Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 23: Địa chủ

02/05/201113:07(Xem: 6365)
Phẩm 23: Địa chủ

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

BAPHÁP
23.PHẨMĐỊA CHỦ

KINHSỐ 1
[609a14]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc bảo các quần thần:

“Cácngươi hãy mau chỉnh bị xe có gắn lông chim.[60] Ta muốn đếnchỗ đức Thế Tôn, lễ bái thăm hỏi.”

Tảhữu vâng lệnh vua, chỉnh bị xe có gắn lông chim* xong, liềntâu vua:

“Đãchỉnh bị xong, nay đã đến lúc.”

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc liền lên xe có gắn lông chim*, có vàinghìn người đi bộ và cỡi ngựa, vây quanh trước sau, rakhỏi nước Xá-vệ, đến tinh xá Kỳ-hoàn, đến chỗ đứcThế-tôn. Như phép của các vua, cởi bỏ năm món nghi trương,đó là: lọng, mũ, kiếm, giày và quạt vàng,[61] để hếtmột bên, vua đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồingồi qua một bên.

Bấygiờ, Thế Tôn thuyết cho pháp thâm diệu cho vua, khích lệ,làm cho hoan hỷ. Vua Ba-tư-nặc sau khi nghe thuyết pháp, bạchThế Tôn:

“Cúimong đức Thế Tôn nhận thỉnh cầu ba tháng[62] của con, cùngTỳ-kheo Tăng không ở nơi khác.”

ThếTôn im lặng nhận lời thỉnh cầu của vua Ba-tư-nặc. Khi vuaBa-tự-nặc thấy đức Thế Tôn im lặng nhận lời thỉnh cầu,liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân, rồilui đi.

Vềđến thành Xá-vệ, vua ra lệnh các quần thần:

“Tamuốn cúng dường phạn thực cho Phật và Tỳ-kheo Tăng ba tháng,cung cấp những vật cần dùng, y phục, đồ ăn thức uống,giường nằm, tọa cụ, thuốc men trị bệnh, [609b01] các ngươicũng nên phát tâm hoan hỷ.”

Quầnthần đáp:

“Xinvâng.”

VuaBa-tư-nặc cho xây dựng đại giảng đường ở ngoài cửacung, cực kỳ đẹp đẽ, treo lụa là, tràng phan, dù lọng,trỗi nhạc hát múa, không thể kể. Lập các hồ tắm, bàybiện nhiều đèn dầu, dọn nhiều thức ăn, có đến trămvị. Rồi vua Ba-tư-nặc liền đến bạch:

“Đãđến giờ, cúi xin đức Thế Tôn quang lâm đến nơi này.”

Bấygiờ Thế Tôn thấy đã đến giờ, đắp y cầm bát, dẫn cácTỳ-kheo Tăng, vây quanh trước sau, vào thành Xá-vệ, đếnchỗ giảng đường kia. Đến rồi, vào chỗ ngồi mà ngồi,và các Tỳ-kheo Tăng theo thứ tự cũng ngồi.

Khiđó, vua Ba-tư-nặc hướng dẫn các cung nhân, tự tay mang thứcăn, và cung cấp những thứ cần dùng, cho đến ba tháng màkhông có gì thiếu hụt; cung cấp các thứ áo chăn, cơm nước,giường chiếu, thuốc trị bịnh.

ThấyThế Tôn ăn xong, vua đem các thứ hoa rải lên Thế Tôn vàTỳ-kheo Tăng, rồi lấy ghế nhỏ ngồi ở trước Như Lai,bạch Thế Tôn:

“Conđã từng nghe từ Phật, do nhờ nhân duyên bố thí cho súcsanh ăn mà được phước gấp trăm; cho người phạm giớiăn được phước gấp ngàn; cho người trì giới ăn đượcphước gấp vạn; cho Tiên nhân đoạn dục ăn được phướcgấp ức; cho vị Tu-đà-hoàn hướng ăn được phước khôngthể tính kể, huống lại là vị thành Tu-đà-hoàn ư? Huốngchi là vị hướng Tư-đà-hàm, đắc quả Tư-đà-hàm, huốngchi vị hướng A-na-hàm, đắc quả A-na-hàm, huống chi vị A-la-hánhướng, đắc A-la-hán quả, huống chi vị Bích-chi-phật hướng,đắc Bích-chi-phật quả, huống chi bậc hướng Như Lai, Chíchân, Đẳng chánh giác, huống chi bậc thành Phật và Tỳ-kheoTăng, công đức phước báu đó không thể tính kể. Nhữngviệc làm công đức hiện tại của con, hôm nay đã xong.”

ThếTôn bảo:

“Đạivương, chớ nói như vậy! Làm phước không nhàm chán, sao hômnay lại nói đã làm xong? Vì sao như vậy? Vì sanh tử lâu dàikhông thể kể.

“Quákhứ lâu xa có vua tên là Địa Chủ, thống lãnh cõi Diêm-phùnày. Vua đó có vị đại thần tên là Thiện Minh, ngay từthiếu thời đã quanh quẩn bên vua không hề sợ khó. Sau đó,vua kia chia nửa cõi Diêm-phù cho vị đại thần đó trị. Khiđó, tiểu vương Thiên Minh tự xây thành quách, dọc mườihai do tuần, ngang bảy do tuần, đất đai phì nhiêu, Nhân dânđông đúc.

“Bấygiờ, thành đó tên là Viễn chiếu. Đệ nhất phu nhân củavua Thiện Minh tên là Nhật Nguyệt Quang, không cao, không thấp,[609c01] không mập, không gầy, không trắng, không đen, nhansắc xinh đẹp, hiếm có trên đời, miệng tỏa mùi hươnghoa ưu-bát, thân thơm hương chiên-đàn. Một thời gian sau,bà mang thai. Vị phu nhân đó liền đến tâu vua rằng, ‘Naythần thiếp có thai.’

“Vuanghe lời này, vui mừng hớn hở, không thể kiềm được, liềnsai kẻ hầu cận, bày biện giường chiếu cực kỳ khoái lạc.Phu nhân mang thai đủ ngày, sanh một nam nhi. Lúc đương sanh,đất cõi Diêm-phù hiện rực sáng màu vàng, tướng mạo xinhđẹp, đủ ba mươi hai tướng tốt, thân thể sắc vàng. Đạivương Thiện Minh thấy thái tử này, hoan hỳ phấn khởi, mừngrỡ khôn lường, liền triệu các thầy đạo sĩ bà-la-môn,tự bồng thái tử đến để họ xem tướng, ‘Nay ta đã sanhthái tử. Các khanh hãy xem tướng giúp ta, rồi đặt cho tên.’

“Khiđó, các thầy tướng vâng lịnh vua. Họ cùng bồng, xem xéttướng mạo, rồi cùng nhau tâu vua, ‘Thánh vương Thái tửđoan chánh vô song. Các căn đầy đủ. Có ba mươi hai tướngtốt. Nay Vương tử này, sẽ có hai đường hướng: Nếu ởnhà sẽ làm Chuyển luân Thánh vương, đầy đủ bảy báu.Bảy báu gồm có: bánh xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc nữbáu, cư sĩ báu, điển binh báu. Đó là bảy báu. Vua sẽ cómột ngàn người con, dõng mãnh cang cường, có thể dẹp quânđịch, ở trong bốn biển này, không cần đao trượng mà tựnhiên khuất phục. Hoặc Vương tử này sẽ xuất gia học đạo,thành Vô thượng Chánh giác, danh đức vang xa, khắp cả thếgiới. Ngay ngày sinh Vương tử này, ánh sáng chiếu xa, nay đặttên Vương tử là Đăng Quang.’ Các thầy tướng sau khi đặttên xong, họ rời chỗ ngồi mà đi.

“Nhàvua suốt ngày bồng thái tử, không hề rời mắt. Rồi vuaxây cho vương tử nầy ba giảng đường thích hợp với bamùa Thu, Đông và Hạ. Cung nhân thể nữ đầy cả trong cung.Sau đó để cho thái tử của ông ở đó vui chơi.

“Khivương thái tử được hai mươi chín tuổi, bằng tín tâm kiêncố, xuất gia học đạo. Ngày xuất gia, ngay đêm đó thànhPhật.

“Bấygiờ, khắp cõi Diêm-phù-đề đều nghe biết, thái tử củavua kia xuất gia học đạo, ngay ngày ấy thành Phật. Sáng sớmphụ vương nghe vương thái tử xuất gia học đạo, ngay đêmđó thành Phật. Vua liền nghĩ rằng: ‘Đêm qua ta nghe chưthiên trên không thảy đều ca tụng tốt lành. Đây tất làđiềm lành, chứ không phải là tiếng vang xấu. Nay ta hãyđi [610a01] gặp gỡ.’

“Rồivua dẫn bốn mươi ức nam nữ vây quanh, đi đến chỗ NhưLai Đăng Quang. Đến nơi, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi quamột bên. Bốn mươi ức người cũng làm lễ sát chân, rồingồi qua một bên. Khi đó Như Lai lần lượt thuyết các đềtài vi diệu cho phụ vương và bốn mươi ức người. Các đềtài đó là luận về thí, luận về giới, luận về sanh thiên,dục là ô uế, là hữu lậu, là hạnh bất tịnh, xuất gialà con đường xuất yếu, đạt được quả báo thanh tịnh.

“Bấygiờ, Như Lai quán sát tâm ý của chúng sanh này, tâm tánh đãhòa dịu, bèn như pháp mà chư Phật Như Lai thường thuyết,nói về khổ, tập, diệt, đạo; Ngài cũng vì bốn mươi ứcngười mà nói rộng hết nghĩa này. Ngay trên chỗ ngồi, họsạch hết các trần cấu, được pháp nhãn tịnh. Khi đó,bốn mươi ức người bạch đức Đăng Quang Như Lai, ‘Chúngcon muốn cạo bỏ râu tóc, xuất gia học đạo.’

“Đạivương nên biết, bấy giờ, hết thảy bốn mươi ức ngườiđược xuất gia học đạo, ngay trong ngày đó thảy đều thànhA-la-hán.

“Bấygiờ, đức Đăng Quang Như Lai dẫn bốn mươi ức người đềulà bậc Vô trước,[63] du hành trong nước này. Nhân dân trongnước cúng dường tứ sự, y phục, đồ ăn thức uống, giườngnằm, tọa cụ, thuốc men trị bệnh, không thiếu hụt mộtthứ gì.

“Khiđó, Đại vương Địa Chủ nghe Đăng Quang thành vô thượngchánh chân, Đẳng chánh giác, đang dẫn bốn mươi ức ngườiđều là bậc Vô trước, du hành trong nước kia. Vua nghĩ, ‘Nayta sai tín sứ đến thỉnh Như Lai sang du hóa ở đây. NếuNgài đến, bổn nguyện của ta thỏa mãn. Nếu không đến,ta đích thân đến lễ lạy, thăm hỏi.’ Vua liền sai mộtvị đại thần, ‘Ngươi đến đó, nhân danh ta đảnh lễsát chân, thăm hỏi Như Lai, đời sống có nhẹ nhàng, đi đứngcó mạnh khoẻ không? Hãy thưa: Vua Địa Chủ thăm hỏi NhưLai, đời sống có nhẹ nhàng, đi đứng có mạnh khỏe không?Cúi xin Thế Tôn chiếu cố chốn nầy.’

“Ngườiđó vâng lệnh vua đi đến đất nước kia. Đến nơi, đảnhlễ sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, thưa như vầy:‘Đại vương Địa Chủ lễ sát chân Như Lai. Lễ xong thămhỏi đời sống có nhẹ nhàng, đi đứng có mạnh khỏe không?Cúi xin Thế Tôn chiếu cố nước này.’

“Bấygiờ, đức Thế Tôn im lặng nhận lời thỉnh cầu ấy. RồiNhư Lai Đăng Quang dẫn đại chúng, lần lượt du hành trongdân gian, cùng với bốn mươi ức đại Tỳ-kheo, ở bất kỳnơi nào cũng đều được cung kính, cúng dường y phục, đồăn thức uống, giường chiếu, tọa cụ, thuốc men trị bệnh.Như Lai và đại chúng đi lần đến nước Địa Chủ.

“Đạivương Địa Chủ nghe Đăng Quang Như Lai đến nước mình, hiệnđang ở trong vườn [610b01] Bà-la phía Bắc, dẫn bốn mươiức đại Tỳ-kheo. Vua nghĩ, ‘Nay ta nên đích thân đến nghinhđón.’

“Khiđó, đại vương Địa Chủ cũng lại dẫn bốn mươi ức ngườiđến chỗ đức Như Lai Đăng Quang. Đến nơi, vua đảnh lễsát chân Phật, rồi ngồi qua một bên. Bốn mươi ức ngườilễ sát chân Phật, rồi ngồi qua một bên.

“Bấygiờ, Như Lai Đăng Quang lần lượt trực tiếp nói các đềtài vi diệu cho vua cùng với bốn mươi ức người nghe. Ngàinói về thí, về giới, về sanh thiên, về dục là ô uế,là hữu lậu, là hạnh bất tịnh, xuất gia là con đườngxuất yếu, đạt được quả báo thanh tịnh.

“NhưLai quán sát tâm ý của chúng sanh này, tâm tánh đã hòa dịu,bèn như pháp mà chư Phật Như Lai thường thuyết, nói vềkhổ, tập, diệt, đạo; Ngài cũng vì bốn mươi ức ngườimà nói rộng hết nghĩa này. Ngay trên chỗ ngồi, họ sạchhết các trần cấu, được pháp nhãn tịnh. Khi đó bốn mươiức người bạch Như Lai Đăng Quang rằng, ‘Chúng con có ýmuốn cạo bảo râu tóc, xuất gia học đạo.’

“Đạivương nên biết, bấy giờ cả thảy bốn mươi ức ngườiđều được xuất gia học đạo. Ngay ngày hôm ấy, họ thảyđều đắc đạo, thành A-la-hán. Khi đó quốc vương ĐịaChủ từ chỗ ngồi đứng dậy, đầu mặt lễ sát chân Phậtrồi thối lui ra về.

“Bấygiờ, Như Lai Đăng Quang dẫn tám mươi vạn ức người đềulà A-la-hán, du hành trong nước. Nhân dân trong nước cúng dườngtứ sự, y phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, tọa cụ,thuốc men chữa bệnh, cung cấp mọi thứ, không gì thiếu hụt.

“Thờigian sau, quốc vương Địa Chủ lại dẫn các quần thần đếnchỗ đức Như Lai đó, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua mộtbên. Khi đó, đức Như Lai Đăng Quang vì quốc vương kia thuyếtpháp vi diệu. Quốc vương Địa Chủ bạch đức Như Lai rằng,‘Cúi xin đức Thế Tôn cho con được suốt đời cúng dườngNgài và Tỳ-kheo Tăng, cung cấp y phục, đồ ăn thức uống,giường nằm, tọa cụ, thuốc mên trị bệnh, sẽ không cógì thiếu hụt.’

“NhưLai Đăng Quang im lặng nhận lời thỉnh cầu của vua kia. Khivua thấy đức Phật im lặng nhận thỉnh, lại tiếp bạchThế Tôn, ‘Nay con có điều cầu nguyện từ Thế Tôn. Cúimong Thế Tôn chấp nhận.’ Thế Tôn bảo, ‘Pháp của NhưLai siêu quá nguyện này.’[64] Vua bạch Thế Tôn, ‘Nguyệncầu của con hôm nay rất là tịnh diệu.’ Thế Tôn bảo,‘Những điều nguyện cầu tịnh diệu ấy là gì?’ Vua bạchThế Tôn, ‘Như ý của con, hôm nay chúng tăng ăn bằng bátnày, ngày mai ăn dùng bát khác; hôm nay chúng tăng mặc y phụcnày, ngày mai mặc y phục khác; hôm nay chúng tăng ngồi tòanày, ngày mai ngồi tòa khác; hôm nay sai [610c01] người nàyđến hầu chúng tăng, ngày mai thay đổi người khác đếnhầu chúng tăng. Những điều mà con cầu mong chính là nhưvậy.’ Như Lai Đăng Quang bảo, ‘Tùy ý nguyện của vua. Naylà lúc thích hợp.”

Đạivương Địa Chủ vui mừng hớn hở không thể tự chế, từchỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật, rồi thốilui, trở về cung.

“Vềđến nơi, vua bảo các quần thần, ‘Nay ta phát tâm trọnđời cúng dường Như Lai Đăng Quang, Chí chân, Đẳng chánhgiác và chúng Tỳ-kheo, y phục, đồ ăn thức uống, giườngnằm, tọa cụ, thuốc men chữa bệnh. Ta khuyên các khanh cũngnên giúp ta lo việc cúng dường.’ Các đại thần đáp, ‘Nhưlời Đại vương dạy.’

“Cáchthành không bao xa, trong vòng một do tuần, vua cho xây dựnggiảng đường chạm trổ điêu khắc, năm màu rực rỡ, treomàn, tràng phan, dù lọng, trổi nhạc hát múa, rưới hươngtrên đất, sửa sang hồ tắm, bày đủ thứ đèn đuốc, sửasoạn các thứ đồ ăn thức uống ngon ngọt, bày biện chỗngồi. Rồi đến cho biết đã đến giờ, bạch, ‘Bây giờ,đã đúng giờ, xin Thế Tôn chiếu cố.’

“NhưLai biết đã đến giờ, khóac y cầm bát, dẫn các Tỳ-kheotrước sau vây quanh, đi đến chỗ giảng đường. Mọi ngườingồi trên chỗ ngồi dọn sẵn. Khi đại vương Địa Chủthấy đức Phật và các Tỳ-kheo Tăng ngồi xong, dẫn cung nhânthể nữ và các quan đại thần, tự tay rót nước, bưng sớtnhiều đồ ăn thức uống, có đến trăm vị.

“Đạivương nên biết, khi ấy quốc vương Địa Chủ cúng dườngNhư Lai Đăng Quang và tám mươi ức vị A-la-hán trong vòng bảyvạn năm, chưa từng lười bỏ. Khi đức Như Lai đó giáo hóakhắp tất cả xong, bèn nhập Niết-bàn ở trong vô dư Niết-bàngiới.

“Khiđó, đại vương Địa Chủ dùng hàng trăm thứ hoa thơm cúngdường. Rồi ở các ngả tư đường dựng bốn tháp lớn.Mỗi tháp được làm bằng bảy báu, vàng, bạc, lưu ly, thủytinh; treo lụa, phướn, dù lọng. Tám mươi ức A-la-hán cũnglần lượt nhập Niết-bàn ở trong vô dư Niết-bàn giới.Bấy giờ đại vương thâu lấy xá-lợi của tám mươi ứcvị đó, thảy đều xây tháp, treo lụa, phướn, dù lọng,cúng dường hoa thơm.

“Đạivương nên biết, bấy giờ đại vương Địa Chủ lại cúngdường tháp Như Lai Đăng Quang và tám mươi ức A-la-hán. Rồitrải qua bảy vạn năm, tùy thời cúng dường, đốt đèn,rải hoa, treo lụa, phan, cái.

“Đạivương nên biết, giáo pháp Như Lai Đăng Quang truyền lại bịdiệt tận, sau đó vị vua này mới diệt độ.

“Đạivương Địa Chủ lúc bấy giờ há là ai khác chăng? Đừngnghĩ vậy, Vì sao? Đại vương Địa Chủ lúc bấy giờ chínhlà [611a01] thân Ta. Ta lúc bấy giờ, trong bảy vạn năm, đemcác thứ y phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, tọa cụ,thuốc men trị bệnh, cúng dường Phật đó, không để giảmthiếu. Sau khi Phật nhập Niết-bàn, lại trong bảy vạn nămcúng dường hình tượng xá-lợi, thắp hương, đốt đèn,treo lụa, phướn, dù lọng, không thứ gì thiết hụt. Vàolúc bấy giờ, Ta đem công đức này cầu hưởng phước lànhtrong sanh tử, không cầu giải thoát.

“Đạivương nên biết, phước lành có được lúc bấy giờ, naycó còn lại gì chăng? Đừng nghĩ vậy! Như hôm nay Ta xem thấysự giàu có kia không còn mảy may nào như lông tóc. Vì saovậy? Sanh tử triền miên không thể kể được, ở trong đótất đã hưởng hết phước, không còn mảy may nào như sợitóc. Cho nên Đại vương đừng nói như vầy, ‘Phước lànhmà ta làm hôm nay đã xong.’ Đại vương nên nói như vầy,‘Những gì tôi đã làm bằng thân, miệng, ý hôm nay, hếtthảy để cầu giải thoát, chứ không cầu hưởng phướcnghiệp kia ở trong sanh tử. Như thế sẽ lâu dài được anổn vô lượng.”

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc trong lòng kinh sợ, toàn thân lông dựngđứng, thương khóc lẫn lộn, lấy tay gạt nước mắt, đảnhlễ sát chân Thế Tôn, tự trình bày tội trạng:

“Connhư ngu si, như khờ dại, không hiểu biết gì hết. Cúi xinThế Tôn nhận sự hối lỗi của con. Nay con năm vóc gieo sátđất, sửa đổi những lỗi lầm đã qua, không tái phạm nhữnglời nầy nữa. Cúi mong đức Thế Tôn nhận sự hối lỗicủa con.”

Balần như vậy.

ĐứcThế Tôn bảo:

“Lànhthay, lành thay, Đại vương! Nay ở trước Như Lai sám hốisự phi pháp của mình, đổi lỗi qua, tu sửa về sau. Nay Tanhận sự sám hối lỗi của Vua. Chớ có tái phạm nữa.”

Bấygiờ ở trong đại chúng, có Tỳ-kheo-ni tên là Ca-chiên-diên,từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật, bạchđức Thế Tôn:

“Nhữnggì Thế Tôn dạy hôm nay rất là vi diệu. Lại nữa, Thế Tônbảo vua Ba-tư-nặc rằng, ‘Đại vương nên biết, những hànhvi gì đã làm bằng thân, khẩu, ý là để cầu giải thoát,chớ đừng cầu hưởng phước nghiệp ở trong vòng sanh tử,như vậy sẽ lâu dài được an ổn vô lượng.’ Sự thậtlà như vậy. Vì con[65] nhớ lại ba mươi mốt kiếp về trướcđã từng dâng cơm cho Như Lai Thi-khí[66], Chí chân, Đẳng chánhgiác xuất hiện ở đời, Minh hạnh túc[67], Thiện thệ, Thếgian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên Nhânsư, hiệu Phật Thế tôn, bấy giờ du hóa ở thế giới Dãmã.[68]

“Bấygiờ, đức Phật đó, đến giờ, đắp y cầm bát vào thànhDã mã khất thực. Trong thành có một [611b01] người làm thuêtên là Thuần Hắc. Khi người làm thuê kia thấy đức NhưLai cầm bát vào thành khất thực, liền nghĩ thầm, ‘Nay đứcNhư Lai vào thành, ắt cần ăn uống.’ Người ấy liền chạyvào nhà lấy thức ăn ra cúng cho Như Lai, và phát lời nguyệnnày: ‘Bằng công đức nầy, tôi sẽ khỏi đọa trong ba đườngdữ. Mong cho tôi đời sau cũng gặp vị như Thánh tôn này,cũng sẽ mong Thánh tôn kia thuyết pháp cho tôi, để đượcgiải thoát.’

“ThếTôn và vua Ba-tư-nặc cũng biết điều này. Người làm thuêThuần Hắc lúc bấy giờ há là ai khác chăng? Chớ có xem vậy!Vì sao? Người làm thuê Thuần Hắc lúc bấy giờ, chính làthân con. Con lúc đó cúng cơm cho Như Lai Thi-khí*, phát thệnguyện này: ‘Bằng công đức nầy, tôi sẽ khỏi đọa trongba đường dữ. Mong cho tôi đời sau cũng gặp vị như Thánhtôn này, cũng sẽ mong Thánh tôn kia thuyết pháp cho tôi, đểđược giải thoát.’ Con trong ba mươi mốt kiếp không đọavào ba đường dữ, sanh trong trời người, cuối cùng hôm naynhận thân phần nầy, gặp gỡ Thánh tôn được xuất gia họcđạo, tận trừ hữu lậu, thành A-la-hán. Như những gì ThếTôn thuyết rất là vi diệu.”

Rồicô nói với vua Ba-tư-nặc:

“Nhữnggì được làm bởi thân, khẩu, ý đều để cầu giải thoát,chẳng cầu hưởng phước nghiệp ở trong vòng sanh tử. Nếukhi tôi gặp Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nàotỏ tâm ý hoan hỷ hướng đến Như Lai, tôi liền nghĩ nhưvầy: ‘Các hiền sĩ này dụng ý như không ái kính cung phụngNhư Lai.’ Nếu tôi gặp bốn bộ chúng, liền đến bảo: ‘Nàycác bạn, cần vật gì? Y bát chăng? Ni-sư-đàn chăng? Ốngkim chăng? Bình nước rửa chăng? Và những thứ đồ dùng kháccủa sa-môn, tôi sẽ cung cấp hết.’ Tôi đã hứa vậy rồi,khất cầu khắp nơi. Nếu tôi được, thì đó là đại hạnh.Nếu không được, tôi đến Uất-đơn-việt, Cù-da-ni, Phất-vu-đãitìm kiếm cầu cho. Vì sao vậy? Vì đều do chúng bốn bộ nàymà được đạo Niết-bàn.”

Bấygiờ đức Thế Tôn quán sát tâm Tỳ-kheo ni Ca-chiên-diên này,liền bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi có thấy ai có tín tâm giải thoát như Tỳ-kheo ni Ca-chiên-diênnày không?”

CácTỳ-kheo thưa:

“Khôngthấy, bạch Thế Tôn.”

ĐứcThế Tôn bảo:

“Trongsố Thanh văn của ta, người có tín giải thoát đệ nhấttrong các Tỳ-kheo ni chính là Tỳ-kheo ni Ca-chiên-diên vậy.”[69]

Tỳ-kheoni Ca-chiên-diên và vua Ba-tư-nặc sau khi nghe Phật thuyết phápxong, hoan hỷ [611c] phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt,cùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo.

Bấygiờ, tôn giả Bà-câu-lư[70] ở tại một eo núi chắpvá y cũ. Khi đó Thích Đề-hoàn Nhân từ xa thấy tôn giảBà-câu-lưu ở tại một eo núi, đang vá y cũ. Thấy vậy, ôngnghĩ thầm: “Tôn giả Bà-câu-lư này đã thành A-la-hán, cáctrói buộc đã mở, sống lâu vô lượng, hằng tự hàng phục,tư duy vô thường, khổ, không, vô ngã, không vướng việcđời, lại cũng không thuyết pháp cho người khác, tịch lặngtự tu giống như dị học ngoại đạo. Không rõ tôn giả nàycó thể vì người khác thuyết pháp cho người khác hay làkhông kham nổi? Nay ta nên thử xem.”

Bấygiờ, Thiên đế Thích biến mất khỏi trời Tam thập tam, hiệnđến núi Kỳ-xà-quật, đứng ở trước tôn giả Bà-câu-lư.Sau khi đảnh lễ sát chân, rồi đứng qua một bên. Thích Đề-hoànNhân nói kệ nầy:

Thuyếtđược người trí khen;

Vìsao không thuyết pháp?

Phákết, được hạnh Thánh

Saolại trụ lặng im.

Tôngiả Bà-câu-lư đáp Thích Đề-hoàn Nhân bằng bài kệ này:

CóPhật, Xá-lợi-phất

A-nan,Quân-đầu,[71] Bàn,[72]

Vàcùng các Tôn trưởng,

Khéohay nói pháp mầu.

ThíchĐề-hoàn Nhân bạch tôn giả Bà-câu-lư:

“Căncủa chúng sanh có nhiều loại khác nhau. Song ngài nên biết,Thế Tôn cũng nói chủng loại chúng sanh nhiều hơn bụi đất,vì sao tôn giả Bà-câu-lư không vì người khác mà thuyếtpháp?”

Bà-câu-lưđáp:

“Chủngloại chúng sanh khó có thể hiểu biết. Thế giới có nhiềuquốc độ không giống nhau, thảy đều chấp trước ngã sở,phi ngã sở. Nay tôi sau khi quán sát nghĩa này, không thuyếtpháp cho mọi người.”

ThíchĐề-hoàn Nhân nói:

“Xinngài nói cho tôi nghe nghĩa của ngã sở, phi ngã sở.”

Tôngiả Bà-câu-lư nói:

“Ta,người, thọ mạng,[73] hoặc nam, hoặc nữ, con người,[74]các loại ấy thảy đều y nơi mạng này mà tồn tại. Nhưng,lại nữa, này Câu-dực, Thế Tôn cũng nói, ‘Tỳ-kheo nênbiết, nên tự nổ lực, không khởi tà pháp, cũng nên im lặngnhư Thánh hiền. Tôi sau khi quán [612a01] sát nghĩa này, bènim lặng.”

Bấygiờ Thích Đề-hoàn Nhân từ xa hướng về Thế Tôn chắptay, nói kệ nầy:

Quymạng đấng Mười Lực,

Sángtròn không mù che.

Vìkhắp cả mọi người.

Ngườinầy thật kỳ lạ.

Tôngiả Bà-câu-lư đáp:

“Tạisao Đế Thích nói như vầy, ‘Người này thật kỳ lạ?’”

ThíchĐề-hoàn Nhân đáp:

“Tôinhớ ngày xưa đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi lễ sát chân ThếTôn rồi hỏi nghĩa nầy, ‘Loài trời, người, có tưởngniệm gì?’ Bấy giờ Thế Tôn bảo tôi, ‘Thế giới nàyngần ấy loại, tất cả đều sai khác nhau, nguồn gốc khôngđồng.’ Tôi nghe những lời này rồi, liền đáp, ‘Thậtvậy, Thế Tôn, ddúng như những lời Thế Tôn đã nói. Thếgiới ngần ấy loại, mỗi mỗi đều không đồng. Có thểchăng, nếu thuyết pháp cho chúng sanh kia, thảy đều thọ trìvà có người thành quả Thánh! Vì vậy nên tôi nói ‘Ngườinầy thật lạ kỳ!’ Song những gì tôn giả Bà-câu-lư nóiđã nói, cũng lại như vậy, ‘Thế giới ngần ấy loại,mỗi mỗi không đồng.’”

RồiThích Đề-hoàn Nhân nghĩ thầm: “Tôn giả này có khả năngthuyết pháp cho người, chứ không phải không thể.” RồiThích Đề-hoàn Nhân từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.

ThíchĐề-hoàn Nhân sau khi nghe những gì tôn giả Bà-câu-lư thuyết,hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3[75]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật ở bên bờ hồ Lôi thanh,[76] nước Chiêm-bà.[77]

Bấygiờ, Tôn giả Nhị Thập Ức Nhĩ[78] sống một nơi vắng,tự tu gốc pháp, không bỏ mười hai pháp hạnh đầu-đà,đêm ngày kinh hành, không lìa giáo lý ba mươi bảy phẩm trợđạo. Hoặc ngồi, hoặc đi, thường tu chánh pháp. Đầu đêm,giữa đêm, cuối đêm, thường tự cố gắng không bỏ mộtgiây. Song tâm vẫn không được giải thoát khỏi dục, cácpháp hữu lậu.

Lúcbấy giờ, chỗ mà Tôn giả Thập Nhị Ức Nhĩ kinh hành, máutừ bàn chân bị nát chảy đầy tràn cả lề đường, giốngnhư chỗ mổ bò. Quạ, diều đến ăn máu. Song tâm vẫn khôngđược giải thoát khỏi dục, các pháp hữu lậu. Rồi Tôngiả Nhị Thập Ức nghĩ thầm: “Trong những người đệ tửkhổ hành tinh tấn của đức Phật Thích-ca, ta là người đứngđầu. Song nay tâm của ta vẫn không được giải thoát khỏicác lậu. Vả lại, gia nghiệp ta nhiều tiền của. Ta nên xảbỏ pháp phục, trở về làm bạch y, đem tiền của bố thírộng rãi. Chứ làm sa-môn như hiện nay thật khó, không dễ.”

Bấygiờ, Thế Tôn từ xa biết được những gì Nhị Thập ỨcNhĩ suy nghĩ, liền [612b01] lướt qua hư không mà đi, đếnchỗ Tôn giả kinh hành, trải tọa cụ mà ngồi. Khi đó, tôngiả Nhị Thập Ức Nhĩ đến trước chỗ Thế Tôn, đảnhlễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Thế Tôn hỏi tôn giảNhị Thập Ức Nhĩ:

“Vừarồi ngươi vì cớ gì mà nghĩ rằng, ‘Trong những ngườiđệ tử khổ hành tinh tấn của đức Phật Thích-ca, ta làngười đứng đầu. Song nay tâm của ta vẫn không được giảithoát khỏi các lậu. Vả lại, gia nghiệp ta nhiều tiền của.Ta nên xả bỏ pháp phục, trở về làm bạch y, đem tiền củabố thí rộng rãi. Chứ làm Sa-môn như hiện nay thật khó,không dễ.’?”

NhịThập Ức Nhĩ đáp:

“Thậtvậy, bạch Thế Tôn.”

ThếTôn bảo:

“NayTa hỏi lại ngươi, ngươi tùy đó trả lời Ta. Thế nào, NhịThập Ức Nhĩ, trước kia khi còn tại gia ngươi giỏi khảyđàn chăng?”

NhịThập Ức Nhĩ đáp:

“Thậtvậy, bạch Thế Tôn. Trước kia khi còn tại gia con khảy đànrất giỏi.”

ThếTôn bảo:

“Thếnào, Nhị Thập Ức Nhĩ, nếu dây đàn căng quá thì âm hưởngkhông đều. Khi đó tiếng đàn nghe có hay không?”

NhịThập Ức Nhĩ đáp :

“Thưakhông, Thế Tôn.”

ThếTôn bảo:

“Thếnào, Nhị Thập Ức Nhĩ, nếu dây đàn lại chùng, khi đó tiếngđàn nghe có hay không?”

Nhịthập Ức Nhĩ đáp:

“Thưakhông, Thế Tôn.”

ThếTôn bảo:

“Thếnào, Nhị Thập Ức Nhĩ, nếu dây đàn không căng không chùng,khi đó âm đàn nghe có hay không?”

NhịThập Ức Nhĩ đáp:

“Thưavâng, Thế Tôn. Nếu dây đàn không chùng, không căng, lúc ấyâm đàn nghe rất hay.”

ThếTôn bảo:

“Ởđây cũng như vậy. Quá tinh tấn, cũng bằng như trạo cử.[79]Nếu lười biếng, đây sẽ rơi vào tà kiến. Nếu có thểở giữa, đó là hành bực thượng. Như vậy không lâu sẽthành người vô lậu.”

ThếTôn sau khi thuyết pháp vi diệu cho Tỳ-kheo Nhị-thập-ức-nhĩxong, trở về bên bờ hồ Lôi âm.[80]

Bấygiờ, Tôn giả Nhị Thập Ức Nhĩ suy nghĩ những gì Thế Tônđã dạy bảo, ở nơi nhàn tịnh, liên tục không ngừng tuhành pháp đó, vì mục đích mà thiện gia nam tử xuất giahọc đạo, cạo bỏ râu tóc, tu phạm hạnh vô thượng, chođến như thật biết rằng, ‘sanh tử đã dứt, phạm hạnhđã lập, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sinh nữa.’Tôn giả Nhị Thập Ức Nhĩ đã thành A-la-hán.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Đệtử siêng năng, đệ nhất khổ hành trong hàng Thanh văn củaTa chính là Nhị Thập Ức Nhĩ.”[81]

Saukhi các Tỳ-kheo nghe những gì Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 4[82]
[612c1]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, ở trong thành Xá-vệ, trưởng giả Sa-đề[83] mắc bệnh,mạng chung. Nhưng trưởng giả đó không có con cái, nên mọitài bảo đều nhập hết vào cung.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc người dính đầy bụi bặm, đi đến chỗThế Tôn, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi qua một bên.Thế Tôn hỏi vua:

“Đạivương, vì sao đi đến Ta với thân hình đầy bụi bặm?”

VuaBa-tư-nặc bạch Thế Tôn:

“Trongthành Xá-vệ này có trưởng giả tên là Sa-đề, hôm nay mạngchung. Ông không có con cái. Con tự thân đến trưng thâu tàisản, xử lý nhập cung. Riêng vàng ròng tám vạn cân, huốngchi những tạp vật khác. Nhưng trưởng giả kia ngày còn sống,ăn những đồ ăn rất là tệ dở, không ăn thứ ngon. Nhữngy phục ông mặc thì cáu bẩn, không sạch. Con ngựa kéo xecho ông thật gầy yếu.”

ThếTôn bảo:

“Thậtvậy, Đại vương, như vua vừa nói. Phàm người tham lam keokiết được tiền của nầy không dám ăn, không cho cha mẹ,vợ con, tớ hầu, nô tỳ. Cũng lại không cho bằng hữu quenbiết. Cũng không cho sa-môn, bà-la-môn và các tôn trưởng.Nếu người có trí có được tài bảo này, thì hay huệ thí,cứu giúp rộng rãi, tất cả không chút gì luyến tiếc, cungcấp sa-môn, bà-la-môn và các vị cao đức.”

Khiđó vua Ba-tư-nặc hỏi:

“Trưởnggiả Sa-đề này mạng chung bị sanh vào chốn nào?”

ThếTôn bảo:

“Trưởnggiả Sa-đề này mạng chung sẽ sanh vào trong đại địa ngụcThế khốc.[84] Vì sao vậy? Vì người này đoạn mất thiệncăn, nên thân hoại mạng chung sanh vào trong địa ngục Thếkhốc.”

VuaBa-tư-nặc hỏi:

“Trưởnggiả Sa-đề đoạn thiện căn sao?”

ThếTôn bảo:

“Thậtvậy, Đại vương, như vua đã nói, trưởng giả kia đã đoạnmất thiện căn. Song trưởng giả kia phước cũ đã hết khôngtạo lại cái mới.”

VuaBa-tư-nặc hỏi:

“Trưởnggiả kia còn sót lại phước nào không?”

ThếTôn bảo:

“Không,Đại vương, không còn sót mảy may nào tồn tại. Như ngườinhà nông kia chỉ thu mà không trồng, nên sau lại bị khốncùng, dần dà cho đến chết. Vì sao vậy? Vì chỉ tiêu dùngsản nghiệp cũ mà không tạo mới. Trưởng giả này cũng nhưthế, chỉ hưởng phước cũ lại không tạo của mới. Đêmnay, trưởng giả này sẽ vào trong địa ngục Thế khốc.”

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc, trong lòng lo sợ, lau nước mắt mà thưa:

“Trưởnggiả này [612c] ngày trước đã tạo ra công đức phước nghiệpgì mà được sanh vào nhà giàu có, lại đã tạo ra gốc rễbất thiện nào mà không hưởng được của cải cực giàunày, cũng không an trú trong ngũ dục?”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo vua Ba-tư-nặc:

“Vàoquá khứ xa xưa, thời Phật Ca-diếp, trưởng giả này ở trongthành Xá-vệ, là con nhà nông. Sau khi đức Phật nhập diệt,có Bích-chi-phật xuất hiện ở đời, đến nhà của trưởnggiả này. Khi trưởng giả này thấy Bích-chi-phật đứng ởtrước cửa, liền nghĩ thầm: ‘Như Tôn giả này xuất hiệnở đời rất khó. Nay ta hãy đem đồ ăn thức uống đếnbố thí người này.’

“Bấygiờ trưởng giả bố thí cho vị Bích-chi-phật kia. Vị Bích-chi-phậtnày ăn xong, liền bay lên hư không mà đi.

“Khitrưởng giả đó thấy vị Bích-chi-phật hiện thần túc, liềnphát thệ nguyện như vầy: ‘Nguyện đem gốc thiện này, khiếncho đời đời sanh ở chỗ nào cũng không đoạ vào ba đườngdữ, thường nhiều của báu.’ Sau đó lại có tâm hối tiếc:‘Những thức ăn vừa rồi đáng lẽ cho nô bộc chứ khôngcho đạo nhân đầu trọc này ăn.’ Trưởng giả nhà nônglúc đó há là người nào khác chăng? Chớ có nghĩ vậy. Trưởnggiả nhà nông lúc đó, nay chính là trưởng giả Sa-đề này.

“Khiđó thí xong, phát thệ nguyện này, do công đức nầy, ôngsinh ra nơi cũng không đọa đường dữ, thường nhiều của,lắm báu, sanh nhà phú quý, không thiếu thốn một thứ gì.Nhưng sau khi đã bố thí, lại sanh tâm hối, ‘Đáng lẽ tacho nô bộc ăn, chứ không cho đạo nhân trọc đầu này ăn.’

“Vìdo nguyên nhân này, nên ông không hưởng được của cực giàunày, cũng không thích sống trong năm dục. Tự mình không cúngdường, lại không cho cha mẹ, anh em, vợ con, tớ hầu, bạnbè quen biết; không bố thí cho sa-môn, bà-la-môn, các vị tôntrưởng. Chỉ hưởng nghiệp cũ mà không tạo cái mới. Đạivương, cho nên kẻ có trí được của cải này nên ban thíkhắp, đừng có tiếc nuối, rồi sẽ được của cải vôsố. Đại vương, hãy học điền này như vậy.”

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc bạch Thế Tôn:

“Từnay về sau, con sẽ bố thí khắp cho sa-môn, bà-la-môn, chúngbốn bộ. Nhưng các dị học ngoại đạo đến cầu thực,con không thể cho.”

ThếTôn bảo:

“Đạivương, chớ nghĩ như vậy. Vì sao vậy? Vì tất cả chúng sanhđều do thức ăn mà tồn tại. Nếu không ăn thì sẽ bị chết.”

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ như vầy:

[613a1]Nên niệm bố thí khắp;

Mãichẳng dứt tâm thí.

Ắtsẽ gặp Hiền thánh,

Độnguồn sanh tử này.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc bạch Phật:

“Naycon lại càng rất hoan hỷ hướng về Như Lai. Vì sao vậy?Vì tất cả chúng sanh đều do thức ăn mà tồn tại, khôngăn thì không tồn tại.”

Khiđó, vua Ba-tư-nặc nói:

“Từnay về sau con sẽ bố thí khắp, không có gì hối tiếc.”

Bấygiờ, sau khi Thế Tôn thuyết pháp vi diệu cho vua Ba-tư-nặcxong, vua từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật,rồi lui về.

VuaBa-tư-nặc sau khi nghe những gì Phật nói, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5[85]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ tôn giả A-nan ở nơi nhàn tịnh, nghĩ thầm như vầy:“Thế gian có hương này chăng, hương ngược gió, hương xuôigió, hương vừa ngược vừa xuôi gió?”[86]

Rồitôn giả A-nan rời chỗ ngồi đứng dậy, đi đến chỗ đứcThế Tôn, đảnh lễ sát chân, và ngồi qua một bên. Khi ấytôn giả A-nan bạch Thế Tôn rằng:

“Conở nơi nhàn tịnh nghĩ thầm: Thế gian có hương này chăng,hương ngược gió, hương xuôi gió, hương vừa ngược vừaxuôi gió?”

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Códiệu hương này, hương vừa ngược gió, hương vừa xuôi gió,và hương vừa ngược vừa xuôi theo gió.”

A-nanbạch Thế Tôn:

“Đấylà loại hương nào, hương vừa ngược gió, hương vừa xuôigió, và hương vừa ngược vừa xuôi theo gió?”

ThếTôn bảo:

“Cóloại hương này, mà hơi của nó là hương vừa ngược gió,hương vừa xuôi gió, và hương vừa ngược vừa xuôi theo gió.”

An-nanbạch Phật:

“Đólà những hương nào, hương vừa ngược gió, hương vừa xuôigió, và hương vừa ngược vừa xuôi theo gió?”

ThếTôn bảo:

“Cóba loại hương này, hương vừa ngược gió, hương vừa xuôigió, và hương vừa ngược vừa xuôi theo gió.”

A-nanbạch:

“Baloại đó là những gì?”

ThếTôn bảo:

“Hươnggiới, hương văn, hương thí. Này A-nan, có ba loại hương này,là hương vừa ngược gió, hương vừa xuôi gió, và hươngvừa ngược vừa xuôi theo gió. Trong các loại hương thơm cóđược trong thế gian, ba loại hương này là tối thắng, tốithượng, không thứ gì sánh bằng, không thứ gì bì kịp. Cũngnhư từ bò có sữa, từ sữa có lạc, từ lạc có tô, từtô có đề-hồ, nhưng đề-hồ này là tối thắng, tối thượng,không thứ gì sánh bằng, [613c01] không thứ gì bì kịp. Ởđây cũng vậy, trong các loại hương thơm có được trong thếgian, ba loại hương này là tối thắng, tối thượng, khôngthứ gì sánh bằng, không thứ gì bì kịp.”

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ này:

Mộcmật và chiên-đàn;

Ưu-bátvà các hương:

Tronghết thảy hương này,

Hươnggiới là tối thắng.

Thànhtựu được giới này,

Khôngdục, không bị nhiễm,

Chánhtrí mà giải thoát.

Chỗđi, Ma chẳng biết.

Hươngnày tuy tuyệt diệu:

Làcác hương đàn, mật.

Nhưnghương giới tối diệu,

Mườiphương đều nghe biết.

Chiên-đàntuy có hương,

Ư-bátvà các hương;

Ởtrong các hương này,

Hươngvăn là đệ nhất.

Chiên-đàntuy có hương,

Ư-bátvà các hương;

Ởtrong các hương này,

Hươngthí là đệ nhất.

“Đógọi là có ba loại hương này, hương vừa ngược gió, hươngvừa xuôi gió, và hương vừa ngược vừa xuôi theo gió. Chonên, này A-nan, hãy tìm cầu phương tiện thành tựu ba hươngnày.

“NàyA-nan, hãy học điều này như vậy.”

A-nansau khi nghe những gì Phật nói, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Đức Phật ở tại Ca-lan-đà, trong vườn Trúc, thànhLa-duyệt, cùng với năm trăm đại Tỳ-kheo.

Đếngiờ, Thế Tôn khoác y, cầm bát, vào thành La-duyệt khất thực.Khi đó, Đề-bà-đạt-đâu cũng vào thành khất thực. Khi Đề-bà-đạt-đâuvào ngõ hẻm, Phật cũng đến đó. Nhưng Phật từ xa thấyĐề-bà-đạt-đâu tới, liền muốn đi lui lại. A-nan bạchThế Tôn:

“Vìsao Thế Tôn muốn tránh đi hẻm này?”

ThếTôn bảo:

“Đề-bà-đạt-đâuđang ở hẻm này, cho nên phải tránh đi.”

A-nanbạch Phật:

“ThếTôn, há sợ Đề-bà-đạt-đâu sao?”

ThếTôn bảo:

“Takhông sợ Đề-bà-đạt-đâu, nhưng người xấu này không nêngặp gỡ.”

A-nanbạch rằng:

“Nhưng,Thế Tôn, có thể khiến Đề-bà-đạt-đâu này đi phươngkhác.”

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ này:

Tatrọn không tâm này,

Khiếnkia đi phương khác.

[613c1]Nơi đó y gây nghiệp

Tựtại theo ý mình.”

A-nanbạch Thế Tôn:

“NhưngĐề-bà-đạt-đâu có lỗi đối với Như Lai.”

ThếTôn bảo:

“Khôngnên gặp người ngu hoặc.”

Khiđó đức Thế Tôn quay sang A-nan mà nói kệ này:

Khôngnên gặp người ngu;

Đừnga tòng người ngu;

Cũngđừng cùng thảo luận

Tranhluận chuyện thị phi.

Khiđó, A-nan lại dùng kệ hỏi Thế Tôn:

Ngườingu khả năng gì?

Ngườingu có lỗi gì?

Giảsử cùng ngôn luận,

Kếtcuộc thất thố gì?

Bấygiờ, Thế Tôn lại dùng kệ này đáp:

Ngườingu tự gây nghiệp

Việclàm đều phi pháp.

Chánhkiến phản luật thường

Tàkiến ngày càng thêm.

“Chonên, này A-nan, chớ tùng sự với ác tri thức. Vì sao vậy?Vì tùng sự với người ngu, sẽ không có tín, không giới,không văn, không trí. Tùng sự thiện tri thức càng tăng trưởngcông đức, giới được thành tựu đầy đủ.

“NàyA-nan, hãy học điều này như vậy.”

A-nansau khi nghe những gì Phật nói, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở tại Ca-lan-đà, trong vườn Trúc, thành La-duyệt,cùng với năm trăm Tỳ-kheo.

Bấygiờ vua A-xà-thế thường xuyên cung cấp cho Đề-bà-đạt-đâunăm trăm chõ cơm. Lúc đó, Đề-bà-đạt-đâu danh vang bốnphương, giới đức trọn vẹn, danh xưng đầy đủ, mới cóthể khiến cho vua hằng ngày đến cúng dường.

Khicác Tỳ-kheo nghe Đề-bà-đạt-đâu đã được lợi dưỡngnày, họ đến bạch Thế Tôn:

“Nhândân trong nước ca ngợi Đề-bà-đạt-đâu nổi tiếng khắpnơi, mới khiến cho vua A-xà-thế thường xuyên đến cúng dường.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheocác ngươi chớ ôm lòng ham muốn lợi dưỡng của Đề-bà-đạt-đâunày. Vì sao vậy? Vì Đề-bà-đạt-đâu là người ngu gây raba sự này, các hành vi của thân, miệng, ý, nhưng không hềkinh sợ, cũng không sợ hãi. Như Đề-bà-đạt-đa hiện naylà người ngu nên tiêu hết các công đức thiện. Như bắtchó dữ mà đánh vào mũi nó, càng làm nó hung dữ thêm. Ngườingu Đề-bà-đạt-đâu cũng như [614a] vậy, nhận lợi dưỡngnày liền nổi lên cống cao. Cho nên, này các Tỳ-kheo, cũngđừng khởi lên ý tưởng đắm trước lợi dưỡng. Tỳ-kheonào đắm trước lợi dưỡng thì không được ba pháp. Ba phápgì? Đó là không thành tựu giới Hiền Thánh, tam-muội HiềnThánh, trí huệ Hiền Thánh. Tỳ-kheo nào không đắm vào lợidưỡng thì sẽ được ba pháp. Ba pháp gì? Đó là thành tựugiới Hiền Thánh, tam-muội Hiền Thánh, trí huệ Hiền Thánh.Nếu thành tựu được ba pháp nầy sẽ phát thiện tâm, khôngđắm vào lợi dưỡng.

“Nàycác Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy”.

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba bất thiện căn này. Những gì là ba? Tham bất thiện căn,nhuế bất thiện căn, si bất thiện căn.[87] Tỳ-kheo nào cóba gốc rễ bất thiện này sẽ bị đọa vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Nhưvậy, Tỳ-kheo, nếu người nào có ba gốc rễ bất thiện nàythì sẽ có ba đường dữ.

“Tỳ-kheonên biết, có thiện căn này. Những gì là ba? Vô tham thiệncăn, vô nhuế thiện căn, vô si thiện căn. [88] Tỳ-kheo, đógọi là có thiện căn. Người nào có ba gốc thiện này, liềncó hai nẽo lành, và Niết-bàn là ba. Những gì là hai nẽolành? Đó là người và trời. Tỳ-kheo, đó gọi là ai có bathiện này, sẽ sanh vào chỗ lành này. Cho nên, này các Tỳ-kheo,hãy lìa ba gốc rễ bất thiện, tu ba gốc rễ thiện.

“Nàycác Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tụ này. Những gì là ba? Đó là chánh tụ,[89] tà tụ, bấtđịnh tụ.[90]

“Saogọi là chánh tụ*? Có chánh kiến[91], chánh tư duy, chánh ngữ,chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánhđịnh. Đó gọi là chánh tụ .

“Saogọi là tà tụ? Nghĩa là có tà kiến, tà tư duy, tà ngũ, tànghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Đó gọilà tà tụ.

“Saogọi là bất định tụ? Nghĩa là có chẳng biết khổ, chẳngbiết tập, chẳng biết tận, chẳng biết đạo, chẳng biếtchánh [614c] tụ, chẳng biết tà tụ. Đó gọi là bất địnhtụ.

“CácTỳ-kheo nên biết, lại có ba tụ. Những gì là ba? Nghĩa làcó thiện tụ, chánh tụ, định tụ.

“Saogọi là thiện tụ? Chính là ba thiện căn. Những thiện cănnào? Vô tham thiện căn, vô nhuế thiện căn, vô si thiện căn.Đó gọi là thiện tụ.

“Saogọi là chánh tụ? Chính là tám đạo phẩm của Hiền Thánhgồm: chánh kiến, chánh trị, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánhmạng, chánh tinh tấn, chánh định. Đó gọi là chánhtụ.

“Saogọi là định tụ? Nghĩa là có biết khổ, biết tập, biếttận, biết đạo, biết thiện tụ, biết ác tụ[92], biếtđịnh tụ. Đó gọi là định tụ.

“Chonên, các Tỳ-kheo, ở trong ba tụ này, hãy tránh tà tụ vàbất định tụ. Hãy phụng hành chánh tụ này.

“Nàycác Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba suy tầm này. Những gì là ba? Suy tầm dục tưởng, sân nhuếtưởng, sát hại tưởng.[93] Tỳ-kheo đó gọi là ba tưởng.

“Tỳ-kheonên biết, nếu người suy tầm dục tưởng, khi mạng chungsẽ đọa vào địa ngục. Nếu suy tầm sân nhuế tưởng, khimạng chung sẽ sanh trong loài súc sanh, thuộc vào các loài gà,chó; sinh trong các loài rắn, trùng. Nếu suy tầm hại tưởng,khi mạng chung sẽ sanh trong loài ngạ quỷ, thân hình bị thiêuđốt, đau khổ không thể kể được. Tỳ-kheo, đó gọi làcó ba suy tâm này, sẽ sinh vào trong địa ngục, ngạ quỷ,súc sanh.

“Lạicó ba suy tầm.[94] Những gì là ba? Đó là tầm xuất ly, tầmkhông sát hại, tầm không sân nhuế.[95] Nếu người nào cótầm xuất ly, khi mạng chung sẽ sanh trong loài người. Nếungười nào có tầm không sát hại, khi mạng chung sẽ sanh lêntrời một cách tự nhiên. Nếu người nào có tầm không sânnhuế, khi mạng chung, đoạn trừ năm kết sử, ở nơi kia[96]nhập bát-niết-bàn. Tỳ-kheo đó gọi là ba tầm, hãy thườngniệm tu hành. Hãy xa lìa ba ác tưởng này.

“Nàycác Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Địachủ, Bà-câu, Nhĩ,

Bà-đề,hương thuận nghịch

[615a1]Ngu,thế, ba bất thiện,

Batụ, quán sau cùng.[97]

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]