuế, ba nghiệp tịnh;

Việclàm thân, miệng, ý.

HaiTỳ-kheo đối nhau,

Tựtrình chỗ sai trái.

Lạitự xưng tên chữ”

‘Hômnay Chúng thọ tuế,

Tôicũng ý tịnh, thọ.

Cúixin chỉ lỗi tôi.’

Bấygiờ, A-nan lại dùng kệ hỏi nghĩa này:

Hằngsa Phật quá khứ,

Bích-chivà Thanh văn;

Đâylà pháp chư Phật,

Haychỉ Thích-ca Văn?

Bấygiờ, Phật lại dùng kệ đáp A-nan:

Hằngsa Phật quá khứ,

Đệtử tâm thanh tịnh.

Đềulà pháp chư Phật

Chẳngriêng Thích-ca Văn.

Khôngtuổi, không đệ tử;

Mộtmình không bạn bè;

Khôngnói pháp cho người.

PhậtThế Tôn vị lai,

Hằngsa không thể tính,

Lạicũng thọ tuổi này;

Nhưpháp Cồ-đàm nay.

Saukhi nghe những lời này rồi, Tôn giả A-nan vui mừng hớn hở,không tự dừng được, liền lên giảng đường, tay cầm kiềnchùy nói:

“Hômnay, tôi đánh trống đưa tin của Như Lai, các chúng đệ tửNhư Lai đều phải tập họp hết.”

Tôngiả lại nói kệ này:

Hàngphục sức ma oán;

Trừsạch kết không còn;

Đấttrống, đánh kiền chùy:

Tỳ-kheonghe hãy họp.

Nhữngngười muốn nghe pháp,

Vượtqua biển sanh tử,

Ngheâm vi diệu này,

Hãytập họp về đây.

[677a01]Sau khi đánh kiền chuỳ xong, Tôn giả A-nan đến chỗ ThếTôn, đảnh lễ sát chân, rồi đứng qua một phía, bạch ThếTôn:

“Đãđến giờ, cúi xin Thế Tôn chỉ dạy những gì?”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo A-nan:

“Ngươihãy ngồi theo thứ lớp. Như Lai tự biết thời.”

ThếTôn ngồi xuống đệm cỏ, bảo các Tỳ-kheo:

“Tấtcả các ngươi hãy ngồi hết xuống đệm cỏ.”

CácTỳ-kheo đáp:

“Kínhvâng, bạch Thế Tôn.”

CácTỳ kheo đều ngồi xuống đệm cỏ. Bấy giờ, Thế Tôn imlặng quán sát các Tỳ-kheo, rồi bảo các Tỳ-kheo:

“Tanay muốn thọ tuế. Đối với mọi người, Ta không có lỗigì chăng? Thân, miệng, ý cũng không có phạm chăng?”

NhưLai nói những lời này xong, các Tỳ-kheo im lặng không đáp.Bấy giờ, Ngài hỏi các Tỳ-kheo lại lần thứ ba:

“Hômnay, Ta muốn thọ tuế. Song đối với mọi người, Ta khôngcó lỗi gì chăng?”

Khiấy, Tôn giả Xá-lợi-phất từ chỗ ngồi đứng dậy, quỳgối, chấp tay bạch Thế Tôn:

“Cácchúng Tỳ-kheo quán sát, Như Lai không có lỗi nơi thân, miệng,ý. Vì sao vậy? Thế Tôn đã độ cho người chưa được độ,đã giải thoát cho người chưa giải thoát, khiến Bát Niết-bàncho người chưa Bát Niết-bàn, đã cứu giúp cho người chưađược cứu giúp, làm con mắt cho người mù, vì người bệnhlàm đại y vương, là đấng Độc tôn trong ba cõi, không aisánh bằng, là đấng Tối tôn thượng, khiến phát đạo tâmcho người chưa phát đạo tâm. Mọi người chưa tỉnh, ThếTôn khiến lay tỉnh; người chưa nghe, khiến cho nghe; vì ngườimê mà tạo đường tắt, luôn đưa về Chánh pháp.Vì nhữngduyên sự này, Như Lai không có lỗi đối với mọi người,cũng không có lỗi nơi thân miệng ý.”

RồiXá-lợi-phất bạch Thế Tôn tiếp:

“Naycon hướng về Như Lai, tự phát lồ. Không biết đối vớiNhư Lai cùng Tăng Tỳ-kheo, con có lỗi gì không?”

ThếTôn bảo:

“NàyXá-lợi-phất, nay những việc làm thân, miệng, ý của ngươihoàn toàn đúng hạnh. Vì sao vậy? Ngươi có trí huệ khôngai sánh kịp, trí huệ biết các chủng loại, trí huệ vô lượng,trí vô biên, trí không gì bằng, trí bén nhạy, trí nhanh nhẹn,trí sâu xa, trí bình đẳng, ít muốn, biết đủ, thích nơivắng, có nhiều phương tiện,[20] niệm không tán loạn, đạttam-muội tổng trì, đầy đủ căn nguyên, thành tựu giới,thành tựu tam-muội, thành tựu trí huệ, thành tựu giải thoát,thành tựu giải thoát tri kiến huệ, dũng mãnh, hay nhẫn, lờinói không ác, không làm điều phi pháp, tâm tánh điều hòathứ lớp, không làm sơ suất. Giống như thái tử lớn củaChuyển luân Thánh vương, sẽ nối [677b01] ngôi vua, chuyểnvận bánh xe pháp. Xá-lợi-phất cũng vậy, chuyển vận bánhxe pháp vô thượng, mà chư thiên, loài người, rồng, quỷ,ma và thiên ma đều không thể chuyển. Nay lời ngươi nói rathường như nghĩa pháp, chưa từng trái lý.”

Khiấy, Xá-lợi-phất bạch với Phật:

“Nămtrăm Tỳ-kheo này đều đáng thọ tuế. Năm trăm người nàyđối với Như Lai đều không có lỗi gì chăng?”

ThếTôn nói:

“Cũngkhông có gì phải trách, các hành vi bởi thân, miệng, ý củanăm trăm Tỳ-kheo này. Vì sao vậy? Này Xá-lợi-phất, đạichúng trong đây rất là thanh tịnh, không có tỳ vết. Nay ngườithấp nhất trong chúng này, cũng đắc đạo Tu-đà-hoàn, nhấtđịnh tiến đến pháp bất thối chuyển. Vì vậy Ta khôngthể chê trách họ.”

Khiấy, Đa-kỳ-xa[21] rời khỏi chỗ ngồi đến trước Thế Tônđảnh lễ sát đất rồi bạch Thế Tôn: “Con có điều muốnnói.”

ThếTôn bảo: “Muốn nói gì thì hãy nói đi.”

Đa-kỳ-xaliền ca ngợi Phật và chúng Tăng ngay trước mặt đức Phậtbằng bài kệ sau:

Vàongày rằm thanh tịnh,

Họpnăm trăm Tỳ-kheo,

Đãgiải thoát các kết,

Khôngái, không tái sanh.

VuaChuyển luân Đại Thánh

Đượcquần thần vây quanh,

Đikhắp các thế giới,

Trêntrời và thế gian.

Đạitướng tôn quí nhất,

Đạosư dẫn dắt người.

Đệtử vui đi theo,

Đủba đạt sáu thông,

Làcon Phật chơn chánh,

Khôngcó chút bụi dơ,

Cắtbỏ sạch ái dục:

Naycon xin quy y.

Khiấy, đức Thế Tôn ấn khả những lời của Đa-kỳ-xa. Đa-kỳ-xathấy Như Lai ấn khả lời mình nói, nên vui mừng phấn khởi,đứng dậy lễ Phật, rồi trở lại chỗ ngồi.

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo: “Đệ tử nói kệ đứng đầu tronghàng Thanh văn chính là Tỳ-kheo Đa-kỳ-xa. Nói lời không cógì đáng nghi ngờ chính là Tỳ-kheo Đa-kỳ-xa.”[22]

Lúcấy, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại khu Ca-lan-đà, Trúc viên, thành La-duyệt,cùng chúng năm trăm Tỳ-kheo.

Bấygiờ, trên trời Tam thập Tam [677c01] có một thiên tử từthân hình xuất hiện năm điềm báo hiệu sắp chết. Nhữnggì là năm? Một là vòng hoa trên đầu bị héo. Hai là y phụcbụi bẩn. Ba là nách đổ mồ hôi. Bốn là không vui chỗ ngồicủa mình. Năm là ngọc nữ phản bội. Thiên tử ấy buồnrầu khổ não, đấm ngực than thở. Nghe vị thiên ấy buồnrầu khổ não, đấm ngực than thở, Thích Đề-hoàn Nhân liềnsai một thiên tử đến chỗ ấy xem, âm thanh gì mà từ đóvang đến đây.

Thiêntử ấy trả lời: “Thiên tử nên biết, hôm nay có một thiêntử sắp mạng chung, có năm điềm báo hiệu sắp chết. Mộtlà vòng hoa trên đầu bị héo. Hai là y phục bụi bẩn. Balà nách đổ mồ hôi. Bốn là không vui chỗ ngồi của mình.Năm là ngọc nữ phản bội.

Khiấy, Thích Đề-hoàn Nhân đến chỗ vị thiên sắp lâm chung,nói với vị ấy rằng:

“Vìsao hôm nay ông buồn rầu khổ não đến như vậy?”

Thiêntử đáp: “Thưa Tôn giả Nhân-đề, làm sao không buồn rầukhổ não được khi tôi sắp chết rồi. Có năm điềm báohiệu sắp chết. Một là vòng hoa trên đầu bị héo. Hai lày phục bụi bẩn. Ba là nách đổ mồ hôi. Bốn là không vuichỗ ngồi của mình. Năm là ngọc nữ phản bội. Nay cung điệnbảy báu này sẽ mất hết. Năm trăm ngọc nữ cũng sẽ tantác như sao. Món cam lộ mà tôi ăn không còn mùi vị.”

Đề-hoànNhân nói với thiên tử ấy:

“Ônghá không nghe Như Lai nói kệ sao?

Cáchành là vô thường.

Cósinh ắt có chết.

Khôngsinh thì không chết.

Diệtnày là vui nhất.

“Vìsao nay ông buồn lo đến như vậy? Tất cả hành là vật vôthường, muốn cho có thường thì điều này không thể.”

Thiêntử đáp:

“Thếnào, Thiên đế, tôi không sầu ưu sao được? Nay tôi mang thântrời thanh tịnh không vết nhơ, ánh sáng như mặt trời mặttrăng chiếu khắp mọi nơi, mà bỏ thân này rồi, sẽ sanhvào bụng heo trong thành La-duyệt, sống thường ăn phân, chếtthì bị dao mổ xẻ.”

Bấygiờ, Thích Đề-hoàn Nhân bảo thiên tử kia:

“Nayông nên tự quy y Phật, Pháp, chúng Tăng. Có thể khi ấy khôngđọa vào ba đường dữ.”

Thiêntử đáp:

“Háquy y Tam bảo mà không đọa vào ba đường dữ sao?”

ThíchĐề-hoàn Nhân nói:

“Thậtvậy, Thiên tử. Ai quy y Tam tôn, không bao giờ rơi vào ba đườngdữ.”

NhưLai cũng nói kệ này:

[678a01]Nhữngai quy y Phật,

Khôngđọa ba đường dữ.

Lậutận, nơi trời người,

Rồisẽ đến Niết bàn.

Thiêntử kia hỏi Thích Đề-hoàn Nhân:

“NayNhư Lai đang ở đâu?”

ThíchĐề-hoàn Nhân nói:

“NhưLai hiện đang ở tại Ca-lan-đà, trong Trúc viên, thành La-duyệt,nước Ma-kiệt-đà cùng chúng năm trăm đại Tỳ-kheo.”

Thiêntử nói:

“Naytôi không còn đủ sức đến đó hầu thăm Như Lai nữa.”

ThíchĐề-hoàn Nhân bảo:

“Thiêntử nên biết, hãy quỳ gối phải sát đất, chấp tay hướngvề phương dưới mà nói rằng: ‘Cúi xin Thế Tôn xem xétđến cho. Nay con sắp cùng đường. Xin thương xót cho. Nay contự quy y Tam tôn, Như Lai Vô sở trước.’”

Bấygiờ, Thiên tử kia theo lời Thích Đề-hoàn Nhân, quỳ xuống,hướng xuống phương dưới, tự xưng tên họ, tự quy y Phật,Pháp, Tăng, nguyện suốt đời làm người Phật tử chơn chánh,chẳng màng thiên tử. Cho đến ba lần nói những lời này.Như vậy rồi, không còn đọa vào thai heo, mà sẽ sanh vàonhà trưởng giả.

Thiêntử kia sau khi thấy nhân duyên này rồi, quay về Thích Đề-hoànNhân mà nói kệ này:

Duyênlành chẳng phải dữ,

Vìpháp chẳng vì của.

Dẫndắt theo đường chánh

Điềunày Thế Tôn khen.

NhờNgài không đọa ác,

Thaiheo, nhân thật khó.

Sẽsanh nhà trưởng giả,

Nhờđó sẽ gặp Phật.

Khiấy, Thiên tử tùy theo tuổi thọ ngắn dài, sau đó sinh vàonhà trưởng giả trong thành La-duyệt. Lúc đó, vợ trưởnggiả tự biết mình có thai, gần đủ mười tháng, sanh ra mộtnam nhi, xinh đẹp vô song, hiếm có trên đời. Bấy giờ, ThíchĐề-hoàn Nhân khi đã biết cậu bé vừa lên mười tuổi,nhiều lần đến bảo:

“Ngươihãy nhớ lại nhân duyên đã làm trước kia, tự nói rằng:‘Tôi sẽ nhờ đó thấy Phật.’ Nay thật đã đúng lúc.Nên gặp Thế Tôn. Nếu không đến, sau tất sẽ hối hận.”

Bấygiờ, Tôn giả Xá-lợi-phất đến giờ đắp y mang bát vàothành La-duyệt khất thực, dần dần đến nhà trưởng giảkia, đứng yên lặng ngoài cửa.

Khicon trưởng giả thấy Xá-lợi-phất đắp y mang bát dung mạokhác thường, liền đến trước Xá-lợi-phất thưa rằng:

“Ngàilà ai? [678b01] Đệ tử của ai? Đang hành pháp gì?”

Xá-lợi-phấtnói:

“Thầyta xuất thân dòng họ Thích, ở trong đó mà xuất gia họcđạo. Thầy được gọi là Như Lai Chí chơn, Đẳng chánh giác.Ta thường theo vị ấy thọ pháp.”

Khiấy, cậu bé liền hướng về Xá-lợi-phất mà nói kệ này:

Tôngiả nay đứng im,

Ômbát, tướng mạo nghiêm;

Naymuốn xin những gì?

Cùngđứng với ai đó?

Xá-lợi-phấtdùng kệ đáp lại:

Nayta không xin của;

Cũngchẳng xin cơm áo.

Vìcậu nên đến đây.

Xétkỹ, nghe ta nói!

Nhớlời xưa cậu nói,

Lúcphát thệ trên trời:

‘Cõingười sẽ gặp Phật.’

Nênđến báo cùng cậu.

Khógặp Phật ra đời.

NghePháp thuyết cũng vậy.

Thânngười khó thể được;

Giốngnhư hoa ưu đàm.

Cậuhãy đi theo tôi,

Cùngđến hầu Như Lai.

Phậtsẽ nói cho cậu

Đườngchính đến cõi lành.

Saukhi nghe Xá-lợi-phất nói, cậu liền đi đến chỗ cha mẹ,lạy sát chân, rồi đứng qua một bên. Bấy giờ, con trưởnggiả bạch cha mẹ rằng:

“Cúixin cha mẹ cho phép con đến chỗ Thế Tôn thừa sự, đảnhlễ, thăm hỏi sức khỏe.”

Chamẹ đáp:

“Naylà lúc thích hợp.”

Khiấy, con trưởng giả sắm sửa hương hoa cùng một tấm giạtrắng tốt, rồi theo Tôn giả Xá-lợi-phất đi đến chỗThế Tôn. Đến nơi, đảnh lễ sát chân Phật, rồi đứngqua một bên.

Lúcấy, Xá-lợi-phất bạch Thế Tôn:

“Đâylà con trưởng giả đang sống trong thành La-duyệt này, khôngbiết đến Tam bảo. Cúi xin Thế Tôn khéo vì cậu mà thuyếtpháp khiến được độ thoát.”

Khiấy, con trưởng giả thấy Thế Tôn uy dung đoan chánh, cáccăn tịch tịnh, có ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹphiển hiện ngoài thân, cũng như núi Tu di vương; mặt như mặttrời, mặt trăng, nhìn mãi không chán, liền đến trước lễsát chân, rồi đứng qua một bên.

Rồicon trưởng giả rải hương hoa lên thân Như Lai, lại đem tấmgiạ trắng mới dâng cho Như Lai, đảnh lễ sát chân, rồiđứng qua một phía.

Bấygiờ, Thế Tôn tuần tự thuyết pháp cho cậu. Ngài nói cácđề tài về bố thí, trì giới, sanh thiên, dục là bất tịnh,là hữu lậu, là tai hoạ lớn, xuất gia là thiết yếu. KhiThế Tôn biết [678c01] cậu bé đã tâm mở ý thông, như phápthường mà chư Phật Thế Tôn nói, là khổ, tập, diệt, đạo;bấy giờ, Thế Tôn cũng vì con trưởng giả kia mà nói hết.Lúc đó, ngay trên chỗ ngồi, con trưởng giả dứt sạch trầncấu, được mắt pháp thanh tịnh, không còn trần cấu.

Bấygiờ, con trưởng giả liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnhlễ sát chân, bạch Thế Tôn:

“Cúixin Thế Tôn cho phép con được xuất gia làm Sa-môn.”

ThếTôn bảo:

“Phàmngười làm đạo, chưa từ biệt cha mẹ thì không được làmSa-môn.”

Lúcấy, con trưởng giả bạch Thế Tôn:

“Consẽ xin cha mẹ cho phép.”

ThếTôn bảo:

“Naylà lúc thích hợp.”

Bấygiờ, con trưởng giả từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễsát chân lui đi. Trở về đến nhà, cậu thưa với cha mẹrằng:

“Cúixin cho phép con được làm Sa-môn!”

Chamẹ đáp:

“Hiệntại chúng ta chỉ có một mình con. Trong nhà sinh nghiệp lạinhiều tiền của. Hành pháp Sa-môn thật là không dễ!”

Contrưởng giả thưa:

“NhưLai xuất thế ức kiếp mới có, thật không thể gặp. Thậtlâu mới xuất hiện. Như hoa ưu-đàm-bát, thật lâu mới có;cũng vậy, Như Lai ức kiếp mới xuất hiện.”

Lúcnày, cha mẹ của con trưởng giả cùng than thở nhau nói rằng:

“Nayđã đúng lúc, con cứ tùy nghi.”

Lúcấy, con trưởng giả lạy sát chân, rồi từ biệt ra đi. Đếnchỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi đứng qua một bên.Bấy giờ, con trưởng giả kia bạch Thế Tôn:

“Chamẹ con đã cho phép. Cúi xin Thế Tôn cho phép con hành đạo.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Xá-lợi-phất:

“Ônghãy độ con trưởng giả này cho làm Sa-môn.”

Xá-lợi-phấtđáp:

“Kínhvâng, bạch Thế Tôn.”

Xá-lợi-phấtvâng theo lời Phật dạy, độ cho cậu bé làm Sa-di, hằng ngàydạy dỗ. Sa-di kia ở tại nơi vắng vẻ, tự khắc phục, tutập, vì mục đích mà thiện gia nam tử xuất gia học đạo,cạo bỏ râu tóc, tu phạm hạnh vô thượng, là vì muốn đượclìa khổ. Lúc ấy, Sa-di thành A-la-hán. Rồi đi đến chỗ ThếTôn, đảnh lễ sát chân, bạch Thế Tôn:

“Naycon đã thấy Phật, nghe pháp, không có nghi ngờ gì nữa.”

ThếTôn bảo:

“Nayông như thế nào là thấy Phật, nghe Pháp, không có nghi ngờgì nữa?”

Sa-dibạch Phật:

“Sắclà vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ là vô ngã. Vôngã tức là không. Không là chẳng phải có, chẳng phải khôngcó, cũng không có ngã. Như vậy là điều được [679a01] ngườitrí giác tri. Thọ*, tưởng, hành, thức là vô thường. Vôthường tức là khổ. Khổ là vô ngã. Vô ngã tức là không.Không là chẳng phải có, chẳng phải không có, cũng khôngcó ngã. Như vậy là điều được người trí giác tri. Nămthủ uẩn này là vô thường, khổ, không, vô ngã, chẳng phảicó, nhiều điều khổ não, không thể chữa trị, thường ởchỗ hôi hám, không thể giữ lâu, tất quán không có ngã.Hôm nay, con quan sát Pháp này, liền thấy Như Lai.”

ThếTôn bảo:

“Lànhthay, lành thay Sa-di! Ta tức thì cho phép ông làm Sa-môn đó.”

Sa-dikia sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7[23]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Tôn giả Na-la-đà[24] ở trong vườn trúc của một trưởnggiả,[25] nước Ba-la-lê.[26] Bấy giờ, đệ nhất phu phân[27]vua Văn-trà[28] qua đời. Bà rất được vua yêu kính, luônluôn nhớ tưởng trong lòng. Lúc đó, có một người đếnchỗ vua tâu rằng:

“Đạivương nên biết, nay Đệ nhất phu phân đã qua đời.”

Lúcvua nghe phu nhân vô thường, trong lòng sầu ưu, bảo ngườivừa đến rằng:

“Ngươimau chóng khiêng tử thi phu phân tẩm trong dầu mè cho ta thấy.”

Lúcđó, người kia vâng lệnh vua, liền đem xác phu nhân tẩm trongdầu mè.

Saukhi nghe phu phân mất, vua trong lòng sầu não cực kỳ, khôngăn uống, không trị theo vương pháp, không xử lý việc triềuđình. Khi ấy, tả hữu có một người tên Thiện Niệm,[29]thường cầm kiếm hầu đại vương. Ông tâu đại vương:

“Đạivương nên biết, trong nước này có Sa-môn tên là Na-la-đàđã đắc A-la-hán, có thần túc lớn, hiểu rộng, biết nhiều,không việc gì không rành rẽ, biện tài dũng tuệ, nói chuyệnthường hàm tiếu. Xin vua hãy đi đến đó nghe vị ấy thuyếtPháp. Nếu vua nghe Pháp, sẽ không còn ưu sầu khổ não nữa.”

Vuađáp:

“Lànhthay, lành thay, khanh khéo nói những lời này. Thiện Niệm,nay khanh đến đó báo trước Sa-môn kia. Vì sao vậy? Vì phàmChuyển luân Thánh vương muốn đến chỗ nào thì phải saingười đi trước. Nếu không sai người báo trước mà đến,điều này không thể.”

ThiệnNiệm đáp:

“Tuânlệnh đại vương.”

Rồiông tuân lệnh của vua, đi vào trong vườn trúc trưởng giả,đến chỗ Na-la-đà. Đến nơi, ông đảnh lễ sát chân ngài,rồi đứng qua một bên.

Bấygiờ, Thiện Niệm bạch Tôn giả Na-la-đà:

“Ngàibiết cho, Phu nhân đại vương đã qua đời. Nhân khổ nãonày, vua không ăn, không uống, cũng lại không trị vương pháp,không xử quốc sự. Nay vua muốn đến hầu thăm [79b01] Tônnhan. Cúi xin Ngài khéo vì vua mà thuyết pháp, khiến vua khôngcòn sầu khổ.”

Na-la-đànói:

“Muốnđến thì nay là lúc thích hợp.”

ThiệnNiệm nghe dạy rồi, liền đảnh lễ sát chân mà lui đi. Vềđến chỗ vua, ông tâu rằng:

“Tôiđã báo cho Sa-môn rồi, xin Vua biết cho.”

Vualiền sai Thiện Niệm:

“Hãynhanh chuẩn bị xe gắn lông chim*. Nay ta muốn tương kiến cùngSa-môn.”

ThiệnNiệm liền chuẩn bị xe gắn lông chim*. Rồi đến trướctâu vua:

“Xeđã chuẩn bị xong, Vua biết cho, đã đúng giờ.”

Bấygiờ, vua lên xe gắn lông chim* ra khỏi thành, đến chỗ Na-la-đà,đi bộ vào trong vườn trúc trưởng giả. Theo phép Nhân vương,vua phải cởi năm thứ nghi trượng bỏ sang một bên, rồiđến chỗ Na-la-đà, đảnh lễ sát chân rồi ngồi qua mộtbên.

Lúcấy, Na-la-đà nói với vua:

“Đạivương nên biết, đừng vì pháp mộng huyễn khởi sầu ưu,đừng vì pháp bọt nổi cùng vốc tuyết mà khởi sầu ưu,lại cũng không thể vì tưởng pháp như hoa mà khởi sầu ưu.Vì sao vậy? Nay có năm việc thật không thể được, đó lànhững điều Như Lai đã nói. Những gì là năm? Phàm vật phảitận, muốn cho không tận, điều này không thể được. Phàmvật phải diệt, muốn cho không diệt, điều này không thểđược. Phàm pháp phải già, muốn cho không già, điều nàykhông thể được. Lại nữa, phàm pháp phải bệnh, muốn chokhông bệnh, điều này không thể được. Lại nữa, phàm phápphải chết, muốn cho không chết, điều này không thể được.Này Đại vương, đó gọi là có năm việc thật không thểđược này, đó là những điều Như Lai đã nói.”

Bấygiờ, Na-la-đà liền nói kệ này:

Khôngphải do sầu lo,

Màđược phước lành này.

Nếutrong lòng sầu ưu,

Bịngoại cảnh chi phối.

Nếunhư người có trí

Quyếtkhông tư duy vậy,

Nênngoại địch phải sầu,

Vìkhông chi phối được.

Đủoai nghi lễ tiết;

Hamthí không tâm tiếc;

Nêncầu phương tiện này,

Khiếnđược lợi lớn kia.

Giảsử không thể được,

Tavà những người ấy

Khôngsầu cũng không hoạn:

Hànhbáo biết thế nào?

“Đạivương nên biết, vật phải bị mất, nó sẽ mất. Khi nó đãmất, khiến cho sầu [679c01] ưu khổ não, đau đớn không thểtả, rằng: ‘Người yêu của ta ngày nay đã mất.’ Đó gọilà cái gì phải bị mất, thì nó mất, ở đó mà khởi sầuưu khổ não, đau đớn không thể tả. Này Đại vương, đógọi là gai sầu thứ nhất đâm dính tâm ý. Người phàm phucó pháp này, không biết xuất xứ của sinh, già, bịnh, chếttừ đâu đến.

“Lạinữa, đệ tử Hiền thánh có học, đối với vật phải bịmất, khi nó mất, vị ấy không khởi sầu ưu khổ não, màsẽ học điều này: ‘Nay cái mà ta bị mất, chẳng phảimột mình thôi, người khác cũng bị pháp này. Nếu ở đó,ta khởi sầu ưu thì điều này không thích hợp. Hoặc sẽlàm cho thân tộc khởi sầu ưu, oan gia thì vui mừng; ăn khôngtiêu hóa tức sẽ thành bệnh, thân thể bức rức phiền muộn.Do gốc duyên này, đưa đến mạng chung.’ Bấy giờ, vị ấytrừ bỏ gai nhọn ưu lo, thoát khỏi sinh, già, bịnh, chết,không còn pháp tai nạn khổ não nữa.

“Lạinữa Đại vương, vật phải bị diệt, nó sẽ diệt. Khi nóđã diệt, liền khiến sầu ưu khổ não, đau đớn không thểtả, rằng: ‘Vật ta yêu hôm nay đã diệt.’ Đó gọi làvật phải bị diệt, thì nó diệt, ở đó mà khởi sầu ưukhổ não, đau đớn không thể tả. Này Đại vương, đó gọilà gai sầu thứ hai đâm dính tâm ý thứ hai. Người phàm phucó pháp này, không biết xuất xứ của sinh, già, bịnh, chếttừ đâu đến.

“Lạinữa, đệ tử Hiền thánh có học, đối với vật phải bịdiệt, khi nó diệt, vị ấy không khởi sầu ưu khổ não, màsẽ học điều này: ‘Nay cái mà ta bị diệt, chẳng phảimột mình thôi, người khác cũng bị pháp này. Nếu ở đó,ta khởi sầu ưu thì điều này không thích hợp. Hoặc sẽlàm cho thân tộc khởi sầu lo, oan gia thì vui mừng; ăn khôngtiêu hóa tức sẽ thành bệnh, thân thể bức rức phiền muộn.Do gốc duyên này, liền đưa đến mạng chung.’ Bấy giờ,vị ấy trừ bỏ gai nhọn ưu lo, thoát khỏi sinh, già, bịnh,chết, không còn pháp tai nạn khổ não nữa.

“Lạinữa Đại vương, vật phải bị già, nó sẽ già. Khi nó đãgià, liền khiến sầu ưu khổ não, đau đớn không thể tả,rằng: ‘Vật ta yêu hôm nay đã già.’ Đó gọi là phải bịgià, thì nó già, ở đó, khởi sầu ưu khổ não, đau đớnkhông thể tả. Này Đại vương! Đó gọi là gai sầu thứba đâm dính tâm ý. Người phàm phu có pháp này, không biếtchỗ đến, xuất xứ của sinh, già, bịnh, chết.

“Lạinữa, đệ tử Hiền thánh có học, đối với vật phải bịgià, nó liền già, lúc đó, người kia không khởi sầu ưukhổ não thường học những điều này: ‘Nay cái mà ta [680a01]bị già chẳng phải một mình thôi, người khác cũng bị phápnày. Nếu ở đó, ta khởi sầu ưu thì điều này không thíchhợp. Hoặc sẽ làm cho thân tộc khởi sầu lo, oan gia thì vuimừng; ăn không tiêu hóa tức sẽ thành bệnh, thân thể bứcrức phiền muộn. Do gốc duyên này, liền đưa đến mạngchung.’ Bấy giờ, vị ấy trừ bỏ gai nhọn ưu lo, thoát khỏisinh, già, bịnh, chết, không còn pháp tai nạn khổ não nữa.

“Lạinữa Đại vương, vật phải bị bệnh, nó sẽ bệnh. Khi nóđã bệnh, liền khiến sầu ưu khổ não, đau đớn không thểtả. ‘Vật ta yêu hôm nay đã bệnh.’ Đó gọi là vật phảibị bệnh thì nó bệnh, ở đó, khởi sầu ưu khổ não, đauđớn không thể tả. Này đại vương! Đó gọi là gai sầuthứ hai đâm dính tâm ý. Người phàm phu có pháp này, khôngbiết chỗ đến, xuất xứ của sinh, già, bịnh, chết.

“Lạinữa, đệ tử Hiền thánh có học, đối với vật phải bịbệnh, nó liền bệnh, lúc đó, người kia không khởi sầuưu khổ não thường học những điều này: ‘Nay cái mà tabị bệnh chẳng phải một mình thôi, người khác cũng bịpháp này. Nếu ở đó, ta khởi sầu ưu thì điều này khôngthích hợp. Hoặc sẽ làm cho thân tộc khởi sầu lo, oan giathì vui mừng; ăn không tiêu hóa tức sẽ thành bệnh, thânthể bức rức phiền muộn. Do gốc duyên này, liền đưa đếnmạng chung.’ Bấy giờ, vị ấy trừ bỏ gai nhọn ưu lo, thoátkhỏi sinh, già, bịnh, chết, không còn pháp tai nạn khổ nãonữa.

“Lạinữa Đại vương, vật phải bị chết, nó sẽ chết. Khi nóđã chết, liền khiến sầu ưu khổ não, đau đớn không thểtả, rằng: ‘Vật ta yêu hôm nay đã chết.’ Đó gọi làvật phải bị chết, nó liền chết, ở đó, khởi sầu ưukhổ não, đau đớn không thể tả. Này Đại vương! Đó gọilà gai sầu thứ năm tâm ý. Người phàm phu có pháp này, khôngbiết chỗ đến, xuất xứ của sinh, già, bịnh, chết.

“Lạinữa, đệ tử Hiền thánh có học, đối với vật phải bịchết, nó liền chết, lúc đó, người kia không khởi sầuưu khổ não thường học những điều này: ‘Nay cái mà tabị chết chẳng phải một mình thôi, người khác cũng bịpháp này. Nếu ở đó, ta khởi sầu ưu thì điều này khôngthích hợp. Hoặc sẽ làm cho thân tộc khởi sầu lo, oan giathì vui mừng; ăn không tiêu hóa tức sẽ thành bệnh, thânthể bức rức phiền muộn. Do gốc duyên này, liền đưa đếnmạng chung.’ Bấy giờ, vị ấy trừ bỏ gai nhọn ưu lo, thóatkhỏi sinh, già, bịnh, chết, không còn pháp tai nạn khổ nãonữa.

Lúcấy, Đại vương bạch Tôn giả Na-la-đà:

“Đógọi là pháp gì và nên phụng hành thế nào?”

Na-la-đànói:

“Kinhnày gọi là trừ mối hoạn ưu sầu, nên ghi nhớ phụng hành.”

ThờiĐại vương nói:

“Đúngnhư [680b01] lời Ngài nói, trừ bỏ sầu ưu. Vì sao vậy? Vìsau khi nghe pháp này rồi, những gì là sầu khổ nơi tôi, hômnay đã được trừ hẳn. Nếu Tôn giả có điều gì chỉ dạy,mong hãy thường vào cung, tôi sẽ cung cấp cho, khiến cho đấtnước nhân dân hưởng mãi phước không cùng. Cúi xin Tôn giảdiễn rộng pháp này còn mãi mãi ở Thế gian, cho chúng bốnbộ được an ổn lâu dài. Nay, con xin quy y Tôn giả Na-la-đà.”

Na-la-đànói:

“Đạivương, chớ quy y tôi, hãy quy y nơi Phật.”

Khiấy vua hỏi:

“NayPhật ở nơi nào?”

Na-la-đànói:

“Đạivương nên biết, vua nước Ca-tỳ-la-vệ, xuất xứ từ họThích, thuộc dòng Chuyển luân Thánh vương; Vua này có con tênlà Tất-đạt, xuất gia học đạo, nay tự thành Phật hiệuThích-ca Văn. Hãy tự quy y với vị ấy.”

Đạivương lại hỏi:

“NayPhật ở phương nào?”

Na-la-đànói:

“NhưLai đã nhập Niết-bàn.”

Đạivương nói:

“NhưLai diệt độ sao nhanh chóng vậy! Nếu Ngài còn tại thế,dù trải qua hàng ngàn vạn do tuần, tôi cũng sẽ đến hầuthăm.”

Rồivua rời chỗ ngồi đứng dậy, quì gối chấp tay thưa rằng:

“Contự quy y Như Lai, Pháp, Tăng Tỳ-kheo, trọn đời cho phép conlàm ưu-bà-tắc, không sát sanh. Vì việc nước đa đoan, giờcon muốn trở về cung.”

Na-la-đànói:

“Nayđã đúng lúc”

Vualiền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân, nhiễuquanh ba vòng, rồi ra đi.

VuaVăn-trà sau khi nghe những gì Na-la-đà dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 8[30]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườibệnh tật mà thành tựu năm pháp thì không lúc nào lành bệnhđược, thường nằm liệt giường chiếu. Những gì là năm?Hoặc khi người bệnh không chọn đồ ăn thức uống, khôngtùy thời ăn, không thân cận y dược, nhiều ưu, ưa sân, khôngkhởi lòng từ đối với người nuôi bệnh. Tỳ-kheo, đó gọilà người bệnh tật thành tựu năm pháp này, không lúc nàolành bệnh được.

“Nếulại có bệnh nhân nào thành tựu năm pháp thì sẽ đượcbệnh mau lành. Những gì là năm? Hoặc khi bệnh nhân chọnlựa thức ăn, tùy thời ăn, thân cận y dược, trong lòng khôngsầu ưu, hằng khởi tâm từ đối với người nuôi bệnh.Tỳ-kheo, đó gọi là bệnh nhân thành tựu năm pháp này liềnđược lành bệnh.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, năm pháp trước hãy niệm lìa bỏ. Năm phápsau nên cùng phụng hành.

[680c01]“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9[31]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếungười nào nuôi bệnh thành tựu năm pháp thì bệnh nhân khôngđược chóng khỏi, thường nằm liệt giường. Những gì lànăm? Lúc đó, người nuôi bệnh không phân biệt thuốc hay,biếng nhác không tâm dũng mãnh, thường ưa sân hận cũng hamngủ nghỉ, chỉ tham ăn nên nuôi bệnh nhân không đúng phápcung dưỡng, không cùng người bệnh chuyện trò trao đổi.Này Tỳ-kheo, đó gọi là người nuôi bệnh nào thành tựunăm pháp này thì bệnh nhân không được chóng khỏi.

“Lạinày Tỳ-kheo! Nếu người nuôi bệnh nào thành tựu năm phápthì bệnh liền mau lành, không nằm liệt giường. Sao gọilà năm? Lúc đó, người nuôi bệnh phân biệt thuốc hay; cũngkhông biếng nhác, thức trước ngủ sau; thường thích nóichuyện, ít ngủ nghỉ; dùng pháp cung dưỡng, không ham ăn uống;chịu khó vì bệnh Nhân mà nói pháp. Này Tỳ-kheo, đó gọilà người nuôi bệnh thành tựu năm pháp này thì bệnh nhân được chóng khỏi.

“Chonên, các Tỳ-kheo, lúc nuôi bệnh nhân phải bỏ năm pháp trước,thành tựu năm pháp sau.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Saukhi, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10[32]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú trong rừng Di-hầu[33] tại Tỳ-xá-lycùng năm trăm Tỳ-kheo. Bấy giờ, Đại tướng Sư Tử[34] điđến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi đứng qua mộtbên. Bấy giờ, Phật bảo Sư Tử :

“Thếnào, trong nhà ông thường có bố thí không?”

SưTử bạch Phật:

“Conthường ở ngoài bốn cửa thành và trong thành phố, tùy thờimà bố thí không cho thiếu sót. Ai cần ăn, cung cấp thứcăn. Y phục, hương hoa, xe ngựa, toạ cụ, tùy theo chỗ cầndùng của họ, con đều khiến cung cấp cho họ.”

Phậtbảo Sư Tử :

“Lànhthay, lành thay, ông có thể bố thí mà không ôm lòng tưởngtiếc. Đàn-việt thí chủ tuỳ thời bố thí có năm công đức.Những gì là năm? Lúc đó, đàn việt thí chủ được tiếngđồn vang khắp, mọi người khen ngợi rằng: ‘Tại thôn làngkia có đàn-việt thí chủ thường ưa tiếp đón sa-môn, bà-la-môn,tùy theo nhu cầu mà cung cấp, không để thiếu sót. Này SưTử, đó gọi là công đức thứ nhất mà đàn-việt thí chủthu được.

“Lạinữa, này [681a01] Sư Tử, khi đàn-việt thí chủ đến trongchúng sa-môn, sát-lợi, bà-la-môn, trưởng giả, trong ôm lònghổ thẹn, cũng không có điều sợ hãi. Giống như sư tử,vua loài thú, ở giữa bầy nai, không hề sợ nạn. Này SưTử, đó gọi là công đức thứ hai mà đàn-việt thí chủthu được.

“Lạinữa, này Sư Tử, đàn-việt thí chủ được mọi người kínhngưỡng, người thấy vui mừng như con thấy cha, ngắm nhìnkhông chán. Này Sư Tử, đó gọi là phước đức thứ ba màđàn-việt thí chủ thu được.

“Lạinữa, này Sư Tử, đàn-việt thí chủ sau khi mạng chung sẽsinh hai nơi: Hoặc sinh lên trời, hoặc sinh trong loài người.Ở trời được trời kính trọng; ở người được ngườitôn quí. Này Sư Tử, đó gọi là phước đức thứ tư màđàn-việt thí chủ thu được.

“Lạinữa, này Sư Tử, đàn-việt thí chủ, trí huệ xa vời vượtlên mọi người, hiện thân diện tận lậu, không tái sinhđời sau. Này Sư Tử, đó gọi là phước đức thứ năm màđàn-việt thí chủ thu được.

“Phàmngười bố thí có năm đức, thường đi theo bên mình.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Tâmưa thích bố thí,

Thànhcông đức đầy đủ;

Trongchúng không nghi nan,

Cũngkhông hề sợ hãi.

Ngườitrí hãy bố thí,

Tâmđầu không hối tiếc.

Tạitrời Tam thập Tam,

Ngọcnữ sẽ vây quanh.

“Vìvậy, Sư Tử nên biết, đàn-việt thí chủ sinh hai chỗ lành,hiện thân hết lậu, đến chỗ vô vi.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Thílà lương đời sau,

Đưađến chỗ rốt ráo.

Thiệnthần thường theo hộ;

Cũngkhiến cho hoan hỷ.

“Vìsao vậy? Sư Tử nên biết, vì khi bố thí thường hiện lònghoan hỷ, thân tâm kiên cố, nên các công đức lành đều đầyđủ, được tam-muội, ý cũng không tán loạn, biết như thật.Thế nào là biết như thật? Đây là khổ, tập, khổ diệt,khổ xuất ly, thảy đều biết như thật. Cho nên, này Sư Tử,hãy tìm cầu phuơng tiện tùy thời bố thí. Nếu muốn đắcđạo Thanh Văn, Bích-chi-phật thì thảy đều như ý. Này SưTử, hãy học điều này như vậy.”

SưTử sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 11[35]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. [681b1] Bấy giờ, Thế Tôn bảo cácTỳ-kheo:

“Khiđàn-việt thí chủ huệ thí, được năm sự công đức.[36]Những gì là năm? Một là thí mạng,[37] hai là thí sắc, balà thí an lạc, bốn là thí sức, năm là thí biện tài[38].Đó gọi là năm.

“Lạinữa, đàn-việt thí chủ lúc thí mạng là muốn được trườngthọ, lúc thí sắc là muốn được xinh đẹp, lúc thí an lạclà muốn được không bệnh, lúc thí sức là muốn không aihơn, lúc thí biện tài là muốn được biện tài vô thượngchơn chánh.

“CácTỳ-kheo, nên biết, đó gọi là khi đàn-việt thí chủ bốthí, có năm sự công đức này.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Thímạng, sắc, và an,

Sức,biện tài, năm thứ;

Đủnăm công đức này,

Sauhưởng phước vô cùng.

Ngườitrí nên bố thí,

Trừbỏ lòng tham dục;

Thânnày có danh dự,

Sinhtrời cũng lại vậy.

“Nếuthiện nam, thiện nữ nào muốn được năm công đức này,hãy làm năm việc này.”

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheosau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 12[39]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thíđúng thời[40] có năm sự. Những gì là năm? Một là thí chokhách xa đến. Hai là thí cho người đi xa. Ba là thí cho ngườibệnh. Bốn là thí cho lúc thiếu. Năm là thí lúc mới thu hoạchcây trái, ngũ cốc trước tiên, cúng dường cho người trìgiới tinh tấn, sau đó tự dùng. Này các Tỳ-kheo, đó gọilà thí đúng thời có năm sự này.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Ngườitrí thí đúng thời

Tíntâm không dứt mất.

Ởđây chóng hưởng vui;

Sanhthiên đủ các đức.

Tuỳthời niệm bố thí,

Thọphước như tiếng vang.

Vĩnhviễn không thiếu thốn,

Nơisinh thường giàu sang.

Thílà đủ các hành,

Đạtđến vị vô thượng.

Thínhiều không khởi tưởng,

Hoanhỷ càng tăng trưởng.

Trongtâm sanh niệm này,

Ýloạn tuyệt không còn.

Cảmnhận thân an lạc,

Tâmliền được giải thoát.

Chonên người có trí,

Khôngkể nam hay nữ,

Hãyhành năm thí này;

Khôngmất phương tiện nghi.

“Chonên, các Tỳ-kheo, nếu có Tỳ-kheo, thiện nam, thiện nữ nào,muốn hành năm sự này thì, nên thí tùy thời.”

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Thiện,bất thiện, lễ Phật,

Thiênsứ, tuế, ngũ đoan,

Văn-trà,thân, nuôi bệnh,

Nămthí, tùy thời thí.[41]

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]